1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

buổi thảo luận thứ nhất môn học luật hình sự phần chung

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Nhất
Tác giả Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Thùy, Hồ Thị Ngọc Thủy, Đỗ Tuyết Trinh, Lê Thị Thanh Trúc
Người hướng dẫn Kim Nguyễn Hồng Minh, Giảng Viên
Trường học Trường Đại Học Luật Tp.HCM
Chuyên ngành Luật Hình Sự - Phần Chung
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 62,47 KB

Nội dung

Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luậtkhông gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người Điều10.. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng ngư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG GIẢNG VIÊN: KIM NGUYỄN HỒNG MINH

NHÓM: 05 – QT46B2

1 Nguyễn Thanh Thảo 2153801015241

6 Lê Thị Thanh Trúc 2153801015273

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 08 năm 2023

MỤC LỤC

A NHẬN ĐỊNH: 3

Trang 2

1 Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều

123 BLHS) 3

5 Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên 3

7 Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS) 3

8 Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS) 4

9 Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) 4

10 Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS) 5

B BÀI TẬP: 6

Bài tập 2: 6

Bài tập 5: 7

Bài tập 7: 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

A NHẬN ĐỊNH:

1 Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).

Nhận định sai

CSPL: Điều 123 BLHS 2015

Tội giết người trong pháp luật hình sự được quy định là CTTP vật chất, hậu quả xảy

ra trên thực tế là dùng để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành Khi có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây hậu quả chết người thì người này vẫn cấu thành tội phạm và được coi là giết người chưa đạt

Khi nào cần có hậu quả giết người xảy ra?? => Lỗi cố ý gián tiếp

5 Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.

Nhận định sai

Phải xem loại lỗi nào Đây là tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS, thỏa dấu hiệu định tội Đối với lỗi cố ý trực tiếp thì không phải luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên, đối với lỗi cố ý gián tiếp thì mới bắt buộc có hậu quả;

Trường hợp 1: giết 2 người trở lên nhưng mà lỗi cố ý gián tiếp thì bắt buộc phải có hậu quả là 2 người chết trở lên;

Trường hợp 2: giết 2 người trở lên và lỗi cố ý trực tiếp thì không đòi hỏi phải có hậu quả 2 người chết trở lên mà chỉ cần có ý định phạm tội giết 2 người trở lên và đã thực hiện hành vi thì đã phạm tội giết người với tình tiết giết 2 người trở lên ở giai đoạn chưa hoàn thành

Giết 2 người trở lên là tình tiết định khung tăng nặng,

Trong trường hợp giết hai người trở lên, với lỗi cố ý trực tiếp thì gión câu 1, hậu quả để xác định giai đoạn phạm tội Còn giết người với lỗi cóo ý gián tiếp thì đòi hỏi hậu quả 2 người chết trở lên

7 Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS).

Nhận định sai

Trang 5

CSPL: khoản 1 Điều 124 BLHS 2015

Theo khoản 1 Điều 124 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi được cấu thành Tội giết con mới đẻ phải đủ các

điều kiện như người thực hiện hành vi giết trẻ em phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ

do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con thì mới cấu thành tội giết con mới đẻ. Đây là hành vi đi ngược với tiêu chuẩn đạo đức truyền thống và trái pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng của chính con ruột mình khi trẻ mới sinh ra trong vòng được bảy ngày tuổi Trong thời gian này, người mẹ còn đang trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con Chính vì thế, việc giết con dẫn đến đứa con chết

mà người mẹ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay trong hoàn cảnh khách quan khác thì người mẹ phải chịu tội danh giết người

VD: trong trường hợp người bố giết đứa trẻ trong vòng 7 ngày tuổi thì lúc này cấu thành tội giết người điều 123 BLHS

8 Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt

bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 124 BLHS 2015

Theo cơ sở pháp lý trên có nêu rõ người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà v ứt bỏ con do mình đẻ ra trong vòng 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì sẽ chịu hình phạt do pháp luật quy định Đối với vứt bỏ con mới đẻ thì dấu hiệu định tội bắt buộc chủ thể là người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể ảnh hưởng bởi tập tục, hủ tục, tôn giáo vùng miền hoặc là do ảnh hưởng của đứa trẻ đem lại như dị tật, quái thai và dẫn đến hậu quả là nạn nhân chết Khi có đầy đủ những dấu hiệu định tội bắt buộc trên mới cấu thành Tội vứt bỏ con mới đẻ

Nhận định: Đúng

CSPL: khoản 2 Điều 124 BLHS

Phải có hậu quả đứa trẻ chết

9 Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).

Nhận định sai

2

Trang 6

CSPL: Điều 125 BLHS 2015

Trong Điều luật trên quy định người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc với thân thích của người đó Nên không phải là mọi trường hợp giết người trong trạng thái kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Kích động mạnh theo em hiểu người phạm tội rơi vào một trạng thái cảm xúc đặc biệt dẫn tới mất khả năng kiểm soát hành vi và họ đã cố ý đột xuất tước đoạt tính mạng nạn nhân ngay tại thời điểm bị kích động Vậy nên thời điểm kích động và thời điểm giết người phải xảy ra ngay khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng vủa nạn nhân đói vơi người phạm tội hoặc người thân thích của nạn nhân Và nguyên nhân của việc kích động là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích với người phạm tội Và hậu quả nạn nhân phải tử vong, còn không tử vong sẽ cấu thành tội phạm quy định tại Điều 135 BLHS

Nhận định sai:

- khi nào thì giết người trong trạng thái kích động mạnh điều 125: nguyene nhân của sự kích động là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoạc người thân thích của nạn nhân, hậu quả là có người chết

- VÍ DỤ: đọc nghị 04/1986, bị kích động mạnh nhưng giết người khác do sai lầm về đối tượng thì phạm tội giết người

10 Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).

Nhận định sai

CSPL: Điều 127 BLHS 2015

Theo khoản 1 Điều 127 quy định người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép thì phải chịu hình phạt tù do Luật quy định Tuy nhiên không phải mọi trường hợp làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong thi hành công vụ đều cấu thành tội này Động cơ vì thi hành công vụ là một dấu hiệu bắt buộc của tội phạm Nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân thì cấu thành tội phạm

Trang 7

khác (ví dụ như sẽ cấu thành tội quy định tại Điều 123 BLHS) không áp dụng Điều 127

4

Trang 8

B BÀI TẬP:

Phần bài tập có 2 dạng

- Xác định người đó có phạm tội hay không?

CÁCH LÀM BÀI

 Tên tội danh là gì, quy định tại Điều nào? (nếu có nhiều tội đều phải nêu ra hết)

 Giải thích yếu tố cấu thành (khách thể (QHXH, ĐTTĐ), mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể)

- Cho tội danh và lập luận sao cho đúng? ``

Bài tập 2:

Anh A làm rẫy trồng măng tre cho anh ruột là N và sinh sống tại đây Trong quá trình sinh sống, A mâu thuẫn với ông C về việc ông C nuôi heo xả nước thải gây hôi thối A và ông C đã nhiều lần tranh cãi với nhau nhưng không giải quyết được

Khoảng 19 giờ ngày 07/01/2022 sau khi uống bia về thì ngửi thấy mùi hôi thối do nước thải từ trại nuôi heo của ông C, A bực tức nảy sinh ý định đánh ông C nên lấy 01 (một) dao tự chế kích thước dài 89cm, cán tròn hình trụ đường kính 3,8cm, lưỡi dài 20cm bề rộng 9,7cm, dùng để xắn măng tre và sử dụng xe mô tô đi sang trại heo của ông C (cách chỗ ở của A khoảng 200m) Khi sang đến trại heo, A thấy ông C đang cởi trần đứng tại khu vực nhà tắm cạnh trại heo A dùng hai tay cầm dao tự chế xông tới

để chém ông C Thấy vậy ông C bỏ chạy về phía ao rau muống gần đó thì A đuổi theo kịp, A dùng hai tay cầm dao chém liên tiếp 03 (ba) cái theo hướng từ trên xuống, từ trái qua phải vào trúng ngực phải - bụng trái, hông, đầu - vai bên trái của ông C Sau khi chém ông C, A đến Công an xã đầu thú Quá trình điều tra, A khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên

Tại giấy chứng nhận thương tích, Bệnh viện đa khoa tỉnh T đối với ông C chuẩn đoán như sau: Vết thương thấu ngực bụng đứt xương ức, sụn sườn 5-10 bên trái + thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái + rách gan hạ phân thùy II trái/bị chém Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích, Trung tâm Pháp y tỉnh T đối với ông C kết luận như sau:

1 Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương thấu ngực bụng (24 x 0,3) cm, đứt xương ức, đứt sụn 5, 6, 7, 8, 9, 10, thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái, rách gan

hạ phân thùy II trái, đã phẫu thuật khâu cơ hoành, khâu sụn sừng, vết mổ giữa bụng trên dưới rốn (15 x 0,2) cm, vết mổ dẫn lưu vùng bụng phải (1 x 0,3) cm, sẹo lành

Trang 9

2 Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59% (năm mươi chín phần trăm)

3 Cơ chế hình thành vết thương: Vết thương thấu ngực bụng (24 x 0,3) cm, dứt xương ức, đứt sụn sườn 5, 6, 7, 8, 9, 10, thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái, rách gan hạ phân thùy II trái: Chiều từ trên xuống chếch từ phải qua trái, hướng từ trước ra sau, bờ sắc gọn, khả năng do vật sắc gây ra

Anh chị hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?

Hành vi của A có phạm tội đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS Vì:

- Khách thể của tội phạm: sức khỏe của ông C do hành vi cầm dao tự chế của ông

A;

- Mặt khách quan của tội phạm: Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên mặt khách quan có những dấu hiệu:

+ Hành vi khách quan: là hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác, cụ thể: ông A đã sử dụng con dao tự chế tác động làm tôn thương cơ thể của ông C trong thời gian ông B đang đứng ở khu vực nhà tắm;

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: hành vi của ông A tác động đến thân thể của ông

C gây tổn thương cơ thể với tỷ lệ 59%;

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi dùng dao tự chế chém nhiều nhát vào người ông C của ông A tất yếu làm cơ thể của ông C bị tổn thương

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý, vì ông A nhận thức được hành vi của mình

là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hành vi cầm dao tự chế chém ông C có thể gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của ông C, và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Chủ thể của tội phạm: ông A có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự, dù cho ông A phạm tội do dùng rượu, bia theo quy định tại Điều

13 BLHS

Tội giết người 123 BLHS => hành vi được tạo ra bởi hung khí nguy hiểm, vị trí trọng yếu

A phạm tội giết người 123 BLHS

- Khách thể:

 QHXH bị xâm hại: tính mạng và quyền sống của C

 Đối tượng tác động là C

- Mặt khách quan:

6

Trang 10

Bài tập 5:

A và B là vợ chồng Trước khi cưới, B đã có người yêu nhưng do gia đình ép gả nên phải lấy A Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B Biết vậy nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh A nghe lời đem

vợ lên sống ở thành phố Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày nhưng thực chất là 2 người hẹn hò nhau tại một khách sạn và sống chung với nhau Gia đình B biết được nên đã báo cho

A biết mối quan hệ giữa B và C đồng thời cho A biết số xe Honda của C Một hôm, vì mất điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại bệnh viện A không tin nên chạy nhanh ra đường cái cách nhà khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe Honda có biển số như gia đình B

đã báo trước Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện Khi kiểm tra căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân không phải là C mà chính là bạn của C Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người Lúc

đó, C đang mua thuốc lá gần đó

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?

Hành vi của A có phạm tội cụ thể là Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS

Dấu hiệu để cấu thành tội phạm là:

- Về khách thể: hành vi phạm tội của A xâm phạm đến tính mạng của anh thanh niên;

- Đối tượng tác động: người đang sống cụ thể là anh thanh niên;

- Về mặt khách quan:

Hành vi phạm tội của anh A là hành vi cố ý tướt đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật cụ thể là anh A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não dẫn chết cái chết cho anh thanh niên

Vì vậy, về mặt khách quan thì hành vi giết người của A là hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Về mặt chủ thể: theo quy định tại Điều 123 BLHS là chủ thể thường Trong

trường hợp này, A khi thực hiện hành vi giết người đối với anh thanh niên thì A đã có

Trang 11

đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình điều này có nghĩa là A

đã đủ điều kiện của chủ thể của tội giết người theo Điều 123 BLHS

- Về mặt chủ quan: xét về lỗi thì A thực hiện hành vi của mình ở lỗi cố ý trực tiếp vì

A đã dùng khúc gỗ to và dài để tấn công vào đầu của nạn nhân trong khi đó thì đầu là

vị trí trọng yếu nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra cho nạn nhân nhưng anh A vẫn đánh nhiều nhát cực mạnh lên đầu nạn nhân

+ Xét về mặt lý trí đối với hành vi là nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân và A đã thấy trước được hậu quả nạn nhân chết là tất yếu xảy ra nhưng vẫn thực hiện;

+ Xét về mặt ý chí, thông qua hung khí sử dụng, vị trí và mức độ tấn công, khi thực hiện hành vi A mong muốn nạn nhân chết

- Về hậu quả: A thực hiện hành vi giết người ở lỗi cố ý trực tiếp nên việc ah thah niên chết chỉ có ý nghĩa để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành Cụ thể, trong tình huống này hậu quả chết người xảy ra, anh thanh niên mà A nghĩ là C đã bị A đập nhiều nhát cực mạnh khiến bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện nên hành vi giết người của A được xác định tại thời điểm tội phạm hoàn thành

Bài tập 7:

Hai gia đình là hàng xóm của nhau Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con trai tên là H Gia đình bên kia có ông cụ là A cùng hai con trai tên là B và C Ban ngày các con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi Sau một thời gian, ông A mang gạo góp với bà K nấu cơm chung B và C không đồng ý vì cho là cha mình bị bà

K dụ dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt quan hệ với bà K nhưng ông A không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình B và C cho là sự bất đồng trong gia đình mình là do bà K gây ra nên quyết định gây án Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K B và C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K Bà K và H chạy ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công H H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C Ngay lúc đó, B dùng đuốc xông tới gần H H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến

Hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?

8

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w