1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích cơ sở lẽ thường của một số lập luận

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Cơ sở lẽ thường của một số lập luận
Tác giả Nhóm 5
Thể loại Bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 854,29 KB

Nội dung

Vd: p Mới sáng mùng Một Tết,r không nên chạy vào nhà người khác.Quan hệ luận cứ p và kết luận r trong lập luận trên là dựa vào lẽ thường trong tĩn ngưỡng sinh hoạt của người Việt: Tục k

Trang 1

Phân tích Cơ

sở lẽ thường của một số lập luận

Trang 2

Bố cục

01 Khái quát về lẽ thường trong lập luận

02

Phân tích các cơ sở lẽ thường

trong một số lập luận

Trang 3

Khái quát về

lẽ thường trong lập

luận

01

Trang 4

1.1 Khái niệm về lập luận

Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn đến một kết luận nào đấy Ví dụ trong một cuộc hội thoại có những lời sau:

Sp1- Đi Hà Nội với mình nhé.

Sp2: - Mình không đi đâu Trời đang mưa, với lại mình còn đang mệt.

Sp2 đưa ra kết luận: Mình không đi đâu Lí lẽ mà Sp2 đưa ra để biện hộ cho kết luận đó là “trời mưa” và “đang còn mệt”.

Các lí lẽ được đưa ra gọi là luận cứ Luận cứ có thể là một ý kiến mà cũng có thể

là sự kiện, một nội dung miêu ta như ở Sp2 Chúng ta có công thức lập luận sau đây:

p,q -> r

p,q… là các luận cứ, r là kết luận Ta nói p,q,r có quan hệ lập luận và tổ hợp p,q… -> r được gọi là một lập luận

Trang 5

Cơ sở để xây dựng quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận

là các lễ thường (topos)

Theo O.Ducrot, “lẽ thường” là những chân lí thông thường

có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc

như các tiền đề lôgic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc,

có tính chất khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng

được lập luận riêng

Theo Đỗ Hữu Châu, “lẽ thường” là những chân lí thông

thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc

như các tiền đề logic Do nhân loại là một thực thế trùm lên

mọi dân tộc cho nên những lẽ thường phổ quát ( phổ quát

nhưng không tất yếu, bắt buộc) chung cho toàn nhân loại

hay một số dân tộc cùng nền văn hóa Lại có nhiều những lẽ

thường riêng cho một quốc gia

1.2 Khái quát lẽ thường của lập luận

Trang 6

Vd: (p) Bây giờ là tám giờ

“Bây giờ là tám giờ” có thể

là lẽ thường cho lập luận

“Bây giờ là tám giờ, khẩn trương lên” mà cũng thể

là lẽ thường cho lập luận:

“Bây giờ là tám giờ,

chuẩn bị cho kĩ, không việc gì mà phải vội”

Các “ lẽ thường”cơ sở lập luận không có tính tất

yếu ,bắt buộc.

Trang 7

Các lẽ thường có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại xa lạ và không được chấp nhận ở dân tộc, địa phương khác.Thậm chí trong một dân tộc, một địa phương được chấp nhận ở thời gian này nhưng lại không được chấp nhận ở thời gian khác Nói cách khác, lẽ thường có tính chất dân tộc,địa phươ

ng và tính chất lịch sử.

Vd: (p) Mới sáng mùng Một Tết,(r) không nên chạy vào nhà người

khác.Quan hệ luận cứ (p) và kết luận (r) trong lập luận trên là dựa vào lẽ thường trong tĩn ngưỡng sinh hoạt của người Việt: Tục kén vía người xông nhà vào ngày đầu năm

Vd: Anh chàng A.Q cứ thấy con gái làng Mùi nói chuyện với đàn ông ngoài

đường thế nào cũng ném cho vài hòn đá nếu vắng người, còn nếu là chỗ đông người thì nhổ nước bọt vào người dựa trên lẽ thường rất “Trung Hoa phong kiến”: “Đàn bà nói chuyện tay đôi với đàn ông là đàn bà hư” Dễ dàng thấy lẽ thường này là của một dân tộc nhất định

Các “lẽ thường” cơ sở lập luận không có

tính quốc tế mang tính địa phương dân tộc.

Trang 8

Các lẽ thường còn có tính chất là (được xem như là)được mọi người thừa

nhận Được mọi người thừa nhận không có nghĩa là những chân lí quốc

tế ,luôn luôn đúng và bao giờ cũng hợp quy luật khách quan, lôgic

Vd: (p)Xe này xịn đấy (r)Mua đi

Quan hệ lập luận giữa luận cứ (p) và kết luận (r) dựa trên lẽ thường :đi

mua hàng nên chọn hàng "xịn"mà mua.Lẽ thường mới xuất hiện khi nền

kinh tế nước ta chuyển biến sang nền kinh tế thị trường, khi đời sống người

dân được cải thiện (vấn đề giá cả trở nên thứ yếu mà quan trọng là chất

lượng hàng hóa ).Đó là lẽ thường được nhiều người thừa nhận : “Xe này xịn

đấy mua đi”

Vd: “Của rẻ là của ôi” Trong lập luận “Cá này sao rẻ quá vậy? Thôi,

đừng mua” có luận cứ “Cá này sao rẻ quá vậy?” và kết luận “Đừng mua”

Hai phát ngôn này gắn kết lại với nhau tạo thành một lập luận có sức

thuyết phục Đó chính là lẽ thường đã được nhiều người thừa nhận: “Của rẻ

là của ôi”

Các lẽ thường có tính chất là (Được xem như là) được mọi người thừa nhận

Trang 9

Lưu ý

- Ngay trong một dân tộc có thể có những “lẽ thường” trái ngược nhau, làm cơ sở cho những lập luận trái ngược nhau,có thể dẫn đến những “phản lập luận”trong giao tiếp.

- Vận dụng những lẽ thường khác nhau, người lập luận

có thể dùng một luận cứ để tạo ra những kết luận khác nhau và ngược lại dùng nhiều luận cứ khác nhau để tạo

ra một kết luận Chẳng hạn, luận cứ (p) : Cái này rẻ quá

có thể dẫn đến kết luận (r ):Mua đi ,là dựa vào lẽ thường mua hàng nên chọn hàng rẻ mà mua ;nhưng cũng có thể dẫn đến kết luận:( - r ):Đừng mua là dựa vào lẽ thường :Tiền nào của ấy (đồ rẻ thường có chất lượng không cao).

Trang 10

Phản lập luận là do:

-Người tranh luận với mình bác bỏ tính đúng đắn của ý kiến hoặc nội dung miêu tả mà ta dân ra làm luận

cứ.

Người tranh luận với mình bác bỏ kết luận của mình, cho rằng luận cứ như vậy không thể đi đến kết luận

mà ta đã đưa ra.

Người tranh luận dựa vào một lẽ thường khác, lẽ thường này cũng có thể áp dụng

vào vấn đề đang xem xét

01 2 03

Trang 11

PHÂN TÍCH CƠ

SỞ LẼ THƯỜNG CỦA MỘT SỐ LẬP

LUẬN

02

Trang 12

Cơ sở lẽ thường trong văn hóa ứng xử của người Việt chịu ảnh

hưởng bởi những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân được đúc

kết trong quá trình ứng xử xã hội, nên ở đó con người thường

tìm thấy nhiều lẽ thường để xây dựng lập luận trong thói quen

giao tiếp của xã hội hiện nay Và khi đó, lẽ thường đã trở thành

những tri thức nền mà những người tham gia giao tiếp cùng có

chung

Ví dụ 1: Đứng đấy làm gì, việc của nhà người ta Vào nhà đi!

Trong lập luận này, luận cứ “Đứng đấy làm gì, việc của

người ta” và kết luận “Vào nhà đi” chúng được kết nối với nhau

nhờ vào lẽ thường là Không phải việc của mình thì đừng có mà

dính vào kẻo gây hại cho bản thân Điều này được hình thành

do thói quen sống vị kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân của người

Việt, nó ứng với quan niệm xưa Cháy nhà hàng xóm bình chân

.

2.1 Cơ sở lẽ thường của một số lập luận thể hiện

văn hóa ứng xử đời thường ở Việt Nam

Trang 13

Ví dụ 2:

Con: Mẹ, tối nay cho con sang nhà bạn chơi nhé!

Mẹ: Con học bài xong chưa?

Con: Vẫn chưa mẹ ạ

Mẹ: Học xong rồi thì đi chơi

Trong cuộc hội thoại trên, ta có thể nhận thấy được lẽ thường ở đây là các bậc cha mẹ thường rất là nghiêm túc và hà khắc yêu cầu con cái của học phải thực hiện nghĩa vụ học tập của mình Họ sẵn sàng hi sinh công sức, tiền bạc để con của mình có thể được học hành tử tế với ước muốn sau này con của mình có công việc ổn định và cuộc sống sung túc Vậy nên đối với họ lẽ thường “việc học của con cái là trên hết và quan trọng nhất” Chưa học xong thì không thể đi chơi, trẻ muốn làm gì cũng được nhưng phải học bài xong thì mới được chuyển sang những hoạt động vui chơi khác Qua việc phân tích ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp hằng ngày, nhất là các lẽ

thường trong lập luận thì ta có thể phát hiện ra các quan niệm, thói ứng xử của cộng đồng và xác định đâu là những thói quen tốt cần được duy trì, giữ gìn và đâu là thói quen xấu cần phải điều chỉnh và hạn chế nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa ứng xử

Trang 14

2.2/ Cơ sở “ lẽ thường” của một số lập luận trong ca

dao- tục ngữ Việt Nam

Trong kho tàng tục ngữ của dân tộc, tục ngữ đã gia nhập vào cấu trúc của lập luận

với các với vai trò khác nhau như: luận cứ, kết luận, lẽ thường Nhưng phổ biến và

đặc sắc nhất vẫn là khi chúng làm lẽ thường của lập luận Để chứng minh cho lập

luận của mình là đúng, người nói (viết) đã rất thông minh khi vận dụng những kinh

nghiệm đã được cộng đồng đúc kết để làm lẽ thường, vừa xác đáng vừa tinh tế lại vừa nhân đạo nghĩa tình

Ví dụ 1:

A:“Cứu nó làm gì để bây giờ nó trả oán, biết vậy lúc trước đừng cứu

B: Đúng là “làm ơn nên oán mà, làm bạn thiệt mình”

Ở ví dụ trên, ta thấy người nói đưa ra luận cứ (p) “cứu nó làm gì để bây giờ nó trả

oán” để dẫn dắt đến kết luận (r) “biết vậy lúc trước đừng cứu”, sau đó lại có lời giải

thích cho lập luận của mình, lời giải thích đó chính là câu tục ngữ được dùng làm lẽ

thường :“Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình”

Trang 15

Ví dụ 2:

“Việt Nam có câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân

và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách

mạng tháng Mười.”

(Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân

tộc- Hồ Chí Minh)

-> Trong lập luận trên, luận cứ là “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang”; kết luận là “giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn

to lớn của Lênin và Cách mạng tháng Mười”; lẽ thường là câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Lẽ thường này không chỉ hàm ẩn trong lập luận mà nó còn được nêu rõ

ràng trước luận cứ làm cho lập luận càng vững chắc hơn

Trang 16

Ví dụ 1:

“Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đá đổ òa vào giấc ngủ

- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?

Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:

- Anh cứ yên tâm Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được

Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá

- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh

- Có hề sao đâu Miễn là anh còn sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này ”

(Bến quê –Nguyễn Minh Châu)

Sở dĩ Liên tránh trả lời câu hỏi của Nhĩ là vì với một người đếm sự sống từng ngày như Nhĩ thì việc bây giờ là cô phải đấu tranh giành lại sự sống của chồng mình với tử thần, câu trả lời hoàn toàn không ăn nhập gì với câu hỏi nhưng người đọc có thể thấy ẩn đằng sau đó là cả một quan niệm sống của Liên Lẽ thường ở đây được hiểu như: “Bởi tiền của có thể kiếm nhưng đời người chỉ được sống có một lần duy nhất, dù thế nào cô cũng cứu lấy sự sống cho anh” Qua đó ta thấy, luận cứ “Miễn là anh còn sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này” và kết luận “Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh

được”được liên kết với nhau dựa vào lẽ thường

2.3/ Cơ sở lẽ thường trong một số lập luận trên ngữ liệu ngôn

ngữ trong các tác phẩm văn học Việt Nam

Trang 17

Ví dụ 2

“Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:

-Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì đi ngay bây giờ cho u Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu, ông Lý lại trói thầy con thêm một đêm nữa, thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”

( Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Gánh nặng cơm áo gạo tiền dồn lên vai chị Dậu, gia đình lâm vào đường cùng Mùa sưu đến, chị Dậu chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng nhưng không kiếm đâu

ra, anh Dậu dù ốm vẫn bị Cai Lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng Cuối cùng, chị Dậu dứt ruột quyết định bán đi cái Tý - đứa con gái đầu lòng mới lên bảy cho gia đình ông

cụ Nghị để có tiền nộp sưu Ở đây chị Dậu vận dụng lẽ thường trái nghịch, trái với quy tắc quan hệ thứ bậc cha / mẹ với con cái bằng việc sử dụng từ “van”, “lạy” kiếm những lời thấm thía, xót xa khuyên con Tiếp theo là lẽ thường có tính thực tế đó là: “thầy con thêm một đêm nữa, thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được” lẽ thường ở đây được hiểu như : “ phận làm con phải biết thương cha/ mẹ, thầy/u” Cái

Tý là đứa trẻ sớm biết làm, biết nghĩ, sớm biết lo toan nên đã nén nỗi nhớ mẹ, thương

em chấp nhận sang nhà Nghị Quế

Trang 18

Lập luận là một hành động thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày Cơ sở để xây dựng quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận là các lẽ thường Lẽ thường là những chân lý thông thường có tính chất kinh nghiệm, xem như là được mọi người thừa nhận, nhờ chúng mà ta xây dựng được lập luận Qua phân tích cơ sở lẽ thường của một số lập luận, cụ thể là cơ sở lẽ thường của một

số lập luận thể hiện văn hóa ứng xử đời thường, của một số lập luận trong ca dao- tục ngữ và trong một số lập luận trên ngữ liệu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học ở Việt Nam ta có thể phát hiện ra các quan niệm, các thói quen ứng xử trong văn chương, trong đời sống hằng ngày của cộng đồng từ đó gìn giữ và duy trì những lối sinh hoạt tốt, loại bỏ và chỉnh sửa những lẽ thường ảnh hưởng xấu đến lối sinh hoạt của cộng đồng.Và để thuyết phục được người

khác,ngoài lẽ thường còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: giọng điệu,trạng thái tâm lý,vv…

Tổng Kết

Trang 19

CREDITS: This presentation template

was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, and infographics &

images by Freepik

THANKS

!

THANKS!

Ngày đăng: 30/10/2024, 19:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w