PHẦN NỘI DUNGI CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 1.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến Mối liên hệ phổ biến là một khái niệm cơ bản trong triết học biện chứng duy vật, đề cập đến sự kế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN :TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Vận dụng quan điểm này để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Đào Thu Hà
Trang 2Hà nội ,năm 2024
LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đã cho chúng em cơ hội được học tập và nghiên cứu môn Triết học Mác-Lênin Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn
cô Đào Thu Hà đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong khoảng thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích, quý báu, trau dồi thêm tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những giây phút đáng nhớ, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này
Cảm nhận của chúng em sau khi học bộ môn Triết học Mác-Lênin, đây là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế sâu sắc Sau khi học, sinh viên chúng em có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản về triết học nói chung, những điều kiện ra đời, các giai đoạn hình thành và phát triển của triết học cùng với vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội hiện nay
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây quá trình phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng được chú trọng, quan điểm toàn diện đóng vai trò quan trọng giúp nhìn nhận và xử lý vấn đề một cách khoa học và khách quan Đặc biệt, khi đối diện với các thách thức lớn như đại dịch Covid-19, quan điểm toàn diện trở thành công
cụ hữu ích để phân tích và hiểu rõ các ảnh hưởng phức tạp, đa chiều mà đại dịch mang lại cho đời sống xã hội
Quan điểm toàn diện đòi hỏi xem xét vấn đề từ nhiều góc độ để có cái nhìn sâu sắc và bao quát, đặc biệt hữu ích khi phân tích các vấn đề phức tạp như đại dịch Covid-19 Khi vận dụng quan điểm này để đánh giá tác động của Covid-19 đến đời sống xã hội Việt Nam, có thể thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều mặt: kinh tế bị đình trệ, doanh nghiệp gặp khó khăn, thất nghiệp gia tăng; hệ thống y tế quá tải; giáo dục chịu ảnh hưởng do chuyển đổi sang học trực tuyến; và đời sống tâm lý cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề Nhờ phân tích toàn diện, ta có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để phục hồi và phát triển xã hội trong bối cảnh hậu đại dịch
Để tìm hiểu sâu hơn về đề tài “ Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Vận dụng quan điểm này để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” nhóm em đã làm bài thảo luận sau
Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là một khái niệm cơ bản trong triết học biện chứng duy vật,
đề cập đến sự kết nối, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Theo quan điểm này, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách tách biệt, cô lập, mà luôn tồn tại trong mối quan hệ với những sự vật, hiện tượng khác, tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ và có quy luật.
Cụ thể:
Mối liên hệ: Là sự tác động, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các bộ phận, yếu tố của một sự vật, hiện tượng
Phổ biến: Có nghĩa là các mối liên hệ tồn tại ở khắp mọi nơi, trong mọi sự
vật, hiện tượng, trong tự nhiên, xã hội và tư duy Không có sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại tách biệt khỏi mối liên hệ này
Như vậy :
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Mối liên hệ phổ biến nhấn mạnh rằng mọi sự vật và hiện tượng đều gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống tổng thể, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để nghiên cứu và nhận thức thế giới từ góc nhìn toàn diện và biện chứng
Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến:
Trong học tập : Khi làm bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để phân tích đề bài, đánh giá đề thi Đồng thời khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tối đa tư duy, logic của các môn tự nhiên
Trong đời sống xã hội : Người nông dân vận dụng mối quan hệ phổ biến vào trồng trọt ví dụ như trồng cây mía: có sâu đục thân ăn thân cây mía làm cho cây mía bị hư mà thân cây mía bị hư thì không còn giá trị gì nữa người nông dân đã nuôi dưỡng những con ong mắt đỏ để khi chúng sinh sản đẻ trứng kí
Trang 5sinh vào kén của con sâu đục thân và ăn ấu trùng làm triệt tiêu sự sinh sản phát triển của con sâu dẫn đến tăng năng suất của cây mía
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ) Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng cả cung và cầu trên thị trường
1.2 Tính chất mối liên hệ phổ biến
Sự vật hiện tượng nào ở bất kỳ không gian thời gian nào đều có mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng khác còn trong cùng một sự vật - Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ phổ biến có tính khách quan tính phổ biến tính đa dạng phong phú Tính chu kỳ hoặc định kỳ tính cân bằng và ổn định tính tương đối
1.2.1 Tính khách quan
Mối liên hệ thể hiện ở các mối liên hệ chính là đặc tính vốn có của mọi sự vật hiện tượng là tự thân các sự vật hiện tượng sinh ra chứ không phụ thuộc vào ý muốn hay ý thức của con người ví dụ như mối liên hệ giữa cơ thể sinh vật và môi trường sống khi môi trường sống thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng cần phải có những biến đổi để thích ứng với môi trường mối liên hệ đó không phải do 1 người sáng tạo hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào mà là 1 vốn có của thế giới vật chất
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng
hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh –trưởng thành – già – chết -> (cái chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ
Trang 6đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động
1.2.2 Tính phổ biến
Các mối liên hệ có tính phổ biến bởi bất kỳ một sự hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần khác yếu tố khác không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ và nó còn tồn tại trong tất cả các mặt tự nhiên xã hội và tư duy
Mối liên hệ giữa các yếu tố thường có tính tương tác Một thay đổi nhỏ ở một yếu tố có thể dẫn đến thay đổi ở yếu tố khác
Ví dụ: trong xã hội, hành động của một người có thể ảnh hưởng đến hành vi
của những người khác Trong tự nhiên, các mối liên hệ này có thể thể hiện qua các mối quan hệ sinh học như quan hệ giữa các loài
1.2.3 Tính đa dạng, phong phú
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng phong phú bởi các sự vật hiện tượng trong thế giới vô cùng đa dạng đa dạng thái Chính vì vậy cũng có vô hạn những mối liên hệ khác nhau dựa vào tính chất và vai trò của mối liên hệ có thể phân chia các mối liên hệ thành mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp mối liên hệ chủ yếu là mối liên hệ chứ Tuy nhiên việc phân loại mối liên hệ cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì các mối liên hệ của đối tượng rất phức tạp không thể tách chúng ra khỏi tất cả các mối liên hệ khác nhau Tất cả liên hệ liên hệ cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng
Ví dụ : Mối liên hệ con người, con cá với nước khác nhau, cùng con người nhưng mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau; cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng
Trang 71.3 Phân loại mối liên hệ phổ biến
1.3.1Mối liên hệ tự nhiên
Định nghĩa: Đây là các mối liên hệ diễn ra giữa các hiện tượng tự nhiên,
được quy định bởi các quy luật tự nhiên Ví dụ, mối liên hệ giữa nước và thực vật: nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống của cây cối
Đặc điểm: Các mối liên hệ này thường có tính ổn định, nhưng cũng có thể
biến đổi theo các yếu tố môi trường như khí hậu, địa hình
1.3.2 Mối liên hệ xã hội
Định nghĩa: Các mối liên hệ này phản ánh sự tương tác giữa con người
trong các mối quan hệ xã hội, văn hóa, chính trị Ví dụ, mối quan hệ giữa người dân và chính phủ hoặc giữa các thành viên trong gia đình
Đặc điểm: Mối liên hệ xã hội thường mang tính chất phức tạp và đa dạng,
chịu tác động từ nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế
1.3.3 Mối liên hệ kinh tế
Định nghĩa: Đây là các mối quan hệ liên quan đến sản xuất, phân phối, tiêu
dùng hàng hóa và dịch vụ Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu trong thị trường
Đặc điểm: Mối liên hệ kinh tế có tính chất động, thường xuyên thay đổi
theo xu hướng phát triển của nền kinh tế và các yếu tố bên ngoài như chính sách, công nghệ
1.3.4 Mối liên hệ tâm lý
Định nghĩa: Đây là các mối liên hệ trong tâm lý con người, ảnh hưởng đến
hành vi, cảm xúc và nhận thức Ví dụ, mối liên hệ giữa tâm trạng và hiệu suất làm việc
Đặc điểm: Các mối liên hệ này có thể rất phức tạp và khó đo lường, thường
chịu tác động từ cả môi trường xã hội và cá nhân
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận
Từ nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành
"nguyên tắc toàn diện" với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
Trang 8 Một là, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, yếu tố,các thuộc tính và mối liên
hệ của chỉnh thể đó V I Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
“quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”
Hai là, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại
Ba là, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch
sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mối liên hệ Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn vẹn, đầy đủ
Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức đã
có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng Để nhận thức được sự vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ
Bốn là, cần tránh quan điển phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện
II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những hiểu biết cơ bản về COVID 19
COVID-19, do virus SARS-CoV-2 gây ra, là một bệnh truyền nhiễm về đường
hô hấp xuất hiện vào cuối năm 2019 Dưới đây là những hiểu biết cơ bản về COVID-19
2.1.1 Nguồn gốc và lây lan:
Virus SARS-CoV-2 được cho là xuất phát từ động vật và lây truyền sang người Ban đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, virus này sau đó đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới COVID-19 có thể lây lan chủ yếu qua giọt bắn khi người nhiễm nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, và qua tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus
Trang 9
2.1.2 Triệu chứng:
Các triệu chứng phổ biến của COVID-19 bao gồm sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau
cơ, và mất vị giác hoặc khứu giác Tuy nhiên, một số người có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, trong khi số khác có thể trở nặng dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp hoặc thậm chí tử vong
2.1.3 Ảnh hưởng đến đời sống:
Đại dịch đã gây ra nhiều tác động đến đời sống xã hội, kinh tế,…Thiệt hại gây ra cho con người là vô cùng nặng nề, hiện tại vẫn chưa thể dập tắt hoà toàn dịch bệnh
2.2 Tác động tích cực của covid-19 đối với đời sống xã hội Việt Nam
Dù COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn, song tại Việt Nam, đại dịch cũng mang lại một số tác động tích cực ở nhiều lĩnh vực:
2.2.1 Thúc đẩy chuyển đổi số:
COVID-19 đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, thương mại, và hành chính công Dạy học online, làm việc từ
xa, và các ứng dụng y tế số như sổ sức khỏe điện tử hay khai báo y tế qua mã
QR đã trở thành xu hướng
Các doanh nghiệp tăng cường áp dụng công nghệ và đổi mới quy trình làm việc để phù hợp với tình hình mới, từ đó nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành
2.2.2 Phát triển thương mại điện tử:
Thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn Người dân chuyển sang mua sắm online nhiều hơn, tạo động lực cho các công ty thương mại điện tử, dịch vụ giao nhận phát triển
Nhiều cửa hàng truyền thống cũng đã bắt đầu chuyển đổi sang các nền tảng trực tuyến để duy trì kinh doanh và tiếp cận khách hàng mới
2.2.3 Nâng cao ý thức về y tế và sức khỏe cộng đồng:
COVID-19 đã giúp người dân ý thức hơn về việc giữ gìn sức khỏe và bảo vệ bản thân, như rửa tay, đeo khẩu trang, và duy trì khoảng cách an toàn Thói quen này vẫn tiếp tục duy trì sau khi dịch bệnh lắng xuống, giúp giảm nguy
cơ lây lan của nhiều bệnh khác
Tăng cường việc tiêm chủng phòng ngừa, không chỉ với COVID-19 mà cả các loại vaccine khác để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Trang 102.2.4 Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế
:
Nhu cầu sử dụng khẩu trang và thiết bị y tế tăng mạnh, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc tế Các công ty sản xuất khẩu trang, găng tay, máy thở đã nhanh chóng tăng sản lượng, góp phần hỗ trợ nền kinh tế
2.2.5 Ý thức tự cường và đoàn kết dân tộc:
COVID-19 đã giúp người dân Việt Nam đoàn kết hơn, có ý thức chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn Các chiến dịch hỗ trợ cộng đồng, như cung cấp thực phẩm, thiết bị y tế, cũng góp phần gắn kết xã hội và thể hiện tinh thần tự cường của người Việt Nam
2.2.6 Dịch COVID-19 đã làm giảm khí thải CO2, đặc biệt là ở Việt Nam:
Do các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển đã làm giảm đáng kể hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp Các lĩnh vực như vận tải và sản xuất, vốn là nguồn phát thải CO2 lớn, đã tạm ngừng hoặc giảm hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát Điều này dẫn đến mức giảm đáng kể trong khí thải CO2, góp phần làm giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng môi trường tạm thời
2.3 Tác động tiêu cực của COVID 19 đến đời sống xã hội ở Việt Nam
COVID-19 đã có những tác động sâu sắc và đa chiều đến đời sống xã hội ở Việt Nam bao gồm :
2.3.1 Kinh tế
Doanh nghiệp và thị trường lao động: Hàng triệu doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, và dịch vụ, đã phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản Theo báo cáo, hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trong năm 2020 và 2021 Những người lao động trong các ngành này đã rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc với mức lương giảm đáng kể Các ngành như may mặc và xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề
do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Giảm thu nhập và tiêu dùng: Tình trạng thất nghiệp gia tăng dẫn đến giảm thu nhập cho các hộ gia đình, từ đó làm giảm sức tiêu dùng Theo một nghiên cứu, sức tiêu dùng trong nước giảm tới 30% trong thời gian cao điểm