`Vì những lý do trên, người viết chọn đẺ tài Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận, đi sâu vào những giá trị hiện sinh mang lại tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bảo Yến
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGAN CUA SUONG NGUYET MINH
LUAN VAN THAC Si
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
“Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC SU PHAM THANH PHO HO CHÍ MINH
Nguyễn Thị Báo Yến
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGAN CUA SUONG NGUYET MINH
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGON NGU, VAN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYEN VĂN THUAN
'Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình ngh n cứu của riêng tôi, những nội dụng trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Văn Thuần Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
công bé trên các công trình nghiên cứu khác Các trích dẫn đều có xuất xứ rõ
ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
TP Hỗ Chí Minh, ngày 1Š tháng 11 năm 2023
“Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bảo Yến
Lớp Cao học Văn học Việt Nam khóa 32
Trang 4Hoàn thành công trình khoa học “Cám thức hiện sinh trong truyện ngắn
của Sương Nguyệt Minh * tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phong Sau
Đại học, Khoa Ngũ văn nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các học
là người đãhỗ trợ tục tiếp, hướng dẫntậ ủnh trong quá tình hình thành luận văn của tôi Hơn
At fy da có những lời động viên, khích lệ và nhiều tình cảm quý báu khác để tôi hoàn thiện nghiên cứu Tôi cũng cảm ơn nhà văn hỏi trong quá trình thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời trì ân đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bẻ đã luôn
tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
TP HỖ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2023
"Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bảo Yến
Lớp Cao học Văn học Việt Nam khóa 32
Trang 5“Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
CHUONG 1 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIE
HIEN DAI VA HANH TRINH SANG TAO NGHỆ THUAT CUA
SUONG NGUYET MINH
1.1 Triết học hiện sinh và những
cơ bản của triết học hiện sinh 7
1.1.1 Triết học hiện sinh 7
112 Lí sinh 10
thuyết nghiên cứu chủ nghĩa hi
1.2 Biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại 15 1.2.1, Những phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh - „I5
1.2.2 Những sắc thái biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học Việt
Nam hiện đại : 19 1.3, Hành tình sáng tạo nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh 25
1.3.1 Hanh tinh dan thân vào văn chương 7 25
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật của nhà văn 27
“Tiểu két Chuong 1 : : 30 CHƯƠNG 2 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN
SƯƠNG NGUYET MINH THE HIEN QUA CAC KIEU NHAN VAT 31
2.1 Kiểu nhân vật cô đơn 31
2.1.1 Cô đơn do bản năng oe - 33 2.12 Cô đơn do lạc lông trước cuộc s 36 3.2 Kiều nhân vật chắn thương 41 2.2.1 Chấn thương thời hậu chiến : 4
2.2.2 Chắn thương nữ quyền ° 47
2.2.3 Chắn thương do những va đập và biến cổ cuộc đời 50
Trang 6
2.3 Kiểu nhân vật sợ hãi, lo âu 37
2.3.1 Sợ hãi, lo âu về cuộc sống san — 58 2.3.2 Sợ hãi, lo âu về cái chết
2.4 Kiểu nhân vật dấn thân
2.4.1, Dan than để khẳng định sự hiện tồn « 63
2.4.2 Dắn thân để chống lại sự phi lí của cuộc đời 67
Tiểu kết Chương 2 n CHUONG 3 CAM THUC HIEN SINH TRONG TRUYEN NGAN
SƯƠNG NGUYỆT MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUAT
3.1 Biểu tượng mang cảm thức hiện sinh T2
3.1.1 Biểu tượng giấc mơ 73 3.1.2 Biểu tượng hành trình 76 3.2 Kết cầu mang cảm thức hiện sinh, 82
Trang 7
í do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm được sinh ra, giá trị không những nằm trên từng câu chữ mà
nó được tạo nên bởi cách tiếp cận của từng độc giả Đến với văn học thời kì
Đổi mới, tiếng nói cá nhân đã được đề cao, nhà văn đã dám sống với hiện thực,
đám viết và dám thốt lên tiếng nói của mình Triết học hiện sinh trước hết là
một trảo lưu tư tưởng triết học,
tu đó được các nhà lý luận văn học vận dụng vào việc nghiên cứu văn học Vào những năm 1940, thé giới xuất hiện thuật
ngữ
viết ra cảm nhận của mình về đời sống cá nhân Bên cạnh những “cây đa, cây
đề" như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu thì Sương Nguyệt Sương Nguyệt Minh trên văn đàn đã khiến nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học phải tốn không ít giấy mực Ông lần lượt cho ra đời bảy tập truyện ngắn,
như: Đềm làng Trọng Nhân, Dị hương, Đi qua đông chiêu, Người ở bến sông
"Miễn Hoang mang đến nhiều giá trị cho văn học nước nhà
ngắn của ông lần được nhận những danh hiệu: Hội nhà văn trao tặng giải thưởng Văn học cho truyện ngắn Dị hương, năm 2010; Giải thưởng cuộc thi truyện
ngắn của Nhữ xuất bản Thanh niên với tập truyện ngắn *Đi qua đẳng chiều”,
Trang 8'Quân đội với tác phẩm "Bản kháng án bằng văn ” Với những đông góp lớn
cho văn học nước nhà, nhả văn Sương Nguyệt Minh đã và đang dần khẳng định
mình trên văn đần
`Vì những lý do trên, người viết chọn đẺ tài Cảm thức hiện sinh trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận, đi
sâu vào những giá trị hiện sinh mang lại trong các sắng tác của tắc giả sẽ giúp
làm nỗi bật, rõ nét hơn một số phương diện trong văn học Việt Nam đương đại
2, Lịch sử nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhà văn Sương Nguyệt Minh
có thể kể đến như: Trần Thị Phương Loan, “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Nội, 2010, Ở công trình này, cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn của Sương
ngợi ca đan xen với cảm hứng bỉ kịch, cảm hứng phê phán và cảm hứng trào
được tìm hiểu là kiểu nhân vật truyền thống, nhân vật đổi mới như nhân vật cô
đơn, nhân vật dị biệt, nhân vật giả huyền thoại, nhân vật giả lịch sử Song công
h còn khảo sát các đặc điểm nghệ thuật như: cốt truyện, tình huống, không
gian — thời gian, giọng điệu trần thuật
ac điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương
Công trình của Giang Thị Hi
Nguyệt Minh", Luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Ni
như: tình huống hành động, tinh hudng giàu kịch tính, inh huống tự nhận thức Còn kết cấu truyện được soi chiếu: kết cấu đảo trật tự thời gian, kết cấu tâm lí,
kế ấu đơn tuyến, kết cấu mở, kết cấu đan xen nhiều mạch truyện Song song,
Trang 9người lính, nhân vật cô đơn
'Công trình của Nguyễn Thị Huyền Trang, “Nhân vật và cốt truyện trong
truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh”, Luận văn thạc sĩ lí luận Văn học, Đại
Sương Nguyệt Minh như: nhân vat bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật huyền
thoại, nhân vật giả lịch sử và các kiểu cốt truyện như: cốt truyện truyền thống,
cốt truyện tâm lí, truyện lồng truyện Cùng với đó, còn kể đến công trình của Đặng Việt Hưng
Minh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, “Nghệ thuật tổ chức tự sự trong truyện ngắn Sương Nguyệt 019 Luận văn
này đảo sâu về các vấn đề như tình huống, tổ chức kết cấu Đặc biệt là nhắn
mạnh vào nghệ thuật tự sự thông qua người kể chuyện, điểm nhìn trằn thuật và ngôn ngữ trần thuật
Ngoài ra, ở các công trình của Trần Thị Hồng Gắm, "Sự vận động trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh”, Luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Thái
“Cảm quan hiện thực trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh” Luận văn của Trần Thị Hồng Nhung, "Kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh”, Luật
văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, vĩnh Phúc, 2016 đều đảo sâu những trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh với nhiều cắp độ khác giá trị cốt
nhau, Song, các luận văn nghiên cứu trên đều tiếp cận ác sáng tác của Sương
Trang 10ai khơi và chiêm nghiện những giá trị mới mẻ cho đề tài
3, Mục đích nghiên cứu
Người viết thực hiện luận văn này với mục đích muốn làm sáng tỏ cảm
thức hiện sinh trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh Luận văn sẽ tìm hiểu
cách tiếp cận đó, luận văn sẽ khẳng định được những đóng góp của tác giả trong
nền văn học hiện đại vùng Bắc Bộ nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-4.1.Đối tượng nghiên cứu
Với dé tài này, luận văn tập trung nghiên cứu cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh Với việc lựa chọn cảm thức hiện sinh
4.2.Pham vi nghiên cứu
Để làm rõ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát một số tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Sương,
Nguyệt Minh đã được xuất bản, gồm:
1- Tập truyện ngắn Đếm làng Trọng Nhân, NXB Thanh
n, 1998 2- Tập truyện ngắn Người ở bắn sông Châu, NXB Phụ nữ, 2001 3- Tập truyện ngắn Đi qua đồng chiêu, NXB Thanh niên, 2005
5- Tập truyện ngắn Chợ tình, NXB Hội nhà văn, 2007 6- Tập truyện ngắn Dị hương, NXB Hội nhà văn, 2009
- Tập truyện ngắn Đđm thank vô cùng, NXB Văn học, 2011
Trang 11.5.1.Phương pháp liên ngành
'Vận dụng triết học hiện sinh đẻ khảo sát, xây dựng những luận điểm về cảm thức hiện sinh trong các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh 5.2.Phương pháp tiếp cận hệ thống
Để có cái nhìn bao quát trong luận văn, người viết đặt truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trong hệ thống truyện ngắn của nhà văn Điều này, sẽ giúp cho
người viết có cái nhìn tổng thể, rõ nét và luận văn có tính khái quát hơn
5.3.Phương pháp so sánh, đối chiều
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiều nhằm tìm ra những điểm chung giữa các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh
5.4.Phương pháp phân tích, tổng hợp,
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm chỉ ra yếu tố hiện sinh
trong các tác phẩm một cách cụ thể nhất
.5.5.Phương pháp loại hình
Người viết sử dụng phương pháp này nhảm mục đích bao quát được hét
các tác phẩm truyện ngắn của tác giả Sương Nguyệt Minh Từ đó, góp phần
khẳng định được giá trị tất yếu của tác phẩm đã để lại trong văn học và trong
lòng người đọc
6 Đóng gúp của luận văn
văn hoàn thành si những đóng góp nhất định về các phương,
~ Luận văn sẽ rất hữu ích cho những ai quan tâm đến chủ nghĩa hiện sinh
sáng tác của nha văn Sương Nguyệt Minh
~ Luận văn mang đến một khía cạnh mới trong việc nhìn nhận, đánh giá những biểu hiện đặc thù của cảm thức hiện sinh trong các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh
Trang 12Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả, Tài
liệu tham khảo, Phụ lục, phẩn nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Cảm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh Ở chương này, luận văn văn học hiện đại và hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn
Chương 2 Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh thể hiện qua kẫu nhân vật Trong chương này, trọng tâm sẽ ìm hiểu về hình tượng
con người mang đấu ấn hiện sinh,
Chương 3 Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh nhìn
từ phương thức nghệ thuật © chương cuỗi cùng, luận văn sẽ dựa vào những
hiện sinh trong tác
Trang 13CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VA HANH TRINH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
CUA SƯƠNG NGUYET MINH
1.1 Triết học hiện sinh và những vấn đề cơ bản của triết học hiện sinh 1.1.1 Triết học hiện sinh
Nhà triết gia Heidegger cho rằng: “Hiện sinh vừa là tại thế (être — au —
monde) vừa là xuất thể (ek- ister): ta tai thé bing thân xác của ta; và ta chỉ có Tịch sử tỉnh nghĩa là ta chỉ đảm nhiệm được toàn thể cuộc đời trước kia và hiện
h
Không đơn thuần là sự sinh tổn trong vũ trụ Hiện sinh là cách con người ý thức
nay và sau này của ta” [8, Tr.69] Theo quan điểm của nhà triết gia, hiện s được giá trị cuộc sống của bản thể, có trách nhiệm với số mệnh và quá khứ của chính mình Do đó, hiện sinh chính là khẳng định sự hiện hữu Từ *Existence'
có nghĩa là sự tổn tại hay hiện hữu của một sự vật hay sự v nào đó, nhưng khi soi chiếu đưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh lại có ý chỉ sự tồn tại và người giống nhw Sartre (1905 — 1980) đã từng nói: "Chủ nghĩa hiện sinh là một chào một cách rằm rộ ở phương Tây và nhanh chồng lan tỏa trên toàn thể giới
Tư tưởng hiện sinh xuất hiện từ thời cổ đại nhưng mãi đến khoảng cuối
thé ky 19 đầu thé ky 20 mới được biết đến đi
hiện sinh đề
tổn tại với cao sự hiệ
Trang 14
mát, đau thương, tổn hại về tỉnh thần lẫn thể chất của con người
Cuối thể kỷ 19, nửa đầu thể kỷ 20 thể giới diễn ra hai cuộc chiến tranh có sức tàn phá to lớn đó là chiến tranh thể giới thứ nhất (1914 — 1918) và chiến
tranh thể giới thứ hai (1939 — 1945) Đây được xem là những tháng năm kinh
hoàng của châu Âu khi ngọn lửa chiến tranh đã tàn phá những đất nước có thể
coi là cường quốc Chính vì lề đó chủ nghĩa biện sinh từng bước xuất hiện và
bùng nỗ lần thứ nhất tại Đức, nó đã phá hủy một cường quốc lớn mạnh vẻ kinh
Đức hùng mạnh đã mang trên mình những vết thương về mặt thể xác lẫn những
tổn thương về mặt tỉnh thần Do đó mà họ tìm đến chủ nghĩa hiện sinh như tìm
nh từng bước từng bước được hình thành ở giữa
lòng nước Đức sau thể chiến thứ nhất
Không dừng lại ở đó, khi thé chiến thứ hai nỗ ra, một bức tranh điêu tan
vẻ xã hội châu Âu một lần nữa lại được hiện ra Chủ nghĩa hiện sinh trở thành
một ngọn lửa mới bùng lên mạnh mẽ ở Pháp Con người một lần nữa rơi vào
tấn bi kịch về tinh thần lẫn thể xác, khiến họ phải tìm đến một niềm tin để giữ
lại giá tị cho bản thân và họ tìm đến chủ nghĩa hiện sinh Khi con người sống
trong thảm họa họ phải chịu đựng nỗi đau hiện tại, mông lung về tương lai thì
1à chỉnh nghĩa hay phí nghĩa đều đem lại cho con người những sự mắt mát đau
thương đến cùng cực, chính vì lẽ đó mã họ - những tâm hỗn cô đơn trong chiến
đó, nên sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh được con người thời đại này đón nhận
một cách mãnh liệt, là nơi để họ khẳng định sự tổn tại của bản thể Vì vậy, chủ
nghĩa hiện sinh trở thành một phạm trù triết học của sự khủng hoảng được ra
Trang 15Tĩnh vực tỉnh thần
'Tuy nhiên, cảnh tàn khốc của chiến tranh, những hậu quả trước mắt và lâu
dài mà chiến tranh để lại cho nhân loại nó cũng chỉ là lý do bên ngoài lý giải học — công nghệ, nhân dân Châu Âu tin tưởng vào một xã hội của tương lai
sự lớn mạnh của khoa học kĩ thuật hiện đại nó trở thành con dao hai lưỡi đầy tạo ra đã phan bội con người Niễm tin vào một xã hội tư bản hiện đại — đại diện cho một xã hội duy lý giờ đây đã bị bóc trần là một xã hội tư bản bắt công
Chính vì thế, con người mắt niềm tin vào chủ nghĩa duy lý, mất niềm tin vào
xã hội tư bản hiện đại nên đã tìm đến chủ nghĩa phi duy lý Chủ nghĩa hiện sinh
được xem là một trảo lưu triết học phí duy lý, là hệ thống lý luận hoàn chỉnh và
ó sức ảnh hưởng sâu rộng Ở đây, thân phận con người đã không bị bỏ quên,
mà tâm hỗn con người lại được cứu rồi Xuất biện ở Đức sau thể chiến thứ nhất
và phát triển mạnh mẽ hơn ở thể chiến thứ hai tại Pháp, chủ nghĩa hiện sinh đã
có một lực lượng theo đuổi khá hùng hậu và không ngừng gia tăng về số lượng Chính nhờ lực lượng theo đuổi không ngừng lớn mạnh và giới thuyết của Chủ
nghĩa hiện sinh được phủ sóng ngày càng sâu rộng nên đã thúc đẩy sự phát triển
hiện sinh lớn mạnh
mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh; từng bước đưa chủ nại
một trào lưu văn học nổi tội trên thể giới Vì th, có thể thấy rằng sự xuất
của chủ nghĩa hiện sinh đã mở một con đường mới cho tâm hỗn con ngườ
(Chủ nghĩa hiện sinh) ngày càng được nhiều người trên thể giới biết đến
Trang 16đã trở thảnh trảo lưu được mọi tầng lớp trong xã hội đương thời ủng hộ, nhất là
6 tang lớp những người trẻ tuổi
1.1.2 Lí thuyết nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh
Buse vao thé ki XX, các luồng tư tưởng triết học dần dần được thay đổi
và được nhìn nhận ở nhiễu khía cạnh khác nhau, góp phần định hướng lại tư thời Có lẽ vì thể nên sự ra đời của Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) không
tư tưởng này còn ảnh hưởng đến cả lĩnh vực văn học Có thể nói, Chủ nghĩa
hiện sinh có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực văn học, nhất là ở các nước
khi nó chỉ mới là một học thuyết của nhà triết học người Đan Mạch Kierkegaard
(1813 — 1855) đến khi nó trở thành trảo lưu tư tưởng triết học vào khoảng đầu
thé ki XX Thong quae: ác phẩm in học, Chủ nghĩa hiện sinh đã từng bước gửi gắm quan điểm, nhận thức về xã hội, nhận định mang tính tư tưởng hay
những mẫu hình tượng nhân vật mà kh tiếp nhận người đọc có thể phần nào
cảm thấy được mối liên hệ hay sự tương đồng giữa thé giớ
tác phẩm và bản thân mình Từ đó, những bài học về nhân sinh được trau dồi và ghỉ dấu ấn trong
điểm của mình về nó, có thể kể đến như: Kierkegaard (1813 - 1855) tri
người Đan Mạch là người được cho là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh Soi chiều
tại thời đại ông đang sống, ông cho rằng mỗi con ngườ
không đại diện cho bắt kì xã hội hay tôn giáo nào nên chính họ phải chịu trách là bản thể riêng biệ
nhiệm tự mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống và sống với nó một cách say
mê, chân thành, hay "đích thực” Khi triết học Kierkegaard ra đời, nó như một
Trang 17quên đi bản thể c mình Có nhiều ý kiến cho rằng, Kierkegaard ~ ki người đã
xây nên thuyết hiện sinh, còn những Heidegger, Satre, Jaspers hay Marcel chi
Tà những triết gia đảo sâu thêm lối suy tưởng của Kierkegaard mà thôi
“Cùng v6i S Kierkegaard (1813-855) th triết gia người Đức E, Nietzsche
(1844 — 1900) cũng xem thuyết hiện
nh là sự cô đơn Nhưng triết lí của
Nietzsche có phần nào đó độc đoán hơn triết lí của triết gia người Dan Mach
Nietzsche cho ring sự cô đơn bắt nguồn trong sự cô độc Bởi lề thể mà triết học
của ông được mệnh danh là “Đáo lộn hết tất cả các giá trị” (Transvaluation de
tật và những kẻ ôm yếu đã khinh chế thân xác và trái đất này; họ đã tạo ra nguồn tài liệu trong suy tưởng của ông nên có thể thấy rằng các tác phẩm của
ông chi don giản là những bản tự thuật về cuộc đời của một con người — ching
ái ki
íc chính là bản thân ông
Còn Marcel lại để hiện sinh sánh ngang với huyền nhiệm Trước ông,
không ai đám đặt hiện sinh trong cái gọi là huyén nhiệm - bởi lẽ, huyền nhiệm
phấn đấu Nhưng khi "huyền nhiệm” được Marcel sử dụng thì không ai chế
tuy nghĩ,
giểu Bản thân ông đã không ngừng cố gắng trong công việc và l
xin xem thm: Nietesche (1932), “Ans pafot Zrathoustra 39-42
Trang 18Marcel trầm lên tắt cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này, Huyễn nhiệm
thuyết nào, vì con người không phải là một thực thể đơn giản Phải thoát ra khỏi
hiện sinh, làm mắt đi giá trị của hiện sinh Và hướng của Marcel là tìm hiểu tiếp đến sẽ bàn vẻ hiện hữu và huyền nhiệm
Một cái tên tiêu biểu và cực kì nỗi bật khi nhắc đến hiện sinh là J P, Sartre,
Ông được biết đến là một nhà văn sắc bén, nhà triết học đại tài, nhà tâm lí tài
ba, nhà hùng biện được nhiều người kính trọng Với những "cái tài
ông trở thành thần tượng của rất nhiều thanh niên đương thời, nhất là trong giai đoạn
1945 - 1955 Ông còn được mệnh danh là nhả văn “chướng”, nhưng cái
thái độ mia mai, Hon thé, trong số bốn triết gia đại dign cho tri
ng lấy đó làm danh hi học hiện sinh,
lại cảng được truyền bá rộng rãi hơn Vì vậy, địa vị của ông trong giới triết gia
hiện sinh không thể chối cãi được Có ý kiến cho rằng, triết học của Sartre chịu
ảnh hưởng từ hai nhà triết gia đại thụ là Mác và Hegel Nhưng không hoàn toàn
Trang 19
chủ trương con người không bao giờ có thé chấm dứt nh trạng phóng thể ~ vì
cao quý hơn mà thôi Chính vì thể, mà quan điểm của Sartre không hẻ có thượng
còn gặp nhiều phi lý khác như: vũ trụ là một phi lý hay cuộc đời của con người boi vì thể
Người gọi con người là Dasein (hiện hữu) không ai khác là Heidegger
"Người ta biết đến Heidegger với tết lý hiện sinh gắn với hiện hữu Với quan
điểm của Heidegger thì Dasein chi sự hiện hữu của vạn vật (Daseir là một danh
từ trong tiếng Đức, Da có nghĩa là đối điện và Šein không phải là danh từ mà
gia trước đó xem Dasein là một hữu thé nào đó Vậy có thể hiểu nom
na hiện hữu chính là sự hình thành, sự xuất hiện của các hữu thể, còn hữu thể
là những cái đã hình thành, đã có sẵn Mặt khác, khi gọi con người là Dasin, Heidegger muén khang dinh con người là hiện diện của thể giới, con người
chính là con người Dù có cắt nghĩa thành nhiều lớp cho dễ hiểu bản chất của
triết hoc Heidegger nhưng vẫn không thể nào hiểu hết được nên triết học của ông,
in, khi xem Chủ nghĩa hiện sinh là một nẺ
Vậy triết học phi duy lí
sự nhận thức về một cuộc đời phí lý là một tong những tư tưởng quan trọng
trong triết học hiện sinh: “Cúc nhà tư tướng của chủ nghĩa hiện sinh cho rằng
trong thể giới ngày nay mọi gid tr tinh thn dang mắt hết ý nghĩa mà không
thé bù đắp lại được Điều đó sẽ dẫn tới tắn thảm kịch truyền kiếp thân phân hiện hữu thà nghịch, cho nên cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa ” (Lê Thị Hường,
1994) Và hẳu hốt mỗi triết thuyết đều đưa ra những quan điểm về ba vẫn đề
Trang 20phải tìm hiểu về nó - triết học hiện sinh cũng không là ngoại lệ 'Với hàng loạt các quan điểm của các triết gia đưa ra về hiện sinh thì ta có thể thấy được triết học hiện sinh hay phong trào hiện sinh là một phong trào
tông lớn và có sức ảnh hưởng sâu rộng Không thể khẳng định triết hiện sinh là
tốt hay xấu, nên khen hay chê: bởi lẽ mỗi triết gia hiện sinh đã đưa ra các quan
điểm khác biệt Triết của Sartre khác hoàn toàn với các triết gia khác Ông luôn
chỉ trích triết học của Hegel nhưng thực chất quan điểm của Sartre lai gần với
triết của con người tại thể”, côn Satre thì không cho như vậy, ông ngông cuồng con người mà thôi
Bên cạnh đó, triết gia Karl Jaspers cũng đã từng đưa ra quan dié
tiêu của lối sống hiện sinh: "ý nghữa cuộc đời con người họ phải nhn thẳng và
thông hiểu được nguôn gốc và yếu tính thực tại với tư cách một con người biết
suy we và hành động một cách “tự đo” không đẻ mình nô lệ vào một cái g! Gaspers, 2013) ‘Tir d6, ta thay được thuyết hiện sinh chú trọng đến dời sống
cá nhân của mỗi con người Nhìn triết học hiện sinh dưới góc độ ày ta có thé
thấy nó có nét gần gí với văn học; đặc biệt, chủ nghĩa hiện sinh luôn để cao
mà các nhà văn hi
"tự do tính” (tự do là chính mình) Đây cũng là quan di
đại theo đuôi Hơn thể nữa, triết hiện sinh chỉ có một đề tài duy nhất đó là con
người tại tổ Mã con người tại thể ấy hay còn gọi là nhân vị được chiệm nghiệm
ở nhiều khía cạnh khác nhau trong từng tác phẩm của mình Chính vì lẽ đó, đủ hiện sinh lại được đón nhận và theo đuổi nhiễu nhất trong giới văn chương
Trang 21Những phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh
“Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, phạm trù là: *khái niệm khoa học
phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện
tượng” (Hoàng Phê, 2003) Khi bắt tay vào xác lập các phạm trù của cảm thức
hiện sinh chỉ có một để tài đuy nhất là con người tại thế với sự xoay vẫn ở cuộc
đời thì cũng không thu hẹp được phạm trà của hiện sinh
"Từ thời Aristote, chữ phạm rrừ đã ra đời Thời này, Aristote xác lập mười
phạm trù của triết học; ông chủ trương triết học về thiên nhiên, mà vạn vật
không thể có một điều kiện sinh hoạt nào ngoài mười cái phạm trù ông đã đưa
ra Ông xem vạn vật là bản thé va tity thé Bản thể là chủ thể còn tùy thé là các
định giới như: lượng tính, phẩm tỉnh, tương quan, thụ động, hành động vị trí, phạm trà của Aristote, dng thời đưa ra mười hai phạm trù mới Ông chỉ giữ lại rat it pham trù của Aristote như lượng tính, phẩm tính, tương quan và ông gom các phạm trù còn lại của Aristote thành một phạm trù, gọi là phạm trù hình thái
Đến khi triết học hiện sinh xuất hiện thì đã bỏ qua mười phạm trù mới của của
Kant vi mudi phạm trù được Aristote đưa ra trước đó, vì triết học hiện sinh chủ trương con người không phải là sự vật của vũ trụ
Vậy phạm trù của iết hiện sinh Bám vào chủ trương của tị học này đề ra, người ta xác định được phạm trù của hiện sinh xoay quanh một chủ
thể, đó là con ngưởi Từ đó, mỗi triết gia xây cho mình những phạm trù ri
biệt mang dấu ấn cá nhân của mỗi người Vì con người thay đổi theo thời đại, nhìn chung, cuộc đời của mỗi con người đều xoay quanh những cụm từ như:
buồn nôn, phóng thẻ, phi lí, độc đáo, tự quyết, cô đơn, vươn lên, dự phói giới hạn, nhập thể, tha nhân, cô độc, Đây cũng chính là những phạm trù của
Trang 22phạm tù hiện sinh Với khuôn khổ của luận văn, người viết chỉ giới thuyết một
vài phạm trù nhất định của Trần Thái Đỉnh có ảnh hưởng tới dé tai như: Phạm trù thứ nhất: buồn nón và phi lí Đây là pham tra do Jean-Paul Sartre đưa ra: ông cho rằng vạn vật đều phi lí Tắt cả sự vật trong vũ trụ đều phải mang
Ý nghĩa cho con người, bản thân sự vật tổn tại không có nghĩa lí gì cả Sự vật
chỉ có nghĩa khi ta — con người nhìn nhận chúng, đặt chúng trong mối tương,
quan với con người thì nó mới có nghĩa Điều đó cho thấy rằng sự vật đều phi
đưa ra khái niệm buồn nón nhằm động viên con người hãy thoát ra khỏi trạng
thái tâm thức của sự vật để khẳng định nhân vị của bản thể Sống có tự do và
ng có trách nhiệm, chứ không phải sống với cuộc đời phi lý, vô ý nghĩa, vô
lý tưởng và vô ý thức
Phạm trù thứ hai được quan tâm là phạm trù phóng ;hể Phóng thể là dạng thức con người chưa tìm ra được chính mình, còn sống dựa dẫm vào cái bóng
độc đáo của bản thể, Mọi hành động, suy nghĩa của những con người phóng thể hành động, nghĩ mình phải tuân theo mệnh lệnh của người ta Đây là người không dám lên tiếng, không dám đấu tranh, không dám phản kháng hay chống đối bắt kì đi
Pham trù thứ bạ: inv ae, Khác với con người phóng thể, con người ưư tư
đã có nhiều sự bứt phá Con người ưu tư đã biết bắt đầu vươn lên, dù vẫn chim
đã cho thấy bước tiến từ con người phóng thể lên con người ru đực Lúc này đây,
Trang 23Nietzsche đã có câu khẳng định về sự mệnh của con người là phải thông qua Nietzsche xuất hiện, các nhà triết gia hiện sinh đã cựa mình vươn lên, khẳng định con người bản thể trong triết học hiện sinh
Phạm trù thứ năm: con người đự quyết Ở phạm trù này, hàng loạt các triết
gia đã nêu lên quan điểm của bản thân: Kierkegaard từng nói: "Hãy chọn lấy chính minh”, Nietzsche thốt lên: “Hãy luôn luôn trở nên chính mình”, Jean-
Paul Sartre cũng phải góp phần khẳng định: “*Con người cô độc hoàn toàn, con
người tự do và chỉ con người gánh chịu trách nhiệm vẻ mình Con người thoát
khỏi những giam cầm, những tù ngục, những tư tưởng của một thứ triết lí kiểu
mẫu và khắc khổ Con người thoát khỏi những ý thích lịch sử và không tin
Phạm trù thứ sáu: độc đáo Độc đáo là phạm trà mà ở mỗi người là một nhân vị độc đáo và phải tự khai phá cái độc đáo có trong nội tại bản thể D
đáo thường dẫn đến những mối suy tư riêng biệt mà con người hay gặp phải
trong số đó có thẻ kẻ đến cổ đơn Cô đơn là một trong hàng vạn trạng thái của con người, cô đơn khiển con người cảm thấy lẻ loi, lạc lõng ở thể giới hiện tại
Có thể n „ nỗi cô đơn của Chủ nghĩa hiện sinh là một cấp bậc khác biệt so với nỗi cô đơn bình thường Bởi lẽ, con người hiện sinh cảm nhận được nỗi cô đơn
là khi họ ý thức được bản thể, không thê tằm gửi, sống bám vào bắt kì ai, lại
cù có cô đơn nhưng là nỗi cô đơn của riêng mình, tự mình cảm nhận và tự mình
Trang 24thực tại; muốn được đảo sâu bản ngã của mình, thâm nhập vào thể giới nội tâm con người hiện sinh không tránh né nỗi cô đơn, ho chấp nhận nó và để nó ngự đơn để lắng nghe chính mình, làm bàn đạp để vươn lên Giống như quan điểm lừa thử vàng” và Nietzsche quan niệm sự cô đơn đang dẫn trở thành thuộc tính
cơ bản của sự hiện hữu, Cô đơn trở thành trạng thái "điển hình” của con người
thời kì này và nỗi cô đơn hiện sinh không bị nhầm lẫn trong dạng thức của nỗi
nhận cô đơn đã là một cách thức cho thấy con người độc đáo
Phạm trù được nhắc đến cuối cùng đó là vươn lên Ở phạm trù này con
tốt hơn con người của chính mình ngày hôm qua
Bén cạnh đó, trong công trình liền sinh, một nhân bản thuyết (Thụ Nhân dịch) th J P Sartre cũng đã dẫn ra 12 luận để chính của tư tưởng hiện sinh Có
th
đến các luận đề như: Sự ngẫu nhiên của đời sống con người, sự bắt lực
của ý chí, sự nhảy vọt của con người, sự cải hóa cá nhân, đời sống d: liều,
vấn đề nhập thế, Ngoài ra việc điểm qua sơ lược một vài phạm trù có
quan trực tiếp để đ lên sinh còn rất nhiễu phạm trù khác Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến thông qua việc tông hợp lại các quan điểm đã phân chia thành hai phạm trù tâm lí hiện sinh:
hiện của tâm lí hiện sinh và phi hiện sinh Ở phạm trù hiện sinh, đó là sự x phản tỉnh, tâm lí tự quyết, tâm lí phản kháng, nỗi loạn, tâm lí dự phóng, tâm lí
Trang 25dẫn thân, tâm lí thông cảm, tâm lí tự do, tâm í siêu nhân và tâm lí hiện hữu
Còn ở phạm trù phi hiện sinh, tác giá đã nhắc đến những tầng bậc tâm lí như
tâm lí tự vẫn, tâm lí buồn nôn, tâm lí hư vô, tâm lí lưu đây, tâm lí sa doa, tam
1í vong thân, tâm lí phí lí, tâm lí ngụy tín
Điều đó cho thấy, nếu ở các ngành khoa học khác con người chỉ được xem
là đối tượng để nghiên cứu thì ở triết học hiện sinh con người là một chủ thể
thất bại, có đầy đủ moi hi nộ ái ố, các nhà triết gia đã phát hiện ra tư tưởng,
triết học hiện sinh là lấy sự tổn tại của con người là cứu cánh của mọi triết lí 1.2.2 Những sắc thái biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học
Việt Nam hiện đại
1.2.2.1 Sắc thái biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại trước 1975
Khi Pháp bước chân vào Việt Nam, kéo theo đó là hằng loạt những giá trị
trong những lĩnh vực có nhiều sự thay đổi nhất lúc bấy giờ Chủ nghĩa hiện s
— một triết lý mới đã làm mưa làm gió ở nền văn học phương Tây vào cuối thé
ki 19, đầu thé ki 20; giờ đây cũng đã xuất hiện trên văn đàn của các nướ
phương Đông, trong đó có Việt Nam Mặc dù quá trình triếp nhận chủ nghĩa
hiện sinh ở nước ta còn nhiễu phức tạp, nhiều tranh cãi nhưng chủ nghĩ
sinh cũng làm thay đổi ít nhiều nền văn học giai đoạn này
“Tuy hướng nghiên cứu văn học theo lí thuyết hiện sinh lả trào lưu của xã
hội hiện đại nhưng những vấn để cơ bản về sự tồn tại của con người đã được
đề cập đến trong văn học từ xa xưa như: sự tự vấn vẻ lí đo, ý nghĩa của sự tồn nhân vị qua hàng loạt các bài thơ và tiểu thuyết Đặc biệt là sự xuất hiện của
phong trào Thơ Mới và tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoản với những c
Trang 26tiêu biểu như: Thể Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
“Thạch 1: mm Lễ đó mà nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định vẻ e;
*Tôi” cô đơn trong thơ Mới như sau: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên
ngơ ngắn buồn trở về hồn (a cùng với Huy Cận” (Hoài Thanh đ: Hoài Chân, 2006) Cái "Tôi
Khoảng thời gian 1954 — 1975 đất nước bị cắt thành hai miền Nam - Bắc,
đưới áp lực từ bồi cảnh lịch sử đương thời đã khiến cho nền văn học dân tộc bị
tách biệt như sự tách biệt về mặt địa lí của đất nước Văn học miễn Bắc phát
triển với ngọn cờ lãnh đạo của Đăng thì văn học miỄn Nam lại phát triển vô
cùng phức tạp với những định hướng, khuynh hướng đa dang và không ổn định
'Khi ấy các nhà sáng tác nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, phê bình văn chương
ý mới đã vô hình tạo ra sự phân hóa cho bản thân triết thuyết này Hàng loạt
những vấn đề được đặt ra giữa bác bỏ và tán thành, mà tán thành thì sẽ tán thành
rid
í nào? của ai? các câu hỏi lần lượt được đặt ra mà chưa có câu trả lời cụ
Trang 27nơi, nhiều lĩnh vực sẽ gặp rất nhiều khó khăn Điều này là một thực tế không thể chối cãi được
'Vào khoảng nửa đầu thế kỉ trước, chủ nghĩa hiện sinh đã xuất hiện ở Việt
Nam, cụ thể hơn là ở miền Nam Việt Nam và gần như để lại dấu ấn trong văn
học ngay khi xuất hiện Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã phải thốt lên
chon một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và
tông rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học miễn Nam Việt Nam những năm
1954 — 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngắn ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” (Quán Như, 1971)
Xét trong bồi cảnh xã hội đương thời, khi miễn Nam Việt Nam còn đang gồng mình đề chống để quốc xâm lược, hàng loạt những tổn thương về mặt thể
khiến cho con người bị tôn thương hế mà văn học giai đoạn này
tập trung viết về những vẫn đề cốt lõi của hiện sinh như nỗi cô đơn, nỗi lo sợ,
sống mới, con người mới thì văn học miễn Nam với sự du nhập cửa nh
ưu trên thể giới đã có bước chuyển mình theo những định hướng riêng biệ
trong đó có lí thuyết hiện sinh Điều này cho thấy, văn học hai miễn Nam - Bắc
Trang 28văn học mới trên thể giới
1.2.2.2 Sắc thái biễu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại sau 1975
Sau 1975, hòa bình được lập lại trên dải đắt hình chữ S, nhân dan bắt tay vào công cuộc xây dựng đắt nước từ đống đỏ nát mà chiến tranh để lại Lúc mái mê hoạch định hướng di cho ban than mình Với guồng quay thay đổi về
đổi mới Văn học giai đoạn nay là “tiền đề" cho những sự thay đổi ở giai đoạn
những đổi mới nhất định trong sáng tác Có thể kể đến việc biển hóa của để tài:
trang sách không còn là hình tượng *anh hùng sử thỉ” trên chiến trường mà thay
ào đó là câu chuyện về những người linh đời thường thời hậu chiến Đi đầu
cho những sự thay đổi ấy có thể kể đến tác phẩm Mùa lớ rụng trong vườn của Am hay Bắt quê của Nguyễn Minh Châu,
Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của
Đầu tiên, bước ngoặt cho sự thay đổi phải kế đến Đại hội Đảng lần thứ VI
năm 1986, sau sự kiện này hành trình đôi mới văn học nỗ ra trên mọi diễn đàn
văn chương C c nhà văn đã thay đổi cách cảm nhận vi chương và sắng lạo văn chương theo lối riêng của mình Không còn phải sống và viết theo không
i „ các ngôi bút được
khí chung của thời đại, của dân tộc, của công đồn:
ngôn ấy được in trên tờ Văn nghệ số ra ngày 5 tháng 12 lấy cánh
cửa còn khép kín, e đề rong lòng mỗi nhà văn đương thời được mở toang,
Trang 29giá trị "lần đầu tiên” được khẳng định Thể nên có thể xem đây là giai đoạn
thuận lợi đễ triết học hiện sinh có cơ hội phát triỂn trên văn đàn nước ta
'Thứ hai, sự thay đổi về mặt diễn ngôn cũng góp phần tạo nên tiền dé cho
chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở lĩnh vực văn học nước ta thời kì này, Hàng loạt
hệ thống diễn ngôn về dân tộc, về đất nước, được thay thế bằng diễn ngôn cá
nhân Lúc này, văn học để cao sự thật, lối viết nhìn thẳng vào sự thật được khai
Những vấn đẻ được xem là không quan trọng trước đây dẫn dẫn được đề cao,
nước, các nhà văn chấp bút khi và chỉ khi đã được trải nghiệm, được rèn dữa từ
nhà văn đã hướng ngòi bút đến những vấn để trong góc tối, những điểm mờ bị
khuất đi trong đời sống xã hội Từ đây, vấn đề thé sự được đặt lên từng trang thay thể cho những *vấn để sử th" trước đây
Không những thị ái biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn
học Việt Nam hiện đại sau 1975 là bước tiếp nỗi cho nẻn văn học hiện sinh giai
đoạn trước đó Trước 1975, vấn để hiện sinh được chỉ mới được khơi nguồn nhưng chưa phát triển được hết những giá tr tắt yếu của nó, vẫn còn bị nhiễu
tốt nhiệm vụ là su bi hiện của triết học hiện sinh; đưa t
lôi vào từng ngóc ngách của văn chương Việt Nam, nhất là nền văn học miễn
Nam Việt Nam Con người đã ý thức được sư "tồn tại” của mình trong vũ trụ,
đã biết khao khát đi tìm một vẻ đẹp giản dị nhưng khó nắm bắt và đường như
Trang 30
thé dẫn Những bước tiến mới trong canh tác, mô hình mới trong quản l,
phần nào làm con người cảm thấy bị bó buộc, chèn ép vào khuôn khổ; nhưng
đơn" Vì lẽ đó, con người đã tìm đến một nơi để cắt giấu nỗi niềm tâm hỗn ~
đó là thế giới ảo của chính mình Chúng ta thấy được điều này trong tác phẩm
Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu khi lão Khúng rắt nhiều lần mơ mình
khác gì con Khoang đen ~ một kiếp bò sống nhẫn nhịn và luôn kiếm tìm sự tự
do và khi được thả tự do nhưng lại không lựa chọn sự tự do Bên cạnh đó,
khuynh hướng hiện sinh sau 1975 tập trung đi sâu khai thác những để tài bắt
chết, sự lạc loài, lâm thức bị bỏ rơi, phi lí,
Nhu vay cho đến hôm nay khi chúng ta đã bước sang giai đoạn xây dựng
à kiến thi đất nước thì văn học hiện sinh vẫn đang tiếp tục phát triển và
khiển các nhà phê bình, nhà lí luận hao tồn nhiều giấy mực hơn nữa, nhất là
viết trong công trình "Chiến tranh, xã hội tiêu thụ và thị trường văn học mì
Nam Việt Nam 1954 — 1975” như sau: “Miền Nam là hợp thể của những đối lược thừa nhận
h tổng kết đẫy đủ hành trình văn hóa, văn học của vùng đắt này vẫn là dự
án còn ở phía trước” (Quán Như, 1971) Vì vậy, văn học mang cảm thức
sinh giai đoạn này kiểu xen lẫn giữa niễm tự hào về nhân vị là sự cô đơn, hoài nghi và sợ hãi khi cá nhân sau bao thé kỉ thời trung đại được là chính mình
Trang 311.3.1 Hành trình din thin vào văn chương
Một trong những cái tên nỗi bật trong nền văn học đương đại, không thể
không kể đến cái tên Sương Nguyệt Minh Nhà văn Sương Nguyệt Minh sinh
ngày 15 tháng 9 năm 1958 tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Sương Nguyệt Minh là bút danh ông dùng trên văn đàn, ít người biết đến tên
thật của ông là Nguyễn Ngọc Sơn Cái tên Sương Nguyệt Minh ẩn chứa nhiều
điều ấn ý nên đã có nhiều "giai thoại” về bút danh Sương Nguyệt Minh Có
người nói: “Sương Aguyệt Minh là yêu con gái cụ Đô Chiểu là Sương Nguyệt
Sương Nguyệt Minh, Ngoài bút danh Sương Nguyệt Minh, trên văn đàn còn
thấy dấu ấn của các bút danh khác của ông như Nguyễn Ngọc Sơn hay Nguyễn 'Yên Mô
Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiễu nghề sinh nhai: từ buôn
thuốc lá, trứng vịt, pháo: làm nghề khoan giếng, cho đến cất dán phong bì Ông
tuất hiện trên văn đản hơi muộn
à cây bút thuộc thé hệ van học đương đại, dù
so với các cây bút cùng thời nhưng lối viết của nhà văn đã để lại dấu ấn sâu sắc
trong lòng độc giả Hiện tại nhà văn dang công tác tại Ban Sáng tác ~ Tạp chí Văn nghệ Quân đội
“Có thể nói, Sương Nguyệt Minh là một rong những nhà văn quân độ biểu, Với sự nỗ lực cống hiển hết mình cho văn chương, ông đã gặt hái được
Trang 32nhiều thảnh công trên con đường sự nghiệp c mình Bon cử chỉ với 6 tập truyện ngắn và I tập tiễu thuyết, ông lần lượt được nhận nhiều giải thưởng như:
~ Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bán kháng án bằng văn
~ Giải thưởng cuộc thí bút ký báo Giáo dục thời đại (2004) với tác phẩm Nhọc nhẳn gieo chữ vùng cao
~ Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004)
với tác phẩm Những bước đi vảo đời
~ Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 (1999 - 2004) với tập
bút ký Trong cơn đại hồng thủy
~ Giải thưởng cuộc thỉ tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên (2004)
với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều
- Giải thưởng truyện ngắn cuộc thì Cây bút vàng của tạp chỉ Văn hóa — 1g an (1998 - 2001) với tá
Van nghệ phim Lita chdy trong rimg hoang
- Giải thưởng cuộc thi biit ký Đài tiếng nói Việt Nam năm (2002 - 2003)
ác phẩm Đếm Pà Cỏ
~ Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm (2003 - 2004) với
tác phẩm Aười ba bẵn nước
~ Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2010
Điều này cho thấy, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã có những tháng ngày
miệt mài sáng tạo nghệ thuật một cách nghiêm túc và đầy đam mê Trong hành sáng tạo nghệ thuật của mình, có không ít những khó khăn, thử thách mà nhà văn phải nỗ lực không ngừng để vượt qua Không có những hoa thơm, quả
ngọt nào sẵn có; cuộc đời của nhà văn cũng lắm lận đận như vậy Khi giấy báo
nhập học vào đại học đến thì ông đã lên đường nhập ngũ, chiến dau ở chiến
bom đạn rơi trên đỉnh đầu, ông lại tiếp tục con đường chinh phục đam mê của
mình vào việc học tại Trường Sĩ quan lục quân 2, sau ra công tác tại Học viện
Trang 33văn đến tận bây giờ
Bắt đầu từ năm 1997, nhà văn Sương Nguyệt Minh công tác tại Tạp chí
'Văn Nghệ Quân Đội Bằng những trải nghiệm đã có khi làm người lính chiến
lũy không ít những kinh nghiệm phong phú về văn hóa, phong tục, thực tiễn
cuộc sống, tâm lí con người để làm vốn cho quá tình sáng tạo nghệ thuật
của mình Chính vì thể, các tác phẩm của ông luôn mang màu dấu ấn của riêng Sương Nguyệt Minh
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật của nhà văn
“Thành công và tài năng của nhà văn Sương Nguyệt Minh, là điều không
ai có thể phủ nhận Bước chân vào "Cái nạn văn chương” khi đã quá muộn màng nhưng nhà văn vẫn có được những thành ông rực rỡ trong sự nghiệt
trong các sáng tác của ông như làng Yên Hạ, Sơn Hạ, có Đằm Vạc, có núi Ngọc
quê hương tha thiết Bên cạnh đó, các đề tài ông khai thác rất phong phú, không
Trang 34công dé tai phổ thị, Phố thị với những mảng tối được nha van đảo sâu, những
mặt trần trụi của đời sống thành thị đương thời được đưa ra "ánh sáng” Nhà văn quan niệm về văn chương: “Nhà văn phải khác biệt” Tức là mỗi
trang văn phải có những cách tân riêng, phải có nét đặc sắc riêng Trước khi có
tiếng vang của quyền tiểu thuyết Aiển Hoang, nhà văn Sương Nguyệt Minh
Nỗi đau dòng họ được in trên báo, đã tạo một tiếng vang lớn trong giới văn
chương Chính cải “khác biệt” trong quan điểm nghệ thuật, ông cũng gặp không
ít những rắc rối bên lề khi truyện ngắn đầu tay được in Sau những rắc rối không
mong muốn, ngồi bút của nhà văn lại không ngừng sáng tác, bút pháp thay đổi hóa bút pháp lẫn giọng điệu qua hàng loạt các giai đoạn sáng tắc của nhà văn
Giải đoạn đầu, Sương Nguyệt Minh dựng nê ác phẩm mang vẻ đẹp của
những nét giá trị truyền thống như ở tác phẩm Mây bay cuổi đường, Người ở
bên sông Châu, Chợ tình Giai đoạn tiếp theo là sự đắm minh vào hư ảo như
Tà giai đoạn tác giả chú tâm khai thác những khía cạnh đời sống những ngày
đầu đổi mới như ở tác phẩm Làng động, Chữm Sâm Cảm lại vẻ, Tha phương,
đã từng nói: "Tôi là nhà văn chiến tranh Thời trai trẻ cũng là thời ước mơ, khát vong, hành động ở rừng và chiến trận Nhà văn chiến tranh có ba loại: Một kiến người ta đánh nhau rồi viết, Ba là, đánh nhau và viết, hoặc đánh nhau xong
Tôi thuộc loại nhà văn thứ ba - đính nhau xong rồi viết, Và như
Jing sự tưởng tượng, hư cấu nhưng cũng viết bằng ký ức chiến tr
Trang 35
Chính vì có sự thực nghiệm nên các tác phẩm mang màu sắc của chiến tranh
của ông rất chân thật, đủ cảm xúc để đau nỗi đau của người lính hậu chiến
Thanh công được khẳng định khi có sự xuất hiện của tập tiểu thuyết Miền năm Điều này cho thấy ông đã rất tận tâm trong sự nghiệp văn chương của
mình
“Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã đạt tới những thành công nhất
đình, khi ông có sự cách tân trong lối viết, cách chọn đề tài và nội dung thé
hiện Không khó để bắt gặp những kiểu nhân vật mang tư tưởng triết học hiện
sinh nhưng ở hệ thống các nhân vật của nhà văn luôn có những nét riêng biệt,
Nguyệt Minh với các nhà văn khác Giống như nhà văn đã từng trả lời phỏng
vấn báo Thể thao và văn hóa, 10/2009: *Từ lâu bút pháp chủ yếu của tôi là hiện
thực và lãng mạn Một hiện thực có những số phận đau đớn, những va dap dtr
Khi soi chiếu các sáng tác của Sương Nguyệt Minh trong sự vận hành của nền văn học đương đại, không thể phủ nhận một điều, Sương Nguyệt Minh là
Trang 36“Tiểu kết Chương I
“Chương 1 đã trình bay một cách ngắn gọn về khái niệm, lịch sử hình thành
và phát triển, các phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh; những biểu hiện của
triết học hiện sinh trong văn học đầu thế kỉ XX và hành trình sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn Sương Nguyệt Minh Từ đó, giúp chúng ta hiểu về cách mà sắng tác văn học
Trang 37(CAM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYEN NGAN SUONG NGUYET
MINH THE HIEN QUA CÁC KIEU NHÂN VẬT
2.1 Kiểu nhân vật cô đơn
Kiểu nhân vật cô đơn là kiểu nhân vật đặc trưng của văn học hiện sinh Bởi vì, khi nói đến chủ nghĩa hiện sinh là nói đến những đặc tính như: buồn
nôn, phóng thể, tỉnh ngộ, ưu tư, tự quyết, độc đáo hay cô đơn Trong đó, văn
học hiện sinh thường nói đến nhân vật cô đơn vì qua phải qua sự soi chiếu của chủ nghĩa hiện sinh con người mới khẳng định được sự hiện tổn của bản thể
Trong Triết học hiện sinh, tác giả Trần Thái Đinh đã có sự khẳng định: “Mỗi
nhân vị là một độc đáo: thành thử con người tự cảm thấy cô đơn, một mình
gánh vác định mệnh của mình, không ai sống thay và chết thay ta được” (Trần Thai Đỉnh, 2009) Chủ nghĩa hiện sinh đề cao sự lựa chọn và và tự chịu trách
Chính vì
đó, con người hiện sinh đôi khi
phải sống trong trạng thái lo
ig của thể giới như: Những người khốn khổ của Vietor Hugo, Miếng da lừa cia Honoré de Balzac, Trăm năm cô đơn cia Gabriel Garcia Marquez, Rừng
Na Ủy của Haruki Murakami, Héng law méng cia Tào Tuyết Cần, Ở Việt
Nam, yếu tổ này được gắn với những tên làm nên lịch sử văn học của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Binh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Tú Xương dù phải khép mình trong chế độ
tính mạnh mẽ Chính vì thể, các nhà văn, nhà thơ đương thời không khó để nhìn
Trang 38
với văn minh phương Tây, đội ngũ nhà văn ý thức được vai trò của cá nhân,
khẳng định sự hiện tồn Đây được coi là nỗi cô đơn hiện sinh Nỗi cô đơn không chỉ xuất hiện ở thời chiến, ngay đến khi hòa bình được lặp lại nỗi cô đơn một
các cuộc chiến tranh phí lí nên sau khi hòa bình được lập lại, con người càng ý
động lớn của thời đại, cảm quan của con người cũng phải chịu nhiễu tác động nỗi cô đơn Nỗi cô đơn được khắc họa rõ nét và thắm thía qua các tác phẩm
có giấy giá thú, Chó bi đời lưu lạc, Ngược dòng nước lũ, của Ma Văn
Kháng, Tướng về lưa, Muối của rh lọ, Con gái Thủy thần, Những người thợi
nghiên cứu Thơ mẻ Việt Nam 1965 1975 khuôn mat cái tôi trữ tình của tác giả
cô đơn, ám ảnh, sự ruỗng bỏ, tâm trạng sợ hãi, lo âu, tỉnh
thần dự phóng, dan than dé khẳng định bản thể Bùi Bích Hạnh cho rằng những thơ trẻ 1965 — 1975” (Nguyễn Mạnh Tiến, 2007) Đây được xem là nhận định
bao quát, chính xác cho thể loại thơ trong văn học Việt nam giai đoạn này
Trang 39học Việt Nam đã từng bước tiếp cận những trào lưu văn học nổi trội trên thể
giới Kiểu nhân vật cô đơn lả một dạng thức được rất nhiều nha van, nha tho
tự quyết định tất cả thì mới cảm nhận được trạng thái cô đơn cực độ
2.1.1 Cô đơn đo bản năng
C6 don là bản chất con người của chủ nghĩa hiện sinh Con người cảm thấy cô đơn khi ý thức được nhân vị độc lập Thé ki XX, khi con người ý thức
được sự tự do, mong cầu được độc lập, được sống tự thân thì bắt đầu cảm thấy
cô đơn Trong công trình Trấn thoát tự do của Brich Fromm ta thấy được quan
điểm của ông về vấn đề này, ông cho rằng khi con người càng đạt được tự do
trên hành
dạng thức bắt nguồn từ tự thân Con người luôn dau dau với thứ cảm giác nà)
mỗi phút, mỗi giấy, không biết nó từ đầu đến, cũng không thể trả lời tại ao nó
tôn tại và tổn tại đến bao giờ Nhận thấy được điều đó, một số nhà văn khi cân với lí thuyết triết học hiện sinh đã khơi nên dạng thức cô đơn hiện sinh Không khó để bắt gặp nỗi cô đơn này trong các trang viết của Nguyễn Huy
> Bao Ninh, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Sương Nguyệt Minh
nhiều bình diện, nhiều trạng thái tâm lí, khiến người đọc không thể xuýt xoa
khi thấy bản thân in hign dau đó trong chính những nhân vật của ông
Một trong những nỗi cô đơn được khai thác triệt ing tác của nhà
Trang 40làng Trọng Nhân, ông đạo điễn Lê Mãnh trong tác phẩm Manh sấu, hình ảnh
những người cha trong truyện Cha tôi, Bán kháng án bằng văn đều cho thấy lính già về hưu thì trong tác phẩm Cha đôi, nhân vật người cha là lính chiến trở về với gia đình, với cuộc sống thường nhật lại gặp phải nhiễu "nỗi cô đơn”
'Ông cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, mặc dù ở nơi đó có vợ, có con gái,
con trai của ông Ông bắt ngờ khi thấy vợ mình ~ một phụ nữ thể hệ 6X nhưng
luôn diện những chiếc áo hai dây, đẻ vai: “có hôm mặc váy ngắn trên đầu gối,
vai để trằn, môi và móng tay tô màu trầm” (Sương Nguyệt Minh, 201 1) Không
chi thé, ông còn rất buồn khi đứa con gái lớn gần 30 tuổi nhưng chưa lấy chồng
còn ông không thể chấp nhận lối sống của mọi người Ông cảm th
Đến ›ng luôn hoài niệm về quá khứ, đem quá khi đứa con trái phải thốt lêt 'Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày
tháng cha đi bộ đội Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ”, "con chán ghét cha
và cả những điều cha nghĩ, những thứ cha nói và cha làm Cha đã biến cả nhà
ta thành trại lính” (Sương Nguyệt Minh, 201 1) Phải chăng, người cl
khi chưa chuẩn bị được tâm thể bước vào cuộc sống xô bô, khi tất cả