Điều Y: Làm thêm giờ Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ và người lao động không được từ chối, nhưng thời giờ làm thêm không quá 5 giờ/ngày;
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ
THẢO LUẬN:
MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
CHẾ ĐỊNH 4:
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.
GVHD: ThS Đoàn Công Yên Lớp: Quản trị - Luật 47A Nhóm thực hiện: 6
TP HỒ CHÍ MINH, 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Tình huống 1: 1
2 Tình huống 2: 9
3 Tình huống 3: 11
Trang 31 Tình huống 1:
Anh chị hãy nhận xét, tư vấn xây dựng phần TGLV-TGNN trong NQLĐ sau: Điều X Thời giờ làm việc
- Đối với khối văn phòng
Thời giờ làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, cụ thể:
+ Sáng: từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút;
+ Chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút
- Đối với khối sản xuất
Thời giờ làm việc được chia thành 2 ca:
+ Ca 1: từ 07 giờ 00 phút đến 19 giờ 00 phút;
+ Ca 2: từ 19 giờ 00 phút đến 07 giờ 00 phút sáng hôm sau
Giờ làm việc của công ty có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất công việc
Điều Y: Làm thêm giờ
Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ và người lao động không được từ chối, nhưng thời giờ làm thêm không quá 5 giờ/ngày; trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ thì số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 300 giờ trong 01 năm
Người lao động đã được bố trí nghỉ bù sau khi làm thêm sẽ không được nhận tiền lương làm thêm giờ
Điều Z Thời giờ nghỉ ngơi
1 Nghỉ trong giờ làm việc:
- Đối với khối văn phòng: nghỉ từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 00 phút
- Đối với khối sản xuất: trong mỗi ca làm việc, trưởng bộ phận sắp xếp để người lao động nghỉ 30 phút/ca.
Thời gian nghỉ trong giờ làm việc không được tính vào thời giờ làm việc và không được trả lương
2 Nghỉ hàng tuần:
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ngày thứ bảy và ngày chủ nhật
3 Nghỉ hằng năm:
Thời gian nghỉ hàng năm tính theo năm dương lịch (từ 01/01 đến hết 31/12)
Trang 43.1 Người lao động có đủ 12 tháng làm việc liên tục tại công ty thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương 12 ngày Sau đó, cứ thêm 05 năm làm việc tại công ty, người lao động được nghỉ thêm 02 ngày
Trường hợp người lao động có dưới 12 tháng làm việc tại Công ty, thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc tại Công ty
3.2 Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước cho người lao động
3.3 Công ty không cho phép chuyển ngày nghỉ hàng năm của năm này sang năm khác Những ngày chưa nghỉ hàng năm của mỗi năm sẽ bị mất vào cuối năm dương lịch đó Người lao động sẽ không được trả lương cho những ngày chưa nghỉ hàng năm, trừ trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tự chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm tính đến ngày làm việc cuối cùng, và trong trường hợp này, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương đương với tiền lương thông thường của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng năm đó
4 Nghỉ Lễ, Tết:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày (01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch);
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế Lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
e) Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 01 và ngày 02 tháng 9 dương lịch);
f) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được bố trí nghỉ bù theo lịch của công ty
5 Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương:
5.1 Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 04 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 02 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 04 ngày;
Trang 5d) Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết: nghỉ 03 ngày; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: nghỉ 01 ngày
5.2 Người lao động có thể thoả thuận và phải được người sử dụng lao động đồng
ý để nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp khác
Bài làm:
Điều X:
Đối với khối văn phòng
Thời giờ làm việc bình thường: (Làm việc giờ hành chính/Không theo ca)
Thời giờ làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần; nên 01 tuần làm việc 5 ngày, có
2 ngày nghỉ;
Giờ làm việc trong ngày: Thời giờ làm việc từ 7h30-17h00 và thời gian nghỉ ngơi từ 11h30-13h, nên tổng thời gian làm việc trong 01 ngày là 08 giờ
Giờ làm việc trong tuần: 01 tuần làm việc 5 ngày, thời giờ làm việc trong 1 ngày là 08 giờ; nên tổng thời giờ làm việc trong 01 tuần là 40 giờ
=> Vậy nên, thời giờ làm việc bình thường đối với khối văn phòng là phù hợp theo quy
định tại khoản 1 Điều 105 BLLĐ 2019.
Đối với khối sản xuất (Làm việc theo ca, kíp)
Trong NQLĐ của công ty không nêu rõ quy định thời giờ làm việc theo ngày hay tuần Giả sử, trường hợp theo tuần:
+ Ca 1: từ 07giờ 00 phút đến 19giờ 00 phút;
Thời giờ làm việc 12 giờ trong 01 ngày, trong đó thời giờ làm việc bình thường là 10
giờ và thời giờ làm thêm là 02 giờ; khi đó mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều
105 BLLĐ 2019 và điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019.
+ Ca 2: từ 19giờ 00 phút đến 07giờ 00 phút sáng hôm sau
Thời giờ làm việc 12 giờ trong 01 ngày, trong đó thời giờ làm việc bình thường là 10
giờ và thời giờ làm thêm là 02 giờ; khi đó mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều
105 BLLĐ 2019 và điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019 Ngoài ra, trong thời giờ
Trang 6làm việc của ca 2, có NQLV về giờ làm việc ban đêm được quy định tại Điều 106 BLLĐ 2019.
=> Vậy nên, khi áp dụng trường hợp thời giờ làm việc theo tuần thì công ty phải đảm
bảo thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019 và điểm b khoản
2 Điều 107 BLLĐ 2019 về thời giờ làm việc bình thường không quá 48 giờ trong 01
tuần, và số giờ làm thêm không quá 40 giờ trong 01 tháng
*Tư vấn thêm về trường hợp Đối với khối sản xuất
Vì ở Ca 1 và Ca 2 đều có thêm thời giờ làm thêm; ngoài ra Ca 2 còn liên quan đến giờ làm việc ban đêm Vậy nên, khi đó sẽ ảnh hưởng đến việc tính tiền lương, vì phải tính tiền lương làm thêm; tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm vào ban đêm nó sẽ gây khó khăn cho việc tính toán và chi trả cho NLĐ
Bên cạnh đó trong NQLV có đề cập đến “Giờ làm việc của công ty có thể thay đổi tùy
thuộc vào tính chất công việc” Nên công ty có thể xem xét phân chia thời giờ làm
việc bình thường đối với khối sản xuất thành 3 ca, cụ thể như sau:
Ca 1: từ 06giờ 00 đến 14 giờ;
Ca 2: từ 14giờ 00 đến 22 giờ;
Ca 3: từ 22giờ 00 đến 06 giờ
Khi phân thành 3 ca như trên, đảm bảo được “Thời giờ làm việc bình thường không
quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.”, phù hợp với quy định
tại khoản 1 Điều 105 BLLĐ 2019, và cũng thuận tiện cho việc tính toán chi trả lương
cho NLĐ
Điều Y:
- Căn cứ CSPL theo Điều 98, Điều 107, Điều 108 BLLD 2019 và Điều 59, Điều 60, Điều
61, Điều 62 Nghị định 145/2020/ NĐ-CP
- Về nguyên tắc NSDLD chỉ được yêu cầu NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý bằng văn bản của NLĐ Vì vậy, quy định tại Điều Y không đúng với quy định tại Điều 107 BLLD 2019 ( trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 BLLD 2019 )
- Quy định “thời giờ làm thêm không quá 5 giờ/ngày” không phù hợp với quy định tại Điều X ở trên và Điều 107 BLLD 2019 Đối chiếu với quy định tại 2 Điều ấy, thì thời gian làm thêm không được quá 4 giờ/ngày
Trang 7- “ Trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ thì số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày” – đây là quy định phù hợp với quy định của BLLD 2019 “ không quá 300 giờ trong 1 năm” – đây là quy định chưa phù hợp Về nguyên tắc, số giờ làm thêm của người lao động không được quá 200 giờ trong 1 năm (trừ một số trường hợp đặc biệt)
- “ Người lao động sau khi được bố trí nghỉ bù sau khi làm thêm sẽ không được nhận tiền lương làm thêm giờ” – đây là quy định không phù hợp với quy định tại Điều 98 BLLD 2019 Vì việc công ty cho NLĐ nghỉ bù sau thời gian làm thêm giờ mà không trả lương làm thêm giờ là chưa đúng với quy định vì như vậy là không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ
Tư vấn, xây dựng: xây dựng một biểu mẫu đồng ý làm thêm giờ có sẵn, để người lao động ký đồng ý khi phát sinh thoả thuận giữa các bên Điều chỉnh lại quy định thời gian làm thêm không quá 4 giờ/ngày vào ngày làm việc bình thường NLĐ vẫn được trả lương làm thêm giờ, ngày nghỉ bù do NLĐ quyết định có nghỉ bù hay không Nếu có thì ngày nghỉ bù đó được trừ vào số ngày nghỉ hằng năm
Điều Z:
1 Nghỉ trong giờ làm việc:
- Đối với khối văn phòng: nghỉ từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 00 phút:
Thời gian làm việc với khối văn phòng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút: 4 tiếng, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ: 4 tiếng, tổng thời gian 8 tiếng Theo khoản
1 Điều 109 BLLĐ 2019 thì người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục Theo đề khối văn phòng được nghỉ từ 11 giờ 30 phút tới 13 giờ: 1 giờ 30 phút là hợp lí
- Đối với khối sản xuất:
Thời gian làm việc với khối sản xuất mỗi ca là 12 tiếng Theo khoản 1 Điều 105 BLLĐ 2019 thì thời gian làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 tiếng trong 1 tuần, theo đề thì người lao động đã làm quá 8 tiếng trong một ngày vậy nên vi phạm về thời gian làm việc Nếu công ty có yêu cầu người lao động làm việc nhiều hơn so với luật định thì công ty phải có nghĩa vụ trả lương thêm giờ cho người lao động trong những giờ lao động phát sinh này theo Điều 98 BLLĐ 2019
Đối với thời gian nghỉ ngơi trong mỗi ca làm việc, trưởng bộ phận sắp xếp để người lao động nghỉ 30 phút/ca Đối với ca 1 người lao động nghỉ
Trang 8ít nhất 30 phút theo NQLĐ là phù hợp với quy định của luật Đối với ca 2
là thời gian làm việc ban đêm bắt đầu từ 19 giờ đến 7 giờ là không phù hợp theo Điều 106 BLLĐ 2019 và thời gian nghỉ ban đêm ít nhất 45 phút theo quy định của luật
- Thời gian nghỉ trong giờ làm việc không được tính vào thời giờ làm việc và không được trả lương.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58, khoản 2 Điều 64, khoản 3 Điều 63 NĐ 145/2020 thì người laao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên và thời gian chuyển tiếp giữa hai ca không quá 45 phút thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc Vậy nên trong trường hợp này thời gian nghỉ ngơi người lao động đối với khối sản xuất sẽ được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương
2 Nghỉ hằng tuần:
- Theo khoản 1 Điều 111 LLĐ 2019 mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24
giờ liên tục Theo đề mỗi tuần, người lao động được nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật
là hợp lí
3 Nghỉ hằng năm:
3.1 Theo điểm a khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019: “Người lao động làm việc đủ 12 tháng
cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”
Đồng thời theo Điều 114 BLLĐ 2019 cứ đủ 5 năm làm việc theo khoản 1 Điều 113 thì được tăng thêm tương ứng 1 ngày nghỉ hằng năm Vậy nên theo NQLĐ cần phải bổ sung thêm các trường hợp theo điểm b, c khoản 1 Điều 113 và điều kiện khi đủ 5 năm làm việc tại công ty, người lao động được nghỉ thêm 2 ngày là không phù hợp theo quy định của BLLĐ
Trang 9Theo khoản 2 Điều 113 BLLĐ 2019: “Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm” Căn cứ theo NQLĐ quy định là phù hợp theo luật định
3.2 Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy
định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động” Vậy nên người lao động không có quyền quyết định lịch nghỉ hằng năm mà phải do người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định Tuy nhiên trước khi ban hành, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người lao động và phải thông báo trước Theo NQLĐ tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện lao động là không phù hợp theo quy định của BLLĐ
3.3 Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019: “Người lao động có thể thỏa thuận với người
sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần” Vậy nên việc công ty không cho phép chuyển ngày nghỉ hằng năm của năm này sang năm khác là không phù hợp theo luật định Theo khoản 2 Điều 113 BLLĐ 2019 quy định: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ” Vậy nên người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ mà không cần phải trong điều kiện bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tự chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo NQLĐ quy định
4 Nghỉ Lễ, Tết:
Tiếp theo về quy định nghỉ bù, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 111 BLLĐ 2019:
“Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.” Điều này nghĩa là thay vì để công ty tùy ý bố trí ngày nghỉ bù, người lao
động sẽ được nghỉ vào ngày tiếp theo sau ngày nghỉ lễ Điều này đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tạo sự minh bạch, rõ ràng trong việc áp dụng lịch nghỉ Công ty cần tuân thủ quy định này và không được tự ý sắp xếp ngày nghỉ bù mà không căn cứ vào luật pháp Do đó, Công ty nên sửa đổi quy định: “Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được bố trí nghỉ bù theo lịch của công ty” theo quy định tại khoản 3 Điều 111 BLLĐ 2019 để phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 105 Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương:
5.1 Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 04 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 02 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 04 ngày;
d) Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết: nghỉ 03 ngày; bố hoặc
mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: nghỉ 01 ngày
5.2 Người lao động có thể thoả thuận và phải được người sử dụng lao động đồng ý để nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp khác
Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 115 BLLĐ 2019, đối với trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo với NSDLĐ trong các trường hợp: NLĐ kết hôn (nghỉ 03 ngày); con đẻ, con nuôi của NLĐ kết hôn (nghỉ
01 ngày); cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi (kể cả bên vợ và bên chồng) chết; vợ hoặc chồng chết; con đẻ, con nuôi chết (nghỉ 03 ngày) Như vậy, các quy định về số ngày nghỉ của công ty nêu ra chưa hoàn toàn khớp với pháp luật hiện hành
Để tuân thủ đúng quy định pháp luật, công ty nên điều chỉnh số ngày nghỉ như sau:
Kết hôn: nghỉ 03 ngày (thay vì 04 ngày)
Con kết hôn: nghỉ 01 ngày (thay vì 02 ngày)
Bố mẹ, vợ/chồng, con chết: nghỉ 03 ngày (thay vì 04 ngày)
Thứ hai, căn cứ theo khoản 2 Điều 115 BLLĐ 2019, NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; hoặc bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn Như vậy, đây là trường hợp NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày, phía công ty quy định đây là trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương là chưa phù hợp với quy định của BLLĐ 2019