1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thảo luật luật lao Động chương 5 tiền lương

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận Luật Lao Động Chương 5: Tiền lương
Tác giả Phạm Nguyễn Khánh Hưng, Huỳnh Minh Huy, Nguyễn Trần Hoàng Huy, Bùi Khánh Linh, Vũ Phi Long, Hà Thị Thúy Nga
Người hướng dẫn ThS.GVC. Đoàn Công Yên
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 247,02 KB

Nội dung

CHẾ ĐỊNH V: TIỀN LƯƠNG TÌNH HUỐNG 1 Theo đơn khởi kiện, nguyên đơn là ông Nguyễn Lâm trình bày: Từ ngày 10/9/2021 giữa ông Lâm và ông Nghị - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và Thương mại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DÂN SỰ LỚP QUẢN TRỊ LUẬT 47A

🙠 -🙡

MÔN LUẬT LAO ĐỘNG CHẾ ĐỊNH V: TIỀN LƯƠNG Buổi thảo luận thứ năm

Nhóm: 18

Giảng viên hướng dẫn: ThS.GVC Đoàn Công Yên

Thành viên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2024

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

CHẾ ĐỊNH V: TIỀN LƯƠNG 1

TÌNH HUỐNG 1 1

TÌNH HUỐNG 2 6

TÌNH HUỐNG 3 10

TÌNH HUỐNG 4 12

Trang 4

CHẾ ĐỊNH V: TIỀN LƯƠNG TÌNH HUỐNG 1

Theo đơn khởi kiện, nguyên đơn là ông Nguyễn Lâm trình bày:

Từ ngày 10/9/2021 giữa ông Lâm và ông Nghị - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng

và Thương mại N (gọi tắt là Công ty) có thỏa thuận bằng lời nói về việc ông Lâm sẽ làm tại trang trại của công ty theo thỏa thuận, gồm những công việc cụ thể như: trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây cảnh, cây rau màu; chăn nuôi gia súc, gia cầm Do ông Nghị và ông Lâm quen thân nhau nên hai bên không thỏa thuận mức tiền lương cụ thể, mà để ông Nghị tự chi trả lương theo thị trường lao động tại địa phương

Ngày 11/9/2022, ông Lâm nghỉ việc tại trang trại và yêu cầu ông Nghị thanh toán tiền lương nhưng ông Nghị không thực hiện Do vậy, ông Lâm khởi kiện yêu cầu Công ty TNHH xây dựng và Thương mại N phải trả cho ông là 12 tháng lương (kể từ ngày 10/9/2021 đến ngày 10/9/2022) theo giá tiền công lao động phổ thông tại địa phương nơi

có trang trại, bình quân 300.000 đồng/ngày Cụ thể như sau:

300.000 đồng/ngày x 30 ngày/tháng x 12 tháng = 108.000.000 đồng

Ông Lâm xác nhận trong thời gian làm việc đã nhận của ông Nghị tổng cộng 25.000.000 đồng tiền hỗ trợ chi phí

Bị đơn là công ty TNHH xây dựng và Thương mại N do ông Nghị là đại diện theo pháp luật trình bày:

Do chỗ tình cảm anh em nên khi biết ông Lâm đang làm thủ tục ly hôn vợ và chưa có việc làm, ông Nghị có nói ông Lâm cứ lên trang trại ở và xem có việc gì làm được thì làm, phụ giúp việc ở trang trại Công việc ở trang trại nặng nhọc nên đòi hỏi người phải

có sức khoẻ mới làm được, nhưng ông Lâm tuổi đã cao, mắc bệnh huyết áp, lại có chấn thương ở tay, lại không am hiểu về nông nghiệp, không biết nấu nướng nên ông Lâm không làm gì được Công việc của ông Lâm chỉ đơn thuần là việc dọn dẹp ly tách, nhà cửa Quá trình ông Lâm sống ở trang trại thì mọi chi phí đều do ông Nghị chu cấp, tiền

ăn, tiền tiêu vặt của ông Lâm đều do ông Nghị chi trả

Công ty chưa bao giờ ký HĐLĐvới ông Lâm, cũng chưa từng thuê ông Lâm làm việc nên yêu cầu khởi kiện của ông Lâm đối với Công ty là không có cơ sở Công ty đồng ý hỗ trợ cho ông Lâm một khoảng chi phí trong khoảng thời gian ông Lâm có đi lại trên trang

Trang 5

trại Tuy nhiên, công ty đề nghị căn cứ tính theo lương tối thiểu vùng đang có hiệu lực áp dụng tại thành phố Đà Nẵng để tính mức chi trả Cụ thể là: 3.920.000 đồng/tháng x 8 tháng = 31.360.000 đồng

Ông Lâm đã ứng 25.000.000 đồng, nên số tiền còn lại công ty sẽ hỗ trợ cho ông Lâm là: 31.360.000 - 25.000.000 = 6.360.000 đồng

Tại Bản án lao động phúc thẩm số 03/2023/LĐ-PT ngày 15/12/2023, tòa án xác định:

“[…] Về tiền lương: Tại phiên tòa ông Lâm yêu cầu với mức lương 300.000 đồng/ngày, tổng cộng là 108.000.000 đồng, tuy nhiên tại bảng kê ngày 20/9/2022 ông Lâm yêu cầu tiền lương 250.000 đồng/ngày, HĐXX xét thấy mức lương ông Lâm đề nghị thanh toán ngày 20/9/2022 là phù hợp với thực tế nên cần chấp nhận mức tiền lương của ông Lâm là 250.000 đồng/ngày.

Đối với số tiền ông Lâm đã nhận: Ông Lâm thừa nhận đã ứng của Công ty số tiền 25.000.000 đồng nhưng cho rằng đây là tiền xăng xe Công ty hỗ trợ đi lại chứ không phải ứng tiền lương, còn đại diện của Công ty cho rằng số tiền này là ông Lâm ứng lương, HĐXX xét thấy ông Lâm không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho ý kiến của mình nên cần xác định số tiền này là tiền ứng lương là phù hợp.

Từ những nhận định trên, HĐXX xác định Công ty còn phải trả cho ông Lâm số tiền 60.000.000 đồng – 25.000.000 đồng = 35.000.000 đồng là phù hợp […]”.

Câu hỏi:

a Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động hiện hành, anh chị hãy cho biết quan điểm của mình đối với cách xác định tiền lương của tòa án tại Bản án lao động phúc thẩm số 03/2023/LĐ-PT ngày 15/12/2023 nêu trên?

- Thứ nhất, quan hệ lao động có tồn tại không?

Theo Điều 13 BLLĐ 2019, HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về công việc, tiền lương và các điều kiện làm việc khác HĐLĐ có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói, hoặc thông qua phương tiện điện tử Ở tình huống này HĐLĐ được xác lập bằng lời nói với các căn cứ như sau:

Thỏa thuận miệng giữa ông Lâm và ông Nghị về việc ông Lâm làm các công việc tại trang trại, bất kể không có HĐLĐ bằng văn bản, cũng đã tạo ra quan hệ lao động thực tế

Trang 6

Ông Lâm đã thực hiện các công việc như trồng trọt, chăm sóc cây, chăn nuôi theo yêu cầu của ông Nghị trong suốt 12 tháng, cho thấy có sự tồn tại của quan hệ lao động thực tế

Do ông Nghị và ông Lâm quen thân nhau nên hai bên không thỏa thuận mức tiền lương cụ thể, mà để ông Nghị tự chi trả lương theo thị trường lao động tại địa phương Có thỏa thuận về chi trả lương theo thị trường lao động tại địa phương

=> Vì vậy, quan hệ lao động đã hình thành và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại N (do ông Nghị đại diện) phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương cho ông Lâm

- Thứ hai, cách xác định tiền lương của Tòa án

Tại Bản án phúc thẩm, Tòa án đã xác định tiền lương của ông Lâm dựa trên các yếu

tố sau:

Mức lương đề nghị ban đầu: Ông Lâm đề nghị mức lương 300.000 đồng/ngày, tuy nhiên sau đó vào ngày 20/9/2022, ông Lâm đã điều chỉnh yêu cầu xuống 250.000 đồng/ngày

Tòa án đã chấp nhận mức lương 250.000 đồng/ngày dựa trên thực tế và mức lương

mà ông Lâm tự đề nghị sau khi điều chỉnh Điều này là hợp lý, vì tòa án đã xem xét yêu cầu điều chỉnh của ông Lâm, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tự thỏa thuận về tiền lương giữa các bên theo Điều 90 BLLĐ 2019 và không trái với quy định tại Điều 91 của luật này

- Thứ ba, tiền ứng trước:

Ông Lâm xác nhận đã nhận 25.000.000 đồng từ phía công ty nhưng cho rằng đây là tiền hỗ trợ chi phí đi lại, trong khi công ty khẳng định đây là tiền ứng lương

Tòa án đã xác định số tiền 25.000.000 đồng là tiền ứng lương, vì ông Lâm không đưa

ra được bằng chứng để chứng minh rằng đây là chi phí đi lại Theo nguyên tắc, bên nào đưa ra yêu cầu thì phải có nghĩa vụ chứng minh như là các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ về việc số tiền này là hỗ trợ chi phí xăng xe đi lại

Do vậy, việc Tòa án trừ khoản tiền ứng trước này vào tổng số tiền lương ông Lâm yêu cầu là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và pháp luật

- Thứ tư, Tính toán tiền lương cuối cùng:

Tòa án đã áp dụng cách tính như sau:

Trang 7

Ông Lâm yêu cầu mức lương 250.000 đồng/ngày và công nhận rằng ông đã làm việc

12 tháng

Tòa án chấp nhận mức lương này và nhân với số ngày làm việc trong tháng: 250.000 đồng/ngày x 30 ngày/tháng x 12 tháng = 90.000.000 đồng

Sau khi trừ khoản 25.000.000 đồng mà ông Lâm đã nhận, số tiền công ty còn phải trả là:

90.000.000 đồng - 25.000.000 đồng = 65.000.000 đồng

Tuy nhiên, Tòa án phúc thẩm chỉ xác định công ty cần trả 35.000.000 đồng cho ông Lâm Điều này có thể do Tòa đã xem xét thêm yếu tố hỗ trợ của công ty về chi phí sinh hoạt cho ông Lâm trong thời gian làm việc

- Thứ năm, quan điểm pháp lý về cách xác định của Tòa án:

Dựa trên các quy định của BLLĐ 2019:

Điều 90, điều 91 Luật này quy định rằng mức lương trả cho NLĐ phải dựa trên thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Điều 95 Luật này quy định về việc trả lương đầy đủ và đúng thời hạn cho NLĐ Trong trường hợp này, ông Lâm đã hoàn thành công việc trong 12 tháng nhưng chưa được thanh toán đủ lương, do đó, yêu cầu của ông Lâm về tiền lương là có cơ sở

Tòa án đã áp dụng mức lương 250.000 đồng/ngày theo yêu cầu điều chỉnh của ông Lâm, điều này là hợp lý dựa trên thỏa thuận của các bên và phù hợp với Điều 90 (thỏa thuận về lương và công việc) và Điều 13 (QHLĐ)

Kết luận:

Cách xác định tiền lương của Tòa án trong Bản án phúc thẩm số 03/2023/LĐ-PT ngày 15/12/2023 là đúng theo pháp luật lao động hiện hành

Tòa án đã tính toán mức lương dựa trên thỏa thuận giữa ông Lâm và công ty, xem xét điều chỉnh mức lương ông Lâm yêu cầu và trừ đi số tiền ứng trước

Tòa án cũng xem xét thêm các yếu tố liên quan đến chi phí sinh hoạt và hỗ trợ của công ty trong quá trình tính toán số tiền cuối cùng, điều này phù hợp với quy định về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thanh toán tiền lương và các quyền lợi cho NLĐ

Trang 8

Giả sử các bên có quan hệ lao động cá nhân  mới làm câu a được vì theo quy định của pháp Luật Lao Động hiện hành mà phải có quan hệ lao động mới áp dụng được Bản án phúc thẩm nói về tiền lương là phù hợp với thực nên cần chấp nhận mức lương… nhưng câu hỏi hỏi về quan điểm về cách xác định tiền lương của tòa án là đúng hay không  trả lời đúng hay không mới đúng trọng tâm câu hỏi

Lương ở bản án này là lương ngày, nên cách xác định tiền lương ngày của Tòa án

- Tiền lương ngày = ? = 250.000  cách tính đúng hay sai

Nếu như ko cho tiền lương 1 ngày công thì lấy

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG/26 (NGÀY CÔNG THEO HĐLĐ) = TIỀN

LƯƠNG 1 NGÀY VD: Nếu cô lao công làm 26 ngày công + 4 ngày công làm thêm giờ  30 ngày

công Tiền lương cô lao công trong trg hợp ko cho tiền lương 1 ngày = (26+4) x MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG/26 (NGÀY CÔNG THEO HĐLĐ) = TIỀN LƯƠNG 1

NGÀY

IN NGHỊ ĐỊNH 74/2024 VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

b Theo anh/chị, để chứng minh có tồn tại HĐLĐ và yêu cầu công ty thanh toán tiền lương cho mình là phù hợp thì ông Lâm cần đưa ra các lập luận, chứng cứ và căn

cứ pháp lý nào? Vì sao?

- Thứ nhất, chứng cứ thể hiện mối quan hệ lao động: ở đây thì ông Lâm không ký

HĐLĐvới ông Nghị mà chỉ giao kết bằng lời nói thì ông Lâm phải chứng minh được ông Nghi và ông Lâm có thỏa thuận bằng lời nói, với nội dung thỏa thuận về việc ông Lâm sẽ làm tại trang trại của công ty theo thỏa thuận, gồm những công việc cụ thể như: trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây cảnh, cây rau màu; chăn nuôi gia súc, gia cầm Ông Lâm phải chứng minh được ràng ông Lâm và Công ty N có phát sinh quan hệ lao động Mặc dù, hai bên không ký kết HĐLĐ tuy nhiên ông Nghị với tư cách là Giám đốc Công ty đã có thỏa thuận bằng lời nói với ông Lâm rằng ông Nghị sẽ tự chi trả lương theo thị trường lao động tại địa phương Ví dụ những tài liệu (tin nhắn, văn bản,…) thể hiện ông Lâm có giao việc, kiểm tra tiến độ công việc của ông Nghị;

Trang 9

- Thứ hai, việc công ty N thừa nhận rằng đã cho ông Lâm ứng lương là 25tr đồng đã

chứng minh rằng có xuất hiện việc trả tiền lương Chứng tỏ Công ty N đã có trả tiền cho sức lao động của ông Lâm Vì vậy, có tồn tại quan hệ lao động giữa ông Lâm và công ty

N Ngoài ra, ông Lâm có thể đưa ra các bằng chứng liên quan đến việc nhận tiền lương để chứng minh rằng thực tế đã có sự việc đó diễn ra ví dụ như giấy biên nhận hay sao kê tài khoản ngân hàng những nguồn thu từ việc làm việc cho công ty N mà ông Nghị hoặc công ty N đã chi trả trước đó;

- Thứ ba, những tài liệu mang tính đặc thù, bí mật của công ty mà chỉ nhân viên được

tiếp cận mà ông biết

300.000 đồng/ngày x 30 ngày/tháng x 12 tháng = 108.000.000 đồng.

Theo Điều 90 bllđ thì tiền lương là thỏa thuận để thực hiện công việc

Làm 30 ngày 1 tháng –> tách ra 26 ngày công + 4 ngày làm thêm

Điều 32 LÀM VIỆC KO TRỌN THỜI GIAN

1 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KO PHẢI TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI Việt Nam

COI Điều 218

2 NẾU TRONG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI ĐÃ BAO GỒM TIỀN ĐÓNG BẢO HIỂM XH THEO LUẬT ĐỊNH THÌ KHI HĐLĐ CHẤM DỨT THEO KHOẢN 3 Điều 34 BLLĐ 2019, NLĐ ĐÓ KO ĐC TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC

 ĐÚNG VÌ TRONG TIỀN LƯƠNG ĐÃ CÓ TIỀN ĐÓNG BẢO HIỂM MÀ BẢN CHẤT KHOẢN CẤN TRỪ CỦA TRỢ CẤP THÔI VIỆC (TIỀN LƯƠNG + TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP)

3 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

- SAI KO CẦN TRONG TRG HỢP ĐƠN VỊ LAO ĐỘNG 1 NGƯỜI LAO ĐỘNG

4 THANG LƯƠNG BẢNG LƯƠNG CHỈ CÓ GTPL KHI ĐK TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Trang 10

5 NỘI QUY LAO ĐỘNG CHỈ CÓ GTPL KHI ĐK TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN6

SAI KHOẢN 1 Điều 119 VÀ Điều 121  DƯỚI 10 NG KO CẦN

TÌNH HUỐNG 2

Ngày 16/03/2022 bà Tài Thị Kim tham gia phỏng vấn trực tiếp tại Công ty TNHH N (Công ty) Ngày 20/03/2022 bà Kim nhận được thư mời nhận việc qua mail của công ty với thời gian nhận việc là 08h00 ngày 21/03/2022; vị trí trúng tuyển là: Nhân viên Hành chính Nhân sự; Thời gian thử việc là 01 tháng; Mức lương thử việc là 85% lương chính thức; Lương chính thức là 8.500.000đ/tháng Đến tháng 06/2022, ngoài lương, bà Kim được hưởng thêm phụ cấp cơm trưa 30.000đ/ngày Tổng phụ cấp cơm trưa của bà Kim trong 26 ngày làm việc/tháng là 780.000 đồng

Bà Kim cho rằng, kể từ ngày nhận việc đến thời điểm bà nghỉ việc tại Công ty là ngày 19/11/2022 bà vẫn chưa được Công ty ký kết bất kỳ loại hợp đồng nào Tính đến thời điểm nghỉ việc, Công ty chỉ hoàn thành thanh toán tiền lương của bà Kim đến hết tháng 10/2022 Bà Kim vẫn chưa nhận được tiền của những ngày phép năm chưa nghỉ và tiền lương từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 19/11/2022 Ngoài ra, bà Kim vẫn chưa được đóng Bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác

Sau nhiều lần chủ động liên hệ với công ty nhưng vẫn không được giải quyết, do vậy

bà Kim khởi kiện và yêu cầu công ty phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1/ Trả tiền lương còn lại từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 19/11/2022 (Áp dụng mức lương 8.500.000 đồng và phụ cấp cơm trưa 30.000đ/ngày)

2/ Thanh toán tiền phép năm chưa sử dụng tương ứng với thời gian làm việc từ tháng 21/03/2022 đến 19/11/2022 (Áp dụng mức lương 8.500.000đ và phụ cấp cơm trưa 30.000đ/ngày)

3/ Trả một khoản tiền tương ứng với số tiền mà lẽ ra công ty phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho bà

4/ Trả tiền trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật

Phía công ty xác nhận thời gian bắt đầu và chấm dứt quá trình làm việc như bà Kim trình bày là đúng Tuy nhiên, công ty chưa bao giờ ký bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến

Trang 11

thử việc, hoặc HĐLĐvới bà Kim Công ty chỉ xem bà Kim đang học việc tại Công ty và thỏa thuận mức thù lao qua trao đổi giữa hai bên Bà Kim không phải là NLĐ của công ty,

do vậy công ty không chấp nhận các yêu cầu của bà Kim

Câu hỏi:

a Theo anh/chị các yêu cầu của bà Kim có cơ sở để chấp nhận không? Vì sao?

PHẢI TRẢ LỜI LÀ YÊU CẦU CỦA BÀ KIM CÓ CƠ SỞ ĐỂ CHẤP NHẬN HAY KHÔNG ĐẦU TIÊN?

Quyết định 490/2023 sửa đổi Điều 1 quyết định 550 quy định về quy trình thu bhxh + mức lương áp dụng bhxh

Đối với yêu cầu đóng BHXH của chị Kim chỉ được chấp thuận khi

VD: ông A 65 tuổi, người Việt Nam ký hđlđ 6 tháng vs cty X tại Điều 8 có quy định rằng tiền lương 15 trđ/tháng chưa đúng vì theo khoản 3 Điều 168 Luật lao động thì nsdlđ phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho một người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bhyt, bhtn cho người lao động theo quy định của pháp luật về… ngoài 15tr tiền lương thì phải thêm một khoảng tiền nữa

Về căn cứ để xác lập quan hệ lao động trên thực tế, theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động; trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động Trong trường hợp này dù cho công ty không ký HĐLĐ bằng văn bản với bà Kim, nhưng trên thực tế công ty đã gửi cho bà Kim thư mời làm việc qua mail và có ghi nhận các nội dung như thời gian nhận việc, thời gian thử việc, lương chính thức, phụ cấp cơm trưa; và trong thời gian làm việc tại công ty, bà Kim đi làm tại công ty, nhận lương

và phụ cấp hàng tháng cho thấy có quan hệ lao động thực tế Do đó công ty không thể chỉ xem bà Kim là người học việc mà không có thỏa thuận hợp đồng lao động

1 Đối với yêu cầu trả tiền lương còn lại từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 19/11/2022 (Áp dụng mức lương 8.500.000 đồng và phụ cấp cơm trưa 30.000đ/ngày), đây là yêu cầu hợp lý, có cơ sở để chấp nhận Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động

2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các

Ngày đăng: 29/10/2024, 22:02

w