Pháp luật lao động quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
Đề bài số 03: Đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và liên hệ với thực tiễn.
Họ và tên: Lường Thị Ánh Du
Mã SV: K19FCQ028 Lớp: K19F
Hà Nội 05/2022
Trang 2MỞ ĐẦU
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó Pháp luật lao động quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan đến đời sống và việc làm của người lao động Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động,
em xin lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và liên hệ với thực tiễn” làm bài thi kết
thúc học phần của mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu thành 03 phần như sau:
Trang 3Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định luật hiện hành
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định luật hiện hành
1.1 Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong khoa học kinh tế lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động với việc đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động Theo đó, thời giờ làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc đã được giao Còn thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động được diễn ra liên tục
Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét như là một chế định của luật lao động, thể hiện nguyên tắc bảo vệ người lao động Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian này theo
ý mình
1.2 Quy định về thời giờ làm việc:
Trang 4- Một là, thời gian làm việc bình thường:
+ Thông thường thời gian làm việc bình thường của người lao động được quy định tại trong một ngày cao nhất là 8 giờ và trong một tuần lễ cao nhất là
48 giờ
Tuy nhiên đối với các công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làm việc không được quá 06 giờ/ một ngày;
+ Đối với thời giờ làm việc thì người sử dụng lao động có quyền quy định công việc của người lao động làm theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần;
Đối với trường hợp làm việc theo tuần thì người lao động làm việc bình thường không được quá 10 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong một tuần;
Mặc dù được người sử dụng được quyền lựa chọn thời giờ làm việc cao nhất
là 48 giờ trong tuần nhưng Nhà nước ta khuyến khích thực hiện tuần làm việc 40 giờ để đảm bảo về mặt sức khỏe cũng như quyền, lợi ích của người lao động
- Hai là, thời gian làm việc ban đêm:
Giờ làm việc ban đêm trong ngày được tính từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
- Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm
các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
1.3 Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
Cùng với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao động còn được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được pháp luật quy định Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít nhất 45 phút) (điều 109 BLLĐ 2019, nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (điều 111 BLLĐ 2019) Khi được quy định, những nội dung này trở thành quyền chính đáng của người lao động, giúp họ đỡ căng
Trang 5thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc, có thể dưỡng sức lao động, dành thời gian cho các nhu cầu vật chất và tinh thần khác… nên cần được pháp luật bảo vệ Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình làm việc như nghỉ theo ca nghỉ hàng tuần người lao động còn được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương ( từ điều
112 đến điều 115 BLLĐ 2019)
1.4 Ý nghĩa quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Có thể nói, Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết
và tạo thành một chế định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ Luật lao động
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 2.1 Về thời giờ làm việc
Nhìn vào sơ đồ số giờ làm việc
hàng tuần của lao động làm
công hưởng lương ta thấy:
Đối với người làm công hưởng
lương, số giờ làm việc trung
bình trong một tuần thông
thường nhìn chung không mấy
thay đổi, 47.5 giờ vào năm
2013 và 47.44 giờ vào năm 2018 Sự phân bổ người lao động theo giờ làm việc trong hai năm này cũng rất giống nhau (Hình 1) 1
Trang 6Số liệu thống kê cho thấy đa phần người lao động làm việc 48 giờ mỗi tuần, sau
đó vào khoảng 40 và 56 giờ mỗi tuần Đây là số liệu về thời gian làm việc thực
tế trong tuần nên số giờ làm việc này có thể bao gồm cả thời gian làm thêm giờ
Từ hai đỉnh thể hiện 40 giờ và 48 giờ ở Hình 1, ta có thể thấy rằng giờ làm việc thực tế nằm trong ngưỡng giờ làm việc hàng tuần theo luật định là 40 và 48 giờ Đỉnh cao thứ ba (56 giờ làm việc hàng tuần) có thể được xem là bao gồm 8 giờ làm việc ngoài giờ mỗi tuần
Số giờ làm việc trung bình của
người lao động theo ngành nghề
-Lao động trong ngành thủy sản có số
giờ làm việc cao nhất, trong khi lao
động trong ngành nông nghiệp có số
giờ làm việc thấp nhất - Lao động
trong các ngành như dệt may, sản
xuất điện tử và nội thất có số giờ làm
việc khá cao, trên 50 giờ mỗi tuần
Những ngành này cũng tập trung
nhiều doanh nghiệp FDI Ngoại trừ
ngành nông nghiệp, tất cả các ngành
nghề khác đều có giờ làm việc trung bình trên 44 giờ mỗi tuần1
2.3 Về thời giờ nghỉ ngơi
BLLĐ năm 2019 quy định từ điều 109 đến 116 về thời giờ nghỉ ngơi như sau:
1 Thời giờ làm việc tại Việt Nam, Văn phòng ILO tại Việt Nam tài liệu thảo luận chính sách tháng 9/2019
Trang 7- Đối với nghỉ giữa ca
Làm việc từ 06 giờ trở lên trên một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục đối với làm việc vào ban ngày và 45 phút liên tục đối với làm việc vào ban đêm
- Đối với nghỉ chuyển ca
Làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
- Đối với nghỉ hằng tuần
Người lao động (NLĐ) đuợc nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần Trong truờng hợp NLĐ không thể nghỉ hằng tuần thì đuợc bố trí bình quân 1 tháng ít nhất 04 ngày
- Đối với nghỉ tết:
Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày
lễ, tết (tổng cộng 11 ngày): Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch) ; Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch) ; Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Nghỉ hằng năm:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương như sau:
12 ngày: làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
Trang 8 14 ngày: làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
16 ngày: làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nghỉ việc riêng có hưởng lương:
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây: Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày; Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương
Tuy được quy định cụ thể trong BLLĐ về thời giờ nghỉ ngơi nhưng vào dịp lễ, tết, xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp yêu cầu NLĐ làm thêm giờ và hạn chế, cắt bỏ thời gian nghỉ của NLĐ Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, tăng giờ làm thêm là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp cũng như là nhu cầu tăng thêm thu nhập của NLĐ Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng doanh nghiệp bố trí người lao động làm việc không tuân thủ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi diễn ra tương đối nhiều Điều đó khiến cho vấn đề đảm bảo sức khỏe của NLĐ không được đảm bảo Trước thực trạng đó, Chính phủ đã đưa ra mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động đối với hành vi không đảm bảo thời giờ làm việc và nghỉ ở Nghị định 28/2020/NĐ-CP Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật hoặc kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động
Trang 9Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi như hiện nay, để cân bằng lợi ích của doanh nghiệp cũng như vấn đề sức khỏe của NLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Sinh viên xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất về thời giờ làm việc, làm thêm giờ:
a) Hoàn thiện quy định giờ làm thêm trên cở sở tương đồng với các nước trong khu vực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh thị trường lao động Với quan điểm này, nên xem xét lựa chọn một trong 02 phương án quy định làm thêm giờ như sau: phương án 1, theo ngày, năm (bỏ quy định theo tháng); phương án 2, theo ngày, tháng (bỏ quy định theo năm)
Với phương án quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày, tuần (ngay cả tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ cũng quy định làm thêm tối đa 12 giờ / tuần) không cho phép làm thêm liên tục, dồn dập (vì tính bình quân mỗi ngày chỉ làm thêm 2 giờ; hoặc chỉ có 3 ngày làm thêm tối đa đến 4 giờ/ngày trong mỗi tuần) Phương án này cũng tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm soát thời gian làm thêm như đã nêu ở trên Tuy nhiên, trường hợp làm thêm đều đặn cả năm ( tới 600 giờ/năm) đồng nghĩa với việc đã xác định công việc ngay từ đầu năm (không phải do yếu tố đột xuất phải làm thêm giờ), sẽ giảm ý nghĩa của chính sách trong việc buộc người sử dụng lao động phải tổ chức lao động hợp lý hoặc tuyển thêm lao động để giải quyết công việc2
b) Bảo đảm điều kiện thỏa thuận tự nguyện giữa người sử dụng lao động
(NSDLĐ) và NLĐ về làm thêm giờ
Trang 10Nâng giới hạn làm thêm cần được hiểu theo hướng mở rộng khung thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ, không phải là mở rộng “quyền huy động làm thêm” của NSDLĐ để buộc NLĐ làm thêm giờ
2 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Một số giải pháp hoàn thiện quy định về làm thêm giờ và thời giờ nghỉ ngơi trong ngày làm việc.
Để làm được việc này cần tăng cường tuyên truyền để NLĐ biết về quyền lợi của
họ Đồng thời, cần nâng cao hiểu quả giám sát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ từ cả cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn và giữa những NLĐ
c) Bổ sung các quy định nhằm hạn chế tác động bất lợi của làm thêm giờ
Làm thêm giờ có những tác động bất lợi đối với sức khỏe NLĐ (cả ngắn hạn và dài hạn), gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội (việc làm, năng suất lao động, tai nạn lao động, quỹ thời gian để chăm sóc gia đình…) Vì vậy, cần bổ sung những quy định về điều kiện tổ chức làm thêm để hạn chế tác động bất lợi này, phù hợp với sức khỏe NLĐ và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, như:
- Bổ sung thời gian nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm (phải là thời gian nghỉ ngơi bắt buộc, không cho làm việc để tính là giờ làm thêm), thời gian nghỉ giữa 2 ca làm việc liền kề, sau một số ngày làm thêm liên tục; quy định giới hạn số ngày trong tuần, số tháng trong năm được làm thêm liên tục;
Chỉ cho phép một số ngành nghề đặc thù, do yêu cầu phát triển kinh tế
-xã hội trong một giai đoạn nhất định mới cho làm thêm quá 300 giờ
Trang 11- Bổ sung, sửa đổi quy định nhằm tăng cường chia sẻ lợi ích kinh tế, trách nhiệm xã hội như: tăng cường khám sức khỏe tại nơi làm việc, tăng lương tương ứng theo số giờ làm thêm tích kũy trong năm;…
- Tăng cường hiệu quả giám sát, bảo vệ quyền lợi người lao động, xử lý các hành vi vi phạm
Thứ hai, về thời giờ nghỉ ngơi
Nghỉ giữa giờ cần bám sắt mục tiêu bảo vệ sức khỏe NLĐ, góp phần tăng năng suất lao động, trên nguyên tắc:
- Bảo đảm khoảng thời gian nghỉ ngơi tối thiểu để thực hiện nhu cầu sinh
lý cần thiết của con người và góp phần tái tạo sức lao động trong ngày làm việc
- Quy định linh hoạt nhằm phù hợp với tổ chức sản xuất, tăng tính chủ động của NSDLĐ
- Hài hòa quyền lợi của NLĐ khi làm việc theo ca và lợi ích của NSDLĐ Với quan điểm trên, nên bỏ quy định chung chung về đợt nghỉ ngắn, quy định thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục (đối với NLĐ làm việc 08 giờ hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn); ngoài thời gian nghỉ giữa giờ này, NSDLĐ quyết định các khoảng thời gian nghỉ giải lao khác tại nơi làm việc và ghi vào nội quy lao động trong đó, thời gian nghỉ giải lao từ 30 phút trở xuống phải tính vào thời giờ làm việc
Kết luận
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta Việc tuân thủ các quy định về pháp Luật Lao động quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo