Trong nền kinh tế Việt Nam, DNNVV với số lượng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kế vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn vi
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHAM HOÀNG PHƯƠNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
HÀ NOI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 31.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2-2-5 s5s+sz£+zEze+ 6
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ Và VỪA Sc SSc S2 SvSsEsrrksrrrsrerks 6
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và Vừa -5-ccccccccccscsrecrea 8
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nên kinh tế 121.1.4 Những yếu tô tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam, cơ hội và thách that 5 - c c S111 11 1111155511115 5111k E251 1 1k ke 18
1.2 Khái quát về chính sách phát triển các DNNVV escsscsscsscssessesessesesteseeseeees 26
1.3 Kinh nghiệm phát triển DNNVV trên thế giới - 2-2 2+ 2+ zxerxerxd 29
1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm - 5-55 SE E2 tcrrrre 37
CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA CUA VIỆT NAM ©+-222222212212211211271271211211 211 1c 40
2.1 Thực trạng DNNVV ở Việt Nam hiện nay - 5 25s +vxserxeeresves 40
2.1.1 Tình hình phát trÏỂH - 5c S ST EEE 2112122111211 cree 40
2.1.2 Những khó khăn chính của DÌNN VỨ - ác: St x+kE+kEsrEksrssrksseeses 33
2.2 Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
2.2.1 Thực trạng Chính sách tín dụng đối với các DNNVE -.ccccsccrea 58
2.2.2 Thực trang chính sách đất dai và mặt bằng sản xuất đối với các doanh
/134/11228/1/5828⁄).8EE00n0785Aea ố.Ẽ 63
Trang 42.2.3 Thực trạng chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực cho
2.2.5 Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 68
2.2.6 Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ
2.3 Đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt ÌNaIm - - 2 1122211112231 1223111191119 11H vn ng ren 72
2.3.1 Những kết quả đạt đẨưỢC 5 SE kEEEEEE1112112112121E12111 1 enrre 72
2.3.2 Những vấn để tÔN lqÌ - 5c scéTEEEEE112122121121121212121 11c rreu 74
2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém trÊN 5-5255 E2E2E2EerEerxerxet 76
CHƯƠNG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNHSÁCH PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM
¡:10)/€105/9)06)7.00160 0 78
3.1 Giải pháp nham hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 78
3.1.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa78
3.1.2 Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh nghiệp nhỏ
3.1.3 Đổi mới chính sách về đất dai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiép81
3.1.4 Cải cách hệ thong thuế hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh
3.1.5 Xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa - 82
3.1.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo 63
3.2 Dinh hướng và mục tiêu phát trién doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 84
Trang 53.2.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước
3.2.2 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ©-z+cc5csc+s
KET LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Nghĩa
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CNH - HDH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSS H6 tro tin dung
DN Doanh nghiép
DNNVV Doanh nghiép nho va vira
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
DTNN Dau tu nước ngoài
EU Lién minh Chau Au
GDP Tổng thu nhập quốc dân
IE Tổ chức phát triển doanh nghiệp
NHTM Ngân hàng thương mại
TNHH Trach nhiém hiru han
WTO Tổ chức thương mai thé giới
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH
STT | BANG NOI DUNG TRANG
Số lượng các doanh nghiệp nhỏ va vừa xét theo qu
1 Bang 2.1 me cus my 44
mô lao động giai đoạn 2000 — 2009
Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét
2 Bảng 2.2 | theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 45
2000 — 2009
Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo qu
3 Bảng 2.3 ` gis wy 46
m6 von giai doan 2000 — 2009
Số doanh nghiệp theo quy mô vốn tinh đến ngày
8 Bang 2.8 | Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp 62
Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn
1 Hinh 2.1 me eee P 5 | 43
2001 — 2010
2 Hình 22 Tông dư nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 — 60
2008
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong mọi quốc gia, DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế.Nhật Ban coi DNNVV là xương sống của nền kinh tế, còn Hàn Quốc coi đây là độnglực của nền kinh tế Trong nền kinh tế Việt Nam, DNNVV với số lượng chiếm khoảng
96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng
kế vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trongnước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các van đề xã hội
Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là mộtnhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đây mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Trong thời gian qua, với việc ra doi hang
loạt các Luật, Nghị định, Văn bản hướng dẫn có tác động tích cực đến việc phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng, bình đắng
cho các loại hình doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải không it
những khó khăn: thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc gia
nhập thị trường, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước
ngoài khi sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đặcbiệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho cácDNNVV càng gặp nhiều bat lợi trong hoạt động sản xuất Yêu cầu đặt ra là cần phải
có những chính sách cụ thể hiệu quả dé hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam phát triển, vượt qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế Do đó, em chọn đề tài
«Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu
Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế là hết sứcquan trọng chính vì vậy tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng, được công
bố hầu như hàng ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của các Chính phủ, các chiến lược,
các chương trình phát triển DNNVV của các quốc gia, đến các sách hướng dan, các
Trang 9hành các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV trong các lĩnh vực Cácchính sách này được quy định khá đầy đủ trong các văn bản pháp lý về trợ giúp phát
triển DNNVV xuyên suốt từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương Các công
trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến dé tài này có thé ké đến như sau:
Đề tài cấp bộ: 01X-07/09/2007-2: “Thực trang và các giải pháp thúc day sựphát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO”
do thạc sỹ Phạm Thị Minh Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài (2008) Đề tài đã tập trungnghiên cứu những vấn dé chung về DNNVV, các nhân tố anh hưởng đến hoạt độngcủa doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế về phát trién DNNVV trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV Đề tài đã đi sâunghiên cứu thực trang phát triển DNNVV trên dia bàn Hà Nội và đề ra phương
hướng, giải pháp thúc đây phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện
gia nhập WTO [20].
Đề tài cấp bộ: B2006-06-13: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gianhập WTO (giai đoạn 2006-2010)” do PGS.TS.Phạm Quang Trung là chủ nhiệm đề
tài (2008) Các tác giả đã tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa ban Hà Nội, những nguyên nhân tác động, các nhân tố ảnh hưởng và những
bài học kinh nghiệm từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranhcho khu vực DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong các giải pháp đó, cócác biện pháp dé PTNNL cho DNNVV vì nguồn nhân lực cũng là một nhân tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [21]
Sách tham khảo “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của TS.Tran Ngoc Ca, Nha xuat banChính trị Quốc gia, 2000 [12] Nội dung sách có giá trị tham khảo các van dé lýluận về quản lý doanh nghiệp, d6i mới doanh nghiệp
“Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Hà Nội” luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy,
2012 Trong luận văn này, tác giả đã trình bày một sỐ ly luận cơ bản, khái niệm về
Trang 10chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, đánh giá tình hình ban hành và thực hiệnchính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội và
đề xuất một số giải pháp Tuy nhiên, các kiến nghị chính sách mới chỉ dừng ở
nhóm chính sách thông tin, tuyên truyền luận văn chưa tập trung đánh giá nhóm
chính sách cơ bản như vốn, tín dụng, bảo hộ sở hữu công nghiệp, phát triển thị
trường khoa học và công nghệ.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của các nước trên thế giới, qua đó đề xuất một số giải pháp trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới Nội dụng của nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu các khái niệm về DNNVV, các khái niệm về chính sách.Tham khảo khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia trên thế giới,qua đó tìm ra tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Việt Nam Tìmhiểu vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Phân tíchkinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa trên thế giới
Thứ hai, Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những điểm còn vướng mắc cần giảiquyết trong thời gian tới
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thích ứng
với yêu cầu hội nhập kinh tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động
trên lãnh thé Việt Nam từ năm 2009 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
* Dữ liệu được thu thập từ các nguồn:
Trang 11- Sách, giáo trình
- Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn
- Các báo, tap chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet
- Các văn bản pháp luật như Luật doanh nghiệp năm 2000 va 2005
- Các khảo sát, báo cáo hàng năm về DNNVV
- Dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục phát triển doanh nghiệp
- Các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ về Chính sáchphát triển DNNVV
- Các tài liệu khác.
* Phương pháp:
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Đây là phương pháp luôn cần được
sử dụng nhằm đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính lô gic và thuyết phụccho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn Dữ liệu được thu thập từ các báo vềchính sách phát triển DNNVV, các kết quả nghiên cứu từ các công trình có liênquan đến phát trién DNNVV
Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên những số liệu và các thông tin đã thu
thập trong phương pháp trên, tiến hành hệ thống hóa, tong hợp những đữ liệu thành cácbảng điều tra nhằm phục vụ tốt nhất cho bài luận văn Việc xử lý thông tin giúp phân tích
rõ thực trạng chính sách phát trién DNNVV ở Việt Nam và nhờ vậy đưa ra được nhữnggiải pháp dựa trên những học thuyết hiện đại và hiện trạng của DNNVV ở Việt Nam
Phương pháp so sánh, đối chiếu: dựa trên những bang tong hợp, sử dụng cácphương thức so sánh truyền thống và phương pháp định lượng hiện đại nhằm thấyđược sự thay đổi và khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của DNNVV khi ápdụng các chính sách phát triển khác nhau
6 Những đóng góp mới của luận văn
Từ việc đánh giá thực trạng chính sách phát triển DNNVV của Việt Nam, luậnvăn đã phân tích, tổng hợp được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
của DNNVV.
Trang 12Đề xuất được một số giải pháp khả thi nhăm hoàn thiện chính sách phát triển
DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới như:
+ Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các DNNVV
+ Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho DNNVV
+ Đổi mới chính sách về đất dai và mặt bằng kinh doanh cho DNNVV
+ Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ DNNVV trong sản xuất kinh doanh
+ Xúc tiễn thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp đảo tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
liên quan.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận,luận văn gồm có 3 phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaChương 2: Thực trạng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sáchphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian tới
Trang 13CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
> Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thé giới
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and Medium
enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới
một mức giới hạn nảo đó.
Từ viết tắt SMEs được dùng phô biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các tổchức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Liên Hiệp Quốc (United Nation),
Tổ chức thương mại thé giới (WTO) SMEs được sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ
Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về
SMEs của riêng họ, ví dụ như ở Đức, SMEs được định nghĩa là những doanh
nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bi là 100 người Nhưng chođến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn Những
doanh nghiệp có dưới 50 lao động được gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có trên 250 lao động được gọi là những doanh nghiệp vừa Ngược lại, ở Mỹ
những doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người được gọi là doanh nghiệp nhỏ,
dưới 500 người là doanh nghiệp vừa.
Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số Ở EU, DNNVVchiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu người Trong một số khu vựckinh tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực pháttriển của nền kinh tế Trên phạm vi thế giới, DNNVV chiếm 99% tổng số doanhnghiệp và đóng góp 40% - 50% tổng thu nhập quốc dân (GDP)
Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại củaDNNVV Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa riêng và các địnhnghĩa này là khác nhau ở các quốc gia EU thì dùng định nghĩa về DNNVV chuẩn
Trang 14như trên Sự khác nhau về định nghĩa khiến cho việc nghiên cứu về DNNVV trở
nên khó khăn hơn.
> Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Dé xác định DNNVV, các quôc gia căn cứ vào các tiêu chuân khác nhau như
sô lao động, vôn sản xuât, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng Ở mỗi quôc gia
khác nhau, tiêu chi dé phân biệt DNNVV cũng khác nhau
Ở nước ta, tiêu chí xác định DNNVV được dựa trên điều kiện thực tiễn củaViệt Nam (là một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực quản lý còn
hạn chế, thị trường chưa phát triển, chưa có chuan mực đo quy mô doanh nghiệpmột cách chính thức) và khung khổ pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ các doanhnghiệp này phát trién phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta
Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ yếu dựavào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng ký, vì tất cả các doanh nghiệpđều có số liệu về hai tiêu thức này, có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn
bộ nền kinh té, nganh, doanh nghiệp và trong điều kiện thực trạng thong kê về cácdoanh nghiệp còn chưa đầy đủ của Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định
chính xác tri sô của chúng.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện trong nghị định
56/2009/NĐ-CP ngày 30 — 06 - 2009 của Chính Phu Tại điều 3 của nghị định này
đã quy định cụ thê về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng kỷ kinh doanh theo
quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổngnguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ưu tiên), cụ thé như sau [8]:
Trang 15Trên 10 đến | Trên 20 đến | Trên 200 đến
dưới 200 dưới 100 dưới 300
II Công nghiệp và
xây dựng
Trên 10 đến | Trên 10 đến | Trên 50 đến
dưới 50 dưới 50 dưới 100
II Thương mại va
dịch vụ
1.1.2 Đặc diém của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở nước ta, các DNNVV đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá trìnhđổi mới nền kinh tế Trong thời gian qua, Chính phủ đã tiến hành nhiều đổi mới dé
cải thiện môi trường đầu tư, trợ giúp DNNVV phát triển Đặc điểm chung của các
DNNVV, nhất là trong giai đoạn mới hình thành và phát triển là còn thiếu tiềm lực
về von, công nghệ, kỹ năng quản lý non kém, khả năng cạnh tranh trên thị trường
hạn chế Sau một thời gian phát triển, DNNVV đã có sự phát triển đáng kế về mặt
số lượng và tỷ trọng so với toàn bộ khu vực doanh nghiệp Những đặc điểm của
DNNVV ở Việt Nam được thê hiện như sau:
> Tính chất hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch
vụ, tức là gân với người tiêu dùng hơn Trong đó cụ thê là:
Trang 16Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chỉ tiết cho các doanhnghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong
nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ
sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vân và hỗ trợ.
Trực tiệp tham gia chê biên các sản phâm cho người tiêu dùng cuôi cùng với
tư cách là nhà sản xuât toàn bộ.
Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp vừa vànhỏ có lợi thế về tính linh hoạt Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặthàng, chuyền hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt
mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
> Về vốn
DNNVV có nguồn vốn nhỏ, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộckhu vực kinh tế tư nhân, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tư, đôimới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tíndụng khác như vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tô chức tài chính kháctrong xã hội DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đờisống, những sản phẩm có sức mua cao, thị trường tiêu thụ lớn, nên huy động đượccác nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ấn trong dân
DNNVV có vốn đầu tư ban dau ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanhnghiệp kinh doanh hiệu quả Với quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp này rất linhhoạt, dé thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điềukiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ công, cơ khí và bán cơ khí désản xuất ra những san phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tang lớp dân cư có thu
nhập khác nhau.
Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, thôngthường để thành lập một doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần vốn đầu tư ban đầu
Trang 17không lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải Đặc điểm nàylàm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngànhnghề, tạo điều kiện cho nền kinh tế khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trường
cạnh tranh lành mạnh hơn.
> Về năng lực cạnh tranh
Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ nên các DNNVVkhông có điều kiện đầu tư để nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị côngnghệ tiên tiễn, hiện đại Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản
phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản
phẩm nói chung thấp, tính cạnh tranh trên thị trường kém DNNVV cũng gặp nhiềukhó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếuthông tin về thị trường Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thịtrường nước ngoài Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là nhữngdoanh nghiệp mới hình thành, công tác tiếp thị còn kém hiệu quả và cũng chưa cónhiều khách hàng truyền thống Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanhnghiệp này thường phục vụ cho nhu cầu của địa phương, việc mở rộng ra các thịtrường mới là rất khó khăn đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNNVV
> Về lao động
Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, quy mô lao độngnhỏ, trình độ tay nghề chưa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê vàtuyển dụng ở các tỉnh Lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn
Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế Đội ngũ quản lýcòn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu, chưa có chuyên
môn Tuy Việt Nam có lực lượng lao động déi dao, trình độ học van tương đối cao so
với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản
đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, năng suất lao động không cao
Số lượng DNNVV có chủ doanh nghiệp giỏi, trình độ chuyên môn cao và
năng lực quản lý tốt chưa nhiều Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp chưa được đàotạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ
Trang 18năng quản tri kinh doanh Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút những nha
quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao do khó có thé trả lương cao và có các
chính sách đãi ngộ hấp dẫn đề thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng như
những người lao động giỏi.
> Về công nghệ và máy móc thiết bị
Công nghệ và máy móc thiết bị của các DNNVV thường lạc hậu do chỉ phí
đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thường vượt quá khả năng củacác DNNVV với qui mô vốn hạn chế Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với
mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đôi mới lại chậm Hạn chế về năng lựccán bộ và công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng sảnxuất kinh doanh
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có những sáng kiên đôi mới
công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu Điêu này tạo nên sự khác biệt vê sản phâm đê các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thê tôn tại trên thị trường.
> Về năng lực quản lý điều hành
Một đặc điểm của DNNVV nước ta hiện nay là sản xuất kinh doanh theo cách
tự phát, tự điều hành, quản lý còn mang tính gia đình Quản trị nội bộ của cácDNNVV còn yếu, nhất là quản ly tài chính, ý thực chấp hành các chế độ chính sách
chưa cao, còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là kiên kết trong cùng một hội ngành
nghề Khả năng liên kết của các DNNVV còn hạn chế do tư tưởng mạnh ai nay làm,
và do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu DN lớn Xuất phát từ nguồn gốchình thành, tính chất, quy mô các quản trị gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nắm
bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh Thông
thường họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu.
Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa vànhỏ còn rất thấp so với yêu cầu Trong khi đó ở nhiều nước DNNVV chính là đơn vịcung cấp nguyên phụ liệu cho các DN lớn, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả
Trang 191.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
Trong những năm qua, nhờ có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ pháttriển các DNNVV của nhà nước ban hành, nhất là từ sau khi Luật Doanh nghiệp cóhiệu lực ké từ năm 2000 Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Doanhnghiệp mới (Luật Doanh nghiệp năm 2005) thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm
2000, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã kế thừa
những thành công của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đồng thời phát triển thêm trênnhiều mặt, số lượng các DNNVV ở nước ta nói chung đã phát triển rất nhanh Phần
lớn các doanh nghiệp được thành lập trong thời gian qua là các DNNVV Với sự đa
dạng về thành phần sở hữu, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công
ty cô phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, các DNNVV đã góp phan quan trọng trong việc phát triển
sức sản xuất, huy động và phát huy được nội lực vào xây dụng và phát triển kinh tế,
xã hội Góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiềuviệc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết các van đề xã hội khác [30],[31] Vìvậy, vai trò của DNNVV ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
được thê hiện trên các mặt sau:
1.1.3.1 Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Nhiều DNNVV có thể tạo ra nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao
động Ở những nước khác, các DNNVV là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc
làm nhất và năng động nhất Sự xuất hiện ngày càng nhiều DNNVV ở các địaphương, các vùng nông thôn góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư, nhàn rỗitrong xã hội và ồn định kinh tế - xã hội Vai trò của các DNNVV không chỉ thé hiện
ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn là tạo công ăn việclàm cho người dân Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi
người, kế cả những người dang thất nghiệp
Xét về số lượng việc làm tạo mới, các DNNVV luôn chiếm ưu thế, bởi trên
thực tế với qui mô trung bình về vốn nhỏ hơn doanh nghiệp các khu vực khác, cácnhà đầu tư DNNVV thường khởi nghiệp và phát triển từ các ngành thâm dụng lao
Trang 20động hơn là thâm dụng vốn, đầu tư cho một chỗ làm việc trong các DNNVV lại rấtthấp so với doanh nghiệp lớn Theo số liệu thống kê năm 2009, chỉ số suất đầu tưcho thấy trong khi doanh nghiệp nhà nước cần 493 triệu VND vốn dé tạo ra một chỗlàm, doanh nghiệp đầu tư nước ngoai cần 342 triệu VND dé tạo 1 việc làm,
DNNVV chỉ cần đầu tư 141 triệu VND cho 1 việc làm [15]
Trên thực tế, chỉ số suất đầu tư một phan xuất phát từ quá trình mở rộng khu
vực DNNVV với các doanh nghiệp khác mới thành lập thu hút hàng trăm nghìn lao
động mới hang năm và quá trình cỗ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhànước thu hep đáng ké quy mô lao động của khu vực này Trong tương lai, triểnvọng thu hút thêm lao động đối với khu vực DNNVV rat lớn vì suất đầu tư cho mộtchỗ làm việc tai đây thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, chủ yếu do chiphí hoạt động thấp Đây cũng là nơi thuận lợi dé tiếp nhận số lao động ở nông thôn
ra thành phố đang tăng lên mỗi năm va số lao động déi ra từ các doanh nghiệp nhanước qua việc cô phần hóa, bán, khoán, cho thué,
1.1.3.2 Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rấtnhiều vào những nha sáng lập ra chúng Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp vừa
và nhỏ là rất lớn và thường xuyên phải thay đổi dé thích nghi với môi trường xungquanh, phản ứng với những tác động bắt lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tậptrung hoá sản xuất Sự sáp nhập, giải thê và xuật hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn Đó là sức ép lớn buộc những người quản
lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dam
nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản
lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khảnăng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanhnghiệp vừa và nhỏ Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thứcmới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh
Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào
sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cau kinh tế năng
động, linh hoạt phù hợp với thị trường.
Trang 21Ngoài các vai trò như đã nói trên, các DNNVV Việt Nam còn có vai trò
trong việc ươm mầm các tài năng kinh doanh Sự phát triển các DNNVV có tác
dụng đảo tao, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân Sự ra đời của các DNNVV
làm xuất hiện nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành đạt biết
cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội Bằng sự tôn vinh những doanh nhân
giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân rộng và truyền bá trong xã hội dướinhiều kênh thông tin khác nhau, qua đó sẽ tạo nhiều tài năng mới cho đất nước
DNNVV có vai trò không nhỏ trong việc dao tạo lớp doanh nhân mới ở Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới
1.1.3.3 Thu hút vốn
Vôn đâu tư là một yêu tô cơ bản của quá trình sản xuât, có vai trò to lớn trong việc dau tu trang thiệt bi, cải tiên công nghệ, dao tạo nghé, nâng cao trình độ
tay nghề cho lao động cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp
Tuy nhiên, hiện nay khi lạm phát có xu hướng tăng thì các ngân hàng cũng
sẽ tăng lãi suất dé thu hút v ốn Nhưng không phải cứ tăng lãi suất thi sẽ tang du oc
lượng tiền huy động Điều này còn phụ thuộc vao việc liệu mức tăng lãi suất có lớn
hơn mức tăng lạm phát dé dam bảo cho người gửi tiền có được mức lãi sua tthực
dương hay không Nếu lãi su ất thực bị âm, người có tiền sẽ tìm các kênh đầu tư
khác đê bảo toàn vôn.
Trong lúc lạm phát chưa 6n định, huy động vốn của ngân hàng chưa hap dan,
các cá nhân có tiền nhàn rỗi có nhu câu thành lập các cơ sở sản xuất nhỏ là hợp lý,
đây là yêu tô tích cực của việc huy động vôn trong dân cư, do vậy hàng năm đã có hàng trăm DNNVV được thành lập.
1.1.3.4 Tăng trưởng nên kinh tế
Theo thống kê mới nhất tính đến ngày 01/01/2012, trong các loại hình sảnxuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức lan toả trongmọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với số lượng vào khoảng 550.000 doanh
nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 ti USD)
Trang 22[49] Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số các doanh
nghiệp thuộc các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty
cô phan, doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài Tốc độ tăng trưởng GDP của các
DNNVV là tăng ôn định và đều đặn Theo các nhà phân tích kinh tế thì con số thực
tế còn lớn hơn rất nhiều, bởi vì trong thực tế, rất nhiều DNNVV ngoài nhà nước đã
không trực tiếp đứng tên trong một số hoạt động giao dịch, họ chỉ xuất ủy thác chodoanh nghiệp Nhà nước hoặc thực hiện các kênh khác của quy trình sản xuất CácDNNVV đóng góp đáng kê vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và huy động ngàycàng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế Ngoài ra, cácDNNVV ngoài quốc doanh và quốc doanh còn có sự đóng góp đáng kể vào việcxây dựng các công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng như trường học, thé dục thé thao,đường xá, cầu cống, nhà tình nghĩa, nhà tình thương và các công trình phúc lợi khác
ở tất cả các địa phương trong cả nước
Gia tăng giá trị xuất khâu: Với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học côngnghệ, kết hợp với thị trường mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa Nhiều DNNVV
đã mạnh dạn chuyền sang sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, số lượng hàng hóatham gia xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều sản phẩm được các doanh nghiệp xuấtkhẩu trực tiếp hoặc xuất ủy thác qua các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệpnước ngoài Góp phần thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phâncông lao động giữa các vùng — địa phương Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp
yếu kém, sự phát triển của DNNVV đã góp phan đây mạnh chuyên dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cau lao động trong nước, thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nôngthôn cũng như một sé lượng lớn lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm,lực lượng lao động này chủ yếu tập trung vào các ngành phi nông nghiệp, côngnghiệp và đã giúp chuyên đổi cơ cấu kinh tế địa phương, cơ cấu ngành, cơ cấu cácthành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu chung kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ở Việt Nam, năm 2000, đóng góp của khu vực này vào ngân sách quốc gia chỉkhoảng 10% trong tổng lượng đóng góp của tất cả khu vực doanh nghiệp Tỷ lệ này
Trang 23tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã nộp cho nhà nước đãtăng 18,4 lần sau 10 năm Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp hơn 40% GDP cả
nước, nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và hộ kinh doanh cá thể thì khu vưc này
đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP Bên cạnh đó, theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp 31% giá
trị sản xuất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64%khối lượng vận chuyền hành khách và hàng hoá [11]
1.1.3.5 Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ
Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa vànhỏ đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địaphương Chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt cácnguồn lực tại chỗ DNNVV đã tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiềuthuận lợi trong việc khai thác các tiềm năng rất phong phú trong dân, từ trí tuệ, taynghề tinh xảo, vốn liếng, bí quyết nghề nghiệp, nhất là của các nghệ nhân, các quan
hệ huyết thống, ngành nghề truyền thống, v.v để phát triển sản xuất kinh doanh.Chúng ta có thé chứng minh thông qua nguồn lực lao động Các DNNVV đã tham
gia góp phần vào công việc dao tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động va phát
triển nguồn nhân lực, một bộ phận lớn lao động trong nông nghiệp và số lao động
bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm đã được thu hút vào các DNNVV và đã
dần thích ứng với nề nếp tác phong công nghiệp và một số ngành dịch vụ liên quan.Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nôngnghiệp (49%) trong cả nước, và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực
lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp Ngoài lao động ra doanh nghiệp vừa và
nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong
vùng dé hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, DNNVV khi thành lập cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, có khảnăng huy động vốn nhanh, khai thác, sử dụng các tiềm năng về nguồn lao động vànguyên vật liệu tại các địa phương cũng như việc thu hút vốn
Trang 241.1.3.6 Chuyển dịch cơ cau kinh tế
Ở các nước có nền kinh tế phát triển cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệplớn thường tập trung ở các thành phố và các trung tâm công nghiệp, gây mat cân đối
về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa cácvùng trong một quốc gia Phát triển các DNNVV sẽ thúc đầy chuyên dịch cơ cấukinh tế theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế
Trước hết, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nhờ sự phát triển của cáckhu vực nông thôn thông qua phát triển các ngành công nghiệp, tiêu thủ côngnghiệp và dịch vụ ở nông thôn Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh các DNNVV còn
có tác dụng làm cho cơ cấu thành phan kinh tế thay đôi nhờ sự tăng nhanh các cơ sởngoài quốc doanh Sự phát triển của các DNNVV cũng kéo theo sự thay đổi của cơcau ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề và lay hiệu quả kinh tếlàm thước đo Ngoài ra, việc phát triển các DNNVV còn có tác dụng duy trì vàphát triển các ngành nghé thủ công truyền thống nhằm sản xuất các loại hàng hóamang bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.3.7 Góp phần vào việc đô thị hoá
Việc phát triển các DNNVV ở nông thôn không những góp phan giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nôngthôn, ma còn thúc day đô thị hóa các vùng nông thôn Dé nông thôn thực sự pháttriển bền vững theo hướng CNH-HDH, trước hết phải phát triển mạnh doanh nghiệpnhỏ và vừa Thực tế cho thấy loại hình kinh tế này có khả năng áp dụng khoa học
kỹ thuật tốt hơn và có tiềm lực kinh tế dé sin sàng đầu tư khi cần thiết
Lợi thế của DNNVV nói chung, ở nông thôn nói riêng là với số vốn không
lớn, không những đã góp phần tạo đầu ra cho nông nghiệp, nâng cao giá trị củanông sản hàng hoá, đồng thời sử dụng lao động dôi dư từ nông nghiệp, để họ cóngay việc làm tại địa phương, đem lại lợi ích kép về xã hội, đó là: vừa không để xảy
ra tình trạng mất việc làm, vừa tạo ra nhiều đô thị nhỏ, kiềm chế tình trạng lao độngnông thôn đồ xô về đô thị Sự phát triển DNNVV đã góp phan làm hài hoà các mối
quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa người làm nông nghiệp và người
Trang 25làm phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn Đây cũng là giải pháp chủ yếutạo ra thu nhập và việc làm cho những nông dân không còn đất trong quá trình đôthị hóa, hạn chế tình trạng dân nông thôn đồ về thành thị làm phát sinh nhiều vấn đề
xã hội phức tạp.
Qua các phân tích ở trên chúng ta có thê thấy rõ vai trò và tầm quan trọng
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên và tiềm năng phát triển của khu vực nàyrất rộng lớn Bởi vì cá doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là động lực cho phát triểnkinh tế, tạo công ăn việc làm và huy động nguồn vốn trong nước Vì những lý đo
đó việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải pháp
quan trọng dé thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta
1.1.4 Những yếu tô tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam, cơ hội và thách thức
> Tình hình quốc tế
Kinh tế thé giới trong mấy năm trở lại đây đang ở trong tình hình khủnghoảng nặng nề Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009 xuấtphat từ Mỹ, nguyên nhân là do những tồn tại và bất ôn của kinh tế Mỹ như: Tỷ lệtiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài không lồ; khủng hoảng nợ dưới chuẩn; khủnghoảng bat động sản Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hang
nước nay quá dé dai, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền dé mua bat động sản qua
các hoạt động cho vay không đạt tiêu chuẩn Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầunăm 2008 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế các nước, làm sản xuất bị đìnhtrệ, tiêu dùng giảm sút, hàng loạt công ty phá sản, lao động thất nghiệp Dưới tác
động của cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn về vốn, thị
trường cung ứng nguyên vật liệu sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ đều bị thu
hẹp lại điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh đoanh của nhiều doanh nghiệp
ngày càng khó khăn, lợi nhuận giảm sút, nhiều doanh nghiệp phá sản Viễn cảnhnên kinh tế thé giới còn ảm đạm trong thời gian tới Tuy nhiên, theo đánh giá chungthì nền kinh tế thế giới sé dan được phục hồi và phát triển, sẽ mang lại những cơ hội
Trang 26và thách thức mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai
đoạn phát triển mới Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó
khăn, bất ôn Trong giai đoạn tới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu
hướng chuyên dịch theo chiều hướng có lợi cho khu vực châu A Đây sẽ là cơ hội
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếpthu công nghệ tiên tiễn néu ta nắm bắt được kịp thời và hợp lý
Quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập
WTO dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khâu
cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển của cộngđồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng
Các thành tựu khoa học và công nghệ thế giới không ngừng được phát minh
và đưa vào thực tế sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đây mạnh cải tiến
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Những cơ hội:
Mở rộng thị trường: Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội lớn cho cácDNNVV tiếp cận với thị trường toan cầu, thâm nhập nhanh hơn vào thị trường thế
giới, tạo ra thị trường rộng lớn cho các DNNVV phát triển Gia nhập WTO không
những mở rộng về mặt quy mô thị trường mà còn tăng tính đa dạng hoá cơ cấu thị
trường xuất phát từ trình độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế, sự đa dạng về
văn hoá, chính trị, tôn giáo Sự đa dạng này sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho cácDNNVV trong việc lựa chọn phân đoạn thị trường phù hợp nhất
Tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế: Vốn luôn là vấn đề đặt ra đối với cácDNNVV Tận dụng được các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức, vay thương mại,
các nguồn viện trợ của nước ngoài, hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp của
nước ngoài, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích
hợp nhằm đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế Tuy nhiên, để khai thác được lợi thế
từ nguồn vốn nước ngoài, không chỉ cần sự cố găng bản thân của các DNNVV mà
còn can sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo
Trang 27hành lang pháp lý thuận lợi hon cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự bình đắng chocác thành phần kinh tế cùng tham gia vào thị trường.
Tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện đại: Thông qua con đường chuyên
giao công nghệ, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng, giúp các DNNVV tận dụng được thế mạnh của các doanh nghiệp lớn phát
triển mạnh hơn về khoa học và công nghệ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giúpDNNVV cơ hội liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng thếmạnh về khoa học công nghệ tiên tiễn của họ Trình độ quản lý, khả năng sử dụng
các dây chuyền công nghệ hiện đại được nâng lên
DNNVV tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành
vệ tỉnh của các tập đoàn lớn trên thế giới Lao động là yếu tố quan trọng trong việcphân bé các nguồn lực Đối với các nước đang phát triển, do năng lực và hiệu quảsản xuất còn thấp, với hệ thống hạ tầng cơ sở non yếu, công nghệ sản xuất còn lạchậu, họ thường hướng vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
lao động rẻ Băng việc sử dụng luân chuyên số lao động lớn, kỹ năng lao động giản
đơn Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội choDNNVV thực hiện quá trình phân công lao động quốc tế có hiệu quả hơn
Hội nhập kinh tế tạo cơ hội cho các DNNVV trở thành vệ tinh của các tậpđoàn lớn trên thế giới Day là cơ hội cho các DNNVV tiếp cận công nghệ hiện đại,vốn, trình độ quản lý, khả năng marketing, bán hàng, của các công ty nước ngoài
Những thách thức:
Do có quy mô nhỏ bé, tiềm lực về vốn, công nghệ và trình độ quản lý yếukém, các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra cũng nhưkhi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, năng lực cạnh tranh không
đồng đều giữa các doanh nghiệp: so với các quốc gia trong khu vực, DNNVV Việt
Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn đến kếtquả là năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá cao, tính cạnh tranhthấp, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế gây khó khăn cho quá trình tiếp thu và
Trang 28chuyên giao công nghệ.
Điều kiện hạ tầng cơ sở cho sản xuất kinh doanh của DNNVV còn nhiều bat
cập, chi phí đầu vào cao: đối với một số ngành, các DNNVV phải sử dụng nguyên
phụ liệu nhập khâu, giá cả nguyên phụ liệu phụ thuộc vào giá cả thị trường thé giới,
giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu thấp và các chi phí trung gian khác đã làm tăng
đáng kê chi phi đầu vào của doanh nghiệp
Kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường của DNNVV còn hạn chế,
lý do chủ yếu là sự khác biệt về tập quán, thói quen và văn hoá kinh doanh, nhiềudoanh nghiệp ở địa phương sản xuất những mặt hàng truyền thống chưa được đàotạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Khả năng liên kết các DNNVV còn yếu, đo đó các doanh nghiệp không thểtạo thành một khối thống nhất dé cạnh tranh, không tạo ra các nhà xuất khẩu lớn,
mà hoạt động của các DN còn manh mún, cạnh tranh lẫn nhau, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp nước ngoài ép giá.
> Tình hình trong nước
Kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều mặtsau hơn 25 năm đôi mới Nước ta được thế giới đánh gia cao về sự 6n định cao vềkinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường bước đầu được hình thành và vận hành cóhiệu quả Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm cácnước đang phát triển có thu nhập thấp và gia nhập nhóm các nước có thu nhập trungbình Tuy nhiên, đánh giá khách quan kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững.Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyên dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm
Trước bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế, xã hội trong thời
gian tới của Việt Nam là ưu tiên kiềm chế lạm phát, én định kinh tế vĩ mô; duy trìtăng trưởng hợp ly gắn với tái cơ cau nền kinh tế, tái cấu trúc khu vực doanhnghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu qua và
khả năng cạnh tranh Ôn định kinh tế vĩ mô với những điều chỉnh chính sách phát
triển doanh nghiệp phù hợp là nhu cầu cấp thiết nhăm tạo lòng tin trong khu vực
doanh nghiệp va thi trường.
Trang 29Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng nền kinh
tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng được phát triển bình đăng, cam kết tạo điều kiện mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Về thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh đã đượccải thiện đáng kể trong những năm qua, đặc biệt là thủ tục thành lập doanh nghiệp,thủ tục hải quan và thủ tục nộp, kê khai và hoan thuế, nhiều chính sách thuế đượcban hành và sửa đổi, tạo thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp và phù hợp vớithông lệ quốc tế Cụ thê, kết quả lớn nhất trong thực hiện các chương trình hỗ trợ
DNNVV đã đạt được vẫn thuộc về nhóm giải pháp cải cách thủ tục đăng ký kinh
doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của DNNVV Hiện nay,thời gian doanh nghiệp thực hiện cả 3 thủ tục đăng ký đăng ký kinh doanh, mã sốthuế, khắc dấu đã được giảm xuống chỉ còn 5 ngày, giấy phép khắc dấu đã được bãi
bỏ và mã số doanh nghiệp đã được hợp nhất với mã số thuế Hệ thống đăng ký kinhdoanh đã được tin học hoá khá mạnh Đây là những cải cách có tính tiễn bộ rõ rệt vàđem lại những kết quả rất tích cực
Với nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian qua Việt Nam áp dụng
cơ chế một cửa, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh Với thành công bước đầucủa Đề án 30 sau 3 năm triển khai (2007-2010), Đề án đã nâng cao khả năng tiếp cậnthông tin về thủ tục hành chính của mỗi cá nhân, tô chức Đề án đã thành công trongviệc huy động doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chính Một số cải cáchnồi bật của Dé án 30 như sau:
- Cải cách trong lĩnh vực thuế: các thủ tục về hóa đơn đã được cải cách theo
hướng cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và thay vi đăng ký, doanh
nghiệp chỉ phải thông báo cho Bộ Tài chính khi phát hành và sử dụng mẫu hóa đơn
tự in; đối với các thủ tục về kê khai thuế, nộp thuế đã thực hiện phân loại đối tượng
dé giảm tần suất kê khai thuế và nộp thuế cho phù hợp Thời gian qua, co quan thuế
đã quan tâm, đây mạnh triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng cho các doanh
nghiệp Việc kê khai qua mạng thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong
việc kê khai nộp thuế Từ đó, tiết kiệm chỉ phi, thời gian, tang tinh kip thời chínhxác, đơn giản hóa quá trình kê khai nộp thuế của người nộp thuế cũng như quá trình
Trang 30quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
- Trong lĩnh vực hải quan, thực hiện cải cách về thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc hiện đại hóa và nhân rộng thủ tục khai hải
quan điện tử, tích cực triển khai cơ chế một cửa quốc gia kết nối với các bộ, ngànhliên quan đề thực hiện thông quan nhanh hàng hóa xuất nhập khâu, phương tiện vậntải xuất nhập cảnh; thay “đăng ký” thành “thông báo” đối với một số thủ tục như
“đăng ký hợp đồng gia công”, “đăng ký, điều chỉnh và kiểm tra định mức”, “đăng
ký hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan”
Tuy nhiên, hệ thống TTHC hiện nay vẫn quá rườm rà, đòi hỏi nhiều giấy
tờ, nhiều cấp trung gian, không rõ ràng về trách nhiệm, thiếu thống nhất, công khai,minh bạch, thường bị thay đôi một cách tuỳ tiện Đồng thời, các sở ngành, cơ quanđịa phương khi liên hệ, giải quyết công việc với các cơ quan khác hay ngay cả giảiquyết công việc nội bộ cũng thiếu sự phối hợp đồng bộ, gây chậm trễ, ách tắc, phiền
hà cho các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2011-2020, mục tiêu chung của chương trình cải cách thủ
tục hành chính đã được xác định trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đó là
“Cai cách hành chính nhằm xây dung thé chế kinh tế thị trường ngày càng hoànthiện, giải phóng lực lượng sản xuất; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồnlực cho phát triển đất nước Coi trọng cải cách thủ tục hành chính dé tạo môi trườngkinh doanh bình dang, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí
về thời gian và kinh phí cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc moi
thành phần kinh tế”.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng,hiệu suất phục vụ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa quan trọng
Ngoài trách nhiệm xây dựng những chính sách phù hợp, các cơ quan nhà nước còn
có nghĩa vụ phô biến thông tin pháp luật, thực hiện chính sách theo tinh thần phục
vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Cải cách
hành chính, do vậy, sẽ là một trong những hướng quan trọng dé nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các DNNVV.
Về thông tin, đào tạo: Các DNNVV đã được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin
Trang 31khác nhau như báo chí, internet, truyền hình, Các nguồn thông tin này đều có vai tròrất quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đây sự phát triển của từng doanh nghiệp Bên cạnh
đó, việc trợ giúp cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đã được một số Bộ,
ngành và địa phương tổ chức triển khai thông qua việc triển khai tổ chức các cuộc
trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, hợp tác và tham gia hội chợ,
triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoải, ) songnhìn chung kết quả đạt được còn rất hạn chế Do đó, phần lớn các DNNVV gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận được những thông tin về sản phẩm, thị trường, công nghệ
và các xu hướng phát triển, hạn chế khả năng cạnh tranh
Hiện nay, ngoài các trang thông tin đáng tin cậy như website của Cục phát
triển DNNVV của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Công nghiệp địa phương, Trung tâm
Khuyến công, có rất ít nguồn thông tin có chất lượng cao đành cho DNNVV, tất ítdoanh nghiệp biết cách khai thác nguồn thông tin hữu ích từ bên ngoài
Việc hỗ trợ trong công tác dao tạo và tư vấn cho các DNNVV góp phan quan
trọng vào việc thành lập và phát triển doanh nghiệp Hiện nay, Liên Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTCngày 31/03/2011, hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đó, hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo nguyên tắc xã hội hoá:Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân thamgia đào tạo đóng góp một phần kinh phí
Thông tư này có ý nghĩa rất quan trọng, khăng định quyết tâm trong việcthực hiện công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý của các DNNVV.Tuy nhiên, dé công tác này thực hiện có hiệu quả, cần phát huy tốt vai trò của cáchiệp hội, của các đơn vi hỗ trợ và các DNNVV cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan thực hiện quản lý ở địa phương xác định và đề xuất nhu cầu cụ thể thiết
thực, tích cực tham gia vào quá trình đào tạo.
Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể;
cơ cau kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều
Trang 32ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện; các doanh nghiệp va toàn nền kinh tế đã bắtđầu thích nghỉ với hội nhập.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng trong các năm qua, một số tập đoàn
xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tô kích thích
phát triển doanh nghiệp trong nước thông qua tiếp quản kinh nghiệm quản lý,
chuyên giao công nghé,
>_ Những thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới
Tuy đã đạt được một số thành tựu trong việc phát triển kinh tế xong thực tế
xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng (đường xá, thông
tin liên lạc, điện nước ) còn thiếu và yếu; mặt bằng sản xuất kinh doanh còn nhỏ bélại xen lẫn các khu dân cư dẫn đến khó cung cấp các tiện ích công cộng và cải thiệnmôi trường, cải thiện điều kiện sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm
Khung pháp lý hỗ trợ đối với các DNNVV đã có xong vẫn chưa hoàn thiện,chưa được xây dựng một cách đầy đủ Các văn bản còn nhiều mâu thuẫn nhau, có
khi mâu thuẫn giữa luật và các văn bản dưới luật.
Thị trường là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ, cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trườngnước ngoài Thị trường nước ta còn kém phát triển, chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ
và bị chia cắt Hiện nay mới có thị trường hàng hoá và dịch vụ, còn các thị trườngkhác chưa hoặc còn manh nha Tuy nhu cầu của dân cư là rất lớn, nhưng thu nhậphiện nay lại chưa cao nên các doanh nghiệp có ít cơ hội dé đầu tư phát triển Về thịtrường nước ngoài: Do hạn chế về công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu thịtrường và ít có điều kiện tiếp xúc với thị trường nước ngoài nên khó xuất khẩu
Thiếu sân chơi bình đăng cho các DNNVV phat triên, điều này thé hiện ở
điểm Nhà nước vẫn giành nhiều ưu đãi hơn đối với các DNNN, gây tâm lý đối với
Trang 33Cải cách hành chính nhà nước diễn ra chậm, thiếu kiên quyết, bộ máy hànhchính nặng nề hoạt động kém hiệu quả khiến các doanh nghiệp gặp nhiêu khó khănkhi giải quyết các vấn đề liên quan.
1.2 Khái quát về chính sách phát triển các DNNVV
* Khái niệm chính sách
Trước hết, ta cần hiéu thế nao là”chính sách” Thuật ngữ “chính sách” được sửdụng phô biến trên báo chí, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội Mọi chủthể kinh tế- xã hội đều có những chính sách của mình Ví dụ, có chính sách của các
cá nhân, chính sách của doanh nghiệp, chính sách của Đảng, chính sách của một
quôc gia, chính sách của một liên minh các nước hay tô chức quôc tê v.v
Theo quan điểm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được mộtchủ thé khang định và thực hiện nhằm giải quyết những van dé lặp đi lặp lại Tuyên
bồ chính sách có nghĩa là một tổ chức hay một cá nhân đã quyết định một cách thậntrọng và có ý thức cách giải quyết những vấn đề tương tự Chính sách xác địnhnhững chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch ra phạm vi hay giớihạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở những nhà quản lí quyết định nào là cóthé và những quyết định nào là không thé Băng cách đó, các chính sách hướng suynghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiên các mục tiêu
chung của tô chức.
Chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công), xét theo nghĩa rộng, là tổngthé các quan điểm tư tưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phươngthức cơ bản dé thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước Chính sách theo quanniệm này là đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Ở Việt Nam, đườnglối do Đảng Cộng Sản Việt Nam- lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Trang 34pháp và công3 cụ mà Nhà nước sử dụng dé tác động nên các chủ thể kinh té- xã hộinhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định
hướng mục tiêu tông thé của đất nước [9]
Từ những quan điểm về chính sách nói chung và chính sách kinh tế- xã hội(chính sách công) nói riêng, ta có thé rút ra khái niệm về chính sách phát triển hệ
thống DNNVV ở Việt Nam như sau: Chính sách phát triển hệ thống DNNVV là
tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng
dé nhằm khuyến khích, thúc đây sự phát triển của các DNNVV, góp phan phát huy
và nâng cao hiệu quả cho hệ thống các doanh nghiệp này, nhằm phục vụ tốt nhấtcho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Nói cách khác, chính sách phát trién DNNVV là sự thé chế hoá pháp luật củaNhà nước đối với các vấn đề về các DNNVV, là hệ thống các quan điểm, phươnghướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triên hệ thống này
* Nội dung của chính sách
Chưa bao giờ và không ở đâu sự phát triển của DNNVV lại chỉ do bàn tay vôhình, tức là sự hoạt động tự phát của thị trường, ở mọi quốc gia và trong mọi thời
kỳ, bản tay hữu hình luôn luôn hiện hữu, tức là tác động của Nhà nước rất quantrọng, rất cơ bản, thậm chí có tính quyết định Đối với toàn bộ khu vực DNNVV,Nhà nước là người khởi xướng, người khuyến khích, người giúp đỡ, người bảo vệ,người cứu trợ (khi khó khăn) người điều tiết thoả đáng (khi cần thiết)
Hầu hết các Nhà nước chăng những đối xử với DNNVV bình dang như vớidoanh nghiệp lớn, mà còn dành ưu đãi rõ rệt cho DNNVV, với nhận thức đúng đắnrang sự bat bình dang có lợi cho DNNVV là dân chủ, là con đường và biện pháp tốt
dé thực hiện bình đăng xã hội
Bàn tay hữu hình của Nhà nước thể hiện qua hệ thong luật lệ của Nha nước,
từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương và chính quyền cơ sở, cóthể hiện hữu ngay trong hiến pháp, và từ hệ thống luật lệ toả ra trong mọi công việc
mà Nhà nước tiên hành.
Trang 35Tóm tắt những chính sách thé hiện trong luật lệ của Nhà nước về DNNVV là
như sau:
1 Tao dé dàng việc khởi nghiệp và việc hành nghề của DNNVV
2 Cho vay vốn với điều kiện thuận lợi (như Nhà nước góp phần thế chấp
hoặc bảo lãnh) với lãi suất thấp, với ân hạn dài, với sự trợ giúp khi gặp khó khăn
trong việc trả nợ.
3 Cho hưởng nhiều ưu đãi về thuế
4 Chuyền giao và giúp làm chủ công nghệ và quản lý tiên tiến
5 Giúp dao tao và bồi đưỡng nguồn nhân lực, từ giám đốc đến kĩ thuật viên,
nhân viên quản lý, kế toán và công nhân hành nghề
6 Cho nhận thầu công việc sản xuất, kinh doanh, cho đảm nhận từng dự anhoặc bộ phận dự án kinh tế (của Nhà nước), cho hạn ngạch hoặc tỷ phần trong việccung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho thị trường trong nước và cho xuất khâu
7 Giúp tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin kịp thời và chuẩn xác về thịtrường, cho tham gia nhiều hình thức thiết lập và phát triển quan hệ với các đối tác
trong và ngoài nước.
8 Đặc biệt chăm sóc và giúp đỡ:
+ Các DNNVV nhiều triển vọng
+ Các DNNVV bị thiệt thoi hoặc gap nhiều khó khăn
+ Các DNNVV do phụ nữ làm chủ
+ Các DNNVV trong một số ngành và vùng ưu tiên v.v
9 Hoạch định, thông qua và thực hiện những chiến lược trung hạn và dàihạn, những chương trình quốc gia từng năm hoặc vài năm về phát triển DNNVV
10 Theo dõi tình hình, thường thì làm thống kê riêng về DNNVV, kiểmđiểm việc thực hiện các luật lệ, chiến lược và chương trình nói trên, phát hiện và xử
lý kịp thời các van dé nảy sinh dé phát trién DNNVV
11 Lập cơ quan Nhà nước chuyên trách về DNNVV, có nơi là cơ quan cấp
bộ hoặc là một bộ trong Chính Phủ.
Trang 3612 Giúp thành lập và hoạt động có hiệu quả của các hiệp hội DNNVV Dành
cho các hiệp hội ấy cơ hội và vị trí đích đáng trong các Hội đồng, các Uỷ ban, cáchội nghị quan trọng của Nhà nước đề hoạch định các chính sách kinh tế quốc gia
Qua nghiên cứu luật lệ của nhiều nước, thì rõ rang mỗi nước bat đầu từ một
số luật lệ nhằm vào những vấn đề bức xúc và quan trọng nhất của sự phát triển
DNNVV, do vậy còn chưa hoàn thiện và chưa đầy đủ, rồi từng bước các luật lệ đóđược bồ sung hoàn chỉnh dan, đến khi bao quát khắp các mặt như vừa giới thiệutrong 12 điều nêu trên
Sự khác nhau giữa các nước chủ yếu là ở mức độ khuyến khích, ưu đãi, giúp
đỡ nhiều hay ít, cao hay thấp đối với DNNVV, và một phần nữa là ở một số biệnpháp khuyến khích cụ thể, có nét riêng biệt của từng nước
1.3 Kinh nghiệm phát triển DNNVV trên thế giới
> Han Quốc
Quá trình tăng trưởng các tập đoàn công nghiệp, tổ hợp công nông tại Han
Quốc khởi đầu từ những DNNVV, tuy nhiên sự thành công hay thất bại của loạihình doanh nghiệp này cũng rất đa dạng khi không có định hướng và hỗ trợ củaChính phủ Những chiến lược phù hợp đã được vạch ra cho DNNVV theo từng giai
đoạn phát triển của quốc gia, gắn với sự đa dạng hoá của kinh doanh toàn cầu Cóthé rút ra một số bài học bé ích cho định hướng phát triển của DNNVV Việt Nam
- Xây dựng tầm nhìn chiến lược cho DNNVV trong nước: dé thực hiện địnhhướng này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra tầm nhìn “Phát trién DNNVV theo môhình đổi mới hướng đến sản lượng 30.000 USD” Tầm nhìn được triển khai thành
mục tiêu chiến lược, đổi mới trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến đạt giátrị sản lượng 30.000 USD/năm Từ năm 2007, tạo mọi điều kiện dé xây dựng được
14.000 DNNVV đạt mức sản lượng 30.000 USD/năm, nâng số DNNVV lên 30.000doanh nghiệp đạt mức chuẩn
- Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng giaiđoạn phát triển, chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn của vòng đời doanhnghiệp: khởi nghiệp — nuôi dưỡng thúc đây tăng trưởng — tăng trưởng, toàn cầu hoá
Trang 37Linh hoạt hoá khởi nghiệp: bằng các chính sách như tăng cường dao tạonguồn nhân lực, cải thiện cơ chế quản lý, đơn giản hoá thủ tục rút ngắn thời gianthành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, mặt bằng và thuế Song song với việc thực hiện
đồng bộ các chính sách, Chính phủ đã định hướng các lĩnh vực ưu tiên phát trién làcác ngành công nghiệp chế tạo, hình thành loại hình công nghiệp “thung lũng
Silicon Hàn Quốc” cho DNNVV, hỗ trợ 50% chi phi trang thiết bị và giảm thuếdoanh thu, sử dụng tải sản, đất để tạo cơ sở ban đầu làm nền tảng cho các
DNNVV thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Nuôi dưỡng và thúc day tăng trưởng: tập trung vào chính sách hỗ trợ đổi mớicông nghệ, thương mại hoá sản phẩm công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển vànhận chuyên giao kết qua từ R&D từ các chương trình của Chính phủ dé đổi mớicông nghệ Cũng như các nước khác, điểm yếu nhất của các DNNVV là trang thiết
bị kỹ thuật yếu kém cả về trình độ lẫn quy mô, vì các chương trình R&D thường tậptrung vào các tập đoàn kinh tế lớn, chính sách đổi mới công nghệ giúp các DNNVV
có kinh phí hỗ trợ của nhà nước để nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp vớingành và phạm vi hoạt động, đồng thời có thể ứng dụng và tiếp nhận nhanh những
thành tựu của nghiên cứu mới vao hoạt động hiện hữu Chính sách thương mại hoá
sản phâm gắn liên với chủ trương thực hiện các hợp đồng mua sản phẩm của Chínhphủ và các tập đoàn công nghiệp lớn, trong đó có phần hỗ trợ bảo lãnh tín dụng vàthiết kế mẫu mã thích nghỉ với thị trường
Tăng trưởng — toàn cầu hoá: là nhóm giải pháp nhằm 6n định nguồn nhân
lực, củng có điều kiện làm việc và xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu Dé ônđịnh nguồn nhân lực cho các DNNVV, gan tương lai DNNVV với tương lai dai hoc
và nên kinh tế, Chính phủ đã có chủ trương thay đổi nhận thức của người lao động
về hoạt động và hướng phát triển của DNNVV bang các giải pháp vô cùng hữu hiệu
như: ưu tiên cho sinh viên các trường đại học thực tập tại DNNVV, bồ sung vào
chương trình đào tạo các môn học về DNNVV, các mô hình DNNVV thành công
- Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNNVV và các tập
đoàn kinh tế: qua các năm thực hiện hỗ trợ nuôi dưỡng, phát triển DNNVV, vẫn cònnhững cách biệt về trình độ công nghiệp hoá, sử dụng tài nguyên, liên kết kinh
Trang 38doanh giữa các DNNVV và các tập đoàn Chính phủ đã có chủ trương nâng cao
trình độ phát trién của các DNNVV thông qua việc hình thành Uỷ ban hợp tác sản
xuất thương mại của các doanh nghiệp mà chủ tịch là người đại diện văn phòng
Chính phủ Uỷ ban này phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại xem xét, cải tổchính sách phát triển kinh tế, tăng cường cơ chế hợp tác giữa DNNVV và các tậpđoàn kinh tế lớn, thúc đây DNNVV có điều kiện chuyền đổi phát triển và gia nhậptập đoàn, tăng cường hỗ trợ dé tăng số lượng và chất lượng của những DNNVV gianhập, giải quyết mọi quan hệ lợi ích có lợi cho cả hai phía và có lợi cho sự phát
triển bền vững của nên kinh tế [10]
> Trung Quốc
Một trong số các chính sách đạt hiệu quả ở Trung Quốc phải kế đến chính
sách phát triển DNNVV Sự phát triển của các doanh nghiệp này chính là động lực
phát triển kinh tế đất nước Nhờ có chính sách hỗ trợ, DNNVV Trung Quốc đã đivào chuyên môn hoá cao, tập trung vào các ngành chế biến nông sản thực phẩm,
may mặc, giày dép, Lực lượng DNNVV thực sự đóng vai trò quan trọng trong qua
trình phát triển ở Trung Quốc Những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành nhiềuchính sách hỗ trợ lực lượng doanh nghiệp này Trong đó, có việc sửa đổi hiến pháp
trong việc bảo vệ lợi ích và tải sản của doanh nghiệp tư nhân, xây dựng sân chơi
bình dang giữa các thành phần kinh tế Năm 2000, Trung Quốc ban hành Luật thúcđây phát triển các DNNVV Tháng 2/2005, Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành vănkiện về chính sách phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo đó quy địnhdoanh nghiệp tư nhân tham gia vào những lĩnh vực độc quyền của nhà nước
Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng được chú trọng Trung Quốc
cũng thành lập nhiều cơ quan với các chức năng khác nhau hỗ trợ và quản lý pháttriển DNNVV như Uỷ ban đổi mới va phát triển quốc gia, cơ quan xây dựng cácchính sách chiến lược nòng cốt dé phát triển và đổi mới nền kinh tế, trong đó baogồm một loạt các chính sách xúc tiến phát triển DNNVV Đồng thời, phòng cácDNNVV được thành lập để nghiên cứu sự liên hệ giữa DNNVV và sự phát triển
của nên kinh tế thị trường, hỗ trợ, nghiên cứu các chính sách và biện pháp nâng cao
khả năng cạnh tranh và sự phát triển của DNNVV, xây dựng hệ thống dịch vụ
Trang 39DNNVV, thúc day hợp tác và liên doanh giữa DNNVV va các công ty, tập đoàn
quốc tế Quỹ cải cách dành cho các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến cũng là một hình thức để khuyến khích DNNVV nâng cao trình độ khoa họccông nghệ Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập một số các tổ chứcnhư Trung tâm phối hợp và hợp tác kinh doanh Trung Quốc, Hiệp hội hợp tác quốc
tế Trung Quốc về DNNVV Phòng doanh nghiệp địa phương, trực thuộc Bộ Nôngnghiệp và Văn phòng “Spark Plan” thuộc Uỷ ban Khoa học Công nghệ Quốc giaphụ trách thúc đầy phát triển các doanh nghiệp địa phương
Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc đã thành lập quỹ phát triển nhằm tạo điều kiệncho các DNNVV phát triển Quỹ phát triển này giúp các doanh nghiệp đầu tàunhằm lôi kéo các loại hình hợp tác xã cùng phát triển, giúp các doanh nghiệp trong
nước xử lý các vụ kiện về bán phá giá, tạo điều kiện dé các doanh nghiệp giao dịch
thông qua thương mại điện tử, thành lập trung tâm giao dịch thương mại để hỗ trợcho các doanh nghiệp xuất khâu, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, hỗtrợ phát triển cơ sở hạ tầng [10]
> Đức
Mặc dù Đức là một nước công nghiệp phát triển nhưng DNNVV vẫn đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Khoảng 90% số doanh nghiệp ở
Đức là DNNVV, sử dụng khoảng 2/3 lực lượng lao động va tạo ra khoảng một nửa
giá trị Tuy nhiên, giống như DNNVV ở khắp thế giới, DNNVV ở Đức cũng gặpkhó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài chính KFW là một tổ chức ngân hangtập trung đáp ứng các nhu cau tài chính cho các DNNVV bao gồm một ngân hàngchuyên ngành DNNVV, một ngân hàng chuyên về xuất nhập khẩu và một ngânhàng tài chính dự án Ngân hàng DNNVV KEW cung cấp khoản vay khởi sự doanh
nghiệp và các khoản vay và cho thuê cho doanh nhân.
Mỗi bang có Luật khuyến khích DNNVV riêng quy định việc khuyến khích,
hỗ trợ cho các DNNVV tại bang Trong luật quy định những van đề về nghĩa vụ va
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ các DNNVV Các nguyên
tắc hỗ trợ chủ yếu như giúp đỡ dé tự thân vận động, cấp kinh phí hỗ trợ, Các chínhsách hỗ trợ như đảo tạo nghề nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, tiêu quản xí nghiệp, mởmang các thị trường nước ngoài, nghiên cứu về DNNVV, việc hợp tác, tham gia các
Trang 40hội chợ triển lãm, thông tin và tư liệu, về các chính sách cải thiện việc cấp vốn [15].
> Nhật Bản
Có thé nói các xí nghiệp vừa và nhỏ là một lực lượng trụ cột của nên kinh tếNhật Bản Trong số hơn 5 triệu xí nghiệp của Nhật hiện nay, thì hơn 80% là xí
nghiệp vừa và nhỏ, và có tới 77% lực lượng lao động cả nước làm trong các xí
nghiệp này Các xí nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật Bản rất gọn, nhẹ Bí quyết ton tạicủa các xí nghiệp nhỏ và vừa Nhật thể hiện ở 4 chữ: “Tinh, Vị, Chuyên, Sâu”, các
xí nghiệp này cung cấp những sản phẩm mà các xí nghiệp lớn không thé làm được
và buộc phải sử dụng sản phẩm của xí nghiệp vừa và nhỏ Ở Nhật, công nghiệp hỗ
trợ là mảnh đất tốt nhất của các DNNVV, các xí nghiệp lớn và nhỏ phải dựa vào
nhau dé tồn tại và phát triển
Nhật Bản là nước rất quan tâm đến việc hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt từ sau
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 Chính phủ Nhật đã nhận thấy tầmquan trọng của các DNNVV đối với nền kinh tế như đóng góp vào tăng trưởng
GDP của nền kinh tế quốc dân, tao ra việc làm, ôn định kinh tế vĩ mô (không giống
như các tập đoàn lớn khi bị sụp đồ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, các
DNNVV luôn có sự thay thế nên về tổng thé nó tạo nên sự ôn định cho nền kinh tế),huy động vốn nhàn rỗi trong dân,
Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản
đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV Những thay đổi về
Ở Nhật các tiêu chí được ghi trong Luật cơ bản về DNNVV (được ban hành
năm 1999) hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu dé tăng tính thích nghi của DNNVV vớinhững thay đôi của môi trường kinh tế — xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu
công ty Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ
DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các
doanh nghiệp mới, tăng nguôn cung ứng von rủi ro, trợ giúp vê công nghệ va