Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới” Trên cơ sở nhận thức lý luận pháp luật về phòng chống
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- KHOA LUẬT –
ĐỀ TÀI
Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian
tới
Học phần: Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham
nhũng
Sinh viên thực hiện
Họ và tên : Nguyễn Như Quỳnh
Mã sinh viên: 19064041 Lớp : K64 – Luật thương mại quốc tế Giảng viên : Vũ Công Giao
Trang 2MỞ ĐẦU 3
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 4
1 Khái niệm 4
2 Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn 4
3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập 5
4 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập 6
5 Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập 6
4 Ý nghĩa của việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 6
Chương II: Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ………7
1 Các biện pháp cụ thể 7
2 Thực trạng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ quyền hạn 9
Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới 10
KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ
VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng, chúng ta đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng Đất nước đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, chúng ta cũng gặp nhiều sự khó khăn và một trong số đó chính là vấn đề về nạn tham nhũng Trong nước cùng với “ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực
và thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, diễn biến hòa bình” và tham nhũng được Đảng ta xác định là bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của một chế độ
Những năm gần đây, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định: nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc các cán bộ đã dính líu vào tham nhũng; những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộc phải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của Nhà nước, của nhân dân đã làm cho tệ nạn tham nhũng từng bước được kiềm chế Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhân dân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước
Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân
và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng được đánh giá là “mang nặng tính hình thức” Nghĩa là, hiệu quả của nó trong việc góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng còn khá thấp Vấn đề hiện nay đang được quan tâm trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài tiều luận “ Phân tích
các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới”
Trên cơ sở nhận thức lý luận pháp luật về phòng chống tham nhũng, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trên cả nước, tiểu luận phân tích rõ các biện pháp kiểm kê tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ
đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trên cả nước
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê; phương pháp khảo cứu tài liệu; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp
Trang 4phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ban hành các quy định về phòng chống tham nhũng và tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
1 Khái niệm
1.1 Khái niệm kiểm soát tài sản, thu nhập
- Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng
1.2 Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn
- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó
2 Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn
1 Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa
vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm
quyền quản lý của mình
2 Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của
chính quyền địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
3 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà
Trang 5nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
4 Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
5 Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
6 Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước
7 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước
8 Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các
tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó
3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai) và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập; c) Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập Việc bảo vệ người cung cấp thông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
d) Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này;
đ) Trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
c) Xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy
Trang 6định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
đ) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh
Việc yêu cầu, đề nghị quy định tại các điểm b, d và đ khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản do Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ký Trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Chính phủ quy định
4 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập
Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan công an, quản lý thuế, hải quan, quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1 Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh về tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin đã cung cấp; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
2 Áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để làm rõ thông tin liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thu nhập hoặc để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
3 Tiến hành định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật
5 Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập
1 Hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai
2 Mọi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật
Nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích thông tin, dữ liệu trong kiểm soát tài sản, thu nhập
3 Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận xác minh được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định
số 130/2020/NĐ-CP
6 Ý nghĩa của việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
Xác minh tính hợp pháp của tài sản, thu nhập, qua đó phát hiện, ngăn ngừa và xử
lý tham nhũng
Trang 7 Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan và quan chức công quyền
Tăng cường niềm tin của người dân vào bộ máy hành chính công
Kiềm chế động cơ tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn
Việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những
giải pháp quan trọng trong phòng, chống thạm nhũng
Chương II: Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ quyền hạn
1 Các biện pháp cụ thể
Kê khai, công khai tài sản, thu nhập
Nộp thuế thu nhập cá nhân
Thanh toán qua tài khoản
Quy định về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng
1.1 Kê khai, công khai tài sản, thu nhập
Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, là một khâu trong kiểm soát tài sản, thu nhập mà Nhà nước sử dụng để biết được từng hoạt động của cá nhân có thể tạo tài sản, thu nhập, hoặc bằng cách khác là kiểm soát
dòng tiền và những tài sản có giá trị bất kể là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản mà cá nhân có được thông qua các loại hình hoạt động có thể tạo nên tài sản,
thu nhập nhằm phát hiện, ngăn chặn việc cán bộ, công chức, viên chức nhận tiền,
tài sản có giá trị trái quy định của pháp luật hoặc sử dụng tài sản của mình để thực
hiện hành vi tham nhũng
Luật phòng chống tham nhũng (2018) có quy định:
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1 Cán bộ, công chức
2 Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên
nghiệp
3 Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
4 Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Các loại tài sản, thu nhập cần kê khai
Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
o Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
o Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
Trang 8o Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
o Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai
Mục đích, nguyên tắc của việc kê khai tài sản, thu nhập
o Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán
bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng
o Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai
o Tài sản, thu nhập phải kê khai là tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai
o Giá trị tài sản, thu nhập kê khai được tính bằng tiền phải trả khi mua, khi nhận chuyển nhượng, xây dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng, thừa kế
1.2 Nộp thuế thu nhập cá nhân
Nộp thuế thu nhập các nhận là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn
Thực tiễn cho thấy, thu nhập ngoài lương của người có chức vụ, quyền hạn tăng lên và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Việc kiểm soát thu nhập bằng thuế thu nhập cá nhân còn có những hạn chế Thực tế cho thấy các cá nhân có thu nhập chưa tự giác kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, xử lý vi phạm trong trường hợp không kê khai hoặc kê khai không trung thực
1.3 Thanh toán không dùng tiền mặt
Môi trường giao dịch bằng tiền mặt dung dưỡng tham nhũng Chính sách sử dụng tiền mặt trong giao dịch dân sự tạo điều kiện cho việc tẩu tán tài sản tham nhũng một cách dễ dàng, rửa tiền một cách hợp pháp
Việc thanh toán tiền mặt tạo điều kiện cho tệ nạn hối lộ cán bộ, công chức Nhà nước, gây ra tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong quá trình xử lý
sự vụ Với các giao dịch dân sự như mua bán tài sản giá trị lớn, mua bán nhà đất hầu hết đang thực hiện bằng tiền mặt, giá trị giao dịch kê khai nộp thuế thấp hơn rất nhiều lần giá trị giao dịch thật, gây thất thoát nguồn thu từ thuế rất lớn cho ngân sách Nhà nước cũng như tạo cơ hội để che giấu tài sản cá nhân do tham ô
mà có
Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được quy định và triển khai thực hiện trong chi trả lương và các khoản phụ cấp cho người có chức vụ, quyền hạn
và người lao động trong bộ máy nhà nước và một số doanh nghiệp Tuy nhiên, lượng tiền trong các giao dịch này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng giao dịch của nền kinh tế, lượng tiền trong các giao dịch kinh tế, dân sự khác chiếm tỷ lệ cao hơn thì hầu như lại được thực hiện theo phương thức thanh toán bằng tiền mặt
Trang 9Luật phòng chống tham nhũng (2018) có quy định:
Điều 29 Thanh toán không dùng tiền mặt
1 Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:
a) Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng
để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ; b) Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên
2 Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính, công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch
1.4 Các q uy định về việc tặng quà, n hận quà tặng
Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định:
Điều 24 Quy định về việc tặng quà
1 Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
2 Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật
Điều 25 Quy định về việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này
Các quy định về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng còn có những nội dung chưa chặt ch , không có tính khả thi và thiếu chế tài xử lý vi phạm Các quy định còn mang tính hình thức; quy định về trình tự báo cáo, nộp lại quà, nhất là đối với quà tặng bằng hiện vật rườm rà, phức tạp, khó thực hiện, không khuyến khích các cơ quan, cá nhân thực hiện; chưa có chế tài xử lý nghiêm vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà; ranh giới giữa quà tặng và tài sản hối lộ khó phân biệt dẫn đến khó khăn cho việc xử lý và kiểm soát Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện còn thiếu nghiêm túc, không mang lại hiệu quả thiết thực
2 Thực trạng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ quyền hạn
o Hiện nay, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hình thức, thiếu tính đồng bộ Những quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn chưa đạt hiệu quả cao
Trang 10o Ý thức của một số bộ phận người có chức vụ, quyền hạn trong việc kê khai tài
sản, thu nhập, nhận và trả quà tặng…chưa cao, chưa tự giác
o Trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy, chưa thực sự được đề cao Một số cơ quan, đơn vị “người đứng đầu chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa thực
sự gương mẫu trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập
o Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa được tiến hành thường xuyên Một số vụ việc có phát hiện những dấu hiệu không trung thực của người kê khai nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử ký kịp thời,
nghiêm minh
o Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện, áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm, chưa hiệu quả, bị xem nhẹ hoặc thực hiện việc kê
khai tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn còn hình thức
o Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thực hiện độc lập, thiếu sự gắn kết phối hợp với các biện pháp khác như thực hiện trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn đối
với tài sản, thu nhập của mình
Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới
Cần thực hiện nghiêm chỉnh việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên
Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định
Thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp để kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn
Không xây dựng quy định thống nhất cho tất cả các đối tượng chịu sự kiểm soát,
mà thiết lập quy định riêng cho từng loại đối tượng; trong đó, đặc biệt chú trọng người có chức vụ, quyền hạn
Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc xác minh bản kê khai thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, theo định kỳ hoặc đột xuất
Tiến hành xác minh nội dung kê khai tài sản, thu nhập theo xác suất với một tỷ lệ nhất định Về điểm này có thể tham khảo gợi ý trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC)
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, hành chính, cán bộ, công chức và dân
sự để bảo đảm xử lý được người có chức vụ, quyền hạn, có hành vi kê khai gian dối và thu hồi được tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp cũng như
có cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp Quy định các biện pháp chế tài cụ thể, bảo đảm tính khả thi đối với các hành vi vi phạm quy định của