1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 775,01 KB

Nội dung

3 Chương 1 : Những vấn đề chung và các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Việt Nam hiện nay .... Tuy n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN

Môn Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng

Đề tài:

Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời

gian tới

Họ và tên : Trịnh Thị Vui

Mã sinh viên : 19061401 Giảng viên : Nguyễn Thùy Dương

HÀ NỘI-2021

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 3 Chương 1 : Những vấn đề chung và các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Việt Nam hiện nay 3 1.1 Khái quát chung về khái niệm, vai trò của kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 3 1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 4 1.3 Pháp luật quốc tế về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 8 Chương 2: Thực trạng thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 10 Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 11 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Tham nhũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa sự ổn định và phát triển của xã hội, sự tồn vong của chế độ Vì vậy, phòng chống tham nhũng luôn là nhiệm vụ chính trị cấp bách hàng đầu của các quốc gia Ở nước ta, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định một bước đột phá trong nhiệm kì mới

là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đề ra nhiều nhóm giải pháp Trong các giải pháp

đó, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được xem

là biện pháp hữu hiệu, góp phần minh bạch hóa hoạt động hệ thống công vụ Tuy nhiên , các quy định của pháp luật về vấn đề này mang nặng tính hình thức, hiệu quả thấp

NỘI DUNG Chương 1 : Những vấn đề chung và các quy định của pháp luật về kiểm soát tài

sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở

Việt Nam hiện nay

1.1 Khái quát chung về khái niệm, vai trò của kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm

2018 thì Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

Khái niệm này khá rộng, bởi vì có thể hiểu rằng người có chức vụ quyền hạn bao gồm cả những người không hoạt động trong khu vực nhà nước Những

Trang 4

4

người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn

Kiểm soát tài sản, thu nhập là biện pháp chỉ áp dụng đối với khu vực nhà nước và với những đối tượng cụ thể xác định trong luật Vì vậy Mục 6 chương 2 của Luật quy định “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”

Tại sao phải kiểm soát tài sản, thu nhập của những đối tượng này? Bởi vì chế độ lương bổng và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay là khá thấp so với chi tiêu để trang trải cuộc sống, lương của cán bộ, công chức cao nhất là 16 triệu Thế nên không có gì khó hiểu khi tình trạng tham nhũng không những xảy ra ở bộ phận những cá nhân có chức vụ từ trưởng phòng trở xuống mà cả những cán bộ, công chức có chức vụ thấp

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong công tác phòng chống, tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì khi kiểm soát tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước phát hiện ra những bất thường, từ đó có thể kịp thời xử lý hành vi tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán và bảo đảm thu hồi tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Kiểm soát tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận Ở Việt Nam vấn đề này được quy định trong Mục 6 Chương 2 Luật phòng chống tham nhũng 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP

Luật đã quy định hoàn thiện hơn hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối, bảo đảm tính chuyên nghiệp, độc lập trong kiểm soát tài sản thu nhập Theo đó, cơ quan, đơn

vị quản lý tập trung bản kê khai là cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập

Trang 5

5

của người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền Nếu như trước đây khi phát sinh những vụ việc cần xác minh tài sản, thu nhập thì mới thành lập tổ điều tra

và phân công người đi xác đinh thì nay Luật hiện hành đã quy định hẳn một cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và cơ quan này sẽ tiến hành điều tra, xác minh điều này thể hiện tính chất chuyên nghiệp hơn

Cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập có những quyền hạn nhất định để phục

vụ cho việc kiểm soát biến động của tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai qua đó đánh giá tính chính xác, trung thực của việc kê khai Có quyền yêu cầu đối tượng kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình Bên cạnh đó, cơ quan này có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập

Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập

Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 đã có những điều chỉnh cụ thể,

rõ ràng hơn đó là người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập

Theo Điều 34, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Trang 6

6

Nghị định 130 có rất nhiều điểm mới để bảo đảm cho việc kiểm soát tài sản thu nhập thực chất hơn Trước kia, đối tượng kê khai chỉ là trưởng phòng cấp huyện trở lên thì nay, tất cả cán bộ công chức kể cả mới tuyển dụng đều phải

kê khai; riêng viên chức thì từ cấp phó phòng Việc mở rộng đối tượng có nghĩa

vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn Trước kia năm nào cũng phải kê khai, còn bây giờ chỉ kê khai lần đầu và chỉ kê khai bổ sung khi tài sản tăng thêm 300 triệu đồng Còn những người phải kê khai hàng năm là nhóm có nguy cơ tham nhũng cao

Về tài sản phải kê khai

Ngoài phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây như: Nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài Luật phòng chống tham nhũng 2018 yêu cầu phải kê khai thêm công trình xây dựng

và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng và phải kê khai cả tổng thu nhập giữa hai lần kê khai

Luật PCTN quy định người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai Tuy nhiên theo quy định về phương thức kê khai, có thể có trường hợp cán bộ sau khi kê khai lần đầu thì nhiều năm sau, thậm chí là hàng chục năm sau mới phát sinh việc kê khai tài sản lần thứ 2 (Ví dụ 1 người là công chức ngạch chuyên viên sẽ phải kê khai lần đầu khi được bổ nhiệm vào ngạch nhưng sau đó không thuộc diện phải kê khai hàng năm, kê khai bổ sung thì sẽ không phải kê khai tài sản, thu nhập Nếu như 25 năm sau người đó được làm quy trình bổ nhiệm phó trưởng phòng thì sẽ phải kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ và khi đó phải kê khai tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai

là 25 năm)1

1

Ngô Mạnh Hùng (2021), Một số vấn đề đặt ra trong việc triển khai thực hiện Nghị định số

130/2020/NĐ-CP, Tạp chí điện tử cơ quan của thanh tra Chính phủ

Trang 7

7

Về thủ tục, trình tự kê khai

Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã quy định các phương thức áp dụng cho từng đối tượng kê khai khác nhau gồm: Kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ

Việc kê khai lần đầu được áp dụng đối với người đang giữ chức vụ hoặc

có vị trí công tác thuộc đối tượng có nghĩa vụ kê khai, nhằm hình thành đồng bộ

cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản, thu nhập của họ kể từ thời điểm Luật có hiệu lực để phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập

Việc kê khai phục vụ công tác cán bộ áp dụng đối với cán bộ, công chức, một số viên chức hoặc người ở vị trí công tác khác khi được tiếp nhận, tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước

Kê khai hằng năm và kê khai bổ sung phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập Kê khai hằng năm chỉ áp dụng đối với những người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản

lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác Kê khai bổ sung áp dụng đối với người có biến động tăng về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên

Hiện nay, đang thực hiện việc kê khai tài sản lần đầu và kê khai, công khai Bản kê tài sản, thu nhập lần đầu phải hoàn thành trước ngày 31/3/2021 Việc kê khai hàng năm, kê khai bổ sung của năm 2021 sẽ thực hiện vào cuối năm 2021 bảo đảm hoàn thành trước ngày 31/12/2021 theo đúng quy định của Luật PCTN

Tại Điều 39 Luật PCTN năm 2018 quy định cụ thể về cách thức công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng có nghĩa vụ kê khai

Trên cơ sở công khai, hằng năm cơ quan đơn vị xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập do thanh tra hoặc đơn vị phụ trách tổ chức cán bộ thực hiện

Về nghĩa vụ xác minh

Trang 8

8

Một số căn cứ xác minh như khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên Việc quy định xác minh theo kế hoạch là nhằm tăng cường ý thức tuân thủ trong kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ

kê khai Đây là một hình thức rất hiệu quả để cảnh báo tất cả những người kê khai tài sản, là họ có thể trở thành đối tượng được xác minh bất kỳ lúc nào theo

kế hoạch hàng năm

Theo quy định của Nghị định 130/2020/NĐ-CP, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình và số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị

Các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập có quyền tự mình đi xác minh, có quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập Việc này nhằm hạn chế việc các bên liên quan lấy cớ bảo mật để né tránh cung cấp thông tin

1.3 Pháp luật quốc tế về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Vấn đề minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập đã được đề cập trong nhiều công ước như Công ước OECD về chống hối lộ các quan chức công quyền nước ngoài được thông qua năm 1997; Công ước chống tham nhũng của

Tổ chức các nước châu Mỹ thông qua năm 1996; Công ước luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng Châu Âu thông qua năm 1998…và đặc biệt có tác động

Trang 9

9

đến Việt Nam đó là Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng ( UNCAC) được thông qua năm 2003

Điều 8 (Khoản 5) của Công ước chứa đựng một tiêu chuẩn mềm, trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên “khi thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên nỗ lực thiết lập các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan trong đó có những hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ”

Các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc không ở mức cao hơn nghĩa

vụ phải xem xét Theo ngôn ngữ của cuốn Hướng dẫn lập pháp để thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UN, 2006, đoạn 12, trang 4), thì một điều rõ ràng là Công ước thúc giục các quốc gia thành viên xem xét thông qua các hệ thống kê khai và cố gắng để xác định xem những hệ thống đó có tương thích với hệ thống pháp luật quốc gia của mình hay không

Hướng dẫn kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UN, 2009, pp 25-26) tiếp tục đưa ra các khuyến nghị, trong

đó bao gồm: 2

 Việc công khai bao trùm tất cả các loại thu nhập và tài sản chủ yếu của công chức (tất cả công chức hoặc công chức ở một cấp bậc hoặc lĩnh vực nhất định và/hoặc họ hàng của họ);

 Các hình thức công khai cho phép thực hiện việc so sánh giữa các năm về tình hình tài chính của công chức;

 Các thủ tục công khai ngăn chặn được các khả năng mà công chức có thể che giấu tài sản của mình thông qua các cách thức khác hoặc, trong phạm vi

có thể, những tài sản được nắm giữ bởi những người mà quốc gia thành viên

2 Liên hợp quốc N (2009), Hướng dẫn kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (được tiếp cận ngày 30/6/2010)

Trang 10

10

không thể tiếp cận (thí dụ như được giữ ở nước ngoài hoặc bởi một người không phải là công dân của quốc gia thành viên đó);

 Công chức có nghĩa vụ phải chứng minh nguồn gốc thu nhập của mình;

 Trong phạm vi có thể, ngăn chặn việc công chức kê khai những tài sản

không tồn tại mà có thể được sử dụng sau này để biện minh cho sự giàu có nếu không giải thích được;

 Các cơ quan giám sát có đủ quyền hạn, chuyên môn, năng lực kỹ thuật và thẩm quyền pháp lý để thực hiện việc giám sát hiệu quả

Chương 2: Thực trạng thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn

Những năm gần đây, việc thực hiện chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã được thực hiện qua tài khoản ngân hàng Nhờ có các biện pháp tuyên truyền thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập, ý thức của những người trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập được nâng cao Công tác kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch của hệ thống công vụ

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định Việc kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn hình thức Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN nhận định: “Việc

kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w