1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biện pháp đó ở Việt Nam trong thời gian tới

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biện pháp đó ở Việt Nam trong thời gian tới
Tác giả Nguyễn Nam Oanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Công Giao
Trường học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Lý luận pháp luật về phòng chống tham nhũng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 342,98 KB

Nội dung

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống tham nhũng là “tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi, biết được số lượng, ngu

Trang 1

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 3

“Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biện

pháp đó ở Việt Nam trong thời gian tới.”

Học phần: Lý luận pháp luật về phòng chống tham nhũng

Mã lớp học phần: CAL3007 1 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Công Giao

Người thực hiện: Nguyễn Nam Oanh Lớp: K63C

Mã số sinh viên: 18061350

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

I LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

II PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGUỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM 3

1 Khái quát về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam 3

1.1 Giải thích từ ngữ 3

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam 4

2 Phân tích về các biện pháp kiểm soát kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam 4

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO, HIỂU QUẢ VIỆC KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM 6

IV KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tham nhũng không chỉ là bệnh ung thư mà nó còn phi đạo đức, trái đạo đức và bất hợp pháp ở nhiều tín ngưỡng, cộng đồng, nền văn hóa, nền văn minh

và quốc gia Tham nhũng làm tổn hại đến nền kinh tế, người dân và chính phủ Nó cần phải được ngăn chặn và dừng lại Các cá nhân, tổ chức tư nhân, tổ chức liên chính phủ, xã hội dân sự và thậm chí một số chính phủ đã nỗ lực chống lại, kiềm chế và hạn chế tham nhũng hoặc ít nhất đã cố gắng ngăn chặn nó Tuy nhiên, họ

đã thất bại theo cách này hay cách khác Kiểm soát tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận Đây là một biện pháp nhằm mục đích biết được các thông tin về thu nhập và việc chuyển hóa của thu nhập thành các dạng tài sản và các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư của cá nhân

Để hiểu rõ hơn về biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,

quyền hạn ở Việt Nam, em xin lựa chọn tìm hiểu đề tài số 3 “Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biện pháp đó ở Việt Nam trong thời gian tới.” Do khả năng nghiên cứu còn chưa sâu và vốn kiến thức thực tế không

nhiều nên bài viết của em còn nhiều sai sót Mong thầy bổ sung, xem xét giúp em hoàn thiện đề tài này

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của biện pháp kiểm soát tài sản, thu nập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này sử dụng đan xen các phương pháp nghiên cứu, cụ thể phải kể đến: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm,

phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

CỦA NGUỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM

1 Khái quát về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức

vụ, quyền hạn ở Việt Nam

1.1 Giải thích từ ngữ

Theo từ điển Tiếng Việt: “Kiểm soát” là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” [1] “Thu nhập” là “nhận được tiền bạc, của cải, vật chất

từ một hoạt động nào đó” [2] Thu nhập chỉ tồn tại dưới hai hình thức là bằng tiền và tài sản có giá trị Tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền mặt, tiền séc Tài sản

có giá có thể là bất cứ của cải, vật chất nào có giá trị hoặc các chứng chỉ có giá khác

Và theo Điều 352 Bộ Luật Hình sự năm 2015 “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống tham nhũng là “tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi, biết được số lượng, nguồn gốc tài sản và giám sát sự biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm ngăn ngừa các chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng; phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng” [3]

Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra quan niệm về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực tư như sau: “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước

Trang 5

sử dụng để biết được biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực tư nhằm phát hiện, ngăn chặn việc người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền bạc, của cải, vật chất trái quy định của pháp luật hoặc sử dụng tài sản của mình

để thực hiện hành vi tham nhũng”

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp kiểm soát tài sản,

thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam

Vấn đề kiểm soát thu nhập được nhắc tới từ Pháp lệnh Chống tham nhũng năm

1998 với việc quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 phát triển chế định kê khai tài sản thành chế định minh bạch tài sản, thu nhập Đến Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) năm 2018 thì vấn đề được phát triển thêm một bước thành chế định kiểm soát tài sản, thu nhập, coi trọng việc kiểm soát tính xác thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập

Ngày 30/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn

vị Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng

về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Một số biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Quy chế Phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 30 của Luật phòng chống tham nhũng

2 Phân tích về các biện pháp kiểm soát kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam

Việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện nay chủ yếu được đề cập trong Luật phòng, chống tham nhũng, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân

sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ,

Trang 6

ngành, …Tuy nhiên, mỗi văn bản quy phạm pháp luật quy định một mảng vấn đề trong việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Ví dụ như: Luật phòng, chống tham nhũng quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Bộ luật Hình sự quy định về xử lý trách nhiệm hình sự người có hành vi tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng thông qua kết án hình sự; Luật Cán bộ, công chức quy định về các chế tài áp dụng đối với công chức vi phạm, trong đó có những vi phạm về nghĩa vụ

kê khai tài sản, thu nhập; Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về kê khai thu nhập; Luật Ngân hàng nhà nước quy định về việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, trả lương qua tài khoản… Các quy định trên còn tản mạn, gây khó khăn cho việc áp dụng Đồng thời, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn thiếu các cơ chế cho phép xử

lý tài sản bất hợp pháp thông qua áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự… Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian qua được đánh giá là còn hình thức, chưa thực sự là một biện pháp quan trọng góp phần phòng chống tham nhũng như kỳ vọng Cụ thể:

Về minh bạch tài sản, thu nhập, theo Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ tổng kết 10 năm (từ năm 2006 đến năm 2016) thực hiện Luật PCTN chỉ có 4.859 trường hợp được xác minh và xử lý được 17 trường hợp kê khai không trung thực Luật phòng, chống tham nhũng cũng chưa có cơ chế cụ thể trong việc xử

lý tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn không chứng minh được nguồn gốc… dẫn đến biện pháp kê khai tài sản, thu nhập được đánh giá là còn rất hình thức, chưa thực

sự phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và chưa bảo đảm là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo đúng nghĩa [4]

Về tặng quà và nộp lại quà tặng, cũng theo Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ tổng kết 10 năm (từ năm 2006 đến năm 2016) thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng chỉ có 879 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng với tổng giá trị 3,3 tỷ đồng, có 01 trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý

Trang 7

Trong khi đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định thu nhập từ sản xuất nông nghiệp,

từ tiền lãi gửi tiết kiệm không phải là đối tượng phải kê khai để nộp thuế thu nhập cá nhân; quy định của pháp luật về đất đai về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc khai báo giá nộp thuế, phí chủ yếu là theo khung giá Nhà nước ban hành trong khi giá trị thực tế có thể cao gấp nhiều lần cũng làm cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thiếu toàn diện… Luật thuế thu nhập cá nhân không quy định chế tài xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc cũng dẫn đến việc kiểm soát chỉ mang tính hình thức và thiếu tác dụng răn đe Đồng thời,

do chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của các đối tượng khác trong xã hội nên việc dịch chuyển tài sản nhằm tránh sự kiểm soát cũng gây khó khăn cho việc xác định tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập… [5]

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO, HIỂU QUẢ VIỆC KIỂM SOÁT

TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN

Ở VIỆT NAM

Các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Nhờ có các biện pháp tuyên truyền thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập, ý thức của những người trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập được nâng cao Công tác kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch của hệ thống công vụ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định Việc kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn hình thức Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN nhận định: “Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn”[6]

Trang 8

Nhằm nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp [7] sau đây:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong Luật phòng chống tham nhũng năm 2018; tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33-CT/TW, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP về minh bạch tài sản, thu nhập ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, các địa phương; nâng cao nhận thức

về công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm

Thứ hai, xây dựng kiện toàn các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc

kê khai tài sản của người có chức vụ quyền hạn theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Thứ ba, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp không kê khai, chậm hoặc

kê khai tài sản, thu nhập không trung thực

Thứ tư, thúc đẩy các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt đối với người

có chức vụ, quyền hạn là mọi chi tiêu của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến ngân sách nhà nước đều phải được chuyển khoản Đối với những khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hay góp vốn, được tặng, cho, được hưởng lợi hoặc thừa kế tài sản thì phải được kiểm soát thông qua cơ quan thuế

Thứ năm, nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức nói chung và những người có chức vụ, quyền hạn nói riêng Khi chế độ tiền lương hợp lý, cùng với việc kiểm soát tốt các nguồn thu nhập thì người có chức vụ, quyền hạn ý thức được rằng nếu hành vi tham nhũng của họ Hơn nữa, thực hiện chế độ tiền

Trang 9

lương hợp lý sẽ đảm bảo xây dựng đựợc đội ngũ cán bộ có năng lực, người có chức

vụ, quyền hạn tận tâm thi hành công vụ, phục vụ nhân dân

Thứ sáu, thực hiện việc công khai bản kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn tại nơi cư trú Đẩy mạnh sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân địa phương Cần thực hiện việc công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại nơi cư trú để nhân dân được biết và giám sát việc kê khai có trung thực hay không Tuy nhiên, Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm an toàn và các quyền lợi khác liên quan đến việc phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú cho người có chức

vụ, quyền hạn

Thứ bảy, có cơ chế để tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, hiệu quả và bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, cung cấp thông tin liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập có dấu hiệu không trung thực của người có chức vụ, quyền hạn Sự tham gia của xã hội và nhân dân vào việc phát hiện những hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là điều cần thiết Tuy nhiên, khi tiếp nhận những thông tin về kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra, xác minh nghiêm túc đối với các trường hợp có tố cáo người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung thực trong việc kê khai Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền phải có phương án bảo vệ thông tin và bảo đảm sự an toàn cho người cung cấp thông tin

Thứ tắm, thực hiện nguyên tắc công khai tài sản, thu nhập tại thời điểm ứng

cử, bầu cử hoặc trước khi được bổ nhiệm đối với những người có chức vụ, quyền hạn Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, biện pháp công khai tài sản, thu nhập của một số cá nhân ra tranh cử hay trước khi được bổ nhiệm một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước giúp cho xã hội có được những thông tin cần thiết và theo dõi sự biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn Từ đó, việc công khai hóa việc kê khai tài sản, thu nhập này ngăn chặn được những hành vi trục

Trang 10

lợi, rửa tiền hoặc những hoạt động phi pháp khác, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ chin, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập Qua thực tiễn 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cho thấy “số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý”[8] Nâng cao nhận thức của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ kê khai phải trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai và tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã kê khai trước cơ quan, đơn vị, trước pháp luật

Thời gian qua, việc kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức

vụ, quyền hạn ở nước ta còn nhiều bất cập, hình thức và chưa đạt hiệu quả cao Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan

Để bảo đảm việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đạt hiệu quả cao cần những giải pháp đồng bộ, toàn diện Thực hiện những giải pháp đó là trách nhiệm không chỉ từ phía người có chức vụ, quyền hạn mà cả cơ quan quản lý cán bộ, các cơ quan chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền, cả hệ thống chính

trị và toàn xã hội

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w