Quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện đầu tư đồng thời nhằm quản lý vốn đầu tư của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, phát triển h
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
BÙI THỊ CHUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LÝ KINH TE
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kêt
quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng Những kêt luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bô trong bât cứ công trình nào.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Bùi Thị Chuyên
Trang 4LOI CAM ON
Sau gan 2 năm hoc tập và nghiên cứu tại trường Dai hoc Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thùy Anh; đồng thời nhận được sự
giúp đỡ của các anh chị tại Uỷ ban nhân dân cấp Quận, cấp phường, đến nay tôi đãhoàn thành Luận văn Thạc sỹ “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bànquận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo TS NguyễnThủy Anh - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu dé Luận văn được hoàn thành một cách thuận lợi và chin chu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo,Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tậntình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện dé tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, các phòngban trong quận, Ủy ban nhân dân các phường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bẻ, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.
Mặc dù nỗ lực hết mình thực hiện nghiên cứu, tìm tòi tài liệu dé hoàn thành
Luận văn, nhưng do tài liệu tham khảo còn ít, các công trình khoa học nghiên cứu
chưa có nhiều và nội dung này mới triển khai thực hiện nên Luận văn này của tôicòn có những hạn chế nhất định Vì vậy, tôi mong muốn nhận được những ý kiếnđóng góp của thầy, cô và những người quan tâm tới vấn đề được đề cập trong Luậnvăn đề tôi tiếp tục hoàn thiện Luận văn hơn nữa
Trân trọng cảm on!
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Bùi Thị Chuyên
Trang 5DANH MUC TAI LIEU VIET TAT
STT | Ky hiéu Nguyên nghĩa
1 XDCB Xây dựng cơ bản
2 NSNN Ngân sách nhà nước
3 |KT-XH Kinh tế - xã hội
4 QLNN Quan ly nha nước
5 |HĐND Hội đồng nhân dân
6 |UBND Ủy ban nhân dân
7 |GPMB Giải phóng mặt băng
8 TTHC Thu tuc hanh chinh
9 CNH-HDH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trang 6Tình hình thực hiện thầm định, phê duyệt von
và dự án đầu tư XDCB quận Nam Từ Liêm giai
Bảng 3.6 Tình hình quyết toán vốn các dự án đâu tư
XDCB hoàn thành giai đoạn 2019-2021 59
Bảng 3.7 Tổng hợp công trình XDCB thanh tra, kiêm tra
Bảng 3.8
Khảo sát đánh giá về công tác xây dựng và
phân bổ vốn đầu tư XDCB tại quận Nam Từ
Liêm
62
Bảng 3.9
Khảo sát đánh giá về công tác lập, thâm định,
phê duyệt dự án đầu tư XDCB tại quận Nam
Từ Liêm
62
10 Bảng 3.10 Bảng 3.10 Khảo sát đánh giá về công tác quản
lý vốn đầu tư XDCB tại quận Nam Từ Liêm 63
Khảo sát đánh giá về công tác thanh, kiểm tra
và giám sát vốn dau tư XDCB tại quận Nam Từ
Liêm
66
Trang 7DANH MUC HINH VE, SO DO
STT Sơ đồ Nội dung Trang
` Sơ đô bộ máy quản lý vôn đầu tư XDCB
1 Sơ đô I.1 |, ¬ 21
băng nguôn von NSNN
` Sơ đô các dự án dau tư XDCB trên địa ban
2 Sơ do 3.1 42
quận Nam Từ Liêm
` Mỗi quan hệ giữa các chủ thé tham gia dự án
3 Sơ đô 3.2 64
đầu tư XDCB
Trang 8MỤC LỤC
0980.9897907 ) i 90090009) i:4 ÔỎ ii DANH MỤC TÀI LIEU VIET TAT 22 << s=se5sses<es iii DANH MỤC BẢNG s- 5< 5< se s9 ESsESsEEseEseEseEssEssExsesserserserssrssse iv DANH MỤC HINH VE, SO DO c.csssssssssssssssssessssssesssssscssssssessssssessssesesssees Vv
MUC LUC 0 5554 ÔÔÔÔÔ vi
0/7107 1
1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 22 x22x22E2E312212221221127112112112211211 22 xe 1
2 Cau Oi NGHIEN CUU 0n e 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU c6 +3 EE*EESEESEEESEEsskEkkksrkeeske 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿ s¿©++2+++x++z++£x+erxezrxzrxersrer 3
5 Kết cấu của i00 3
Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ VON ĐẦU TƯ XÂY DUNG CƠ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-2-5: ©+2++++2£++£x++zx++zxzzxerseeex 4
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý vốn dau tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
1.12 Những nghiên cứu về quản lý vốn dau tư xây dựng cơ bản cấp
QUGN/NUYEN TP TỢẶẮIIẮIẦẦ 7
1.1.3 Các khoảng trồng nghién CUCU cceccecsesscsssessessesssessessessesssessessesssssessessessseeseess 81.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB ceececcccscssessesseesseessesstesseessecssee 8
T.2.1 CAC KNGL in ốốố.ốốố.ốỐốỐốỐốố.ỐỐ.Ốốằ.ằ - &
1.2.2 Vai trò của quản lý von đầu tr XDCB bằng nguồn vốn NSNN 15
1.2.3 Đặc điển quản lý vốn đầu tự XDC 55-©52©5£+ccEeEEezEzEerxerxee 16
1.2.4 Mục tiêu, đối tượng, chủ thé va nguyên tắc quản lý vốn dau te XDCBbằng nguồn vốn NSÌNN -¿- ¿+ kề EEE11121 1121121212111 111111 errey 171.2.5 Nội dung quản lý vốn dau tr XDCB bằng nguồn vốn NSNN cấp quận 20
Trang 91.2.6 Các nhân tô ảnh hưởng đến quan lý vốn dau tee XDCB 241.2.7 Tiêu chí đánh giá quản lý vốn dau te XDCB bằng nguồn vốn NSNN 281.3 Kinh nghiệm về công tác Quản lý vốn đầu tư XDCB bang nguồn vốn NSNN
của một sô quận, huyện ngoài thành phô Hà Nội và bài học rút ra cho quận Nam
Tu Liém, Ha NOL eee 30
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý vốn dau tư XDCB bằng nguôn vốn NSNN của quậnHải Châu, thành pho Đà NGI cecsessesscsssessessesssssessessssssssessecsssusssessessesssssesseeses 301.3.2 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho đầu tư XDCB của
Thành pho Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ocecceccescesccsscessessessesssessessessesssessessessssseeseeses 31
1.3.3 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cua huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh PP HÚC cv HT TH Hiện 34
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quận Nam Từ Liêm trong việc Quản lývốn đâu tue XDCB esccscsscsssessesssssessessecssessessessussusssessessessusssessecsessusssessessesssesseeseess 35Chương 2: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -5 5° s2 ss©s<¿ 37
2.1 Phương pháp thu thập thông tin - - 5 + kg gi, 37
2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ CAD ccccsecssesssesssesssesssessesssesssessssssesssesssecsusssesesessseesseess 37
2.1.2 Thu thập dit liỆM SƠ CẤTP -+- 2 £©5£©ESE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrree 372.2 Phương pháp xử lý số liệu -¿- 2-2 2 2+ SE£EE#EESEEEEE2EE2E2EEEEEEEEErrkrree 38
2.2.1 Phương pháp thống kê M6 tả ceeccssceccecsessesssessessessssssessessesssssecsecsesssesseeseese 382.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích -s+©z+ce+cx+cxezxezrsrxerxeres 382.2.3 Phương pháp so sánh, đối CHICU ececceccecsesssessessessssssessessesssssessecsesssesseeseess 39Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÓN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
— ôÔỎ 403.1 Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước tạiquận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 2 2 22 £2££+E££E£ExeExzrszsez 40
3.1.1 Quy hoạch dat dai quận Nam TỪ Lidi cccecccececccesecsceessceseeeceeseeeseeeeeaees 40
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm -:©zcs+cscsee: 443.1.3 Hệ thống các văn ban quản lý vốn dau tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
VON NGGN SACK NANG NUCC 07 01n0nnẺn8 45
Trang 103.1.4 Tình hình thực hiện dau tư xây dựng co ban từ vốn ngân sách Nhà nướctại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2- 2: s+S++Ee+Ee£EeEererersrs 483.2 Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn quận Nam TừLiêm, thành phố Hà Nội - 2-22 2: ©2+2222EE22EE22EE2EEE221221 211221221 2E.crked 50
3.2.1 Thực trạng lập và giao kế hoạch vốn Adu tu XDC 5cccccc5s: 50
3.2.2 Thực trạng tô chức thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB Sl3.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốnNSNN trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 63
3.3.1 Nhitng két qué 1.1 unggg 63
3.3.2 Những NAN ChE ececcecceccsscsscessesessessessessessesssssssessecsessessessesesssessessessessessessees 693.3.3 Nguyên nhân của những hạn CUE veccccecceccesssseesessessessessessesessseseeseesessessessess 72Chuong 4: GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY VON DAU TU XAY DUNG CO BAN TREN DIA BAN QUAN NAM TU LIEM, THANH
4.2.1 Hoàn thiện hệ thong các văn bản, cơ chế quản lý vốn dau tư XDCB 784.2.2 Hoàn thiện công tác QLNN về công tác lập, giao và quản lý quy hoạch,
kế hoạch dau tu XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,thành phố Hà NỘI - +52 5£S£+E+EEEÉEEEEEE11111211111211211011111 111111 1e 14.2.3 Hoàn thiện công tác QLNN về công tác tổ chức thực hiện du án dau tưXDCB trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành pho Hà Nội 824.2.4 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra công tác đầu tr XDCB trên dia
bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ©22©ce+cscccczecrrerserseee 93
Trang 114.2.5 Nhóm giải pháp đối với chủ thể tổ chức, thực hiện QLNN về công tác dau
tu XDCB trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phá Hà Nội 94
„000,90 97
188 B9 0 11144
Trang 12MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam những năm
vừa qua đã góp phan quan trọng trong phát triển hệ thống kết cau hạ tang kinh
tế-xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh Đặc biệt ở các địa phương, đầu tưXDCB là nền tang của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững
Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một nguồn lực tàichính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)của cả nước cũng như từng địa phương Nguồn vốn này không những góp phần
quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định
hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ
môi truờng Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN đã được chú trọng đặc biệt Nhiều nội dung quản lý nguồnvốn này đã được hình thành: từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơchế, chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sửdụng vốn
Là một quận mới được thành lập từ một huyện ngoại thành Hà Nội, quận
Nam Từ Liêm phải thực hiện XDCB rất nhiều để đảm bảo cơ sở hạ tầng cho quátrình CNH-HĐH và đô thị hoá của quận Các cấp chính quyền trên địa bàn đã cónhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy
trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồnvốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu qua cao; kip thời phát hiện những
khoản chỉ đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai địnhmức chỉ tiéu , Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quan lý vốn đầu tư XDCB bang
nguồn vốn NSNN của quận Nam Từ Liêm còn nhiều bat cập trong nhiều nội dung
và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư Công tác lập,thâm định và phê duyệt chủ trương đầu tư đối với một số nguồn vốn còn chưa kịpthời dẫn đến quá trình triển khai công tác chuẩn bị dau tư, lập, thẩm định và quyết
định đầu tư còn tương đối chậm, theo đó kết quả giải ngân chậm không đáp ứng
Trang 13được tiến độ; việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra đối với một số dự án bị viphạm còn chậm, thời gian giải quyết kéo dài làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu
quả thấp Năng lực, trình độ QLNN đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn
vốn NSNN trong dau tư xây dựng hiện nay còn nhiều vấn đề
Với mục đích day mạnh cải cách hành chính, đổi mới quan lý chi tiêu công,thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN đang được toàn xã hội quan tâm Vì vậy, việc tìm kiếm nhữnggiải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là vấn đề rấtcan thiết Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nhận thức và giải quyết van déquản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB tại một quận nội thành Hà Nội, tác gia đãchọn đề tài: “Quản lý vốn dau tw XDCB trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thànhphố Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngànhQuản lý kinh tế
2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu
sau: UBND quận Nam Từ Liêm can phải làm gì và can thực hiện các giải pháp nào để giải quyết những tôn tại, hạn chế trong công tác quản lý vốn đâu
tự XDCB từ nguồn NSNN trên địa ban?
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện quản lý vốn đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước tại quận Nam TừLiêm, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hóa, khái quát hóa được cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tưXDCB bằng nguồn vốn NSNN;
- Đánh giá được thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
Trang 14- Đề xuất được một số giải pháp khả thi để hoàn thiện quản lý nhà nước(QLNN) về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phó Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý vốn đầu tư XDCBbằng nguồn vốn NSNN bởi chính quyền cấp quận
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Chủ thé quản lý: UBND quận Nam Từ Liêm
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ những nội dung cơ bản củaquản lý vốn đầu tư XDCB bang nguồn vốn NSNN bao gồm: Lập và giao kế hoạchvốn đầu tư XDCB; Tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB; Kiểm tra, đánhgiá quản lý vốn đầu tư XDCB
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm
2021.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn quận Nam Từ Liêm
5 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đượccau trúc thành bốn chương như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý vốn đầu tư XDCB
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB trên dia bàn quận Nam TừLiêm, thành phố Hà Nội
Chương 4 Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Trang 15Chương 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHUC TIEN VE QUAN LY VON DAU TƯ XÂY DUNG CƠ BAN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước
Đầu tư XDCB là hoạt động hết sức cần thiết trong nền kinh tế, thé hiện vaitrò Nhà nước giải quyết khiếm khuyết thị trường và cung cấp hàng hoá công cộng
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện đầu tư đồng thời nhằm quản
lý vốn đầu tư của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữalợi ích kinh tế và xã hội Bởi việc quản lý đầu tư XDCB sử dụng NSNN cấp thiết ởcác địa phương nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với các quy định nên có rấtnhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề này
Có thé ké một số công trình cơ bản nghiên cứu, liên quan đến quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN như:
Vũ Thành Tự Anh (2013) đã so sánh thực trạng của quản lý vốn đầu tư công ởViệt Nam với chuẩn mực quản lý vốn đầu tư công lý tưởng (được tổng kết từ lý
thuyết và kinh nghiệm quốc tế), để từ đó tìm ra những hạn chế trong quản lý vốn đầu
tư công ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thích hợp
Nguyễn Tiến Sơn (2017) xem xét vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ NSNN tại Công an thành phố Hải Phòng Dựa trên hệ thống lý thuyết về quản lývốn đầu tư XDCB từ NSNN nhưng thực tiễn được tác giả nghiên cứu tại một cơ quanquản lý Nhà nước là Công an thành phó
Tương tự, Bùi Trung Dũng (2017) cũng nghiên cứu vấn đề này tại một cơquan Nhà nước là Trung tâm nhiệt đới Việt — Nga/Bộ Quốc phòng với nội dung lập
kế hoạch phân bồ vốn đầu tư XDCB; Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB; Quyếttoán vốn và thanh tra, giám sát vốn dau tư XDCB Tác giả cũng không làm rõ nét đặctrưng của quản lý vốn đầu tư XDCB tại cơ quan Nhà nước với sự khác biệt về cáccấp quản lý
Trang 16Nguyễn Thị Bình (2012) với đề tài “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với đầu
tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành GTVT Việt Nam”, đã hệ thống hoá những lýluận chung về đầu tư và đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải,
tập trung đánh giá thực trạng đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận
tải Luận án đã đánh giá được những thành công, hạn chế, cũng như nguyên nhân củahạn chế trong chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong ngànhGTVT; đồng thời luận án cũng đề xuất được các giải pháp chủ yếu, đồng bộ nhằmhoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của ngành giaothông vận tải Tuy nhiên, luận án chưa có những phân tích cụ thể về quản lý vốn đầu
tư từ NSNN trong một đơn vị theo qui trình quan lý vốn đầu tr XDCB từ NSNN
Nguyễn Thị Thanh (2017) trong “Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB
sử dụng nguồn vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội đến năm 2020” đã tập trungnghiên cứu và luận giải về cơ sở lý luận của phân cấp quản lý đầu tu XDCB sử dụngnguồn NSNN, cụ thể: luận án đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB
nguồn vốn ngân sách, bao gồm: phân cấp trong công tác quy hoạch; phân cấp trong
công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB; phân cấp trong công tác phân bổ và giao kếhoạch vốn đầu tư XDCB; phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thâm định vàquyết định đầu tư dự án; phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giámsát công trình đầu tư Luận án đã đưa ra những luận giải về nhân tố có thê ảnh hưởngđến kết quả công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB gồm: các văn bản pháp luật tác
động đến quá trình phân cấp quản lý đầu tư XDCB; sự tác động của các quy định
phân cấp nguồn vốn NSNN cũng như tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy quản lýNhà nước, đến quá trình phân cấp đầu tư XDCB của các địa phương Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng sử dụng nguồn NSNN, luận án
đã chỉ ra rằng khung phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước cũng như thể chếpháp lý hay các văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp đầu tư, đã chỉ phối đến các
quyết định đầu tư, dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách, tác động mạnh mẽ đến công
tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN; thêm vào đó, đội ngũ cán
bộ công nhân viên chức Nhà nước cũng như sự minh bạch của chính quyền địaphương, cũng tác động lớn đến những chủ trương đầu tư của địa phương, từ đó cũng
ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB, sử dụng nguồn NSNN Có
Trang 17thể thấy, nội dung chính của luận án là tập trung chủ yếu vào vấn đề phân cấp vốn
đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách của một địa phương là Thành phố Hà Nội
Nguyễn Thị Lan Hương (2019) với đề tài “Quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN ở Việt Nam” tập hợp được hệ thống lý thuyết về quản lý đầu tưXDCB từ nguồn vốn NSNN, trong đó đã tập trung làm rõ: vai trò của quản lý vốnđầu tư từ NSNN trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhànước, định hướng đầu tư phát triển nền kinh tế xã hội, ồn định kinh tế vĩ mô và đảm
bảo công bằng xã hội; các nguyên tắc, nội dung quản lý vốn tiếp cận theo chu trình
ngân sách, gan với các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và xác định rõ vai trò cơ quanquản lý vốn đầu tư XDCB, đối với chu trình ngân sách; bé sung lý luận về vốn đầu tưXDCB, bội chi về nợ công: hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý vốn đầu tr XDCB
từ NSNN Thông qua việc lựa chọn nguồn tư liệu, số liệu và khai thác các nguồn dữliệu từ góc nhìn mới (chỉ số cải cách hành chính, báo cáo chỉ tiêu công và trách nhiệmgiải trình, khung đánh giá quản lý đầu tư công), luận án đã đưa ra các phân tích khúc
chiết, hợp lý về thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Việt Nam Trong
đó, làm rõ các vấn đề trong công tác quy hoạch, lập kế hoạch, tình hình giải ngân,thực trạng nợ đọng XDCB, ứng vốn, chuyển nguồn và nhiều van đề phát sinh trong
thực tiễn quản lý ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 Luận án đã rút ra những
thành công, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN ở Việt Nam Từ những đánh giá này là cơ sở dé luận án đề xuất các giải
pháp, giải quyết vấn đề Xuất phát từ các mục tiêu, định hướng, quan điểm quản lý
vốn dau tư XDCB từ nguồn NSNN ở Việt Nam, luận án đã đề xuất phương hướng vàcác giải pháp dé tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập trongtình hình mới Các phân tích của luận án tập trung vào cả nền kinh tế, các giải phápcủa luận án có thé vận dụng vào thực tiễn quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở ViệtNam và chỉ mang tính vĩ mô định hướng, chưa đề cập cụ thể đến quản lý vốn đầu tưXDCB từ nguồn NSNN ở cấp thấp hơn
Trang 181.1.2 Những nghiên cứu về quản lý vốn dau tư xây dựng cơ bản cấp
quận/huyện
Trần Văn Bình (2019) đã nghiên cứu “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” Mặc dù không xây
dựng khung lý luận đặc thù cho quản lý cấp huyện nhưng tác giả đã hệ thống được
các lý thuyết khá đầy đủ về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Nội dung quản lýbao gồm: xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm ngân sách,
thực hiện cấp phát, thanh toán vốn cho các dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư và
kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư XDCB Từ cơ sở đó, tác giả phân tích thực tiễn tạihuyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và chỉ ra khá nhiều hạn chế, thiếu sót cần phảiđược khắc phục Các giải pháp được xây dựng cho từng nội dung quản lý một cách
khá rõ ràng.
Lê Ngọc Trường (2020) cũng nghiên cứu vấn đề này nhưng thực tiễn đượcxem xét tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Nội dung quản lý vốn đầu tư
XDCB được tác giản phân tích bao gồm: Tổ chức bộ máy quản lý vốn, lập và phân
bồ kế hoạch vốn, tạm ứng, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư và thanh tra, kiêm toán,
giám sát, đánh giá việc đầu tư Ngoài ra, tác giả còn phân tích các nhân tố anhhưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng tại huyện Phước Sơn Có thé thấy nội dungquản lý vốn được tác giả xây dựng mặc dù cũng bám theo chức năng quản lý nhưng
có sự khác biệt với nghiên cứu khác.
Nguyễn Duy Hiếu (2020) trong “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương” đã tiếp cận nội dung quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gồm: Xây dựng và tô chức thực hiệnchương trình, kế hoạch, chính sách đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước;
Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước; Quản lý quá trình triển khai các dự án vốn đầu xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước Cách tiếp cận này không theo chức năng quản lý mà
theo các giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư XDCB
Phan Văn Thành (2020) với luận văn “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” đã chỉ ra quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN tại một chuyện miền núi với nhiều hạn chế bắt nguồn từ
Trang 19viéc huyén van chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế, đầu tư bởi thay
đổi nhận thức của các cấp, các ngành còn khá chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội nói chung Chính vì vậy, từ hạn chế của bộ máy quản lý dẫn đến các vấn đề
quản lý chồng chéo, chưa sâu sát, chặt chẽ diễn ra khiến việc đầu tr XDCB chưa
đạt được hiệu quả mong muốn
1.1.3 Các khoảng trong nghiên cứuMặc dù các công trình nghiên cứu trên đều có cùng một hướng nghiên cứu
về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhưng lại được triển khai trên các giới hạn
thực tiễn khác nhau Bên cạnh đó, nội dung phân tích hay khung lý thuyết cũngđược xây dựng không hoàn toàn giống nhau, có nghiên cứu theo tiếp cận chức năngquản lý nhưng có nghiên cứu lại mô tả quá trình thực hiện đầu tư XDCB Một sốnghiên cứu giải quyết những vấn đề cụ thê chỉ ở địa phương ngay trong thời điểmnghiên cứu đó nhưng lại nảy sinh những vấn đề khác cần giải quyết trong thời giandài Qua nghiên cứu các công trình, đều đưa ra giải pháp tăng cường phân cấp quản
lý vốn đầu tư xây dựng Tuy nhiên việc tăng cường phân cấp được thực hiện ở một
số địa phương chưa phát huy được hiệu quả Đi cùng với việc cải cách thủ tục hànhchính, giảm phiền hà là vấn đề đầu tư dàn trải, nợ đọng XDCB Thực tế ở các địaphương, nhiều công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, ở nhiềucông trình giá trị khối lượng hoàn công chưa được thanh toán lớn Riêng đối vớicông tác quản lý vốn đối với đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội chưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu mộtcách cụ thé, do vậy việc nghiên cứu vấn dé này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả
mặt lý luận và thực tiễn.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB
1.2.1 Các khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm đầu tư
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đầu tư trên các góc độ
khác nhau.
Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, tại Điều 3-Giải thích
từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu: “Dau tu là việc nhà dau tư bỏ vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiễn hành các hoạt động
Trang 20đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan ” (Quốc hội, 2005) Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt
được những lợi ích lâu dài trong tương lai.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại dé tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về cho những người đầu tư các kết quả nhất định trongtương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng, các nguồn lực đã bỏ ra dé đạt được kết qua
đó.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dung các nguồn lực
hiện tại, nhằm đem lại cho nền KT-XH những kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã sử dụng
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăngtiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở sảnxuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu dé tạo công ăn việc làm và nâng caođời sống của mọi thành viên trong xã hội
1.2.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dung
Đầu tư xây dựng theo cách hiểu tổng quát nhất là việc sử dụng vốn dé tiễnhành các hoạt động xây dựng nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 QHI1 ngày 18/6/2014 tại Khoản 15Điều 3 thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sửdụng vốn dé tiễn hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo côngtrình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
xây dựng, dự án được thê hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư
xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng.” (Quốc hội, 2014)
Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thé phát triển KT-XH, quy hoạch phát triểnngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nới
có dự án đầu tư xây dựng
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
Trang 21- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng
công trình, phòng, chống cháy, nỗ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Bảo dam cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quakinh tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công trình đầu tư XDCB là sản phẩm, kết quả của các dự án đầu tư nhằmphục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của toàn xã hội được đầu tư bang nguồn vốncủa Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác, ví dụ: Các công trình đường giaothông được xây dựng bằng tiền của Nhà nước, tiền đóng góp của các cá nhân và tôchức; Trường dân lập được xây dựng từ phần vốn đóng góp của các cô đông tưnhân và được quản lý bởi một hội đồng quản trị được thành lập trên cơ sở vốn góp
Tóm lại, nói đến công trình đầu tư, người ta thường quan tâm nhiều đến tínhnăng sử dụng hon là nguồn vốn dau tư dé tài trợ chúng Một công trình đầu tư được
xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp cơ quan Nhà nước có thâm
quyền:
- Xác định thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng tương ứng của một dự án trên
cơ sở của một hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn, sảng lọc, phân loại và xếp hạng dự án
rõ ràng, nhất quán và luôn được cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế
- Tập trung nguồn lực vào những dự án có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất,nhờ vậy chúng có thê thực thi nhanh chóng và phát huy hiệu quả trong thời gian hợp
lý.
1.2.1.3 Khái niệm dau tư xây dựng cơ bảnHoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bang cach tién hanh xay dung dé tao ra
các TSCD được gọi là đầu tư XDCB Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài
sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực KT-XH, nhăm thu được lợi ích vớinhiều hình thức khác nhau Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thôngqua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tảisản cố định cho nền kinh tế
1.2.1.4 Khái niệm vốn đầu tu XDCB
Trang 22z
Theo Bách khoa toan thư Việt Nam thì từ “Vôn” được sử dụng với nhiều nghĩa
khác khau, nên có nhiều hình thức vốn khác nhau Trước hết, “Vốn” được xem là toàn
bộ những yêu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra các của cải; Vốn tạo nên sự đóng
góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo
biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995)
Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Vốn đầu tw” là tiền và tài sản khác theo quy
định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên dé thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (Quốc hội,
2020).
Vốn đầu tư XDCB bao gồm:
(-) Vốn cho xây lắp: là chi phí để xây dựng mới, mở rộng và khôi phục cácloại nhà cửa, vật kiến trúc (có thé sử dụng lâu dài hoặc tạm thời) có ghi trong dựtoán xây dựng và chi phí cho việc lắp đặt máy móc vào nền, bệ cố định (gắn liền với
công dụng của tài sản cố định mới tái tao);
(-) Vốn đầu tư thiết bị: là phần vốn để mua sắm, vận chuyền và bốc dỡ cácmáy móc thiết bị, các công cụ sản xuất của công trình từ nơi mua đến tận chân công
trình;
(-) Những chi phí XDCB khác làm tăng giá trị tài sản cố định: Là nhữngphần vốn chi cho các công việc có liên quan đến xây dựng công trình như chi phí
thăm đò khảo sát, thiết kế công trình, chi phí thuê mua hoặc thiết kế, bồi thường giải
phóng mặt bằng (GPMB), di chuyển vật kiến trúc, chi phí chuan bị khu đất dé xây
dựng, chi phí cho các công trình tạm phục vụ cho thi công (lán trại, kho tàng, điện
và nước), chi phí đào tạo cán bộ công nhân vận hành sản xuất sau này, chi phí
lương chuyên gia (nếu có), chi phí chạy thử máy có tải, thử nghiệm và khánh
thành
Vốn đầu tư XDCB là căn cứ để xác định giá tri tài sản cố định Quy mô và
tốc độ của nó quyết định đến quy mô của tài sản cố định trong nền kinh tế quốcdân Thực hiện đầu tư XDCB sẽ làm tăng quy mô tài sản cố định, là yếu tổ quyếtđịnh cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn vốn sau:
Trang 23- Vốn NSNN: Vốn NSNN được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế và được
Nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách dé cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công
trình, dự án theo kế hoạch hàng năm
- Vốn tín dụng đầu tư, bao gồm: Vốn vay các tô chức tín dụng trong và ngoài
nước; vốn huy động của các tô chức, cá nhân trong xã hội
- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thànhphần kinh tế
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn của các tổ chức, cá nhân nướcngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đượcChính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinhdoanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nướcngoai dau tu tai Viét Nam
- Vốn vay nước ngoài, bao gồm: Vốn do Chính phủ vay theo hiệp định kýkết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực tiếp vaycủa tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
1.2.1.5 Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 14, Luật Ngân sách nhà nước sé
83/2015/QH13 ngay 25/6/2015 cua Quéc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Ngân sách nhà nước ” là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thâm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước (Quốc hội, 2015)
Tại Khoản 1,2 Điều 5, Luật này: “Thu ngân sách nhà nước ” bao gom toàn bộcác khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do
cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu
trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do don vi sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tô chức, cá nhân
ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật.
Trang 24Chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia;
chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
NSNN được phân chia thành hai hệ thống Ngân sách Trung ương và Ngân
sách địa phương (bao gồm ngân sách cấp tỉnh và cấp xã), gắn với quyền hạn vàtrách nhiệm các cấp hành chính được phân công, phân cấp trong hệ thống bộ máynhà nước Xét về mặt bản chất, sự phân định ngân sách thành các cấp ngân sáchmang tính tương đối so với tính thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và cânđối tông thể trên phạm vi toàn quốc gia của NSNN
1.2.1.6 Khái niệm von dau tư XDCB bằng nguôn NSNNDưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tu XDCB bằngnguồn vốn NSNN cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của giátrị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư,nghĩa là bao gồm toàn bộ chỉ phí đầu tư
Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB bằng
nguồn vốn NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chỉ đầu tư của NSNNhàng năm được bồ trí cho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB của Nhà nước
Vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là nguồn vốn chủ yếu được dànhcho đầu tư kết cau ha tang KT-XH, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Đó làcác công trình, dự án cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường điện, trường học,bệnh viện, hệ thống thuỷ lợi, đê, cảng bién ; các công trình, dự án thuộc chươngtrình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển KT-XH; các công trình, dự án vănhoá - xã hội, công cộng; các công trình dự án an ninh, quốc phòng Các nguồn vốn
đầu tu XDCB khác chủ yếu được dùng dé nâng cao năng lực sản xuất của riêng chủ
đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả tốt hơn, đảm bảo mục
tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư
Tuỳ theo căn cứ phân chia, vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
thường được phân loại như sau:
+ Căn cứ vào cấp quản lý ngân sách:
(-) Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu
của ngân sách trung ương nhăm đâu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quôc gia.
Trang 25(-) Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu
của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng
địa phương đó, nó bao gồm nguồn thu từ cân đối, bố sung có mục tiêu của ngân
sách trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia và
5 triệu ha rừng, vốn chương trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn tín dụng đầu tư, vốn ODA
và viện trợ không hoàn lại.
+ Căn cứ mức độ kế hoạch vốn đầu tư:
(-) Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kếhoạch với tổng mức vốn và cơ câu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giaocho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(-) Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội, cácđịa phương chủ động đầu tư (bao gồm vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất)
Đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN thực chất là hoạt động đầu tư sử dụngvốn NSNN dé xây dựng và phát triển cơ sở vật chất — kỹ thuật và kết câu hạ tầng KT-
XH cho nền kinh tế quốc dân đồng thời vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong vốn
đầu tư cơ bản, bao hàm những chỉ phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựnglại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nên kinh tế
1.2.1.7 Khái niệm quản lý
Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có
tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ
cấu ôn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương
trình và mục tiêu của hệ thống đó
Bài giảng đại cương về khoa học quản lý, Đại học sư phạm Thành phố
H6 Chí Minh thì định nghĩa: “Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thé quản lý (người quản lý) lên khách thé quản lý và đối tượng quản
lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng các cơ hội của tô chức dé đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường, làm cho tô chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả”.
1.2.1.8 Khái niệm quản lý vốn dau XDCB từ NSNN
Trang 26Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động của chủ thé quản lý thông
qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý tác động vào đối tượng quản lý
là quá trình phân phối và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN dé điều khiến các hoạt
động đầu tư XDCB có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước
Quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là một bộ phận quantrọng của QLNN đối với lĩnh vực XDCB, trong đó, Nhà nước đóng vai trò là chủthé quản lý việc thực hiện các dự án, các công trình đầu tư mà sản phẩm là các côngtrình công cộng Đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu pháttrién KT-XH với chi phí thấp nhất Dé quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lýphù hợp Một cơ chế quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung,trình tự công việc cần làm; tổ chức bộ máy đề thực thi công việc và những quy định
về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó
1.2.2 Vai trò của quản lý vốn dau tw XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Vai trò của quản lý vốn đầu tư từ NSNN có thể được xem dưới hai góc độ:
Thứ nhất, vai trò của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vai trò của quản
lý tài chính công, đảm bảo duy trì sự ton tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước Sửdụng nguồn lực hiệu quả củng cố vị thế của chính quyền, giữ vững niềm tin củanhân dân dé dam bảo sự ton tai và hoạt động của bộ máy nhà nước
Thứ hai, vai trò định hướng sự đầu tư phát triển của nền KTXH, ồn định kinh
tế vĩ mô, cụ thê:
Một là, bằng việc thực hiện bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên, Nhà nước có thêkhuyến khích, trợ giúp để các thành phần kinh tế phát triển một cách hiệu quả,hướng dẫn hoạt động kinh tế, tài chính của khu vực tư nhân Quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN được tăng cường có vai trò đảm bảo các dự án tuân thủ theo cơ
chế thị trường, đồng thời điều chỉnh những khuyết tật của cơ chế thị trường như
cạnh tranh thiếu lành mạnh trong giao nhận thầu công trình, giảm thất thoát, lãng
phí, hủy hoại tải nguyên, môi trường
Hai là, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN gop phan quan trọng trong việcđảm bảo nền kinh tế sản xuất có hiệu qua Nhà nước phân bổ nguồn lực dé cung cấphàng hóa công cộng, chính là cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các lĩnh vực then chốt,
làm môi định hướng nên kinh tê, tác động tích cực đên việc sử dụng hiệu quả các
Trang 27nguồn tài chính của xã hội, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh
tế- xã hội, đảm bảo nền kinh tế hoạt động có hiệu quả Thông qua việc tổ chức, chỉ
đạo triển khai các dự án quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, mục
tiêu của các dự án được thực hiện trên thực tế, từ đó góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triên KTXH của quốc gia, của vùng, ngành, lĩnh vực
Ba là, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện công bang xã hội Việc quản lý, phân bổ nguồn lực dé đầu tư nâng
cấp hoặc xây dựng mới các công trình thuộc lĩnh vực hạ tang KTXH ở những vùng
còn khó khăn, đầu tư công trình ứng phó biến đổi khí hậu, hỗ trợ các địa phương
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.
Nhà nước bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư XDCB mà khu vực tư nhânkhông được phép tham gia (dự án phục vụ an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia),không muốn tham gia và không thể tham gia (cần nguồn lực lớn) Nhà nước phảiđảm nhận dé thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh,quốc phòng, thực hiện chính sách an sinh xã hội và ồn định kinh tế vĩ mô
1.2.3 Đặc điểm quản lý vẫn đầu tr XDCBThứ nhất, quản lý vốn đầu tu XDCB từ NSNN phải tuân thủ Luật NSNN cònphải tuân thủ Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, LuậtThương mại và các văn bản pháp quy, quy định về đầu tư XDCB Ngoài ra, do vốndau tư XDCB từ NSNN là nguồn vốn quốc gia, do toàn dân đóng góp, dân giao cho
Nhà nước quản lý, vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước càng phải có trách nhiệm
quản lý một cách chặt chẽ, phải được thé chế hoá băng hệ thống văn bản pháp luật
Thứ hai, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải tuân thủ nghiêm ngặt quytrình hoạt động của đầu tư XDCB về trình tự thực hiện dự án đầu tư công, quản lý
theo chiều dọc và theo chiều ngang Do sản phẩm XDCB có thời gian sản xuất dài,
chịu tác động nhiều của yếu tô tự nhiên, nên việc quản lý phải tuân theo quy trình
nhất định; nếu không sẽ gây cản trở hoạt động đầu tư XDCB và dé gây lãng phi,
thất thoát nguồn lực tài chính quốc gia
Thứ ba, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN có liên quan và xuyên suốt tất
cả các khâu, các bước của dự án từ chủ trương quy hoạch, chủ trương đầu tư, lập
báo cáo đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế kỹ
Trang 28thuật, dự toán, giải phóng mặt bang, đấu thầu, tam ứng, thanh toán, nghiệm thu bàn
giao đưa vào sử dụng đến lập và thâm tra phê duyệt quyết toán dự án đầu tư hoàn
thành Trong quản lý vốn đầu tư XDCB, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định
đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB là bước phân bồ kế hoạch vốn đưa vào danh
mục đầu tư Bởi nếu đưa vào danh mục đầu tư những dự án không phù hợp sẽ gâythất thoát, lãng phí nghiêm trọng đối với NSNN
1.2.4 Mục tiêu, đối tượng, chủ thé và nguyên tắc quản lý vốn dau tư
1.2.4.2 Chủ thé quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu te XDCB bằng nguồn
vốn NSNN
a Chủ thể quản lýChủ thé quản lý vốn đầu tư XDCB bang nguồn vốn NSNN bao gồm các cơquan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư XDCBbằng nguồn vốn NSNN (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan chủ đầu tư thực hiện
quản lý vi mô (quản lý từng dự án).
b Đối tượng quản lýNếu xét về mặt hiện vật thì đối tượng quản lý chính là vốn NSNN cho đầu tưXDCB; nếu xét về cap quản ly thì đối tượng quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn
vốn NSNN chính là cơ quan sử dụng vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN cho
cấp dưới
Khái niệm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quản lý vốn đầu tưXDCB bằng nguồn vốn NSNN cho là một khái niệm tương đối Tuy từng giác độnghiên cứu, chủ thể và đối tượng quản lý sẽ được xem xét cho phù hợp
Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN được minh họa theo
sơ do sau:
Trang 29Cơ quan có thâm quyền quyết định đầu tư
(Quôc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cap, HĐQT, GD DNNN)
\
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Theo sơ đồ trên, việc quản lý vốn đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN của
một dự án được thực hiện ở các cơ quan như sau:
- Cơ quan có thầm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật
của tô chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tùy theo nguồn vốn đầu tư Theoquy định hiện hành, cơ quan có thâm quyền quyết định đầu tư bằng nguồn vốnNSNN gồm: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND, UBND và Chủ
tịch UBND các cấp, Hội đồng quả tri, Giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp nhà
nước, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước theo thâm quyền
- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giaotrách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn dé thực hiện đầu tư theo quy định củapháp luật Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặc cũng có thể là
doanh nghiệp nhà nước.
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước theo
chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốnđầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng,
Thanh tra,
- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư Một dự án có thé có mộthoặc nhiều nhà thầu như nhà thầu tư van cung cấp cho chủ đầu tư các dịch vụ như tưvấn như lập dự án, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, quản lý dự án ; nhà thầu
cung cấp máy móc thiết bị; nhà thầu xây lắp thực hiện việc thi công xây dựng công
trình.
Trang 301.2.4.3 Nguyên tắc quản lý vốn dau tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
a Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quảTiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, tiêu
chuẩn dé đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn đầu tưXDCB do NSNN bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất Nguyên tắc tiết kiệm, hiệuquả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương diện kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
b Nguyên tắc tập trung, dân chủTrong quan lý vốn đầu tư XDCB, nguyên tắc này thé hiện toàn bộ vốn đầu tưXDCB băng nguồn vốn NSNN được tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhấtcủa Nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, định mức, các quy trình, quy phạm về kỹthuật nhất quán và rành mạch
Việc phân b6 vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN phải theo một chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể
Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý sử dụng
vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN Dân chủ đòi hỏi phải công khai cho mọingười biết, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồng, minh bạch, công khai các số liệuliên quan đến đầu tu XDCB bằng nguồn vốn NSNN
c Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN phải đảm bảo hài hòa
giữa lợi ích Nhà nước, tập thé và người lao động
d Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo lãnh thôQuản lý vốn đầu tu XDCB bằng nguồn vốn NSNN theo ngành trước hết
bằng các quy định về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật do Bộ Xây dựng và các Bộ
quản lý chuyên ngành ban hành Quản lý theo địa phương, vùng là xây dựng đơn
giá vật liệu, nhân công, ca máy cho từng địa phương.
Ngoài ra, trong quản lý vốn đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN còn phảituân thủ các nguyên tắc như phải thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng; phânđịnh rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ
chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư XDCB
Trang 31Quản lý vốn đầu tu XDCB bằng nguồn vốn NSNN là nhằm mục tiêu vốn đầu
tư XDCB bang nguồn vốn NSNN được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, chống
thất thoát, lãng phí Vì vậy, vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB bằngnguồn vốn NSNN là rất quan trọng
Các cơ quan QLNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động đầu
tư XDCB vì đây là cơ quan có thâm quyền quyết định đối với khả năng thực hiệncủa dự án; đồng thời cũng thực hiện chức năng phân bổ, cân đối vốn đầu tư XDCB
một cách hợp lý giữa các trung ương và địa phương, giữa các vùng mién sao cho
đạt được hiệu quả tổng thể của cả nền kinh tế
Cơ quan Nhà nước cũng chính là cơ quan ban hành cơ chế, chính sách tronglĩnh vực quản lý vốn đầu tư và xây dựng và các văn bản khác có liên quan như quyđịnh về phân bổ vốn dau tư, cơ chế quan lý vốn đầu tư, quy định về đấu thầu, hướngdẫn thanh quyết toán trong đầu tư XDCB, quy định về định mức, đơn giá trong đầu
tư XDCB Việc đưa ra các quy định này góp phần quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
1.2.5 Nội dung quản lý vốn đầu tw XDCB bằng nguồn vốn NSNN cấp
quận
1.2.5.1 Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu
tư XDCB băng nguồn vốn NSNN Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng
dé các ngành, địa phương chủ động day mạnh dau tư có định hướng, cân đối nguồn
lực, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, dàn trải, lãng phínguồn lực của NSNN
Dé có được kế hoạch vốn dau tư tối ưu trước hết UBND cấp quận phải xâydựng chiến lược đầu tư hợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào? Đầu
tư như thế nào và mức độ đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, từ đó
xác định được cơ cấu vốn đầu tư theo nganh, vùng va cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm
dự án (A, B, C) Sau khi xây dung được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được quyhoạch đầu tư nhằm hoạch định trước những vùng, những nganh cần được đầu tư, mứcvốn đầu tư, thời gian dau tư Dựa vào quy hoạch dé lập kế hoạch vốn đầu tư nhằm
xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn trong từng giai đoạn nhất định cho thời
Trang 32hạn 10 năm, 05 năm, 01 năm theo từng nguồn vốn đầu tư khác nhau (vốn đầu tư tậptrung, vốn chương trình mục tiêu, vốn đầu tư từ thu tiền sử dụng đất, vốn ODA, vốn
trái phiếu Chính phủ )
Từ 01/01/2015, Luật Đầu tư công bắt đầu có hiệu lực, việc đầu tư XDCB
cũng như đầu tư phát triển ở các địa phương phải được thực hiện theo kế hoạch đầu
tư công trong 05 năm (gọi là kế hoạch đầu tư công trung hạn)
1.2.5.2 Tổ chức thực hiện quản lý vốn dau tư XDCB
Tổ chức việc thực hiện dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là quá
trình xác định những nhiệm vụ, thiết lập những mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác và
trao đối thông tin dé thực thi nhiệm vụ trong công tac quản lý vốn đầu tư XDCBbăng nguồn vốn NSNN Yêu cầu quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồnvốn NSNN được thực hiện tuần tự qua các bước từ lập dự án; thấm định và phê
duyệt dự án; quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu; thanh toán vốn đầu tư; quyết toán
vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB
- Lập dự án
Công tác lập dự án được co quan có thâm quyền cấp quận kiểm soát chặt chẽ
về phạm vi, quy mô của từng dự án theo đúng mục tiêu của từng lĩnh vực và phù
hợp với quy hoạch được duyệt Các dự án được lập phải nêu rõ nguồn vốn thực hiện
dự án Sau khi UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định đầu tư cho phép lập dự án, UBNDcấp quận sẽ triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB được giao
- Tham định, phê duyệt dự án đầu tưĐầu tư XDCB có đặc điểm nỗi bật là thời gian dài, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao
Dé giảm thiểu khả năng rủi ro, các nhà đầu tư thường đầu tư theo dự án đầu tư Dự ánđầu tư tập hợp những đề xuất, giải trình dựa trên minh chứng liên quan đến việc bỏ
vốn đề tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhằm đạt được sự tăngtrưởng về số lượng, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ với khoảng thời gian nhất
định.
UBND cấp quận cần chú ý những nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư
thường bao gồm: xác định sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư;
chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các du án có sản xuất);
các phương án địa điểm cụ thé phải phù hợp với quy hoạch xây dựng; phương án
Trang 33giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư (nếu có); phân tích lựa chọn phương án kỹthuật, công nghệ; phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của
phương án đề nghị lựa chọn; giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường; phương án về
vốn, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; hình thức quản lý thực hiện dự an;xác định chủ đầu tư; mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự
án.
Thâm định dự án đầu tư là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảmbảo của một dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư Tất cả các dự án đầu tư sửdụng vốn NSNN dé đầu tư phát triển phải được thâm định Nội dung thấm định dự ánđầu tư tùy theo từng loại dự án, đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp vớiquy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư;đảm bảo an toàn về tài nguyên, môi trường; các van dé xã hội của dự án Sau khithâm định dự án đầu tư, nếu dự án đạt được những yêu cầu cơ bản về nội dung thâmđịnh và có tính khả thi cao thì co quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự
án đầu tư
- Quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầuViệc phân cấp về quản lý hoạt động dau thầu được thực hiện như đối với việc tôchức thâm định dự án Cấp nào phê duyệt dự án thì cấp đó thẩm định kế hoạch lựachọn nhà thầu thực hiện dự án
- Thanh toán vốn đầu tư
Thanh toán vốn đầu tư là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối
lượng công việc được hoàn thành và nghiệm thu công trình Có thể được thanh toántheo khối lượng XDCB đã hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục côngtrình đã hoàn thành, thông thường là theo hợp đồng Việc lựa chọn phương thức
thanh toán tùy thuộc vào điều kiện thực tế, kết hợp được hài hòa lợi ích của chủ đầu
tư và nhà thầu, bao đảm lợi ích cho các bên tham gia Van dé là phải kết hợp được hài
hòa lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu Với nguyên tắc chung là kỳ hạn thanh toán
càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hoàn thành nghiệm thu thì càng có lợi cho cả 2bên, vừa đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công vừa đảm bảo thúc day tiến độ thi công
công trình.
- Quyết toán von dau tư
Trang 34Quyết toán vốn đầu tư hay quyết toán dự án hoàn thành của một dự án là
tổng kết, tổng hợp các khoản thu chi để làm rõ quá trìnhthực hiện dự án; là xác định
giá trị của dự án, công trình, hạng mục công trình đó hoặc là xác định vốn đầu tưđược quyết toán Trên thực tế, vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chỉ phí hợp
pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư dé đưa dự án, công trình, hạng mụccông trình đưa vào khai thác sử dụng bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá,chế độ tài chính theo những quy định hiện hành của nhà nước
- Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCBKiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu
tư Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm để phát huy; đồng thời pháthiện những sai lệch của đối tượng quan lý vốn dé uốn nắn kịp thời để điều chỉnh.Mặt khác, kiểm tra, giám sát có thé phát hiện những điểm bat cập, bat hop lý trong
cơ chế quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư dé kip thời sửa đôi
cho phù hợp.
1.2.5.3 Kiểm tra, đánh giá quản lý vốn dau te XDCB
- Giám sát, đánh giá đầu tư XDCB+ Hội đồng nhân dân và UBND cấp quận thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánhgiá đầu tư theo quy định của các Luật liên quan đến đầu tư XDCB và pháp luật liên
quan.
+ Chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức có thâm quyền quyết định dau tư phải tô chức
việc kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi, thâm quyền quản lý của
mình.
+ Người có thâm quyền quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức giám sát,
đánh giá đầu tư dự án đầu tư công do mình quyết định đầu tư
+ UBND cấp quận, các tô chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát đầu tư công theo quyết định của cơquan có thầm quyên và chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo giám sát
+ Các dự án đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN chịu sự giám sát của cộngđồng Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giám sát đầu tưXDCB bằng nguồn vốn NSNN
Trang 35+ Việc giám sát, đánh giá đầu tr XDCB bằng nguồn vốn NSNN của cộng
đồng được thực hiện theo quy định của Chính phủ
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư XDCB+ Các hoạt động đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chịu sự thanh tra, kiểm tra
của các cơ quan chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra về đầu tư thực hiện theo quy định của phápluật về thanh tra các lĩnh vực xây dựng, kế hoạch và đầu tư, tài chính, thuế
1.2.6 Các nhân té ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tr XDCB
Có nhiều nhân tô ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB, hiệu quả sử dụngvốn NSNN trong đầu tư XDCB; do đặc điểm của hoạt động đầu tư XDCB diễn ratrong thời gian dài và qua nhiều giai đoạn với nhiều chủ thể quản lý do đó các nhân tốnày ton tại trong suốt cả quá trình đầu tư: Từ chủ trương đầu tư, lập dự án, thực hiện
dự án đến khi đưa dự án vào khai thác sử dụng Có thé chi ra một số nhân tố cơ bảnảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN như sau:
1.2.6.1 Nhân tổ chủ quan
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư XDCBCông tác quy hoạch có ảnh hưởng lớn và lâu đài đến hiệu quả sử dụng vốnđầu tư trong phạm vi ngành và vùng lãnh thổ, nó vừa là nội dung vừa là công cụ đểquản lý hoạt động đầu tư, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả đầu tưcác dự án từ nguồn vốn NSNN Dé nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn đầu tư
XDCB, hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB thi công tác quy hoạch
phải đi trước và phải xuất phát từ nhu cầu của phát triển KT-XH một cách bềnvững Nếu quy hoạch xây dựng không có tính khoa học sẽ dẫn tới đầu tư kém hiệuquả, dễ gây nên thất thoát, lãng phí, đội vốn đầu tư trong XDCB
Cùng với quy hoạch thì công tác kế hoạch đầu tư cũng là nhân tố ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB Trong điều kiện nguồn lực hạn chế thì
chất lượng công tác kế hoạch hoá càng có ý nghĩa quan trọng Xây dựng kế hoạch
đầu tư trung hạn và dài hạn khoa học để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch huyđộng và phân bổ vốn dau tư hợp lý trong trung hạn và ngắn han sẽ làm tăng hiệuquả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế lãng phí trong đầu tr XDCB Ngược lại, nếu công
tác kế hoạch hoá không tốt sẽ dẫn tới tình trạng nhiều công trình có khối lượng hoàn
Trang 36thành không được bố trí vốn trong khi đó có những công trình lại trong tình trạngvốn đợi công trình gây lãng phí lớn trong việc sử dụng von
Công tác thâm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu còn nhiều phiền hà,
phức tạp Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ,
chưa nhịp nhàng ăn khớp.
Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ đều kiêmnhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ vềXDCB, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án
đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng lập dự án chưa cao, chủ yếu bằng lời văn,
thiếu các dữ liệu hoặc các dữ liệu mang tính chất ước lượng, năng lực nghiệm thu
hồ sơ của các nhà thầu không được đảm bảo, do vậy hiệu quả KT-XH của dự ánthiếu sức thuyết phục Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức,chưa sát với tình hình thực tế, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng đượcyêu cầu, các huyện, các ngành chưa chủ động thực hiện việc chuẩn bị đầu tư, mặt
khác do tính cấp bách nên một số dự án chưa hoàn thành thủ tục vẫn đưa vao kế
hoạch đầu tư nên tiến độ triển khai rất chậm
b) Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Nó có thể là cơ hội và cũng có thé là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu
tư Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ đề xácđịnh quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản
xuất sự tiền bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dam chấp nhận sự
mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công Đặc biệt trong đầu tư XDCB,
sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiếnnhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình.Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phức tạp
Trang 37nó chi phối toàn bộ các nhân tố khác và sự tác động tiêu cực hay tích cực của nó sẽ
quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB là nguồn vốn đầu tư thường không
thuộc quyền sở hữu của chủ dau tư và việc quản lý liên quan đến rất nhiều chủ thé,
do đó việc quản lý là rất phức tạp nên đòi hỏi năng lực, trách nhiệm pháp lý, tráchnhiệm vật chất của mỗi chủ thể quản lý rất cao, cụ thể
Công tác phân định trách nhiệm của các chủ thê tham gia quản lý vốn đầu tưXDCB càng rõ ràng, chế tài xử lý vi phạm trong quan lý càng day đủ càng nâng caohiệu quả sử dụng vốn đầu tư và ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
1.2.6.2 Nhân tô khách quana) Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng
Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng là các quy định của Nhà nước thông quacác cơ quan có thâm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt
động đầu tư và xây dựng Nếu cơ chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng mang tínhđồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đây nhanh hoạt động đầu tư xây dựng,
tiết kiệm trong việc vốn NSNN trong đầu tư XDCB, ngược lại nếu cơ chế thườngxuyên thay đôi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới giảm hiệu quả vốn NSNNtrong đầu tư XDCB Trong thời gian qua, các co quan trung ương đã có nhiều côgắng trong việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách mới cho phù hợp hơn,góp phan quản lý tốt nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB Tuy nhiên, cơ chếchính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB vẫn chưa theo kịp thực tế cuộcsống, cần phải được tiếp tục hoàn thiện Ngoài nguồn vốn tập trung có tiêu chí phân
bổ cụ thé, rõ ràng, các nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu, hỗ
tro mục tiêu, vốn ODA chưa có tiêu chí phân bổ, nặng cơ chế xin cho được cho là
một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn NSNN trong đầu tư XDCB
b) Các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách tài khoá (chủ yếu là chính
sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ), Chính sách tiền tệ (công cụ làchính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sáchphát triển công nghiệp, thương mai, dịch vụ; chính sách đầu tu có ảnh hưởng
Trang 38tư hợp lý, hài hoà, đảm bảo đủ nguồn lực về tài chính, tín dụng, nguồn vốn cho cơ
quan nhà nước cũng như các nhà thầu xây dựng, thiết bị Ngoài ra, trong quá trình
khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế cũng cótác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, tức làlàm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp
Thực tế cho thấy, trong thời gian 2 - 3 năm trở lại đây, chính sách kinh tế vĩ
mô thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao đã có những tác động tiêu cựcđến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu xây lắp như khó khăn về vốn,
tín dụng, ngoại tệ dé nhập khẩu Nhiều quy hoạch ngành như phát triển thương
mai, phát triển giao thông, phát triển nông nghiệp, công nghiệp chậm được sửađối hoặc ban hành mới nên không có rủi ro cho các địa phương khi quyết định đầu
tư hạ tầng kỹ thuật dé phuc vu cho phat triển các lĩnh vực kinh tế ngành
c) Năng lực nhà thầu tư van và nhà thầu thi công xây dựngNhà thầu tư vấn, thi công xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực phùhợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện Nếu, năng lực của nhàthầu tư vấn, thi công xây dựng không đáp ứng yêu cầu của dự án sẽ khiến thời gianđầu tư bị kéo dài và dễ xảy ra lãng phí trong đầu tư xây dựng, giảm hiệu quả đầu tư,
vi phạm Khoản 6, Điều 111 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 - Nhà thầu thi công
xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và
công việc xây dựng [18].
d) Điều kiện tự nhiên và KT-XH của địa phương
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên trên địa bàn với các đặc điểm về địachất, khí hậu, vị trí địa lý có tác động nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN
trong đầu tư XDCB.Nếu địa bàn ở vùng có địa chất ổn định, thuận lợi tiết kiệm
được kinh phí xử lý, ngược lại ở địa bàn nền địa chất phức tạp, khó khăn sẽ làm
Trang 39tăng kinh phí, thời gian xử lý nền móng cũng như việc vận chuyên vật liệu, máy
móc phục vụ thi công.
- Điều kiện KT-XH: Hiệu quả vốn NSNN trong đầu tư XDCB có mối quan
hệ chặt chẽ với điều kiện KT-XH Thông thường điều kiện KT-XH ổn định, đời
sống của người dân được đảm bảo, nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB không chỉđược đảm bảo theo kế hoạch mà còn có thé được bổ sung dam bao đáp ứng kịp thờinhu cầu vốn đầu tư Ở vùng điều kiện KT-XH, dân trí cao, người dân sẽ tham gia
hiệu quả vào công tác giám sát đầu tư, nhất là đối với các công trình yêu cầu thực
hiện giám sát cộng đồng, mặt khác, các công tác đối thoại, xử lý những van dé liênquan đến bồi thường GPMB phục vụ cho thực hiện dự án đầu tư XDCB được thuận
lợi.
1.2.7 Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tw XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Đề đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, cóthê dựa trên một số tiêu chí như sau:
1.2.7.1 Tiêu chí đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch và phân bồ vốn
dau tư XDCB bang nguồn vốn NSNN
- Đánh giá dựa trên tiêu chí về tuân thủ luật pháp, các quy định của Nhà nướctrong việc xây dựng và phân bổ vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, nguyêntắc phân bổ vốn đầu tư XDCB bang nguồn vốn NSNN trong từng thời kỳ, điều kiệnghi kế hoạch vốn XDCB bằng nguồn vốn NSNN, sự tăng trưởng phát triển KT-XH
của địa phương Việc đánh giá này nhăm mục tiêu xem xét công tác quản lý vốn đã
tuân thủ các quy định của pháp luật hay chưa, công tác quản lý chặt chẽ hay buông
lỏng.
- Đánh giá công tác lập và phê duyệt chủ trương đầu tư trên cơ sở nguồn lực
Sự mat cân đối trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ dẫn đến áp lực trả nợ đối với các dự
án, công trình, rơi vào tình trạng khó có thé trả được hết nợ XDCB các dự án đã
hoàn thành.
- Đánh giá tính tập trung, dài hạn, trung hạn trong việc xây dựng kế hoạchvốn đầu tư XDCB nhằm chủ động trong khâu lập kế hoạch và việc quản lý theo dõimang tính toàn diện, tng thê
1.2.7.2 Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án dau tư
Trang 40- Đánh giá về tính phù hợp giữa dự án được thâm định với quy hoạch xây
dựng được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy
hoạch tổng thé phát triển KT-XH Việc xem xét tính tuân thủ quy hoạch trong đầu
tư sẽ có tác động tích cực trong sử dụng vốn đầu tư đảm bảo cân đối, hiệu quả
Ngược lại đầu tư thiếu đồng bộ, không tuân thủ nghiêm túc quy hoạch, hệ quả là cónhững công trình hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được do thiếu các côngtrình phụ trợ, dẫn tới hiệu quả đầu tư không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu
- Đánh giá năng lực của Chủ đầu tư, tư vấn trong việc lập hồ sơ trình thẩm
định, lập dự toán, thiết kế, phương án thi công theo tiêu chuẩn, định mức quy định
của pháp luật.
- Đánh giá về cơ chế phân cấp về quyết định đầu tư và phân bổ vốn theohướng tăng quyền quyết định cho các cấp có phù hợp với thực tế, có nâng caođược công tác quản lý vốn đầu tư hay không dé từ đó có giải pháp thay đổi, điềuchỉnh, bổ sung phù hợp
1.2.7.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn dau tư XDCB bằng nguồn
vốn NSNN trong khâu cấp phát và thanh toán vốn dau te XDCB
- Đánh giá về sự tuân thủ quy trình, thủ tục cấp phát, kiểm soát chi thanhtoán với các quy định của pháp luật về công tác thanh toán, cấp phát von đầu tưXDCB bằng nguồn vốn NSNN
- Đánh giá tiến độ, khối lượng giải ngân vốn đầu tư qua hệ thống Kho bac
Nhà nước, kéo dài thanh toán vốn, chuyên nguồn vốn
- Đánh giá công tác tạm ứng, số dư tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn đầu
tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
1.2.7.4 Tiêu chí đánh giá công tác quyết toán vốn dau tư dự án hoàn thành
- Đánh giá công tác lập, phê duyệt quyết toán dự án đầu tư XDCB từ NSNN
hoàn thành tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh, quyết toán vốn đầu tư