VECITA Vietnam Electronic Commerce | Cục Thương mai điện tử va Côngand Information Technology nghệ thông tin Agency VICEM Vién Khoa hoc quan tri doanh nghiệp và kinh tê sô Việt Nam VKFTA
Tong quan tài liệu nghiên CUU csscccsssccsssescssseccsseecssseccssseccsssccssnecessnecsenecessnecessees 8 1 Các nghiên cứu nước NGO ¿+ + tt rêc 8 2 Các nghiên cứu trong THƯỚC - 5 2S St * St Ekeerekekrskekrrrrkekreerkrke 9 3 Những thành tựu, hạn chế của tài liệu tổng quan và tóm lược về đóng góp
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bán lẻ cao nhất ở khu vực chau A với khoảng trên 11%/naim trong giai đoạn 2016-2019 (VN Report, 2019a) Thị trường bán lẻ trong nước hiện đang có sự chuyên mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống, hiện đại sang mô hình trực tuyến Nhiều doanh nghiệp trong và ngoải nước với các mô hình bán lẻ đa dạng đã đem lại những trải nghiệm mới cũng như gia tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng Đề có thể cạnh tranh tốt trên thị trường bán lẻ thì ứng dụng thương mại điện tử được xem như là một trong những giải pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển bền vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các khâu quan lý dé giảm chi phí, tăng độ thuận tiện và độ trải nghiệm cho người mua sẽ làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng, và từ đó làm tăng độ trung thành của họ với doanh nghiệp.
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Sherah Kurnia và cộng sự vào năm 2015 về “E-commerce technology adoption: A Malaysian grocery SME retail sector study” (dịch là “Ap dụng công nghệ thương mại điện tử: Nghiên cứu lĩnh vực bán lẻ SME của hang tap hóa Malaysia”) đã chỉ ra thương mại điện tử có tiềm năng đáng ké dé thúc đây sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước phát triển và dang phát triển Tuy nhiên, việc áp dụng thương mại điện tử bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển đã phải đối mặt với nhiều thách thức chưa được giải quyết thỏa đáng do tính chất phức tạp của việc áp dụng thương mại điện tử trong các quốc gia như vậy. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra một cách có hệ thống ảnh hưởng của tổ chức, ngành và mức độ sẵn sàng của quốc gia và áp lực môi trường đối với việc áp dụng các công nghệ thương mại điện tử đa dạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dé phát triển quốc gia Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán lẻ trong ngành hàng tạp hóa Malaysia để xác nhận mô hình đa cấp được dé xuất Các phát hiện chỉ ra ảnh hưởng đáng ké của áp
8 lực môi trường đối với áp dụng các công nghệ thương mại điện tử khác nhau Sự sẵn sang của tổ chức và quốc gia có những ảnh hưởng khác nhau các công nghệ thương mại điện tử đa dạng, trong khi ảnh hưởng của sự sẵn sàng của ngành được cho là không đáng kể Nghiên cứu này mở rộng hiểu biết hiện tại về ảnh hưởng của các yếu tố vi mô, trung bình và vĩ mô và có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu, các nhà thực hành và các nhà hoạch định chính sách Vì đây là bài nghiên cứu tập trung vào các thị trường Malaysia nên có một số yếu tố như về địa lý, năng lực sản xuất sẽ chưa phi hợp với Việt Nam.
Nghiên cứu của Lê Việt Trung và Masayoshi Maruyama vào năm 2011 về
“Modern Retailers in Transition Economies : The Case of Vietnam” (dịch là
“Cac nhà bán lẻ hiện đại trong các nền kinh tế chuyển đỗi: Trường hợp của Việt Nam”) đã đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo sử dụng phương pháp định lượng và định tính dựa trên khảo sát 56 công ty điều hành các cửa hàng bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, phỏng vẫn các CEO và quan chức chính phủ, và các chuyến thăm và quan sát cửa hàng trực tiếp của các tác giả Tác giả thảo luận về hoạt động và cải tạo bán lẻ của các nhà bán lẻ hiện đại tại địa phương, cấu trúc và nền tảng của các đối thủ cạnh tranh, các vấn đề mà các nhà bán lẻ gặp phải và triển vọng phát triển của họ trong tương lai Báo cáo cung cấp bức tranh toàn cảnh về các nhà bán lẻ hiện đại tại Việt Nam và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước được tìm thấy về việc phát trién thương mại điện tử bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam Có hai hướng nghiên cứu được nhân thay: (1) tiếp cận sự thay đồi thị trường thương mại điện tử bán lẻ trên cơ sở đánh giá sự thay đổi của toàn ngành thương mại điện tử; (2) tiếp cận ngành thương mại điện tử bán lẻ thông qua việc phân tích một khía cạnh cụ thé của ngành.
Theo ban biên tập phòng Thuong mại va Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2016, nghiên cứu “Rui ro của Ngành ban lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
— Hiện trạng và Đề xuất chính sách” năm trong dự án “Tăng cường vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong tham vấn xây dựng chính sách phát triển
9 ngành” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng các van dé tồn tại, cản trở sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập TPP, EVFTA và các Hiệp định thương mại tự do, từ đó đề xuất các chính sách cu thé nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển bền vững, qua đó đóng góp vào sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng Nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng Chiến lược tổng thê phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2035 theo yêu cầu của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ cũng như trong hoạch định các chính sách, pháp luật cụ thể nhằm triển khai các nội dung trong Chiến lược.
Thể hiện quan điểm về công cụ thương mại điện tử, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thoan và cộng sự vào năm 2017 về “Một số giải pháp ứng dụng các công cụ thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam” đã phân tích tình hình ứng dụng các công cụ thương mại điện tử trong bán lẻ trực tuyến tại một số doanh nghiệp tại Việt Nam, kinh nghiệm ứng dụng thành công các công cụ thương mại điện tử trong bán lẻ trực tuyến tại Amazon.com, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho các doanh nghiệp để tăng cường ứng dụng các công cụ thương mại điện tử trong bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của bài luận là đánh gia các công cụ thương mại điện tử tính đến thời điểm năm 2017, và hiện tại, các xu hướng trên thị trường đã có sự thay đôi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển thương mại điện tử của cả nước Vì thế một số luận điểm của bài sẽ không còn phù hợp, hạn chế cho các nghiên cứu hiện tại.
Nghiên cứu của Dương Thị Dung và cộng sự vào năm 2020 về “Nang cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử (B2Q Việt Nam” lại tập trung vào khía cạnh chất lượng dịch vụ Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cả nghiên cứu định tính và định lượng.
Theo đó, nghiên cứu định tính thực hiện vào thang 1 năm 2020 thông qua phỏng van chuyên sâu với I0 khách hàng (trong đó có 5 nữ và 5 nam) tại Hà Nội và Việt Trì.
Mục tiêu của quá trình phỏng vấn chuyên sâu là xem xét mức độ phù hợp của bảng hỏi với nền tảng thương mại điện tử và cảm nhận của khách hàng tại Việt Nam.
Nghiên cứu nay được nhóm tác giả áp dụng phương thức chon mẫu ngẫu nhiên dé thu thập dữ liệu sơ cấp Số liệu được thu thập tù 385 khách hàng mua săm trực tuyến tại 5 website thương mại điện tử lớn của Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra: 08 yếu tố
10 của chất lượng thương mại điện tử B2C tác động thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng Nghiên cứu này chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ thương mại điện tử B2C của các website Việt Nam đã và đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 bùng phat trên toàn cầu Tại Việt Nam, nhờ có thương mại điện tử mà khách hàng có thể thỏa mãn các nhu câu thiết yếu một cách dé dàng đồng thời van đảm bảo giãn cách xã hội Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: 08 yếu tố trong thang đo chất lượng dich vụ thương mại điện tử B2C tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng Đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử thì các website thương mại điện tử còn phải nâng cao sự tin cậy của khách hang, tăng khả năng tương tác và phản ứng với khách hàng trước, trong va sau khi mua hàng.
Cơ sở lý luận về thương mại điện tử bán lẻ s- sscss<cssssessse 13 1 Throng ọo 0n
Thương mại điện tử bán 1é 5: 5+ S+ + + St xErrekrrrrrrrrrrrrkrrrre 17 1.2.4 Nội dung và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ thống TMĐT bán lẻ
1.2.3.1 Khái niệm thương mại điện tử bán lẻ
Thương mại điện tử bán lẻ là một trong những hình thức của thương mại điện tử nên mang những thuộc tính của thương mại điện tử Các chủ thể tham gia vào hình thức nay tập trung vào doanh nghiệp và người tiêu dùng Thương mại điện tử bán lẻ tồn tại qua các kênh bán hàng thông qua mạng xã hội dé tiếp cận người dùng dé dang hơn, hoặc bán hàng thông qua các diễn đàn với các chuyên mục phù hợp với sản phẩm người mua cần tìm, và bán hàng thông qua các sản giao dịch thương mại điện tử, các ứng dụng trên thiết bị di động.
Bán lẻ trực tuyến là hoạt động do các cá nhân hay doanh nghiệp muốn bán sản phẩm/ dịch vụ của mình thông qua Internet tới người tiêu dùng (Nguyễn Văn Thoan và các tác giả, 2016) Tuy nhiên bán lẻ trực tuyến không chỉ đơn giản là việc đưa sản phẩm lên mạng, mà nó còn phải có sự tương tác giữa người bán và người mua, với những chiến lược bán hàng hiệu quả Người bán bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau để bán lẻ trực tuyến nhằm tối đa hóa cơ hội
17 tương tác với khách hàng (Zachman, 2009) Có rất nhiều công cụ thương mại điện tử, và doanh nghiệp có thể lựa chọn bộ công cụ thương mại điện tử phù hợp với đặc thù kinh doanh bán lẻ trực tuyến của doanh nghiệp mình (Brzozowska, 2015).
1.2.3.2 Đặc điểm của thương mại điện tử bán lẻ
Thương mại điện tử bán lẻ mang những đặc điểm của thương mại điện tử, song hình thức này tập trung hơn về người bán và người mua trong hoạt động thương mại. Đối với người bán, thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu Thương mại điện tử giúp họ mở rộng thị trường, tìm kiếm và tiếp cận song song với cả nhà cung cấp và khách hàng trên khắp thế giới Họ có thể nhập hàng với giá thấp hơn và bán ra ngoài thị trường với số lượng nhiều hơn.
Người bán thuận lợi hơn trong việc giảm chi phí sản xuất, cải thiện hệ thống phân phối, lưu kho cũng như giúp hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt Người bán dé dàng lắng nghe những phản hồi từ khách hàng và sản xuất hàng theo yêu cầu nhằm đáp ứng tốt nhất cho khách hàng của họ.
Người bán và người mua có thể liên lạc với nhau đễ dàng hơn và tiết kiệm chỉ phí liên lạc hơn rất nhiều so với các hình thức thương mại trước đây Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ đều được cập nhật nhanh chóng. Đối với người mua, thương mại điện tử bán lẻ cho phép họ mua săm mọi lúc, moi nơi trên toàn thế giới Họ có thé dé dàng tìm được sản phẩm mong muốn thông qua các công cụ tìm kiếm tích hợp AI, AR, qua hình ảnh Người mua có thể so sánh giá giữa các bên bán hàng để lựa chọn mức giá phù hợp nhất Các sản phâm số được thực hiện giao hang trong vài giây giúp day nhanh quá trình mua sắm.
1.2.3.3 Các công cụ của thương mại điện tử bán lẻ Đề tiếp cận khách hang va tận dụng triệt dé những co hội cua thị trường thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ thường day mạnh hoạt động ban hang cua ho trên nhiều công cụ như một tro thủ đắc lực giúp ho gia tăng doanh số Các công cu thương mại điện tử bán lẻ điển hình bao gồm:
Website thương mại điện tử là một trong những công cụ thương mại điện tử bán lẻ ra đời sớm nhất, có đóng góp lớn vào sự hình thành và phát trién của thương mại điện tử Website thương mại điện tử được hiểu là một trang thông tin điện tử được thiết lập với mục đích phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua
18 bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dich vụ, thanh toán và dich vụ sau bán hàng (Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) Các website thương mại điện tử được phát triển và thiết kế đưới dạng những cửa hàng bán lẻ trực tuyến Qua đó, người bán có thé dé dàng đảm nhiệm và theo dõi các hoạt động của chuỗi cung ứng, nhanh chóng và thuận tiện trong việc năm bắt các thông tin và xử lý đơn đặt hàng, chấp nhận thanh toán, quan lý vận chuyển va hậu cần cũng như cung cấp dịch vụ khách hàng Những website này còn bao gồm cả những website không có chức năng đặt hàng và thanh toán trực tuyến, khách hàng giao dịch thông qua bên thứ ba hoặc để lại thông tin Điều nay được thé hiện tại Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, 02 hình thức của một website thương mại điện tử được phân loại theo mục đích sử dụng là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Trong đó, website thương mại điện tử bán hàng là trang thông tin điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập dé phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình Mặt khác, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử lại được thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tô chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại Một website thương mại điện tử đảm nhiệm các chức năng về quảng bá công ty hoặc sản phẩm cụ thé, nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng mới, xây dựng lòng trung thành của khách hàng để giữ chân khách hàng và là kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng Cũng giống như cửa hàng bán lẻ truyền thống, website thương mại điện tử cũng có không gian trưng bay, giới thiệu các sản phẩm.
Email marketing là công cụ thương mại điện tử và marketing điện tử rẻ nhất. Tiếp thị qua email đã có từ năm 1971, được các doanh nghiệp sử dụng cho mục đích quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Khách hàng sẽ biết đến các mặt hàng được ưu đãi mới nhất của doanh nghiệp cũng như các thông tin quảng cáo thông qua email cung cấp cho doanh nghiệp Nhờ sự cá nhân hóa đối với từng đối tượng khách hàng, việc tiếp thị thông qua email là một chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu, xây dựng mối quan hệ và giữ chân khách hàng giữa các lần mua hàng thông qua các loại email tiếp thị khác nhau. Một email thương mại điện tử sẽ cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp, sản
19 phẩm, dịch vụ và trang web thương mại điện tử mà doanh nghiệp muốn thúc day (Brzozowska, 2015) Đối tượng khách hang của email là nhóm khách hang tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến, thuộc nhóm khách hàng mục tiêu và được doanh nghiệp tìm hiểu kỹ trước đó thông qua việc vẽ chân dung khách hàng Email cũng hỗ trợ các ứng dụng thương mại điện tử và các trang web thông qua bán hàng đa kênh, dẫn khách hàng tới một website mua hàng, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp thông tin phân tích về các chiến địch bán hàng.
Bán hàng qua mạng xã hội là mô hình mới của thương mại điện tử, là một lĩnh vực marketing trực tuyến có mối liên hệ chặt chẽ với các phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ thương mại điện tử khác (Investopedia, 2021) Việc bán hàng qua mạng xã hội cho phép nhà bán hàng dẫn liên kết đến một trang bán hàng khác hoặc trực tiếp giao dịch với người mua trên nền tảng mạng xã hội Thông qua sự phổ biến của các mạng xã hội, nhà cung cấp dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng và nhanh chóng tiếp nhận phản hồi, đáp ứng nhu cầu theo xu hướng của khách hàng trực tiếp mà không cần thông qua bên thứ ba Các doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch bán hàng trên mạng xã hội thường đo lường sự thành công bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của doanh nghiệp thông qua các tin nhắn, lượt thích và chia sẻ. Đối với sàn giao dịch thương mại điện tử, quy định trong Điều 3 Nghị Định Số
52/2013/NĐ-CP, sản giao dịch thương mại điện tử là một website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản, đăng tai thông tin, hình ảnh quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh Một sản giao dịch thương mại điện tử bên cạnh việc mua bán sản phẩm như các công cụ thương mại điện tử khác còn tích hợp với các đơn vị hỗ trợ liên quan đây thông tin về sản phẩm cụ thể và mang tính cập nhật đối với khách hàng Cùng với một sản phẩm được tìm kiếm, khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá cả và các tiêu chí giữa các mặt hàng với nhau để đưa đến quyết định mua hàng trực tiếp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Kinh doanh trên ứng dụng di động là việc sử dụng các thiết bị đi động cầm tay có kết nối mạng internet để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến Thông qua sự gia tăng trong tỷ lệ người dùng các thiết bị di động, việc kinh doanh trên ứng dụng
20 di động được các doanh nghiệp ưu tiên đẩy mạnh và phát triển các ứng dụng mua hàng Tương tự với san giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng di động có mức độ tiện lợi cao hơn va dé dang tiếp cận với nhiều người dùng hơn thông qua giao diện của ứng dụng.
1.2.3.4 Các lợi ích và bat lợi của thương mại điện tử bán 1é
Lợi ích của thương mại điện tử bán lẻ
Phương pháp phân tích, tổng hợp . -2- 2++22E++£+£+EE+e+Exzrrrxesrreee 26 2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu chú yếu sử dụng trong luận văn
Thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp, bài nghiên cứu đã đưa ra được những lập luận và khang định chặt chẽ liên quan đến van đề nghiên cứu Những lập luận này được minh chứng thông qua các đữ liệu tin cậy được tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau Mục đích của phương pháp này hướng đến đó là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà tác giả tìm ra Từ đó là tiền đề dé thuyết phục người đọc vào quan điểm của bài.
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã dé ra, bài nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu đã hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu TMĐT bán lẻ được đánh giá trong hai giai đoạn là 2011 — 2015 và 2016 — 2021 dé đối chiếu sự thay đổi của TMĐT bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Cụ thê là:
1 Mức độ sẵn sảng ứng dụng thương mại điện tử bán lẻ được thể hiện qua hạ tầng và nguồn nhân lực như máy tính, kết nối Internet, an toàn an ninh thông tin, cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin, lao động chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
2 Sự phát triển của các công cụ thương mại điện tử bán lẻ được thé hiện thông qua website thương mại điện tử bán lẻ, mạng xã hội, email, sản thương mại điện tử và ứng dụng di động.
3 Các hiệp định thương mại tự do về thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định tự do tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử bán lẻ.
4 Mặt hàng chính của ngành thương mại điện tử bán lẻ được thé hiện thông qua việc đánh giá mức độ đa dạng và mức độ tập trung của các mặt hàng trong các thời kỳ.
5 Các chính sách thúc đây thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam được thể hiện thông qua các kế hoạch được triển khai thực tế của Chính phủ trong việc ứng dụng thương mại điện tử bán lẻ.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN THUONG MẠI ĐIỆN
TU BAN LẺ TRONG BOI CẢNH HỘI NHẬP KINH TE QUOC TE
3.1 Giới thiệu chung về ngành bán lẻ và thương mai điện tử bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư nước ngoài, được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng và hấp dẫn nhất trong khu vực (VECOM, 2021) Sự kiện gia nhập WTO đã thúc day mạnh mẽ thi trường ban lẻ Việt Nam tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và phát triển xu hướng thị trường với hướng gia tăng các loại hình bán lẻ hiện đại, định hướng thói quen mua sim ở các cửa hàng bán lẻ theo mô hình hiện đại, đổi mới phương thức phân phối san phâm của các nhà sản xuất, cung cấp Thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn đã giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều sản phẩm chất lượng cao, gia cả phải chang.
Các hình thức bán lẻ hiện đại được phat triển rộng rãi như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại nhưng chiếm phần lớn thị phần là các kênh bán lẻ truyền thống Theo số liệu của Báo Công thương, trong cả năm 2020, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao ở mức trên 90% đối với hệ thống phân phối do doanh nghiệp trong nước làm chủ như Co.opmart (90 - 93%), Satra (90 - 95%), Winmart+ (96%), và trên 70% tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Lotte, Big C: 90%, AEON, Citimart:
82 - 85% ) Tuy nhiên, xu hướng hành vi tiêu dùng của người Việt liên tục thay đôi trong những năm gần đây đã đến sự thay đổi tăng trưởng theo các kênh bán hàng Ở tất cả các kênh bán lẻ đều ghi nhận sự chững lại trong tăng trưởng, chỉ có duy nhất kênh bán hàng online là tăng trưởng mạnh bạo về gia tri, đặc biệt rõ nét ở giai đoạn sau giãn cách xã hội trong năm 2021.
2019 912020 Sau giãn cách xã hội
M8 Cửa hàng tiện lợi # Các kênh khác
8 Môhinh bán sỉ (cash & cary) Siêu thị & Đại siêu thi
8 Nhà Thuốc TM Cửa hàng chuyên dụng
Hình 3.1 — Ty lệ thị phần về kênh bán hàng
Online Drug Nhà Siêu thị Siêuthị Môhình Chợ Cửa hàng Tiệm tạp
Stores Thuôc mini & Đại bán sỉ tiện lợi hóa siêu thị
TM9T2020 # Sau giãn cách xã hội
Hình 3.2 — Ty lệ thay đỗi giá trị theo các kênh mua sắm
Sự dịch chuyển hình thức bán lẻ trong tình hình mới từ bán lẻ truyền thống sang các sàn thương mại điện tử và các kênh trực tuyến chiếm 11,2% vào năm 2021, dẫn đầu các nhóm ngành có sự tăng trưởng doanh thu ngay trong mùa giãn cách xã hội Mức tỷ trọng tuy có sự giảm sút so với năm 2020 (15%) nhưng đây không phải là
29 tín hiệu tiêu cực bởi thương mại điện tử ban lẻ vẫn đang duy trì vị thế dẫn đầu trong hai năm liên tiếp và có tiềm năng tiếp tục phát triển rất cao, một phần chứng tỏ ưu thế của hình thức kinh doanh này sẽ là giải pháp thúc đây doanh số trong bối cảnh kinh tế phức tạp Trong đó, tại Việt Nam, chuyên đồi số và mô hình bán hàng đa kênh là mục tiêu trước mắt và quan trọng hàng đầu được chính phủ và doanh nghiệp quan tâm Sự phân chia doanh số bán lẻ của các cửa hàng truyền thống và các cửa hàng ứng dụng thương mại điện tử đã có phần thay đôi (Hình 3.3) Lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng chuyên dần sang mua sam trực tuyến khi ty trọng san đều sang thương mại điện tử bán lẻ Cụ thể, có 50% người tiêu dùng giảm tần suất ghé siêu thị, tạp hóa và chợ và 25% trong số đó đã tăng mua sắm trực tuyến (Vietdata, 2021).
8 Bán không dựa trên cửa hàng = Bán tại cửa hang
Hình 3.3 - Sự phân chia doanh số bán lẻ tại cửa hàng và không dựa trên cửa hàng giai đoạn 2014-2019
Trong giai đoạn 2011-2020 và định hướng tới năm 2025, tốc độ bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam ổn định và có xu hướng tăng trong từng giai đoạn Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016-2018 tăng 10,55%/nam Giai đoạn 2019-2020 theo kế hoạch của Bộ dự kiến tăng 13%/nam và ước tính giai đoạn 2021-2025 là 14%/nam (Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam, 2019) Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19 với những rao cản về giãn cách xã hội đã làm chệch hướng kế hoạch
30 đặt ra của Bộ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 giảm trong quý I và II do diễn biến nghiêm trọng của đại dịch; sau đó có tăng nhưng ở mức thấp, chỉ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (Báo Đầu tư, 2021) Đến năm
2021, sự quay trở lại của dịch bệnh vào quý III dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng, tong mức ban lẻ hang hóa va dịch vụ tiêu dùng cả năm giảm 4,6% so với năm 2020 (Cục thống kê Hà Nội, 2021) Đây là mức giảm kỷ lục, thấp nhất trong cả thập kỷ Sự phục hồi bắt đầu được ghi nhận trong 4 tháng đầu năm 2022 khi tăng trưởng 6,5% so với cùng kỳ năm trước (Báo Công thương, 2022) Tuy chưa đạt được mức dự kiến 14% nhưng con số này đã cho thấy những dấu hiệu tích cực về sự lưu thông trở lại của thị trường bán lẻ và các hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Quy mô thị trường ban lẻ Việt Nam cũng tăng trưởng khá tích cực Giai đoạn