1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Nguyễn Thị Thủy Hoàn
Người hướng dẫn PGS. TS. Hà Văn Hội
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 32,06 MB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂNĐề tài luận văn “Phat triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện với mục tiêu luận giải lý thuyết và phân tích thực trạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THỊ THỦY HOÀN

LUAN VAN THAC SI KINH TE QUOC TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Hà Nội — 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOITRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN THI THUY HOAN

PHAT TRIEN THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM TRONG

BOI CANH HỘI NHAP KINH TE QUOC TE

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 8310106

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hà Văn Hội

XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐCÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VAN

PGS TS Hà Van Hội PGS.TS Nguyén Anh Thu

Hà Nội — 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Văn Hội Việc sử dụng kếtquả, trích dẫn tài liện của người khác đảm bảo theo quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các

tác phẩm, tạp chí và website theo danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy Hoàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tô chức và cá nhân Nhân đây, tácgiả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cánhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trước hết tác giả xin tran trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Dai hoc

Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế Quốc tế của trường cùng

tập thé các thầy, cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tác giả trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tác giả xin trân trọng cảm

ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Văn Hội đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoànthiện không thé tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhậnđược những ý kiến của các chuyên gia, thầy cô và bạn đọc

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy Hoàn

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài luận văn “Phat triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện với mục tiêu luận giải lý thuyết và phân tích thực trạng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, trong đó tập

trung vào thị trường cô phiếu và trái phiếu — là các thị trường cốt lõi của TTCK Việt

Nam, dé đề xuất một số giải pháp nhằm phát trién TTCK trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Tại Chương 1, Đề tài tong quan lý luận và thực tiễn về phát triển TTCK Dựa

vào các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm cả trong nước và quốc tế, Đề

tài đã hệ thống hoá lý luận chung về TTCK như khái niệm, chỉ tiêu đánh giá và các điều kiện về phát triển TTCK trong bối cảnh hội nhập kinh té quéc té Bén canh do, thông qua phân tích thực tiễn phát triển TTCK ở Trung Quốc và một số nước khu

vực Đông Nam Á, đề tài cũng rút ra một số kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam.

Tại Chương 3, Dé tài đã khái quát các giai đoạn phát triển và cơ cau tổ chức của TTCK Việt Nam, phân tích chính sách phát triển TTCK Từ đó, Đề tài đánh giá sự phát triển TTCK Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua phân

tích sự phát trién của TTCK sơ cấp, thứ cấp và cơ sở nhà đầu tư Kết qua phân tích ghi

nhận rằng các giai đoạn phát trién của TTCK dang sắn liền với tiễn trình hội nhập quốc

tế củả Việt Nam TTCK đã mở rộng quy mô nhanh chóng và đang vào giai đoạn phát triển về mặt chất lượng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô còn chưa tương

xứng với tiềm năng kinh tế, thiếu tính bền vững với hàng hóa còn chưa đa dạng, tính thanh khoản và chỉ số chưa 6n định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới ở bước

đầu hình thành và cơ sở nhà đầu tư còn thiếu cân đối.

Tại Chương 4, Đề tài đánh giá bối cảnh hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt nam thời gian tới Với tầm nhìn trở thành kênh huy động vốn quan trọng tương xứng với trình độ phát triển của nền kinh tế, Đề tài đề xuất hai định hướng chính

về phát triển TTCK theo hướng hiện đại hoá và quốc tế hoá Từ đó, Đề tài đưa

ra ba nhóm giải pháp chính về cơ sở hàng hoá, cơ sở nhà đầu tư và hoàn thiện thé

chế dé phát trién TTCK Việt Nam hoà nhịp với xu hướng của nền kinh tế thế giới.

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TẮTT - 2 2s s+££££+E+E££zxzx+zzcxz i

DANH MỤC BANG BIỀU - 22-52 +E+EE2E#EE2EEEE2EEEE2EEE121 21712221 re ii

DANH MỤC HINH VẼ G1111 E111 1111111111111 111111 cee iiiPHAN MO DAU woe cecccsccscsesscscsessescsesecscscsesscscscssssescsesscsesessissesescstscsesseseseeess 1

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU, CO SO LY

LUAN VA THUC TIEN VE PHAT TRIEN THI TRUONG CHUNGKHOAN TRONG BOI CANH HỘI NHAP KINH TE QUOC TẾ 61.1 Tổng quan tình hình nghiên CU c.c.ccceecccsecesesseseesesessesesseseesesseseseseesess 61.1.1 Các nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường chứng khoán 61.1.2 Các nghiên cứu về phát triển thị trường chứng khoán ở một số quốc gia

trên thé giỚi - 5£ +E+ESE9EEEEEEEEE215112111211121112111111111111 1111111 re 8

1.1.3 Các nghiên cứu về phat triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam 111.1.4 Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp của dé tai eee 131.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển thị trường chứng khoán trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tẾ - 2 2 + +E£E+E+E£E££E+E+EeEEzEzEersree 141.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán - 2-5 + 2 s+s+£+£zxzed 14

1.2.2 Phát triển thị trường chứng khoán 2 + 2 2+s+E+££z+xzEerrxzed 24

1.2.3 Phát triển thị trường chứng khoán trong hội nhập kinh tế quốc tế 351.2.4 Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của một số nước 43CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 25 2+s+cz+s¿ 532.1 Cách tiếp cận nghiên CỨU - ¿2 ¿+6 £+E+E£+E+E££E£E£E£EE£EEEEEEerrkrrsred 532.1.1 Tiếp cận hệ thống ¿2E S129 2EE2E9EEEEE121E112121111 2111 ce0 532.1.2 Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng - 2 5252 532.2 Khung khổ phân tích c.cccccccccssessssessssessssessesessesessesessesessssessesesseseeseaeess 53

2.3 Các phương pháp nghiên CỨU .- <5 3332111 **vEEEseeeeresseeeree 55

2.3.1 Phương pháp phan tích, tổng hợp c.ccccccscscseesssesessssesesessseseeseseseeees 55

2.3.2 Phương pháp thong k6 ccccccsccsessessssessssessssessssessssesscsesussesussesesseeneees 57

2.3.3 Phương pháp so sánh - - c 13 1133211112 11 1 vn vn re 58

Trang 7

2.3.4 Phương pháp kế thừa -2- 5-52 S2+E£SE2EEEE2EEEE2EE21212121 21212 cxeC 60 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIET NAM -¿-:- S2 S22 E1 2E21512121111111211121 2111110111 1x0 61

3.1 Qua trinh hinh thanh va phat trién thi trường chứng khoán Việt Nam 61

3.1.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam - - 61

3.1.2 Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 62

3.1.3 Cơ cau tô chức của thị trường chứng khoán Việt Nam 64

3.2 Chính sách phát trién thị trường chứng khoán của Việt Nam 66

3.3 Thực trang phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 72

3.3.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp -+- ¿+ 2+x+sz+x+££xerrxerered 72 3.3.2 Thị trường chứng khoán thứ cấp - - - 2+++s+£+£z+k+xz£ezszx+rerxes 78 3.3.3 Thực trạng cầu chứng khoán - cơ sở nhà đầu tư - -s 93

3.4 Đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán thời gian qua 100

3.4.1 Đánh giá chung về sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 100

3.4.2 Một số ton tại, hạn chế trong sự phát triển của thị trường chứng khoán 0Ù R00 e- 102

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHAT TRIEN THI TRUONG CHUNG KHOAN TRONG BOI CANH HỘI NHAP KINH TẾ QUOC TE +: 108

4.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - s52 108 4.2 Tam nhìn phát triển thị trường chứng khoán - - 2 2 s=s55¿ 111 4.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán 111

4.2.2 Dinh hướng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 112

4.3 Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán - 115

4.3.1 Nhóm giải pháp về các hàng hoá trên thị trường - 115

4.3.2 Nhóm giải pháp về cơ sở nhà đầu tư - 2 - s+s+cs+x+zszxecxez 116 4.3.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện thé chế thi trường - 117 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO cecccccsececesececesescecesesescescsesceees 121

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT | Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 |CK Chứng khoán

2 |CKPS Chứng khoán phái sinh

3 |CTCK Công ty chứng khoán

4 |CTQLQ Công ty quản lý quỹ

5 |DNNY Doanh nghiệp niêm yết

6 |DNNN Doanh nghiệp nhà nước

7 |ĐKGD Đăng ký giao dịch

8 |GDP Tông sản phâm nội địa

9 | IPO Phat hành chứng khoán lân dau ra công chúng

10 | NDT Nha dau tu

11 | NĐTNN Nhà dau tư nước ngoài

12 | NHNN Ngân hàng Nha nước

13 | OTC Thị trường giao dich ngoài quay

14| UBCK Uy ban Chứng khoán Nha nước

15 | UPCOM Thi trường giao dich chứng khoán công ty dai

chúng chưa niêm yết

16 | SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán

17 | TPCP Trái phiếu chính phủ

18 | TPDN Trai phiéu doanh nghiép

19 | TTGDCK Trung tâm giao dich chứng khoán

20 | TTLKCK Trung tâm Lưu ký chứng khoán

21| TTCK Thị trường chứng khoán

Trang 9

DANH MỤC BẢNGSTT Bảng Nội dung Trang

1 | Bảng3.1 | Tý lệ von hóa/ GDP của thị trường cô phiêu

niêm yết Việt Nam và một số TTCK trên thế 82

giới từ 2011 - 2020

2 |Bảng3.2 | Tỷ lệ giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết so với

GDP của TTCK Việt Nam và một số TTCK 83trên thế giới từ 2011 -2020

3 |Bảng3.3 | Giá tri giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 99

TTCK nam 2016-2021

il

Trang 10

DANH MỤC HÌNH STT | Hình Nội dung Trang

1 | Hình 1.1 | Cơ câu TTCK căn cứ vào phương thức giao 50

dịch

2 |Hình2.l | Khung lô-gic nghiên cứu 54

3 |Hình3.l | Cơ cấu tổ chức TTCK Việt Nam 65

4 | Hình3.2 | Huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu chính

8 |Hình3.6 | Quy mô niêm yết và giá tri giao dịch bình quân

trên thị trường trái phiếu niêm yết trên 2 Sở 92

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) đóng vai trò quan trọng trong việc tap

trung các nguồn vốn và luân chuyên vốn từ tiết kiệm của các hộ gia đình đếnnhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Tính đến cuối năm 2021, quy mô vốnhóa thị trường cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 93.8%

so với tong sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product), va tổng mức

huy động vốn trên thị trường chứng khoán dat 1,12 triệu tỷ đồng, chiếm tới

38,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Bộ Tài chính, 2022) Các con số này thể

hiện rõ ràng cho sự mở rộng vai trò huy động vốn của TTCK tại Việt Nam

Vai trò này cũng góp phần thúc đầy tích lũy vốn tư bản trong nền kinh tế, từ

đó, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, và đóng góp vào phát triển kinh tế xãhội của một đất nước

Ngoài ra, TTCK còn có tác động tích cực đến môi trường đầu tư củamột nền kinh tế, thông qua khả năng kết nối các nhà đầu tư với nhau, đồng

thời, tham gia tạo lập một nền tang tài chính lành mạnh dé phát triển kinh tế.

Cũng với bản chất của các giao dịch mang tính nhanh nhạy, bám sát với cácthay đổi liên tục của thị trường, TTCK còn được gọi là phong vũ biéu của nềnkinh tế, phản ánh những biến động về kinh tế vĩ mô, và nhất là các kỳ vọngcủa nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Ngoài ra, TTCK còn đóng mộtvai trò quan trọng như một kênh chính sách giúp Chính phủ ôn định kinh tế vi

mô, điều tiết nền kinh tế trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TTCK là một bộ phận quan

trọng của hệ thống tài chính nội địa, củng cố sức chống chịu của một nền kinh

tế trước các bién động bất thường của nền kinh tế thế giới Đặc biệt, TTCKcòn là kênh lưu chuyền của các dòng vốn dau tư gián tiếp nước ngoài, mà qua

đó, các nhà đâu tư nước ngoài tham gia góp vôn vào các doanh nghiệp trong

Trang 12

nước Cụ thể, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam cũnggia tăng nhanh chóng qua các năm, với tổng giá trị danh mục đến cuối năm

2021 đạt gần 55 tỷ USD (Bộ Tài chính, 2022) Từ đó, TTCK trở thành mộttrong những yếu tô cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, mở ra một cửa

số liên thông cốt yếu với thị trường vốn tư bản toàn cầu

Với các lý do vừa nêu trên, phát trién TTCK vừa góp phan củng cố cácnền tảng của nền kinh tế trong ngắn hạn, nhất là vào tăng trưởng kinh tế, vàvừa góp phần vào thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã

hội trong trung và dài hạn Các vai trò này càng trở nên quan trọng khi mà

hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu thực hiện Kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2030.

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam ra đời khá muộn nhưng sau 21

năm vận hành thị trường, từ chỗ khởi đầu chỉ có thị trường cô phiếu với quy

mô nhỏ, TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc với 3 mảngthị trường cô phiếu, trái phiếu và phái sinh Trong đó, cả ba thị trường đều

từng bước trưởng thành, với một số giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cùng đóng

góp trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần vàothực hiện thành công tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt

Nam.

Đặt trong bối cảnh chuyên mình của cả nền kinh tế, quá trình hìnhthành và phát triển TTCK thé hiện rằng thời điểm hiện tại mang tính quan

trọng dé đánh giá lại sự phát triển của thị trường chứng khoán trong 21 năm

qua Các kết quả phân tích giúp dé ra những giải pháp phù hợp dé thúc day thitrường chứng khoán Việt Nam phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là trongbối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tếtoàn cầu với việc các Hiệp định thương mại tự do thé hệ mới được thực thi

Trang 13

A

Theo cách xem xét đó, chủ đề về “Phat triển thị trường chứng khoánViệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã được Học viên lựachọn làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế quốc tế

2 Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở xác định tính cấp thiết của đề tài, Học viên đã đặt ra các câu

hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Tại sao phải phát triển TTCK Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang hội

nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu?

(2) Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian

qua? Những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn tại của TTCK Việt

- Tổng quan vấn đề lý luận thị trường chứng khoán, sự phát triển của

thị trường chứng khoán.

- Tìm hiểu một số kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường

chứng khoán và tìm ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Phân tích thực trạng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam,

Trang 14

trong đó tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát triển thị trường chứngkhoán; thực trạng phát triển thị trường chứng khoán hiện nay về cấu trúc thịtrường, sản phâm và nhà đầu tư Trên cơ sở đó, Đề tài đánh giá những thànhtựu đạt được những tồn tại của TTCK trong quá trình phát triển thời gian qua.

- Phân tích bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam và trên cơ sở cáckết quả đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn đề ra những

định hướng phát triển và các giải pháp phát triển TTCK Việt Nam trong thời

- Về không gian: Đề tài phân tích trường hợp phát triển thị trường

chứng khoán tại Việt Nam và kinh nghiệm phát triển thị trường của Trung

Quốc và Đông Nam Á.

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển thị trường chứng khoán

từ lúc đi vào hoạt động đến nay tức từ 2000 — 2021 Ngày 28/8/2000, thitrường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào giao dịch với 2 mã cổphiếu đầu tiên là REE và SAM Đến năm 2021, thị trường chứng khoán đã

vận hành được 21 năm Pham vi thời gian này bao quát các giai đoạn phát

triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự xuyên suốt từ nhữngngày vận hành đầu tiên (năm 2000) cho tới thời gian gần nhất tác giả thu

thập được số liệu (2021).

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự phát triển của TTCK Việt Namtrên cơ sở đánh giá sự phát triển tổng thê của thị trường, trong đó đánh giá sự

Trang 15

phát triển của thị trường cổ phiếu và trái phiếu, là các thị trường cốt lõi của thị

trường chứng khoán Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đa dạng một số các phương pháp nghiên cứu liênquan dé tiến hành nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển thị trường chứngkhoán Việt Nam trong thời gian vừa qua, gồm có:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thông kê

- Phương pháp so sánh

-Phương pháp kế thừaChi tiết nội dung phương pháp nghiên cứu được trình bày tại Chương 2.Phương pháp nghiên cứu của Đề tài

6 Bố cục luận vănNội dung của Luận văn được chia thành bốn chương chính như sau

Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriển thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trang phát trién thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 4 Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 16

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LY

LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHAT TRIEN THỊ TRUONG CHUNG

KHOAN TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Téng quan tình hình nghiên cứu

Chủ đề về phát triển thị trường chứng khoán đã nhận được nhiều sựquan tâm cả trong nước và quốc tế, như một nhánh nghiên cứu năng động vàvẫn tiếp tục được đào sâu trong suốt thời gian vừa qua

1.1.1 Các nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán phát triển giúp tạo điều kiện cho việc huyđộng vốn cho các dự án đầu tư, và vì vậy, nâng cao giá trị đầu tư trong nềnkinh tế (King and Levine, 1993) Khác với kênh huy động vốn qua các tô

chức tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán kết nối công ty phát hành

với các nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán phát sinh các rủi ro Trong

đó, rủi ro đầu tư được chia sẻ giữa công ty phát hành và nhiều nhà đầu tư trênthị trường, và rủi ro sẽ được phân bổ theo khâu vị rủi ro và khả năng của các

nhà đầu tư Quá trình chia sẻ rủi ro sẽ đạt đến điểm cân băng khi mà các cá

nhân có nguồn thu nhập khác nhau có thé thụ hưởng một tỷ lệ tiêu dùng so

với thu nhập bằng nhau, với các điều kiện tương đồng về hàm thỏa dụng

(Obsfeld, 1994).

Từ đó, các nguồn cung vốn trong nền kinh tế, chủ yếu đến từ tổng tiết

kiệm của các hộ gia đình và các doanh nghiệp, sẽ được điều chuyên trở thành

nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư, và từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,

và chất lượng tăng trưởng kinh tế (Epstein and Crotty, 2013) Cũng do đó, khi

mà thị trường chứng khoán còn tồn tại các tồn tại, bất cập, thì dòng lưu

chuyên vôn bị gián đoạn, và từ đó, dân đên suy giảm khả năng thành công của

Trang 17

các dự án dau tư, và hạ thấp triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Quá trìnhchuyền hóa tiết kiệm thành đầu tư giúp thúc day sự tích lũy vốn trong nềnkinh tế dé hướng tới điểm cân bang dai hạn mà tại đó, nền kinh tế tăng trưởngvới tốc độ cộng hưởng của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số, theo lýthuyết tăng trưởng tân cô điển (Solow, 1956).

Các tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường chứng khoán, như

cô phiếu va trái phiếu, thường có tính rủi ro thấp hơn so với trên thị trường

khác Lý do là các nhà đầu tư có cơ hội để mua và bán các tài sản này mộtcách nhanh chóng và với chi phi giao dịch thấp khi họ muốn điều chỉnh rồ tàisản để phòng ngừa rủi ro (Levine, 1997) Khả năng giao dịch nhanh chóngnày kết hợp với giá trị cô phiếu thay đổi theo thời gian và khối lượng giao

dịch lớn giúp các rủi ro của các tài sản trên thị trường chứng khoán được phân

tán trên một phạm vi rộng lớn của các nhà đầu tư Và khi mức độ rủi ro củatài sản được phân tán và khả năng tiếp cận thị trường vốn của các doanhnghiệp được cải thiện thì quá trình tích lũy vốn đầu tư trong nền kinh tế sẽđược củng cố, từ đó, tăng cường thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế

(Arestis và cộng sự, 2001).

Các giao dịch trên thị trường chứng khoán chịu sự ảnh hưởng của van

đề thông tin bất đối xứng Tình trạng bất đối xứng về thông tin vẫn luôn tồntại trên thị trường, và càng trở nên trầm trọng hơn tại các nền kinh tế đang

phát triển (Stiglitz, 1974; Akerlof, 1978) Cụ thé, thong tin về các công ty

phát hành chứng khoán có thể không đầy đủ và kịp thời được cung cấp đến

các nhà đầu tư, như các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết chỉ được

công bố định kỳ và thậm chí có thé được hiệu chỉnh lại sau các đợt kiểm toán

độc lập.

Đặc tính bat đối xứng về thông tin có thé dẫn đến sự suy giảm hiệu quảcủa thị trường chứng khoán trong vai trò hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (Kuncl,

Trang 18

2019) Hơn nữa, đối với quản trị doanh nghiệp, sự bất đối xứng về thông tincòn dẫn tới van đề về người đại diện, khi mà quyền lợi của nhóm sở hữu công

ty có thé khác với quyên lợi của nhóm người trực tiếp điều hành công ty Dégiải quyết vấn đề này, việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cầnđược quy định chặt chẽ và thực thi hiệu lực (Stulz, 2009) Đồng thời, khithông tin về công ty niêm yết được minh bạch hơn với sự tham gia phân tích

của nhiều chuyên gia, hiệu quả của thị trường chứng khoán cũng tăng lên

(Brennan & Subrahmanyam, 1995).

Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán luôn song hành với

tiến trình phát triển kinh tế (Asli, Feyen và Levine, 2013) Khi một nền kinh

tế mở rộng năng lực sản xuất, quy mô của thị trường chứng khoán gia tăngmột cách tương đối nhanh hơn so với quy mô của nền kinh tế Tuy nhiên, sựphát triển của thị trường chứng khoán có xu hướng gắn chặt chẽ hơn với tiếntrình mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế so với khu vực ngân hàng khi

mà một nền kinh tế chuyền tiếp vào các giai đoạn phát triển cao hơn Từ đó,các kết quả này cũng hàm ý rằng khi các nền kinh tế không ngừng mở rộng,

các dịch vụ tài chính cung cấp bởi thị trường chứng khoán có xu hướng trở

nên ngày càng quan trọng dé thúc day các hoạt động sản xuất thực

Như vậy, hầu hết các kết quả nghiên lý luận về thị trường chứng khoáncho rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng đốivới tiến trình phát triển kinh tế Trong đó, thị trường chứng khoán giúp tăngcường luân chuyền dòng vốn, củng cé tích lũy vốn và từ đó, thúc đây tăngtrưởng kinh tế

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển thị trường chứng khoán ở một số quốcgia trên thé giới

Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán gia tăng sẽ giúp cải thiện

tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và cả triển vọng tăng trưởng kinh tế

Trang 19

trong tương lai (Levine và Zervos, 1998) Bằng chứng này được đưa ra dựavào phân tích định lượng với một mẫu số liệu gồm 47 nền kinh tế trong giai

đoạn 1976 đến 1993 Sau đó, kết quả này còn tiếp tục được Grbic (2020) khẳng

định trong một nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy theo chuỗi thời gian vớimột bộ dữ liệu phản ánh nên kinh tế Serbia trong giai đoạn 2002-2018

Trong trường hợp của các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu, mức

độ thanh khoản của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào các quy định vềchứng khoán hướng tới giảm thiểu sự lũng đoạn thị trường và gia tăng tínhminh bạch của thị trường (Christensen, Hail & Leuz, 2016) Kết quả phân tíchđịnh lượng chỉ ra rằng khi các quy định về chứng khoán được áp dụng một

cách hiệu lực hơn, thanh khoản của thị trường sẽ gia tăng Và hiệu ứng này

được ghi nhận mạnh mẽ hơn tại các quốc gia mà sự thực thi các quy định mộtcách chặt chẽ hơn và có truyền thống thực hành nghiêm khắc các quy định về

chứng khoán.

Mối tương quan giữa tính thanh khoản của thị trường chứng khoán vàtăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của một nền kinh tế

(Eiler và cộng sự, 1999) Trong mẫu số liệu gồm các nền kinh tế có thu nhập

thấp và trung bình thấp, mối tương quan này khá chặt, nhưng với các nền kinh

tế có thu nhập cao thì mối tương quan này lại yêu hơn Theo đó, đối với cácnền kinh tế dang có trình độ phát trién thị trường tài chính thấp, vai trò của thịtrường chứng khoán đối với tăng trưởng kinh tế càng quan trọng hơn

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, Rioja và Valev (2014) cho rằngthị trường chứng khoán có vai trò khiêm tốn trong việc đóng góp cho tích lũyvốn và tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế có thu nhập thấp, nhưng lạiđóng góp quan trọng hơn đáng kể tại các nước có mức thu nhập cao

Tác động của thị trường chứng khoán đối với tăng trưởng kinh tế còn

phụ thuộc vào tính năng động trong vận hành của thị trường (Boubakari và

Trang 20

Jin, 2010) Với một mẫu số liệu gồm năm nên kinh tế châu Âu, gồm Bi, Pháp,

Bồ Đào Nha, Hà Lan và Liên Hiệp Anh, nhóm tác giả này chỉ ra răng thịtrường chứng khoán giúp thúc day phát triển kinh tế tại các quốc gia sở hữu

thị trường chứng khoán với tính thanh khoản cao và hoạt động năng động,

nhưng sẽ gần như không có vai trò đáng kể với các quốc gia có thị trườngchứng khoán nhỏ với dung lượng thanh khoản thấp

Còn khi phân tách theo thời gian dựa vào một mẫu số liệu của các nềnkinh tế trong nhóm các nền kinh tế hàng dau thế giới (G20) trong giai đoạn

1980-2015, băng chứng thực nghiệm của Pradhan (2018) ghi nhận rằng thị

trường chứng khoán là một chỉ số dẫn báo quan trọng hàng đầu đối với tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn Nhưng trong ngắn hạn, mối tương quan lại diễn

ra theo chiều ngược lại, tức là tăng trưởng kinh tế lại mang tính chỉ báo cho

sự phát triển của thị trường chứng khoán

Tập trung riêng vào nền kinh tế An Độ, kết quả nghiên cứu của Jadhav(2006) thảo luận rằng trước năm 1990, thị trường chứng khoán cũng như cácthị trường tài chính khác tại quốc gia này đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ vềgiá cả, rào can gia nhập, hạn chế giao dịch, chi phí giao dịch cao và thanhkhoản thấp Hàng loạt các cải cách đã được diễn ra vào những năm 1990 đãgiúp thúc day sự phát triển của các cau phan của thị trường chứng khoán bangcách loại bỏ hệ thống kiểm soát giá cả, xóa bỏ rào cản gia nhập, đưa thêm cáccông cụ mới, thiết lập nền tảng thé chế ồn định, nâng cấp hạ tầng công nghệ,

và thúc đây các giao dịch minh bạch, an toàn và hiệu quả

Khi xem xét tổng thé thị trường vốn của một nền kinh tế, thị trườngchứng khoán cũng có sự tương tác với các nguồn vốn khác như tín dụng nội

địa cho khu vực tư nhân và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoai đối với quá

trình thúc day phát triển kinh tế và thịnh vượng quốc gia Kết quả này đượcchứng minh bởi các băng chứng thực nghiệm của Jarrar (2021) dựa trên một

10

Trang 21

mẫu số liệu theo chuỗi thời gian phản ánh nền kinh tế Jordan trong giai đoạn1989-2018 Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích sự phát triển của thịtrường chứng khoán bằng sự gia tăng của số lần chào bán cổ phiếu lần đầu racông chúng và sự gia tăng của khối lượng giao dịch trên thị trường.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu về thị trường chứng khoán tại một sốquốc gia trên thế giới cùng ghi nhận rang sự phát triển của thị trường chứng

khoán được thể hiện trực tiếp qua sự gia tăng của tính thanh khoản và minh

bạch của các hoạt động trên thị trường Đồng thời, các quy định về thị trường

chứng khoán cũng cần được củng có thường xuyên song hành cùng với sự

phát triển của thị trường Các giải pháp nay cần được triển khai đồng bộ dégiải quyết các van đề cơ bản của thị trường như bat đối xứng về thông tin, vànâng cao vai trò huy động vốn của thị trường chứng khoán trong tương quanvới các kênh huy động vốn trong nước và quốc tế khác

1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Tương ứng với các nghiên cứu năng động trên thế giới, chủ đề về pháttriển thị trường chứng khoán cũng nhận được nhiều bai báo được thực hiện

trong thời gian qua.

Lại Cao Mai Phương (2017) ghi nhận rằng thị trường chứng khoán cótác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, dựa trên sự sosánh, đối chiếu nền kinh tế này với các nước trong khu vực ASEAN-6 gồmThái Lan, Singapore, Phillipine, Indonesia, Malaysia và Việt Nam Kết qua

này cũng dựa trên vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán như một

kênh huy động vốn cho cả Chính phủ và doanh nghiệp trong trung và dài hạn(Tran Việt Thúy, 2022) Và mặc dù cũng có những biến động, thậm chí mangtính bat thường, ngược với chu kỳ tăng trưởng, thị trường chứng khoán ViệtNam vẫn tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển bền vững, dựa trên sự ồn địnhcủa nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp (Trần Hải Hà, 2022)

11

Trang 22

Khi đặt trong tổng thể của hệ thống tài chính, thị trường chứng khoándường như đang chưa thực sự tương xứng với vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế, trong tương quan với thị trường tín dụng - ngân hàng tại Việt Nam(Đào Hoàng Tuấn, 2022) Theo đó, quy mô tín dụng ngân hàng vẫn vượt xaquy mô của thị trường cổ phiếu, trong khi quy mô thị trường trái phiếu còn rấthạn chế Cụ thể, đến cuối năm 2021, quy mô tín dụng đạt hơn 160% GDP,còn tổng mức vốn hóa thị trường chứng khoán chỉ đạt hơn 128% GDP, trong

đó quy mô thị trường cô phiếu đạt 86% GDP, và thị trường trái phiếu chi đạt

42% GDP Từ đó, tác giả này cũng đề xuất răng cần có các giải pháp nhằm

thúc đây sự phát triển của thị trường chứng khoán sao cho cân bằng hơn sovới thị trường tín dụng trong hệ thong tài chính tai Việt Nam

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các doanhnghiệp trên thị trường chứng khoán Với một bộ dữ liệu gồm 533 công tyniêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao

dịch Chứng khoán Hà Nội, 230 công ty đang giao dịch trên thi trường giao

dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) và thị trường

giao dịch ngoài quầy (OTC) trong giai đoạn 2008-2014, Nguyễn Thị Uyên

Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2017) chỉ ra rang các công ty chưa niêm yết có xuhướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn từ dòng tiền tạo ra của công ty, trong khicác công ty đã niêm yết thì không áp dụng cách thức này

Khi đặt thị trường chứng khoán trong tổng thể các yếu tố cấu thànhkhác của nền kinh tế Việt Nam, các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh

tế, đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tín dụng nội địa, cung

tiền, thanh khoản thị trường chứng khoán và lạm phát có tác động tiêu cực đối

với sự phát triển của thị trường chứng khoán (Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai

Hoài và Nguyễn Văn Bôn, 2017) Trong khi đó, các biến số phản ánh chấtlượng thé chế như kiểm soát tham nhũng, hiệu quả Chính phủ, ôn định chính

12

Trang 23

trị, chất lượng các quy định, Nhà nước pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệmgiải trình, đều có tác động tích cực đối với sự phát triển của thị trường chứngkhoán Cũng theo nhóm tác giả này, chất lượng thê chế được thiết lập tốt cóvai trò rất quan trọng trong việc đây mạnh nhu cau đối với cô phiếu và hiệuquả của thị trường chứng khoán tại nền kinh tế Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, các diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19

cũng đã có những tác động đến thị trường chứng khoán Theo Nguyễn Phan

Thu Hang và Lê Đình Nghi (2022), dựa trên một bộ dit liệu theo ngày từ

01/01/2016 đến 31/12/2021, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng độ biến thiên

trên thị trường chứng khoán, với độ biến thiên đạt lớn nhất tại làn sóng dịchthứ nhất Từ đó, nhóm tác giả gợi ý răng các cơ quan quản lý thị trường cầnđưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro phát sinh từ sự biến động giá cổphiếu trên thị trường chứng khoán, hướng tới sự phát triển bền vững của thị

trường trong tương lai.

1.1.4 Khoảng trắng nghiên cứu và đóng góp của dé tài

Các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm, cả trong nước và

quốc tế đã cung cấp các đánh giá đa chiều về sự phát triển của thị trường

chứng khoán, trong tương quan với các yếu tố khác của nền kinh tế Điểmchung của các nghiên cứu là thị trường chứng khoán có tác động thúc đâytăng trưởng kinh tế và ôn định phát triển nền kinh tế, nhưng với một số điềukiện nhất định như chất lượng thé chế cũng như sự năng động trong vận hành

của chính thị trường chứng khoán.

Đồng thời quá trình khảo sát các kết quả nghiên cứu hiện nay cũng ghinhận rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán của Việt Nam trong bốicảnh hội nhập kinh tế còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, thậm chí,thiếu vắng các phân tích, đánh giá cập nhật, bắt kịp với tiến trình hội nhập củanền kinh tế Việt Nam đang ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế thế giới Và

13

Trang 24

Luận văn này được đưa ra với mục đích đóng góp các kết quả góp phần lấpđầy khoảng trống nghiên cứu này về phát triển thị trường chứng khoán của

Việt Nam.

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển thị trường chứng khoántrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

1.2.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán

Chứng khoán (CK) là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp

của người sở hữu đối với tài sản hoặc phan vốn của tổ chức phát hành Chứng

khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi số hoặc đữ liệu

điện tử.

“Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái

phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cô

phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác

do Chính phủ quy định, bao gồm các loại sau: a) Cé phiếu, trái phiếu, chứng

chỉ quỹ; b) Quyền mua cổ phan, chứng quyên, quyên chon mua, quyền chọnbán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”(khoản I Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

Thị trường chứng khoán (TTCK) bao gồm các cơ chế quyết định hoạtđộng giao dich mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cô phiếu

và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh hop đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền (Bùi KimYến và Thân Thị Thu Thủy, 2014)

-TTCK được coi là một bộ phận của thị trường tài chính, thực hiện co

chế trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng

cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Theo đó, việc mua bán chứngkhoán được diễn ra ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, với các hàng hóa giao

14

Trang 25

dịch đa dạng, bao gồm: các loại cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài

chính khác có thời hạn phát hành trên một năm.

Nhu vậy, TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt động của

TTCK nhằm mục đích huy động các nguồn vốn trong xã hội dé cung cấp vốntrung và đài hạn cho các doanh nghiệp, các tô chức và Chính phủ nhằm phục

vụ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia

1.2.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán có các chức năng cơ bản gồm có (i) huy độngvốn cho nền kinh tế: (ii) cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; (iii) taomôi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế; (v) tạo tính thanh

khoản cho các chứng khoán; và (v) đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, TTCK góp phần tạo vốn cho các doanh nghiệp bằng cáchphát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thông qua thị trường sơ cấp,bán chứng khoán phát hành thêm ra TTCK Chính quyền địa phương, Chínhphủ thực hiện huy động nguồn vốn đề đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục

vụ các nhu cầu xã hội Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn trong nước, TTCKgiúp Chính phủ và các doanh nghiệp có thể thu hút thêm vốn đầu tư quốc tếthông qua phát hành trái phiếu hoặc cô phiếu công ty ra TTCK quốc tế dé

Thứ hai, xây dựng cho nhà đầu tư một môi trường đầu tư lành mạnhvới nhiều cơ hội lựa chọn hơn Cụ thé, các loại chứng khoán trên thị trườngkhác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, dem đến cho các nhà đầu tư cóthé lựa chọn loại chứng khoán phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích củaminh dé có thé mang lai loi nhuan tốt nhất cho quyết định đầu tư

Thứ ba, TTCK tạo lập môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính

sách kinh tế Đầu tiên, TTCK phản ánh các động thái của nền kinh tế mộtcách nhạy bén và khá chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thay đầu

tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại giá chứng khoán giảm

15

Trang 26

sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất tăngcao, nền kinh tế suy giảm Với các tín hiệu này, Chính phủ có thê tiến hànhcác chính sách kinh tế vĩ mô cần thiết, giúp điều hòa nền kinh tế.

Thứ tư, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Cụ thể, thông quaTTCK, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thànhtiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn, để có thê mang lại lợinhuận dau tư tối ưu Yếu tố thanh khoản là một trong những đặc tính hap dan

của chứng khoán đối với nhà đầu tư.

Thứ năm, TTCK tạo cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hoạt động củacác doanh nghiệp Trong điều kiện thị trường minh bạch, những biến động giá

cô phiếu của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính và kế

hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được công bố thông tin chính xác, giúpcho việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp thuận tiện Thông qua biếnđộng của giá cô phiếu, các nhà đầu tư có thé đánh giá doanh nghiệp một cách

khách quan và khoa học.

1.2.1.3 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán

i Các tổ chức quản lý thị trưởng

Ủy ban chứng khoán nhà nước: là cơ quan điều tiết vĩ mô về thị trường

chứng khoán do chính phủ thành lập, tuy nhiên không phải Ủy ban chứng

khoán nhà nước ra đời khi bắt đầu xuất hiện thị trường chứng khoán Quátrình phát triển thị trường chứng khoán thế giới cho thấy Ủy ban chứng khoán

nhà nước được hình thành sau một thời gian dài hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung; thị trường này hình thành một cách tự phát khi

xuất hiện từ thé ky 18 nhưng đến năm 1968 mới có Ủy ban giám sát chứngkhoán và đầu tư Ở Mỹ có thị trường chứng khoán từ năm 1972 nhưng đếnnăm 1993, Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch mới ra đời

16

Trang 27

Sở giao dịch chứng khoán: là nơi các thành viên của thị trường chứng

khoán gặp gỡ để thương lượng mua bán chứng khoán, là đơn vị tổ chức hoạt

động giao dịch mua bán chứng khoán.

ii Các nhà phát hành chứng khoán

Bằng cách phát hành và bán các chứng khoán trên các thị trường sơ cấp

dé huy động vốn, Chính phủ, các doanh nghiệp và các chế tài chính được gọi

là các nhà phát hành chứng khoán.

Chính phủ: bao gồm chính quyền trung Ương và chính quyền địaphương Day là một trong những chủ thé cung cấp chứng khoán dé điều hòangân sách và thực hiện các chính sách đầu tư của nhà nước Nhà nước có théphát hành các loại giấy tờ có giá khác nhau, các giấy nhận nợ này của Chính

phủ là chứng khoán, được phép mua bán trên thị trường.

Doanh nghiệp: bao gồm các công ty cô phần và các doanh nghiệp nhànước Loại chứng khoán phô biến trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu

được phát hành từ các công ty cô phần khi thành lập công ty cũng như các

công ty cần tăng thêm vốn dé tiến hành đầu tư, đổi mới trang thiết bị, áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm có ưu thế trong cạnh

tranh.

Các định chế tài chính: là các định chế được lập ra dé huy động tiềntrong công chúng chuyên thành những tài sản tài chính, có thể bao gồm cácngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp hưu bong, các công ty đầu

tư, các công ty tài chính, Khi các định chế này đi vào hoạt động cũng có nhu

cầu tăng vốn bằng con đường huy động dưới hình thức phát hành cô phiếu và

trái phiếu

iii Các nhà dau tư chứng khoán

Moi thành phan trong xã hội đều có thé là nhà đầu tư Có thé chia thành

hai loại: nhà đầu tư cá nhân va nhà đầu tư tô chức

17

Trang 28

Nhà đầu tư cá nhân: là công chúng khi có vốn nhàn rỗi tạm thời, họtham gia mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời, khi có nhu cầu vốn

họ đem bán lại các chứng khoán đã mua trên thị trường thứ cấp

Nhà đầu tư tổ chức: bao gồm các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ tàichính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ cứu trợ các công ty bảo hiểm, cácngân hàng thương mại, công ty tài chính, các công ty đầu tư đa quốc gia

iv Các định chế tài chính trung gian

Các định chế tài chính trung gian: thường làm trung gian giữa chủ thểthừa vốn với những chủ thể thiếu vốn, có thé bao gồm :

Định chế ký thác gồm ngân hàng tiết kiệm, các ngân hàng thương mại,hiệp hội tiết kiệm và cho vay Những định chế ký thác này có một đặc điểmchung có thể tạo ra một tài sản nợ

Định chế tiết kiệm hợp đồng gồm: các quỹ hỗ trợ hưu bồng, nhữngcông ty bảo hiểm Những định chế này tạo ra những tài chính như là các kế

hoạch bảo hiểm, tiền trợ cấp hàng năm, tiền trợ cấp các loại và tạo thành mối

quan hệ hợp đồng với người mua

Các công ty đầu tư sử dụng những ngân quỹ huy động được từ những

nguồn tiết kiệm dé mua những tập hợp tài sản có thé bao gồm những cổphiếu, trái phiếu và những chứng khoán của thị trường tiền tệ

Các công ty tài chính cung cấp cho người đi vay một sự lựa chọn kháchơn là phải vay ở những định chế ký thác khác

Các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán Trên thị trường

chứng khoán không có người mua và người bán cuối cùng Nhờ có sự tham

gia của các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán với tư cách là nhà tạo lập thị trường sẽ làm cho thị trường hoạt động liên tục, không bị gián

đoạn Thành viên môi giới tham gia thị trường chứng khoán có thể là phápnhân hay thé nhân, có thé là công ty trong nước hay nước ngoài

18

Trang 29

Công ty chứng khoán hoạt động theo một số hoặc tất cả các loại nghiệp

vụ như: môi giới trung gian - mua bán chứng khoán cho khách hàng bằngnguồn vốn của mình dé hưởng chênh lệch giá; tư van đầu tư chứng khoán -phân tích, đánh giá giá trị các loại chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư thực

hiện việc mua bán chứng khoán, bảo lãnh, làm trung gian phát hành hoặc bảo

lãnh cho don vi phát hành.

1.2.1.4 Cấu trúc của thị trường chứng khoán

i Căn cứ vào quy định lưu thông chứng khoán, cấu trúc TTCK bao

gốm: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp (primary market) là nơi phát hành lần đầu ra côngchúng, tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn.Chức năng tài trợ của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho đầu tư từ đó làmtăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế Tai thị trường sơ cấp, các chủ thé kinh

tế trực tiếp gọi nguồn tiết kiệm để thu nhập nguồn vốn dài hạn can thiết chonhu cầu dau tư của mình Dé đổi lay phan vốn nhận được trên thị trường, cácchủ thé kinh tế phát hành các chứng khoán dưới hình thức cô phiếu hay trái

phiếu để vật chất hóa quyền lợi mà người cấp vốn sẽ nhận được Hệ thong

ngân hàng dau tu và các cơ quan môi giới chứng khoán giữ vai trò tư van cho

các cơ quan phát hành chứng khoán nên phát hành các loại chứng khoán nào,

thời han là bao lâu và lựa chọn thời điểm nao dé phát hành có lợi nhất

Thị trường thứ cấp (second market) là nơi diễn ra các hoạt động muabán những chứng khoán đã được phát hành thông qua thị trường sơ cấp.Chứng khoán này được mua đi bán lại nhiều lần với những giá cả cao thấpkhác nhau trên thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng tới

nguồn vốn của các tô chức đã phát hành ra chứng khoán đó, nhưng nó giúp

tạo nên một yếu tố quan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán, đó làtính thanh khoản Điều này làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán Có thê

19

Trang 30

nói, thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăngtiềm năng huy động vốn của các chủ thé phát hành chứng khoán.

ii Căn cứ vào phương thức giao dịch cấu trúc TTCK gồm: thị trường

tập trung và thị trường phi tập trung.

Người mua Người ban

Công ty abe khoan Công ty đụ, khoán

khoán được giao dịch mua bán tại một số nơi gọi là Sở giao dịch chứng khoán

hay Trung tâm giao dịch chứng khoán Tại đây tất cả hoạt động giao dịch phải

theo quy định của pháp luật Các chứng khoán được niêm yết thường là chứng

khoán của những công ty lớn, có danh tiếng và phải đáp ứng được yêu cầu

của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

20

Trang 31

Thị trường phi tập trung: bao gồm thị trường giao dịch không qua quầy

(thị trường OTC - Over the Counter) và thị trường giao dịch “trao tay” (còn

được gọi là thị trường thứ ba) Thị trường giao dịch không qua quay là TTCK,

ở đó việc giao dịch không diễn ra tại một điểm tập trung mà thông qua hệthống nỗi mạng giữa các thành viên, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định

mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán Các chứng khoán giao dịch

trên thị trường OTC không đòi hỏi phải phù hợp đầy đủ với các tiêu chuannhư ở thị trường tập trung, chỉ cần các chứng khoán đó phát hành và chưa

được đăng ký yết giá ở một thị trường tập trung Vì vậy, chúng thường có

mức độ tín nhiệm thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch

chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán.

1.2.1.5 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán

i Hàng hóa chứng khoán trên thị trường chứng khoán nội địa

Chứng khoán vốn - cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phan pháthành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cô đông góp vốn

trong công ty.

- C6 phiếu thường: là cô phiếu phổ biến nhất và bắt buộc phải có tại

công ty cô phan, nó xác nhận quyền góp vốn khi mua cổ phan của các cổ

đông thường (cô đông phô thông).

- Cô phiếu ưu đãi: là một giấy chứng nhận cô đông ưu tiên so với côđông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn với công ty

cổ phan

Có các loại cổ phiếu ưu đãi như: cổ phiếu ưu đãi tích lũy, cổ phiếu ưu

đãi không tích lũy, cô phiếu ưu đãi có chia phần, cỗ phiếu ưu đãi có thé

chuyền đổi thành cô phiếu thường, cô phiếu ưu đãi có thé chuộc lại được,

Chứng khoán nợ - Trái phiếu: là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kếtgiữa chủ thé phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay (trái

21

Trang 32

chủ), đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lai vốn sốc cho người sởhữu trái phiếu ở thời điểm đáo hạn Trên giấy chứng nhận này có ghi mệnhgiá của trái phiếu và lãi suất trái phiếu.

Nhà phát hành có thé phát hành các loại trái phiếu như: trái phiếu cóthé chấp, trái phiếu tín chấp, trái phiếu có thé chuyền đổi, trái phiếu có lãi suấtthả nỗi, trái phiếu chiết khấu

Chứng chỉ quỹ đầu tư: là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng

chỉ hoặc bút toán ghi số do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúngphát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với mộthoặc một số đơn vị quỹ của một Quỹ công chúng

Chứng khoán phái sinh (Derivatives): là các công cụ tài chính có nguồngốc từ chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với chứng khoán cơ sở (cổphiếu, trái phiếu) Các loại chứng khoán phái sinh bao gồm:

- Hợp đồng tương lai (Future contract): là hợp đồng mua bán chứngkhoán mà tại ngày giao dịch đôi bên thỏa thuận về hàng hóa, số lượng và giá

cả nhưng việc thanh toán và giao hàng sẽ diễn ra tại một thời điểm trong

tương lai.

- Hợp đồng quyền chọn (Options): là một hợp đồng giữa hai bên: ngườimua quyền chọn và người bán quyền chọn cho phép người mua lựa chọnquyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trướctrong khoảng thời gian nhất định với một mức giá đã được xác định trước

- Hợp đồng kỳ hạn (Forward): là một thỏa thuận giữa người mua và

người bán thực hiện một giao dịch hàng hóa ở tại thời điểm chắc chắn trong

tương lai, hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được địnhgiá hàng ngày Trong hợp đồng kỳ hạn chỉ có hai bên tham gia vào việc kýkết, giá cả do hai bên thảo thuận với nhau, dựa trên những ước tính mang tính

cá nhân.

22

Trang 33

- Quyền mua cô phần (Right): là loại chứng khoán ghi nhận quyền dànhcho các cô đông hiện tại của công ty được mua trước một số lượng cô phầntrong đợt phát hành cô phiếu phô thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện

có của họ trong công ty Giá mua cô phần thường thấp hơn mức giá chào bán

ra công chúng trong một thời hạn nhất định Các chủ thé sở hữu right có théchuyền nhượng right trên thị trường chứng khoán Thông thường, quyền mua

cô phần có thời hạn ngắn (từ 2 - 4 tuần), việc phát hành quyền được quy địnhtrong điều lệ của công ty cô phan

- Chứng quyền (Warrant): được phát hành kèm theo trái phiếu hoặc cổphiếu ưu đãi, cho phép người nắm giữ chứng khoán được quyền mua một

khối lượng cô phiếu phổ thông nhất định theo mức giá được xác định trước

trong thời kỳ nhất định, thời hạn chứng quyền là dài hạn, thường là một vàinăm, có khi là vĩnh viễn Người sở hữu chứng quyền không có tư cách là cổđông phổ thông trong công ty, không nhận cổ tức, không có quyên biểu quyết,cho tới khi thật sự chuyên chứng quyền thành cô phiếu phố thông

ii Hàng hóa chứng khoán trên thị trường quốc tế

- Chứng chỉ lưu ký chứng khoán toàn cầu (GDR) Một trong những

công cụ chủ yếu được các nhà đầu tư Mỹ sử dụng dé nắm giữ cô phiếu củanước ngoài là giấy chứng nhận các cô phiếu lưu ký Mỹ (tương tự chứng chỉ

cô phiếu chứng nhận các cổ phần) ADR thường biểu thị một loại chứngkhoán của công ty phát hành nước ngoài hay các phần chia nhỏ hoặc phần

gộp một loại chứng khoán của công ty phát hành nước ngoài.

- Cổ phiếu chuẩn thế giới (WEBS) WEBS được phát triển bởi công ty

tư vấn quỹ toàn cầu BZW Barclays với sự hợp tác với công ty vốn quốc tế

Morgan Stanley cùng những công ty khác Các WEBS được giao dịch tại thị

trường chứng khoán Mỹ WEBS đại diện cho một số sự kết hợp giữa quỹ đầu

tư dạng đóng quốc tế, quỹ đầu tư dạng mở quốc tế và quỹ theo chỉ số quốc tế.

23

Trang 34

Giống như quỹ đóng, WEBS được niêm yết giao dịch trên thị trường chứng

khoán nên các nhà đầu tư có thé mua hoặc bán cổ phiếu thông qua các công ty

môi giới trên thị trường.

1.2.2 Phát triển thị trường chứng khoán

1.2.2.1 Khái niệm phát triển thị trường chứng khoán

Khái niệm về sự phát triển của TTCK không thé đa nghĩa, cần phảithống nhất và có tính bao trùm toàn diện Tuy nhiên, khái niệm nay chưa có

sự thống nhất do các kết quả nghiên cứu không đồng nhất, thậm chí nhiều khicòn phủ nhận lẫn nhau Dé khắc phục hạn chế này, các nhà kinh tế đã đưa ramột khái niệm thống nhất về “sự phát trién của TTCK”

Theo các nhà kinh tế, để thể hiện tính đa chiều và phức tạp của thịtrường, khái niệm này phải là một tập hợp các thông số về quy mô và chất

lượng của thị trường Demirguc-Kunt va Levine (1996), Demirguc-Kunt và

Maksimovicz (1996), Levine và Zervos (1996) đưa ra một khái niệm chung

về sự phát triển của TTCK, theo đó, sự phát triển của TTCK phải là một phạm

trù đa chiều, thé hiện đồng thời các chức năng của TTCK, cu thé phải bao

hàm ca (i) quy mô thị trường, (ii) tính thanh khoản cua thi trường, (iii) mức

độ biến động; (iv) mức độ tập trung hóa của thi trường, (v) mức độ hội nhậpvới thị trường quốc tế của thị trường! (vi) mức độ quản lý và thé chế hóa của

thị trường.

Mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và phát triển kinh

tế cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập

Nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn từ 1860 đến 1963 tại 35 quốcgia của Raymond W Goldsmith năm 1969 cho thấy, thị trường tài chính nóichung và TTCK nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế Cụthể, quy mô tài sản của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứngkhoán, phạm vi hoạt động của các tô chức này cũng như mức độ thanh khoản

24

Trang 35

và quy mô của TTCK, có xu hướng lớn dần cùng với sự phát triển của nềnkinh tế.

Bên cạnh đó, có một mối quan hệ tương đối chặt chẽ và rõ ràng giữamức độ phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của nền kinh tế

Bên cạnh đó, Ross Levine va Sara Zervos (1996) đã thành công khi sử dụng

dữ liệu từ 41 quốc gia trong giai đoạn từ 1976-1993 và xác định được mốitương quan khá chặt chẽ giữa sự phát triển của TTCK và mức độ tăng trưởngdài hạn của nền kinh tế

Nhìn chung, các nhà kinh tế đã dựa trên năm chức năng chính củaTTCK để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát trién của TTCK và sự pháttriển kinh tế, cụ thé: (i) chức năng tạo sự thanh khoản cho tài sản đầu tư; (ii)chức năng tạo co hội đa dang hóa rủi ro; (iii) chức năng hoàn thiện cơ chếcung cấp thông tin về doanh nghiệp; (iv) chức năng hoàn thiện thực tiễn quảntrị công ty; (v) chức năng huy động vốn

Thông qua mức độ thanh khoản, TTCK có thể tác động tích cực tớihoạt động của nên kinh tế Các dự án đầu tư lớn đòi hỏi có những cam kết về

von đầu tư lâu dài, trong khi các nhà đầu tư, thường thì có tâm lý không muốn

đánh mất sự kiểm soát của mình đối với phần vốn đầu tư trong một khoảngthời gian quá dài, vì thế không sẵn sàng bỏ vốn đầu tư dài hạn

Một TTCK thanh khoản có thể sẽ loại bỏ tâm lý e ngại này, khi nhà đầu

tư có thé chuyên cô phan, phan vốn góp vào các hạng mục đầu tư sang tiền mặttại mọi thời điểm Như vậy, thông qua TTCK, nhà đầu tư (bên dư thừa vốn) sẽnắm giữ các tài sản thanh khoản, như cô phiếu, trái phiếu, trong khi tổ chức pháthành (bên có nhu cầu vốn) sẽ có cơ hội huy động vốn đầu tư dài hạn

Một TTCK thanh khoản trở thành một kênh dẫn vốn hiệu quả hỗ trợcác hạng mục đầu tư dài hạn, giúp hoạt động phân bổ vốn được tốt hơn, gópphần cho sự phát triển trong dài hạn của nền kinh tế

25

Trang 36

Chức năng thứ hai của TTCK là đa dạng hóa rủi ro có tác động tích cực

tới sự phát triển của nền kinh tế Chức năng này sẽ rõ ràng hơn trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập tài chính Các dự án đầu tư dài

hạn nếu là tiềm năng thì thường tương đối rủi ro Với sự hội nhập tài chính,

TTCK cung cấp các sản pham nham da dang và triệt tiêu bớt rủi ro, và vì vậy,

hỗ trợ hoạt động huy động vốn cho các dự án dài hạn, góp phần thúc đây sự

phát triển kinh tế

Kênh dẫn truyền thông tin là chức năng kế tiếp của TTCK có thể có

ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế TTCK càng lớn, càng thanhkhoản thì nhà đầu tư càng có nhiều thông tin về doanh nghiệp thì càng dễkiếm lợi nhuận trên thị trường Nhà đầu tư trở nên quan tâm hơn tới hoạt độngcủa doanh nghiệp, quan tâm hơn tới việc tổng hợp và nghiên cứu, phân tíchthông tin từ doanh nghiệp và các thông tin tốt nhờ đó làm tăng hiệu quả hoạtđộng phân bồ vốn, thúc đây sự phát triển kinh tế

Ngoài ra, sự phát triển của TTCK có thể ảnh hưởng tích cực tới hoạtđộng quản trị doanh nghiệp TTCK hiệu quả gắn kết kết quả hoạt động quản

trị công ty của các nhà quản lý doanh nghiệp với biến động trên TTCK Một

số nhà kinh tế còn chứng minh được răng, tâm lý e ngại doanh nghiệp bị thâutóm trên TTCK đã thúc đây các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm mọi cáchlàm tăng tối đa giá trị của doanh nghiệp Một TTCK hiệu quả luôn tạo điềukiện cho các hoạt động thâu tóm, sáp nhập, và một doanh nghiệp muốn tôn tạithì phải luôn hướng tới giá trị lớn hơn, điều này gián tiếp làm tăng hiệu quảhoạt động sử dụng và phân bổ vốn, thúc đây sự phát triển của nền kinh tế

1.2.2.2 Các chỉ tiêu do lường sự phát triển cua thị trường chứng khoán

i Các chỉ tiêu định lượng

Sử dụng các kết quả nghiên cứu của Korajczyk (1995), Ash Khung và Ross Levine (1995) và Zervos đã thiết lập chỉ số tổng hợp xác định mức độ phát triển của TTCK dựa trên những chỉ số như sau:

Demirguc-26

Trang 37

(1) Chỉ số quy mô thị trườngChỉ số quy mô thị trường bao gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP

và số lượng các công ty niêm yết

- Ty lệ vốn hóa thị trường so với GDPTổng giá trị vốn hóa thị trường: Là chỉ tiêu phản ánh tổng quy mô theogiá trị thị trường của tất cả các doanh nghiệp và quỹ niêm yết và được tính

băng tổng các tích giữa khối lượng chứng khoán lưu hành với giá chứng

khoán giao dịch trên thị trường tại thời điểm tính toán

Công thức tính:

TEVt = )pti x qti

Trong do:

+ TEVt : là tong giá trị vốn hóa toàn thị trường tai thời điểm t;

+ pti: là giá chứng khoán 1 được giao dịch ( thị giá) tai thời điểm t;

+ qti là khối lượng chứng khoán phổ thông i đang lưu hành tại thời

điểm t;

+ pti x qti: Là giá trị vốn hóa thị trường của chứng khoán i tại thời điểm t

Giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp là thước đo qui mô

của doanh nghiệp đó, được xác định băng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộcông ty này trong điều kiện hiện tại Qui mô và tốc độ tăng của giá tri vốn hóathị trường là thước đo quan trọng dé đánh giá sự phát triển của một doanhnghiệp niêm yết

GDP: GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộkết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trútrong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mốiquan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Vốn hóa tổng của các thị trường chứng khoán hoặc các khu vực kinh tế

27

Trang 38

có thé được so sánh với các chỉ số kinh tế khác, thường so sánh với GDP Đây

là một tỉ lệ được sử dụng dé xác định xem liệu toàn bộ thị trường có đang bịđịnh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực hay không Tỉ lệ này thường đượctính toán cho từng thị trường cụ thé, ví dụ như thị trường Mỹ hoặc có thé tínhcho toàn bộ thị trường thế giới, tùy thuộc vào các giá trị được sử dụng trongcông thức để tính toán

Công thức tính như sau:

Tổng giá trị vốn hóa thị trường

Tỷ lệ von hóa thị trường so với GDP = ¬—— —ạg_ 100%

Thông thường, nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì có nghĩa là thị trườngđang bị định giá quá cao, ngược lại, nếu tỉ lệ này khoảng 50% (tỉ lệ chưa từng

có tại Mỹ) thì có nghĩa là thị trường bị định giá quá thấp

- Số lượng các công ty niêm yết

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng tổ chức phát hành Khi khối lượng

chứng khoán niêm yết tăng giảm, thường tương đồng với sự tăng giảm của số

lượng mã chứng khoán niêm yết Tuy nhiên, hai chỉ tiêu này cũng có thé đi

ngược xu hướng, khối lượng chứng khoán niêm yết tăng khi số lượng mã

chứng khoán niêm yết giảm, điều này thể hiện quy mô vốn của các tổ chứcniêm yết được tăng lên hoặc ngược lại

Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về quy mô của TTCK Khi giá trị chỉ

tiêu càng lớn, chứng tỏ quy mô thị trường càng lớn, TTCK đủ hấp dẫn để thu

hút các doanh nghiệp đưa cô phiếu của mình lên niêm yết

(2) Chỉ số về tính thanh khoản của thị trường

Tính thanh khoản là một khái niệm chỉ mức độ mà một tài sản bất kì cóthể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị

trường của tài sản đó Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có săn thị trường cho việc bán lại dê dàng, giá cả tương đôi ôn định

28

Trang 39

theo thời gian và khả năng cao đề phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy.

Thanh khoản của thị trường được thể hiện qua tỷ lệ giá trị giao dịch củaTTCK so với GDP (%) Tỷ lệ này cho thấy tương quan giữa quy mô giao dịchcủa TTCK so với quy mô của nền kinh tế

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP = Tổng giá trị giao dịch của thị trường

/ GDP

Chỉ tiêu thanh khoản bổ sung cho chỉ tiêu Ty lệ vốn hóa /GDP bởi quy

mô thị trường có thê lớn tuy nhiên quy mô hoạt động thực tế của TTCK cóthé không tương xứng

(3) Chỉ số về mức biến động của thị trường

Chỉ số này được đo lường bằng độ lệch chuẩn của chỉ số thị trường tính

trong 12 tháng gan nhat.

Công thức tinh độ lệch chuẩn của chỉ số thị trường trong 12 tháng của 1

năm như sau:

Ei (index(i)-index(tb))

11 |

Trong đó: (S) là độ lệch chuẩn của chỉ số thị trường trong 12 tháng cuanăm nghiên cứu; (Index (i)) là chi số thị trường tại tháng thứ 1 của năm nghiêncứu; (Index (tb)) là chỉ số thị trường trung bình của năm nghiên cứu

Độ lệch chuẩn của chỉ số thị trường tính trong 12 tháng của năm chothấy sự chênh lệch về chỉ số thị trường của từng tháng so với giá trị trungbình Do đó nếu độ lệch chuẩn cao tức sự chênh lệch này lớn chứng tỏ mứcbiến động của thi trường cũng lớn Ngược lại, nếu độ lệch chuẩn thấp tỨc sự

chênh lệch của chỉ số thị trường so với giá trị trung bình không đáng kể thì

mức biến động của thị trường trong năm đó ở mức thấp

29

Trang 40

ii Chỉ tiếu định tinh

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng về phát triển TTCK, dé TTCK đượcvận hành, hoạt động cũng như phát triển cần có thé chế gồm các chủ thê tham

gia thị trường và cơ sở pháp lý, trong đó:

- Các chủ thê tham gia thị trường gồm: các tô chức quản lý thị trường,

các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư và các định chế trung gian;

- Cơ sở pháp chế gồm: khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, các thông

lệ quốc tế

Các tổ chức quản lý ban hành các quy định pháp luật, cơ chế, chính

sách về TTCK để các chủ thể khác trên thị trường tuân thủ trong quá trìnhtham gia thực hiện các hoạt động trên TTCK Trong đó, chúng ta có thé phânloại thành ba nội dung: ¡) Các qui định về tổ chức thị trường, thành viên thamgia thị trường: ii) Các qui định về phát hành chứng khoán; iii) Các qui định vềcông bố thông tin và giám sát thị trường

1.2.2.3 Các điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán

i Môi trường pháp lý

Ngân hang thế giới đã đưa ra các nên tảng cho sự phát triển của hệ

thống tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó, các vấn đề trực tiếpliên quan đến sự phát triển của TTCK bao gồm:

(1) Luật công ty: hoạt động của các công ty cô phần liên quan tới lợiích của các cô đông, các chủ nợ, và các bên có quyền lợi khác trong đó có cảngười lao động Trong các công ty cổ phan, có sự tách biệt giữa những ngườichủ sở hữu với những người quản lý công ty, tạo nên một cơ cấu kiểm soátthông qua những người đại diện cho các chủ sở hữu (như ban giám đốc hay

các công ty kiểm toán độc lập) Với hàng trăm thậm chí hàng triệu cô đông,

các cô đông cá nhân ít có ảnh hưởng tới

(2) Luật phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp: Khi một công ty lâm vào

30

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:16

w