Tại Việt Nam, thuật ngữ logistics đã chính thức được định nghĩa trong Luật Thuong mại 2005, nhưng mãi cho đến những năm gan đây, hoạt động logistics mới được quan tâm tươngxứng với vai t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
BÙI BÍCH PHƯƠNG
TÓI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS
CHO CÁC DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS
Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH HỘI NHAP KINH TE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TECHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
BÙI BÍCH PHƯƠNG
TÓI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS
Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TECHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CAN BO HƯỚNG DAN: TS NGUYEN LAN ANH
XAC NHAN CUA XAC NHAN CUA CHU TICH HD CAN BO HUGNG DAN CHAM LUAN VAN
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang WEB theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Bùi Bích Phương
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng vàgiúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo đang công tác tại
Bộ phận sau đại học, phòng Dao tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh
tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu dé tôi thực hiện tốt luận văn này Trongquá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm on!
Tác giả luận văn
Bùi Bích Phương
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TAT vesscsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssoseses viiDANH MỤC BANG BIEU essssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssnssssssssessssesssssssesens viiiDANH MỤC HINH ANH u.ssesssssscssssccsssccnssccnssccnssscsssscsnssesnsesensesensesessesssnesesseeesnsesese ixLOI (9627100557 7 1
CHƯƠNG I: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VELOGISTICS VÀ TOI UU HOA CHI PHÍ LOGISTICS -ss «se 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên CỨU s s-ss<s<sessssessessessessesesessessess 6
111 Tổng quan tình hình nghiên CỨU trong HHỚC ĂĂS«SĂSSSsssees 61.12 Tong quan tình hình nghiên cứu trên thé giới - sec: 91.13 Khoảng trong nghiên CỨM -cc+cc+ce+c+Ecrkerkerterseresree 121.2 Lý luận chung vé logistics e-sescscscsssssssseEseEsEseEsessesseseesersersesse 12
1.2.1 Khái Nie ÏOgISIICS SH rưy 13
2N T1 15 na 15 1.3 Chỉ phí ÏOBIS(ICS ce o s65 <9 9 9 9 0 00 0 0.00004000006080 0 8 19
1.3.1 Khái niệm Chỉ phi ÏOgiSfiCS ĂĂ Sàn SShiikerierrsreeeerree 19
1.3.2 Khái niệm tối wu hóa chỉ phí logistiCS -ce©ce+eeceererersree 21
1.3.3 Cách xác định chỉ phi logistics ccceccccccccescccesscessecensceesseeeeceseeeeseeeeeeees 23
1.3.4 Cơ cấu chỉ phí logistics -5cScckềEeEkEEEEEEEEEEEerkerkerkerkerrree 261.3.5 Các nhân tổ ảnh hưởng đến chỉ phí logistics -5-©55+ 301.3.6 Sự cân thiết phải tối wu hóa chi phi logistics - . -: -:- 321.4 Bài học kinh nghiệm về tối ưu hóa chi phí logistics « s-se-se-se<<¿ 34
1.4.1 Kinh nghiệm toi ưu hóa chi phí logistics của công ty DB Schenker 34
1.4.2 — Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp cung ung dich vụ logistics
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU ussssssssssssssssssnscssscsssenscenscssceascensessees 40
2.1 Khung phân tÍCh œco-s s5 5% 9 %9 9 0.900 00.0 000088896 40
2.2 _ Phương pháp thu thập số liệu -se-s-sesecssssessessstssessessesssrssrssess 412.3 Phương pháp thống kê, so sánh s s-s se se se se sessessessesessesssseesess 41
2.3.1 Phương pháp thống kê ©-c+ccEeEESEEEEEEEEEEErrrrrkerkerree Al
2.3.2 Phương pháp SO SÁHÌ Ăn HH ưệt 42
Trang 62.5 Phương pháp case SẦUỦY eccocs s55 5% 9 8989090 980.080.040 4004000404060 43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĨI ƯU HĨA CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG
BOI CẢNH HỘI NHẬP KINH TTỀ -s -s<°+£vs£E+ssevvseoerseorreseee 45
3.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam s s-sssssesessess 453.2 Thực trạng tối ưu hĩa chỉ phi logistics tại Việt Nam « sc-sscssess 47
3.2.1 Cơ sở hạ tang phục vu dich vu logistics ở Việt Nam - 47
3.2.2 Tình hình cung ung dich vu logistics ở Việt Nam .-«+- 52
3.2.3 Thành tựu và hạn chế trong việc tối wu hĩa chỉ phí của các doanh
nghiệp cung ứng dịch Vụ ÌOgiSfÍCS cv kg nghe 57
3.3 Phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
À 1000: 0 61
3.3.1 Các yéu tơ cầu thành chi phí logistics tại các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics Ở VIỆT ÌNGIH cv vn ng rvrt 61
3.3.2 Các nhân tổ ảnh hưởng tới chỉ phí logisfi€S 5c 5cecsccsresce2 693.4 _ Đánh giá về hiệu quả chi phí logistics của các doanh nghiệp cung ứng dich
VỤ |ÒIStICS Ở VIỆT ÏNaIm o <5 5< 9 9 0 00 4.00 0 0.00004000090600 600 80
3.4.1 Đại diện LSP Nhà nước - Cơng ty cổ phan kho vận Miễn Nam 803.4.2 — Đại diện LSP tự nhân — Cơng ty cổ phan TTANSIMEX ««SS- 823.4.3 Đại diện LSP nước ngồi — Cơng ty cổ phần DHL 5: 853.4.4 Đánh giá về hiệu quả chỉ phi logistics của doanh nghiệp - 893.5 Những khĩ khăn trong cơng tác tối ưu hĩa chi phí logistiCS « 92
3.5.1 Khĩ khăn từ bên trong các doanh nghiỆp -~-ccsssecssees 92
3.5.2 Khĩ khăn từ bên ngồi các doanh nghiỆp <-c+c<<cxs+ 94
CHƯƠNG 4: MỘT SO GIẢI PHÁP TỎI UU HĨA CHI PHI LOGISTICS CHO
DOANH NGHIỆP CUNG UNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM 98
4.1 Nhĩm giải phấp Vi IHƠ - o << 5 8 %9 989.9894.999 9.96899884.08894996 98 4.2 Nhĩm giải phấp Vi IƠ < d << < E< E4 99 96994 9694.9894 8949684968896 101
'4xz0000Š 106TÀI LIEU THAM KHẢO - «<< e<+sSE+seESE+AeeSEveeotrdreotrsseeorsde 107
Trang 7DANH MỤC TỪ VIET TAT
FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreements
, , Comprehensive and Hiệp định đôi tác toàn diện và tiên bộ
CPTPP ; Progressive Agreement for
xuyén Thai Binh Duong
Trans-Pacific Partnership
Hiép thuong mai tu do Viét Nam — EU-—Vietnam Free Trade
EVFTA
EU Agreement
Hiệp định thương mai tự do giữa
, Vietnam - UK Free Trade UKVFTA | Việt Nam và Liên hiệp Vuong quôc
, Agreement Anh va bac Ai-Len
RCEP Hiép dinh Đối tác Kinh tế Toàn diện | Regional Comprehensive
Khu vực Economic Partnership
LPI Chỉ sô năng lực quốc gia về logistics | Logistics Perfomance Index
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
LSP Logistics Service Provider
logistics M&A Mua bán và sáp nhập Mergers and acquisitions
NXB | Nhà xuất bản
NCKH Nghiên cứu khoa học
Small and medium-sized
SME Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ;
enterprises
„ , The World Trade
WTO To chức Thương mại thê giới
Organ1zation
FIFO Nhập trước, xuất trước First in, first out
LIFO | Nhập sau, xuất trước Last in, first out
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
STT | Tên bảng Nội dung Số trang
Chín nhóm hoạt động logistics chính của David
1 Bang 1.1 24
B Grant
Doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ky thành lập
2 Bang 3.1 57
mới trong năm 2022
3 Bang 3.2 | Điểm số LPI của Việt Nam qua các năm 59
So sánh chỉ số LPI của các nước trong khu vực
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT | Tên hình ánh Nội dung Số trang
1 Hình 1.1 Chi phí logistics của Lambert 21
2 Hinh 2.1 Khung nghiên cứu của luận văn 40
Năng lực hàng hải của các quốc gia ASEAN
6 Hình 3.4 Cơ cau chi phí của các LSP Nhà nước 65
7 Hình 3.5 Cơ cau chi phí của các LSP nước ngoài 66
Trang 10¬ LỜI MỞ ĐẦU
1 Tinh cap thiêt của dé tài
Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưngkhông phải ai cũng hiểu sâu sắc về van dé này Thuật ngữ logistics bắt nguồn tronglĩnh vực quân sự, liên quan đến việc cung ứng và phân phối vũ khí, cung cấp nhuyếu phẩm cho quân đội, chịu trách nhiệm cho các nguồn cung ứng được lưu thông
và quá trình đó dần dần tạo nên hệ thống logistics hiện nay Tại Việt Nam, thuật
ngữ logistics đã chính thức được định nghĩa trong Luật Thuong mại 2005, nhưng
mãi cho đến những năm gan đây, hoạt động logistics mới được quan tâm tươngxứng với vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và kinh doanh
Từ năm 2019 cho đến nay, khi Việt Nam cam kết hội nhập kinh tế quốc tếsâu rộng, mở ra cơ hội đề liên tục ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưHiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - năm2019); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA — năm 2020); là đối tácthương mại với Vương quốc Anh trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên hiệp Vương quốc Anh và bắc Ai-Len (UKVFTA- năm 2021) và đặc biệt là
sự kiện chính thức trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diệnKhu vực (RCEP - năm 2022) Tất cả những sự kiện trên đã đánh dấu cột mốcchuyên mình quan trọng cho nền kinh tế, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụcủa Việt Nam Việc hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác giao thương giữa các quốc gia
đã đưa hàng hóa Việt Nam vươn xa khỏi biên giới quốc gia, cạnh tranh trực tiếp vớihàng hóa của những quốc gia phát triển Đây vừa là cơ hội để các doanh nghiệpViệt Nam có thé học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, nhưng cũng là thách thứckhi các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hàng hóa Việt Nam đượcyêu chuộng và biết đến rộng rãi hơn
Trong bối cảnh đó, không thé không nhắc đến logistics, một trong nhữngngành nghề trọng điểm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại quốc tế Logistics là
loại hình kinh doanh mở rộng, không chỉ dừng lại ở hoạt động vận tải, giao nhận
Trang 11phối sản phẩm ra thị trường Định nghĩa nay làm rõ từng dịch vụ đơn lẻ tham gia
vào chuỗi logistics, từ giao nhận, vận tải, đến khai thuế, hải quan, phân phối, kho
bãi, quản lý Vậy nên, với một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic (Logistics
Service Provider- LSP) chuyên nghiệp sẽ đảm nhận tất cả các vai trò trên, giảiphóng sức lao động cho nhà sản xuất, dé họ có thể chuyên tâm vào quá trình sảnxuất
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc vận hành của các LSP vẫn còn manh mún, nhỏ
lẻ, so với thế giới, chỉ phí logistics cao nhưng chất lượng dịch vụ chưa tương xứng
và chiếm nhiều tỷ trong trong giá thành sản phâm Chi phi logistics (chi phí vận tải,chi phí kho bãi, chi phí thủ tục hải quan ) ở Việt Nam chiếm khoảng 20,9% GDP
(World Bank, 2018) Chi phí này cao hơn 6% so với Thái Lan, 12% so với
Malaysia, và cao gấp 3 lần Singapore, trong đó chỉ phí vận tải chiếm khoảng 60% tổng chi phi, đây là một sự chênh lệch quá lớn so với các nước trong khu vực
50-Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều biến động bởi đạidịch Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, hay mới đây là xung đột vũtrang giữa Nga và Ukraine , nhiều ngành nghé và lĩnh vực đều bị ảnh hưởng trựctiếp một cách sâu rộng, trong đó logistics không nằm ngoài xu hướng Khi đại dichCovid-19 bùng phát, nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động nên lượng hàng hóacần lưu chuyển cũng ít dần, dẫn đến việc vận chuyên, giao nhận hàng hóa cũnggiảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các LSP Bên cạnh đó, những đối tácthương mại như các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thực thi chínhsách đóng cửa biên giới để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh Ngoài ra, chiếntranh thương mại Mỹ-Trung đã dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang ViệtNam, khiến lượng hàng xuất khâu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao, tạo cơ hội chocác LSP phát triển sau thời gian dài phải trì hoãn vì dịch bệnh Hay, căng thăng giữaNga-Ukraine đã day giá nhiên liệu lên cao, khiến chi phí vận tải trong ngànhlogistics tăng vọt, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp
Trong bối cảnh này, không chỉ Việt Nam mà các doanh nghiệp logistics trên
Trang 12ưu hóa những chi phí không đáng có Chang hạn như tìm kiếm những nguồn hàng
dé có thé vận chuyển hai chiều, hạn chế container rỗng: hay kết hợp vận tải đaphương thức dé tiết kiệm chi phí và thời gian
Xét về góc độ vĩ mô, việc tối ưu hóa chỉ phi logistics sẽ có lợi cho nền kinh
tế, khi mà hoạt động xuất nhập khẩu được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự
phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 và sự ưu đãi về thuế quan của cácFTA đang thực thi Không dừng lại ở đó, tối ưu hóa chi phí logistics còn giúp tối đahóa lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu, và nâng cao tính hấp dẫn của hàng hóaViệt Nam trên thị trường quốc tế
Từ những ý nghĩa trên, việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ với dé tài: “TOI UUHÓA CHI PHÍ LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤLOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG BÓI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ” có ýnghĩa quan trọng và cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến chi phí logistics của cácdoanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải phápnhằm tối ưu hóa chi phi logistics cho nhóm các doanh nghiệp này trong thời kỳ hộinhập kinh tế quốc tế
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa những van đề lý luận vềdich vu logistics, chi phí logistics và tối ưu hóa chi phí logistics
- Khai quat bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay dé cho thấy sựảnh hưởng đến hoạt động logistics ở Việt Nam.
- Liên hệ thực tiễn về quá trình vận hành và cách thức tối ưu hóa chỉ phí củacác doanh nghiệp logistics hàng đầu tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics tư nhân
- Phân tích các nhân tố cau thành và anh hưởng đến chi phí logistics của cácdoanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, từ
Trang 13đó đưa ra giải pháp để tối ưu hóa chỉ phí logistics cho các doanh nghiệp cung ứngdịch vu logistics.
4 Cau hỏi nghiên cứu
Dé đi sâu nghiên cứu “Tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệpcung ứng dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh té”, luận văn sẽtập trung giải quyết một số câu hỏi như sau:
- Chi phí logistics và tối ưu hóa chi phi logistics tại các doanh nghiệp cung
- Làm thé nào để tối ưu hóa chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chat
lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trong thời ky hội
nhập kinh tế quốc tế?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng và cấu thành đến chi phí logistics của các doanh
nghiệp cung ứng dich vụ logistics tại Việt Nam.
- Liên hệ thực tiễn đến doanh nghiệp nước ngoài DB Schenker
5.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: nghiên cứu dịch vu logistics ở Việt Nam và kinhnghiệm vận hành, tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp nước ngoài DB Schenker.
Phạm vi về thời gian: 2012- 2023 Đây là khoảng thời gian ngành logisticsđược Nhà nước và Chính phủ quan tâm dé xứng với vị trí là một ngành nghề hỗ trợcho hoạt động thương mại và sản xuất
Phạm vi về nội dung:
- Tác giả lựa chọn nghiên cứu về các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
Trang 14nghiệp chịu tác động đầu tiên khi có những biến động của thị trường, như giá cả, tảitrọng, các quy định về vận hành, hải quan Ví dụ, một khi giá nhiên liệu tăng cao,các hãng tàu sẽ tăng giá cước vận chuyên, buộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụlogistics cũng phải điều chỉnh mức giá hợp lý để vừa có lợi nhuận, vừa giữ chân
khách hàng.
- Tác giả lựa chon DB Schenker dé nghiên cứu casestudy Bởi DB Schenker
có sự tương đồng về các dịch vụ logistics cung ứng cho thị trường, nhưng với cáchthức vận hành phát triển hơn, hướng tới tối ưu hóa chi phí, nhằm tim ra một số hàm
ý có thé áp dụng cho các doanh nghiệp logistics tư nhân vốn chiếm tỷ trọng lớn trênthị trường Những kinh nghiệm vận hành của DB Schenker đã được đúc kết từ hơn
150 tại công ty mẹ Khi gia nhập thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đã có những
thay đôi để phù hợp với tệp khách hàng, quy mô và điều kiện kinh doanh tại ViệtNam DB Schenker phục vụ đa dạng khách hàng từ những công ty toàn cầu nhưNike, Addidas, Samsung, Apple cho đến các nhà sản xuất nhỏ lẻ Cho thấy, cácdoanh nghiệp logistics tư nhân có thể chọn lọc, học hỏi những bài học kinh nghiệpcủa Schenker để áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình Đồng thời, tác giảmong muốn bài nghiên cứu có thể là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu liên quan ở
mức độ sâu hơn.
6 Cau trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văngồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về logistics và tối
ưu hóa chi phi logistics
Chuong 2: Phuong phap nghién ctru
Chương 3: Thực trang tối ưu hóa chi phi logistics của các doanh nghiệp cungứng dich vu logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Chương 4: Một số giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics cho doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ logistics ở Việt Nam
Trang 15CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LOGISTICS VÀ TÓI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong suốt hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều chuyên gia, những học liệu trong
và ngoài nước nghiên cứu về lĩnh vực logistics và vai trò của logistics đến sự pháttriển của nền kinh tế Dưới những góc độ và cách tiếp cận khác nhau, các nghiêncứu đều có điểm chung là giúp người đọc có cái nhìn rõ nét về dịch vụ logistics,nhằm khai thác triệt dé những thế mạnh mà ngành này mang lại
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Một trong những cuốn sách chuyên khảo đầu tiên về logistics được công bố
ở Việt Nam là “Logistics- Những vấn dé cơ bản” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2003).Thông qua cuốn sách, tác giả tập trung giới thiệu lịch sử hình thành và phát triểncủa logistics, vai trò, liên hệ kinh nghiệm từ các quốc gia phát trién, 3 năm sau,tác giả tiếp tục xuất bản thêm cuốn sách “Quản tri Logistics” (Đoàn Thi Hồng Vân,2006) đưa ra những khái niệm về quản tri logistics, các nội dung liên quan đến quantrị như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, dự trữ, quản trị vật tư, kho bãi Haicuốn sách trên cùng chỉ ra những khái niệm và lý luận về logistics cũng như quan trilogistics, tuy nhiên, những van đề liên quan đến chi phí logistics và quản trị chi phí
logistics cho các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam lại chưa được quan tâm va
nhắc đến
Dé đáp ứng nhu cầu trau dôi, học tập của các giảng viên, sinh viên tại cáctrường đại học, Dang Dinh Dao và các cộng sự đã biên soạn ra cuốn sách “Giáo
trình Quản tri Logistics” (Đặng Dinh Đào và các cộng sự, 2018) Là một trong
những môn học không thể thiếu trong các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị Logisticsphổ cập những kiến thức về quản trị các hoạt động logistics đầu vào (InboundLogistics) và các hoạt động logistics đầu ra (Outbound Logistics) Một lần nữa,nhóm tác giả khang định “Logistics có vai trò quan trọng trong nên kinh té quốcdân, là “dịch vụ cơ sở hạ tang” có giá trị gia tăng cao trong các ngành dịch vu”,
để thấy dù là ngành dịch vụ hỗ trợ nhưng logistics giúp kết nối và thúc đây phát
Trang 16triển kinh tế - xã hội Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến phương thứcquản trị các lĩnh vực trong logistics như quản trị nhu cầu vật tư, quản trị dự trữ hànghóa và sản xuất, quản trị kho hàng hóa, mà chưa nhắc đến quản trị chỉ phí logistics-
một khía cạnh quan trọng, quyết định đến lợi nhuận và sự vận hành của doanhnghiệp logistics.
Các tài liệu trên đã nêu lên những ý kiến, khái niệm và nội dung về logistics,
và đều lựa chon cách thức tiếp cận vi mô, tạo tiền đề cho những luận án tiễn sĩ, luậnvăn thạc sĩ viết về hoạt động logistics nói chung và các khía cạnh liên quan đếnlogistics nói riêng, một số luận án tiến sĩ tiêu biểu như Nguyễn Thị Phương (2008);Nguyễn Quốc Tuấn (2015); Bùi Duy Linh (2018) Tuy nhiên, không có tác giả nàonghiên cứu về chỉ phí logistics, các đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích và đưa ranhững giải pháp để phát triển hoạt động logistics nói chung ở Việt Nam
Ở góc độ tiếp cận vĩ mô, số lượng công trình nghiên cứu khoa học (NCKH)
về logistics còn hạn chế Công trình NCKH quy mô lớn nhất cho đến nay vềlogistics “Phat trién cdc dich vu Logistics ở nước ta trong diéu kiện hội nhập kinhtế” (Đặng Đình Đào và các cộng sự, 2012) do GS.TS Đặng Đình Đào làm chủnhiệm cùng các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ và các cán bộ nghiên cứu tại các địaphương tiến hành, thu thập số liệu thông qua điều tra tại 10 tỉnh thành trong cảnước Nghiên cứu chỉ ra dịch vụ logistics, tính đến thời điểm công bố kết quảnghiên cứu, chưa được nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí trong nền kinh tế.Theo Luật Thương mai sửa đổi 01/01/2006, logistics được xem là một hoạt độngthương mai vận tai hay dịch vụ giao nhận đơn thuần, trên thực tế đây là lĩnh vực có
tính liên ngành, có sự giao thoa của các ngành giao thông vận tải, thương mại dịch
vụ, hải quan và công nghệ thông tin Vậy nên việc quản lý các hoạt động logistics
trên thị trường chưa được phân cấp rõ ràng, có tình trạng chồng chéo giữa Sở GiaoThông Vận Tải và Sở Công Thương Trong khuôn khổ đề tài này, cuốn sách chuyênkhảo “Logistics: những vấn dé lý luận và thực tién ở Việt Nam” (Đặng Đình Đào vàcác cộng sự, 2011) được xuất bản Cuốn sách tổng hợp 26 công trình nghiên cứu và
Trang 17các van dé như: các van dé lý luận của logistics trong nền kinh tế thị trường, vai trò
và một số đặc trưng cơ bản của logistics, các quy định pháp lý, cơ sở hạ tang kỹthuật, nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics, giải pháp phát triển dịch vụ logisticstrong thời ky hội nhập kinh tế, liên hệ thực tiễn đến hoạt động logistics ở các nướcASEAN Một cuốn sách chuyên khảo khác “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về
phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam” (Phan Văn Hòa, 2014), cũng được đúc kết
từ đề tài NCKH này, ngoài các nội dung về khái niệm và lý luận, tác giả giới thiệuthêm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics, và tác độngcủa hội nhập kinh tế, đồng thời đề xuất những giải pháp cho dịch vụ logistics trênphương diện vi mô va vi mô Cũng giống như các cuốn sách chuyên khảo trước đó,hai cuốn sách này chỉ dừng lại ở việc mô tả sự phát triển của dịch vụ logistics, cáckhía cạnh của chỉ phí logistics chưa được quan tâm và đề cập
Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo những bài báo, bài viết học thuật mang tính
“thời sự”, gắn liền với những sự kiện kinh tế nổi bật hiện nay Trong bài viết
“Ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”(Tran Quốc Trung và Nguyễn Xuân Minh, 2020) đăng trên Tap chí kinh tế đốingoại, tác giả đã phân tích các yếu tô bên trong và yếu tố bên ngoài tác động đếndịch vụ logistics, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm duy trì và tận dụng lợi thế vốn
có của Việt Nam, bao gồm: (i) tiép tục khai thác các mang dich vụ dành cho kháchhang trong nước; (ii) xây dựng chiến lược kinh doanh dé thu hút vốn dau tư từ cácquỹ đầu tư và đối tác nước ngoài; (iii) tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước
về lĩnh vực logistics; (iv) tích cực mở rộng mối quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt
động khai thác thị trường mới và tìm kiếm khách hàng Bài viết cũng không nhắcđến chi phí logistics mà chỉ đưa ra những phương án cho sự phát triển của dịch vụlogistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN
Năm 2019, dự án hợp tác chiến lược giữa Australia và nhóm Ngân hàng thếgiới tại Việt Nam đã xuất bản cuốn sách “Tang cường ngành Vận tải hàng hóađường bộ Việt Nam- Hướng đến giảm Chỉ phí logistics và Phát thải khí nhà kính”(Yin Yin Lam và các cộng sự, 2019) Phương pháp nghiên cứu bao gồm: khảo sát
Trang 181400 tài xế xe tải và 150 công ty logistics để có cái nhìn tổng quan về lượng hànghóa và chi phí logistics; xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vậntải; và phỏng vấn các doanh nghiệp vận tải nội địa Mục đích của nhóm nghiên cứunhằm đánh giá toàn diện lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, từ đó đưa ra nhữngchính sách nhằm (ji) cắt giảm chi phi logistics, giảm ô nhiễm không khí; (ii) nângcao chất lượng và sức hấp dẫn của ngành vận tải đường bộ: và (iii) xây dựng kếhoạch dài hạn ở cấp độ Nhà nước va địa phương Dự án đã đề cập đến chi phílogistics và cách thức tối ưu hóa chi phi logistics trong lĩnh vực vận tải, tuy nhiên,
vận tải chỉ là một khía cạnh của logistics Ngoài vận tải, các dịch vụ khác của
logistics như kho bãi, lưu kho, đóng gói , cũng như tổng thé chi phí lại chưa đượcnhóm tác giả xem xét và nhắc đến
Trong “Phat triển bén vững logistics Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0” (Nguyễn Thu Hương, 2022) trên Tạp Chí điện tử Khoa học
Và Công nghệ Giao thông, tác giả chỉ ra những bat cập trong hoạt động logistics ởViệt Nam như: các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chỉ đáp ứng được một phần nhucầu của thị trường: cơ sở vật chất, kết cấu ha tang còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp
lý sơ sài; các quy định về tài chính và hải quan chưa được quan tâm kỹ lưỡng vàthiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Tác giả cũng tập trung làm rõnhững yếu t6 ảnh hưởng đến dịch vụ logistics, ngoài những yếu tố mang tính chủquan, cũng có những yếu tố mang tính khách quan đến từ khách hàng, như: nguyênliệu đầu vào; máy móc và các thiết bị cần được bảo trì thường xuyên; nguồn nhânlực phải được phát triển phù hợp với các yêu cầu của nhà máy Qua đó, không chỉLSP mà các khách hàng cần phối hợp để tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạtđộng logistics tại Việt Nam Bài viết cũng chưa nhắc đến chi phí logistics và tối ưuhóa chi phí logistics- một trong những yếu tô đóng góp vào sự phát triển bền vững
cua logistics.
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các cuốn sách như “Fundamentals of Logistics Management” (Lambert,
Trang 19người đọc cái nhìn khái quát nhất về quản trị logistics trong doanh nghiệp Tác gia
đã nhấn mạnh logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi cáchoạt động có sự liên kết, hoạt động sau là kết quả của hoạt động trước, từ việc nhậpnguyên liệu đầu vào cho đến tạo ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Mỗi doanhnghiệp sẽ có chiến lược riêng, tạo ra sự hài lòng của khách hàng ở mức độ cao nhất,hay mang lại những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, haicuốn sách còn dé cập đến vai trò của logistics trong nền kinh tế quốc dân, một chuỗilogistics tuần hoàn, không bị đứt gãy sẽ đem đến một nền kinh tế khỏe mạnh, hànghóa được lưu chuyên kip thời dé phục vụ sản xuất Riêng cuốn sách “Fundamentals
of Logistics Management” của Lambert, tác giả đưa ra khái niệm và khái quát về
chi phí logistics.
John J Coyle cùng cộng sự viết trong “Transportation: A Global Supply
Chain Perspective” (Coyle và các cộng sự, 2018), đã làm rõ các khía cạnh cua giao
thông vận tai “Outbound Logistics” Từ trước đến nay, vận tải chỉ được hiểu đơnthuần là việc phân phối hàng hóa đến điểm đích theo thỏa thuận với khách hàng, tuynhiên còn nhiều yếu tố khác của vận tải, như: chính sách, phương thức vận tải vàlập kế hoạch vận chuyên Trước tiên, cuốn sách cung cấp kiến thức nền tảng về nềnkinh tế và vai trò của giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường Tiếp theo, tácgiả liệt kê các đặc điểm của năm phương thức vận tải chính, cụ thể: đường bộ,đường thủy, đường hàng không, đường sắt và đường ống Mỗi phương thức sẽ có
những ưu, nhược điểm riêng, khách hàng cần cân nhắc loại hàng hóa và điểm đếnphù hợp dé đạt được những lợi ích về kinh tế Cuối cùng, kiến nghị nâng cấp cơ sở
hạ tang giao thông luôn là van dé cấp bách mà mỗi quốc gia cần lưu tâm và thực
Trang 20động sản và các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc trong một thời gian ngắn.Đối với các công ty thương mại điện tử, mạng xã hội và các cửa hàng online lànhững nên tang phân phối quan trong trong thời gian này Kê từ khi xảy ra đại dich,gan 2/3 các công ty thương mại điện tử và 70% thị trường trực tuyến có tốc độ tăngtrưởng cao hơn đáng kể nhờ thanh toán không dùng tiền mặt Mục đích của nghiêncứu này muốn nhắn mạnh vai trò của việc kiểm soát chi phí logistics của các doanhnghiệp thương mại điện tử ở Trung Quốc Trước hết, đánh giá thực trạng và các vấn
dé thường gặp trong việc kiểm soát chi phí, đồng thời phân tích chi tiết các nhân tốảnh hưởng, và cuối cùng kết hợp các bài bài toán chi phí để đưa ra giải pháp hiệuquả Theo đó, E-logistics giúp tăng năng xuất cung ứng, giảm chi phí vận hành, và
dễ dàng ứng phó với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Để làm đượcđiều này, cần có sự phối hợp trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các bên liên quan détránh tình trạng sai lệch, gây tôn thất cho các doanh nghiệp
Nghiên cứu của Egemen Sert trong “Freight Time and Cost Optimization in
Complex Logistics Networks” (Sert, 2020) chi ra van chuyên hang hóa đúng thờigian cam kết, mà không anh hưởng đến kha năng sinh lời chưa bao giờ là bài toánđơn giản, tuy nhiên đó lại là yếu tố quan trọng dé duy trì sự hài lòng của khách hang
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bài viết nêu lên những phương pháp détối ưu hóa chỉ phí và thời gian vận chuyền trong chuỗi logistics, bằng cách xác địnhtần suất sử dụng dịch vụ và đo lường khoảng cách giữa các khách hàng trên tuyếnđường vận chuyền Nếu áp dụng nghiên cứu trên, phương pháp này dự đoán sẽ tiếtkiệm 10,5% chi phí vận chuyển hàng năm và tiết kiệm thêm 4,6% chi phí vận hành
kho lưu trữ.
Tác giả Robert Muha trong bài viết “An Overview of the Problematic Issues
in Logistics Cost Management” (Muha, 2019) đã viết: quản trị chi phi logistics đi
liền với một số thách thức nhất định, như việc tăng chất lượng dịch vụ đồng nghĩa
với việc tăng chi phi logistics, hay giảm chi phí của một yếu tổ trong chuỗi sẽ làmtăng chi phí của một yếu tố khác, dẫn đến tổng chi phí tăng cao Nhiều giải pháp đãđược đưa ra nhằm cắt giảm chi phí logistics Do đó, mục đích của bài nghiên cứu là
Trang 21xác định tính khả thi của các giải pháp ấy, và phân tích các van dé liên quan đến chiphi logistics, tạo tién dé cho việc cải thiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng một
cách hiệu quả.
1.13 Khoảng trắng nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới và trong nước, số lượng những công trình nghiên cứuchuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về logistics rất lớn và đa dạng, đề cập đến nhiềukhía cạnh khác nhau của logistics, trở thành nguôn tài liệu tham khảo phong phúkhông chỉ cho các nghiên cứu học thuật mà còn cả ứng dụng thực tiễn vào phát triểnkinh tế đất nước Vì thế, những nghiên cứu ở tầm vĩ mô và vi mô trên thế giới vàViệt Nam đã giúp ích rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn của tác giả
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng những bài viết đi sâu vàophân tích chi phí logistics là không nhiều, nhất là trong thời kỳ Việt Nam hội nhậpkinh tế quốc tế sâu rộng, liên tục ký kết và gia nhập các FTA thé hệ mới với nhữngcam kết về thương mại hàng hóa Đối tượng nghiên cứu của các bài viết trước đó lànhững doanh nghiệp thương mại và sản xuất, chưa có bài nghiên cứu về chi phí
logistics của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam Vi vậy, bên
cạnh tiếp tục kế thừa thành tựu của những nghiên cứu trước đây, luận văn di sâu vàonghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về tối ưu hóa chỉ phí logisticscho các LSP tại Việt Nam Qua đó, thấy rằng, năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp logistics tạo cơ sở để những ngành nghề thâm dụng logistics phát triển, đạt
lợi ích cao nhất về lợi nhuận, phát triển kinh tế đất nước.
1.2 Lý luận chung về logistics
Ngày nay, khái niệm logistics không còn xa lạ đối với các nước, ké cả ViệtNam Tuy nhiên, ít ai biết rằng tiền thân của logistics bắt nguồn từ các cuộc chiếntranh thời Hy Lap và La Mã cô đại, những chiến binh Logistikas mang trong mìnhtrọng trách cung ứng và phân phối vũ khí, nhu yếu phẩm, bảo vệ nguồn cung ứngcủa mình và tìm cách triệt phá đường cung ứng của địch Công việc “hậu cần” nàytưởng chừng đơn giản nhưng lại có vai trò rất lớn trong quân sự, bởi nếu một chút
thiếu sót thì phải đánh đổi bang sự sinh tồn của đồng đội, ngược lại, nếu tận dụng và
Trang 22quản lý tốt thì sẽ đem lại nguồn lực mạnh mẽ Hoàng dé Napoleon có câu nói nỗitiếng: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics”
Trong công cuộc tái kiến thiết kinh tế hậu chiến tranh, hoạt động logisticsđược triển khai trong các lĩnh vực quản trị sản xuất Nhờ sự phát triển của khoa họccông nghệ cuối thế kỷ XX, đã tạo cho logistics một bước đột phá lớn, và nhữngquan điểm khoa học về quan tri logistics vẫn được ứng dụng cho đến ngày nay
Ở Việt Nam, hai người đầu tiên trong lịch sử ứng dụng thành công logisticstrong quân đội là vua Quang Trung- Nguyễn Huệ trong cuộc chiến đại phá quânThanh và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ vàchiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Sau những thành công vangdội trong lĩnh vực quân sự, logistics đã được nghiên cứu mở rộng dé áp dụng vào
lĩnh vực thương mại, giao thương buôn bán hàng hóa Logistics ở Việt Nam được
hiểu nôm na là các hoạt động “hậu cần”, nhưng không thể phản ánh được đầy đủ
chức năng và ý nghĩa của nó, vậy nên chúng ta van dùng nguyên mẫu “logistics” du
nhập từ nước ngoài Nếu như giữa thế kỷ XX rất ít doanh nghiệp hiểu rõ bản chấtcủa logistics, thì đến ngày nay, logistics được công nhận là một chức năng duy trì
sự ôn định của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào GDP của mỗi quốc gia
1.2.1 Khái niệm logistics
Trong sự phát triển của sản xuất hàng hóa và giao thương, về bản chất,logistics là những hoạt động phục vụ quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông sảnphẩm như lên kế hoạch, thu mua, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, đóng gói,lưu kho, bốc xếp, vận chuyền, giao nhận cho đến tay người tiêu dùng Dé hiểu rõhơn về khái niệm logistics, chúng ta cần làm rõ các hoạt động được nêu ra, trong
Trang 23- Kho bãi và lưu kho: Kho bãi là nơi để lưu trữ và bảo quản hàng hóa dévận chuyển đến địa điểm được chỉ định hoặc chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theocủa quá trình sản xuất Nguyên vật liệu được lưu trữ ở kho cho đến khi có nhu cầu
sử dụng; các sản phẩm bán thành phẩm của giai đoạn sản xuất cũng phải được lưukho trong suốt các công đoạn khác nhau; và hàng hóa thành phẩm cũng được lưukho cho đến khi xuất hàng đến nơi tiêu thụ
- Đóng gói: Khâu hoàn thiện sản pham, lựa chọn chất liệu dé hàng hóa đượcbảo quản tốt nhất, hạn chế các tác nhân gây hư hại đến sản pham
- Thủ tục hải quan: Bao gồm các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóađược xuất nhập khẩu qua biên giới
Dễ dàng nhận thấy có sự phân loại rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ
riêng biệt như dịch vụ vận tải, giao nhận, dịch vụ sản xuất, dịch vụ khai thuế, hải
quan, phân phối, quản trị Với một LSP chuyên nghiệp, họ sẽ đảm nhận tất cảnhững vai trò trên, tạo thành một chuỗi logistics hoàn chỉnh và đưa sản phẩm hoànthiện đến tay người tiêu dùng
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về logistics được xây dựng trên những góc
độ tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu khác nhau, một số khái niệm được phô biến rộng
rãi như:
Theo định nghĩa của Hội đồng quản trị chuỗi cung ứng (Council of LogisticsManagement — 1961) “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát
dòng chảy và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, và các thông tin liên quan một cách hiệu
quả, từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”
Ở Việt Nam, theo Luật Thương mại năm 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái
niệm logistics được chính thức định nghĩa “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó, thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm
nhận hàng, vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ thủ tục
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hang dé hưởng thù
Trang 24Ngoài ra, còn có nhiều khái niệm khác của các nhà nghiên cứu dưới góc độtiếp cận khác nhau:
- Logistics bao gồm các hoạt động tô chức, lên kế hoạch, quản lý, và thựchiện các luồng hàng hóa, từ việc thu mua, sản xuất đến phân phối tới khách hàngcuối cùng, dé đáp ứng nhu cau của thị trường với chi phí thấp nhất (Gros, 1995).Định nghĩa này ngoài nêu lên các hoạt động nhằm thỏa mãn yêu cầu của kháchhàng, còn nhắn mạnh đến chỉ phí vận hành, sao cho đạt được lợi nhuận tối đa từ các
hoạt động trong logistics.
- Logistics liên quan đến việc tối ưu hóa tổng thể, đồng bộ hóa tất cả các hoạtđộng trong chuỗi logistics, sự kết hợp của chúng là điều cần thiết dé đạt được hiệuquả về dịch vụ lẫn chi phí (Pernica, 1998) Quan niệm đơn giản của Pernica kháiquát về việc quản tri logistics mà không nhắc đến các hoạt động cụ thé cần thựchiện, đó là định nghĩa rộng, bao trùm tất cả quy trình từ nguyên vật liệu đến thànhphẩm, nói cách khác là từ điểm đầu đến điểm kết thúc dịch vụ Tuy nhiên, nhượcđiểm của định nghĩa này là không nhắc đến hoạt động vận chuyên, phân phối sảnphẩm, một yếu tô rất quan trọng trong logistics
Dù được định nghĩa theo góc độ nào, nhưng đều rút ra được điểm chung vềlogistics như sau: Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục từ lên kế hoạch,
quản lý và thực hiện, kiểm tra dòng chảy hàng hóa được vận hành trong suốt quá
trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của thị trường vàngười tiêu dùng Ngoài ra, cần bao đảm các yếu tố về thông tin, thời gian, chi phí,yêu cầu của khách hàng, và hướng tới tối ưu hóa chỉ phí
12.2 Vai trò của logistics
Logistics có chức năng rất rộng, tác động đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực
trong nền kinh tế, được đánh giá trên hai cấp độ vĩ mô và vi mô.
1.2.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Thứ nhất, logistics phát triển góp phần đưa mỗi nền kinh tế trở thành mộtphan của chuỗi cung ứng toàn cầu Logistics là công cụ kết nối các hoạt động trong
chuỗi cung ứng toàn cau như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị
Trang 25trường cho các hoạt động kinh tế Khi chuỗi cung ứng toàn cầu lan rộng ra các nướcđang phát triển, doanh nghiệp nên hiểu rõ hơn vi trí của mình trên thị trường quốc tế
dé có thé lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm dat được lợi nhuận cao hơn.Nếu một khâu trong chuỗi cung ứng không được kiểm soát tốt có thé dẫn đến việcnguồn nguyên liệu đầu vào bị chậm trễ; các bán thành phâm cho công đoạn tiếptheo bị thiếu hụt; sản phẩm sản xuất không đúng thời hạn, hay sản xuất không đủ sốlượng theo yêu cầu của khách hàng Trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóaquá trình sản xuất, phân phối hàng hóa, và thời gian được đặt lên hàng đầu Nhờ cólogistics kết hợp với công nghệ thông tin, các yếu tô trên được kiểm soát chặt chẽnhằm vừa giảm đối đa chi phí phát sinh, vừa đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địađiểm (Just in time) Chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm cho hàng hóa và sự lưu thôngcủa chúng phong phú và phức tạp hơn, kết quả là hoạt động vận tải nói riêng và
hoạt động logistics nói chung phải đảm bao giao hang đúng lúc, kip thời, và lượng
hàng tồn kho luôn phải nhỏ nhất Sự phát triển của logistics đã làm thu hẹp khoảngcách giữa các nền kinh tế trên thế giới
Thứ hai, logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường giao thương,chuyên dịch cơ cấu kinh tế Thị trường tiêu thụ là van đề quan trọng nhất trong việcsản xuất hàng hóa và kinh doanh, nếu sản phâm không được người tiêu dùng đónnhận và không có thị trường để sinh tồn, thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ vàđào thải Các nhà sản xuất muốn sản phẩm của mình được biết đến nhiều hơn thìcần thâm dung logistics, bởi logistics được xem là chiếc cầu nối đưa sản phẩm đếntay người tiêu dùng Dịch vụ logistics phát triển đóng vai trò rất lớn trong việc mởrộng thị phần kinh doanh cho các doanh nghiệp, tăng sức mua và chuyền dịch cơcầu kinh tế
Thứ ba, phát triển logistics giúp tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí trong quátrình vận chuyển hàng hóa Giá bán của sản phẩm trên thị trường bằng chi phí trongsản xuất cộng với chi phí vận chuyên Chi phí phân phối hàng hóa, cụ thể là chi phívan tải chiếm thị phần lớn trong giá bán, là yếu tố quyết định câu thành nên giá bán,đặc biệt là hàng hóa quốc tế Vậy nên, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ giúp giảm thiểu
Trang 26chi phí vận tải trong logistics và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu
thông Ở Việt Nam, tông chiều dài đường bộ là 630.564km, nhưng tổng chiều daiđường cao tốc vận hành chỉ khoảng 2000km (Niên giám thống kê vận tải vớilogistics Việt Nam, 2019) Điều này chưa thể đáp ứng hoạt động vận chuyên mộtcách nhanh chóng, cũng như tiềm năng của dịch vụ vận tải ở Việt Nam chưa đượckhai thác triệt dé, gây ra lãng phí tài nguyên, tiền bạc, lẫn thời gian Đối với ViệtNam, việc phát triển hệ thống logistics theo hướng bên vững là rất cần thiết để giảmnhững tắc nghẽn trong lưu thông hàng hóa, tiết kiệm cả chỉ phí lẫn thời gian
Thứ tư, logistics làm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia Theo nhiềukết quả nghiên cứu về logistics ở các doanh nghiệp sản xuất, trong cơ cấu giá thànhsản phẩm, chi phí sản xuất chiếm tới 46%, chi phí marketing chiếm 25%, chi phílogistics 24%, còn phan lợi nhuận thu về là 5% Điều này cho thấy, chi phí logisticschiếm một phần không nhỏ, làm giảm lợi nhuận cũng như giảm sức hấp dẫn sảnphẩm Do đó, việc chú trọng đầu tư và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanhnghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân tối ưu hóa được chỉ phí logistics, làm choquá trình kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia
và doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
1.2.2.2 Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics là một mắt xích không thé thiếu Hoạtđộng logistics ngày nay không chỉ gắn đến vận chuyên, kho vận, mà còn lên kếhoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà máy sản xuất, và từnhà máy phân phối ra thị trường Mục đích lớn nhất là tạo được tính liên tục, tránhđứt gãy trong chuỗi logistics và giảm chỉ phí vận chuyên và lưu kho Một số vai tròcủa logistics đối với các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, sử dụng dịch vụ logistics hợp lý góp phần tiết kiệm các nguồnlực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức mạnh cho cácdoanh nghiệp Đã có không ít những doanh nghiệp thành công nhờ có chiến lượclogistics đúng dan (như Nike, Coca Cola, Walmart) Ngược lại, có những doanhnghiệp gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm trong việc lựa chọn
Trang 27sai nhà cung cấp, kế hoạch quản lý tồn kho chưa tối ưu, tổ chức vận chuyên chồngchéo (Kmart, Mazda, ) Logistics giúp tính toán, lên kế hoạch va quan lý các chiphí một cách tối ưu nhất, hạn chế những khoản phát sinh không đáng có Ví dụ, tìmkiếm nguồn nguyên liệu đầu vào cần tìm những nhà cung ứng với giá nguyên liệuthô rẻ nhất; hay lựa chọn phương thức vận chuyền và hãng vận tải cần xem xét cácyêu tố quyết định về chi phí, thời gian, khoảng cách, cân nhắc đến cả việc tối ưuhóa quãng đường di chuyên khi cần sử dụng các hãng vận tải khác nhau; hơn nữasắp xếp hàng hóa trong kho hợp lý cũng là một phần của logistics, như: hàng hóađược dùng đến thường xuyên hay sắp được vận chuyên cần dé phía trước nhà kho;các mặt hàng có nhu cầu ít hơn cần được dé phía sau; các mặt hàng dễ hỏng nênđược đặt ở nơi cho những hàng hóa cũ để được di chuyển đầu tiên,
Thứ hai, logistics đóng vai trò trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian,đúng địa điểm (Just-in-time) Just-in-time (JIT) là một nguyên tắc tôn chỉ củalogistics hiện đại, đó là: đúng số lượng- đúng san pham- đúng noi- đúng thời điểm.Theo đó, các doanh nghiệp can lập kế hoạch cụ thé cho từng giai đoạn sản xuất, saocho quy trình tiếp theo nối tiếp ngay sau quá trình trước, đảm bảo cho dây chuyềnsản xuất được hoạt động liên tục Điều then chốt của JIT là lượng hàng tồn kho phải
ở mức tối thiểu, chỉ sản xuất hoặc nhận sản phẩm khi có yêu cầu của khách hàng vàhàng hóa phải luôn sẵn sang dé xuất họ (phục vụ cho dây chuyển sản xuất và vậnchuyền của khách hàng) Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng dự báo của mình
dé có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu vừa đủ, tránh trường hợp dư thừa hàng hóa
làm chi phí lưu kho tăng cao, kéo theo đó là chi phi quản lý va chi phí bảo quản sản
phẩm, hay hàng tồn kho quá ít sẽ không đáp ứng được đơn hàng kịp thời Sự pháttriển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kết hợp với chuỗi cung ứng, lưu kho, vậntải, sản xuất, phân phối làm cho cả quá trình trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn
Thứ ba, logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệpvận tải Nếu ngày trước, chúng ta chỉ biết đến hoạt động giao nhận, vận tải đơn lẻ.Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao,
Trang 28phẩm của doanh nghiệp có thể được bán ra tại nhiều quốc gia, vì vậy, dịch vụ ởdoanh nghiệp vận tải trở nên đa dạng và phong phú hon, Họ phải thay đôi, vận độngxoay quanh nhu cau của khách hàng, bé sung các dịch vụ từ lấy hàng tại nha phânphối, đóng gói sản phẩm, lưu kho, giải quyết thủ tục hải quan, khai thuế, đến trảhàng tại địa điểm theo yêu cầu Bởi thế mà các LSP ra đời Rõ ràng, logistics làmtăng giá trị cho các doanh nghiệp vận tải đơn thuần.
Với vai trò là hoạt động hỗ trợ cho dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụtrong nền kinh tế, logistics được coi là công cụ quan trọng để nâng cao sức cạnhtranh của nền kinh tế thị trường Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tế diễn ra gay gắt, đòi hỏi tất cả các dịch vụ của nền kinh tế cần tham gia vàoquá trình ấy Nó thúc day mỗi quốc gia phải phát triển logistics dé nâng cao tính hapdẫn của hàng hóa trên thị trường quốc tế, tối ưu hóa chỉ phí và thời gian, giảm giáthành sản pham
1.3 Chỉ phí logistics
1.3.1 Khái niệm chi phi logistics
Quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa gắn liền với sự phát triển củangành sản xuất hàng hóa, đi kèm với đó những chỉ phí phát sinh trong suốt trình Đó
là các chi phí băng tiền mà các doanh nghiệp vận tải hay các LSP chi cho các hoạt
động vận chuyên, giao nhận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Cũng như các khái
niệm về logistics, chi phí logistics có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu và quan điểmkhác nhau Thuật ngữ chi phí logistics đề cập tới chi phí của các yếu tố riêng lẻ cauthành, bao gồm nhân lực, hàng hóa, máy móc, công cụ hỗ trợ, thông tin, chăm sóc
khách hàng Khi gắn với dòng lưu chuyên hàng hóa, chi phi logistics được diễn tả
bằng số tiền dùng trong các dịch vụ hậu mãi, nguồn nguyên vật liệu, quá trình sản
xuât.
Heskett et al (1973) đã chỉ ra vận chuyền, kho bãi, xử lý hàng tồn kho vàquản trị là các thành phan của chi phí logistics, đây là một cách phân loại cơ cau chiphí đã được sử dụng rộng rãi Chi phí logistics bao gồm chi phí cơ hội của vốn va
Trang 29lý hàng tồn kho và lưu kho (Gunasekaran et al 2001) Một cách tiếp cận khác,
(Beamon, 1999) phân biệt giữa chi phí vận hành va chi phí hàng tồn kho Nhìn
chung, các tác gia có xu hướng định nghĩa chi phi logistics theo các hoạt động co
bản của dịch vụ logistics, và tập trung phan lớn vào yếu tố kho bãi, một thành phan
quan trọng chỉ sau chi phí vận tải.
Do chưa có khái niệm thống nhất về chi phí logistics, nên những ý kiến trênchỉ mang tư tưởng chủ quan và mang tính chất tham khảo Cho tới nay, các nhànghiên cứu và tổ chức kinh doanh thường sử dụng khái niệm chi phi logistics củaLambert (1998)- một định nghĩa day đủ và chi tiết nhất về chi phí logistics Theo
đó, chi phí logistics được tính bằng tổng các chi phí liên quan đến dich vụ kháchhàng, chi phí vận tải, chi phí dự trữ, chi phí quản lý kho, chi phí sản xuất, chi phígiải quyết đơn hàng và thông tin
Trang 30Chi phi dịch vụ khách hang
Chi phi hỗ trợ dich vụ linh kiện
Chi phi hang trả lại
- Chi phí dự trữ hang tén kho
- Chi phí vận tải
- Chỉ phí phân phối
- Chi phi đóng gói
- Chi phi loai bo hang hoa
- Chi phi lô hang - Chi phi lưu kho
- Chi phi xử lý vật tư - Chi phí dự trữ
- Chỉ phí thu mua - Chi phí lựa chon va xây
dung địa diém cho nha may
va nha kho
- Chi phi théng tin logistics
- Chi phi lén ké hoạch, dự đoán như
cau
Hình 1.1: Chi phi logistics cua Lambert
Nguồn: Fundamentals of logistics management, Lambert, D.M, 1998
Trong khái niệm trên, chi phi logistics được tính toán dựa theo danh sách các
chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất Tuy nhiên, không có chi phí quản trịlogistics, bởi nó nằm phân bồ trong các chi phí khác như chi phí thu mua, chi philên kế hoạch, chi phí xử ly hàng hóa
Như vậy, chỉ phí logistics chính là những chỉ phí phát sinh thực tế trong quátrình cung cấp các dịch vụ logistics ra ngoài thị trường: cũng có thé hiểu là nhữngchi phí ước tinh dé thực hiện một hợp đồng, dự án hoặc những lợi nhuận mat đi dé
ưu tiên một cơ hội kinh doanh có lợi ích cao hơn.
1.3.2 Khái niệm toi ưu hóa chỉ phí logistics
Trang 31Hiện nay, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra khái niệm cụ thể về tối ưuhóa chi phí logistics Dé giải thích ngăn gon, tác giả dựa trên hiểu biết của bản thân
và đưa ra một định nghĩa chung như sau Tối ưu hóa chi phí logistics là quá trìnhđiều chỉnh và cải thiện các hoạt động trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng vàphân phối nhằm giảm thiêu mức độ tiêu tốn tài nguyên và chỉ phí liên quan đến vậnchuyền, lưu trữ và quản lý hàng hóa Mục tiêu chính của việc tối ưu hóa chi phílogistics là đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời duy trì hoặc cải thiện chấtlượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nói cách khác, tối ưu hóa chi phí đúng nghĩa là việc tạo ra hiệu quả kinh tếcao hơn với cùng mức chi phí hoặc với mức chi phí thấp hơn dé đạt được hiệu quatương đương hoặc cao hơn Điều này bao gồm sự tối ưu hóa trong mọi khía cạnhcủa doanh nghiệp, từ tài nguyên và thời gian sử dụng đến quy trình và hiệu suất
Quá trình tối ưu hóa chi phí logistics bắt đầu bằng việc thu thập và phân tích
dữ liệu liên quan đến các hoạt động logistics của doanh nghiệp Những dữ liệu nàybao gồm thông tin về thời gian giao hàng, khoảng cách vận chuyên, cước phí, lưutrữ hàng hóa và các yếu tố khác Phân tích sâu hơn giúp xác định các khuyết điểm
va cơ hội cải thiện trong quy trình logistics Sau đó, các LSP cần xác định các biệnpháp tối ưu hóa phù hợp Ví dụ, LSP có thể cân nhắc yếu tố thời gian giao hàng,thường những chuyến bay qua trạm trung chuyển có cước phí rẻ hơn so với nhữngchuyến bay thắng, song song với đó là thời gian giao hàng kéo dài hơn Hay, việcquản lý tồn kho cũng được tối ưu hóa dé đảm bảo rằng lượng hang tồn kho khôngvượt quá mức can thiết, giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ và mat mát hàng hóa
Ngoài ra, tối ưu hóa chi phi logistics bao gồm cả việc sử dụng công nghệthông tin dé cải thiện quản lý dòng hàng và theo dõi vận chuyền Các hệ thống quản
lý kho, phần mềm theo dõi vận chuyển và các công cụ quản lý được tích hợp dé tối
ưu hóa luồng thông tin và quản lý hiệu quả Quá trình này không chỉ tập trung vàoviệc giảm thiêu chi phí mà còn nhắn mạnh vào việc tối ưu hóa khả năng đáp ứng thịtrường Điều này bao gồm việc đảm bảo rang hàng hóa luôn có sẵn khi cần và thờigian giao hàng được tối thiểu hóa
Trang 321.3.3 Cách xác định chỉ phi logistics
Đối với các LSP, chi phí logistics cần tính toán cần thận, không thé ước tính(chỉ ước tính trước khi bước vào kỳ kế hoạch), bằng cách xác định các thành phầncấu thành chi phí, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu dé cắt giảm những khoản mục khôngcần thiết, tối đa hóa lợi nhuận Một số cách xác định chi phi logistics của một LSP
như sau:
1.3.3.1 Xác định chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất:
Theo cách này, chi phí chia ra 2 loại, đó là chi phí có định và chi phí biếnđổi
* Chi phí cố định: là những khoản chi phí được xác định trước và khôngthay đôi trong một thời hạn cụ thé của doanh nghiệp Mặc dù chi phí có định khôngthay đổi theo thời hạn quy định của doanh nghiệp, nhưng sản lượng hàng hóa haydich vụ cung cấp tăng lên, chi phí cố định cho một đơn vị hàng hóa sẽ giảm Nghĩa
là, mức độ hoạt động của doanh nghiệp tỉ lệ nghịch với chi phí có định, mức độ hoạtđộng của doanh nghiệp càng cao thi giá thành của một don vị sản phâm càng thấp.Vậy nên, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì những khoản chi phí cố địnhvan bị khấu trừ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tận dụng triệt dé những tài sản cốđịnh như phương tiện vận chuyền, kho bãi Chi phí cố định của doanh nghiệp cónhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên có thé chia làm 2 dạng chính là chi phí cốđịnh bắt buộc và chỉ phí cố định không bắt buộc:
- Chi phí cố định bắt buộc: là các khoản chi phí doanh nghiệp không thé trìhoãn cho việc chi trả, bao gồm các khoản tiền liên quan đến trang thiết bị và chi phí
cơ bản cho việc vận hành của doanh nghiệp, như tiền nhà xưởng, tiền thiết bị máymóc, tiền lương nhân viên,
- Chi phí cố định không bắt buộc: là các khoản chi phí phát sinh trong quátrình kinh doanh, khoản tiền này liên quan đến quyết định và mức độ chỉ trả củadoanh nghiệp như mua thêm máy móc, thiết bị.
* Chi phí biến đổi: là những khoản biến phí Biến phí tỷ lệ thuận với sảnlượng hàng hóa hay số lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng,
Trang 33tuy nhiên, chi phí sản xuất ra một đơn vi sản phẩm không thay đổi Biến phí chỉphát sinh khi doanh nghiệp hoạt động Nhà quản trị thường sẽ lên kế hoạch mứcbiến phí cho từng đơn vị sản pham, dé có thé kiểm soát chi phí tốt hơn Cũng giốngnhư chi phí cố định, chi phí biến đổi được chia làm 2 loại đó là chi phí biến đổituyến tính và chi phí biến déi cấp bậc:
- Chi phí biến đổi tuyến tính: là chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng hàng hóacủa doanh nghiệp, khối lượng hàng hóa tăng lên đồng nghĩa với việc các doanhnghiệp can chi trả nhiều hơn cho biến phí Với các LSP, chi phí tuyến tính có thé làgiá cước vận chuyên, cước lưu kho, cước dịch vụ khai thác hàng hóa, phí xăng dầu;với doanh nghiệp sản xuất, đó là chi phí nguyên liệu đầu vào, phí bao bì đóng góihàng hóa; với doanh nghiệp phân phối là hoa hồng theo doanh thu bán hàng Có thêthấy, việc tạo dựng các mức chi phí tuyến tính là rất cần thiết, để doanh nghiệpkiểm soát được hoạt động và loại bỏ những khoản phí phát sinh không đáng có
- Chi phí biến déi cấp bậc: là những khoản phi thay đổi theo quy mô doanhnghiệp, ví dụ phi bảo trì thiết bi, máy móc, phương tiện Những chi phí này cũng ty
lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng chúng chỉ xảy ra khi mức
độ hoạt động đạt đến giới hạn, phạm vi nhất định Ví dụ, LSP cung cấp dịch vụ vậntai với 1 xe tải cho 3 nhà máy, như vậy nếu quy mô khách hàng mở rộng lên 5 nhàmáy thì LSP cần có 2 xe tải Nếu khách hàng tăng lên 6 nhà máy thì vẫn chỉ cần 2
xe tải, và nếu mở rộng quy mô lên 8 nhà máy thì số lượng xe tải là 3 xe
Qua đó, cách thức đầu tiên dé nhà quản trị kiểm soát chi phí cần dựa vào sảnlượng hang hóa, mức độ sử dụng của các tài sản có định và quy mô doanh nghiệp
1.3.3.2 Xác định chi phí dựa theo các hoạt động của logistics
Đây là cách phổ biến nhất trong việc xác định các chi phí của doanh nghiệpdựa theo khái niệm logistics và các hoạt động chính trong LSP Qua đó, khi muốnxác định tổng chi phí, các doanh nghiệp cần dựa vào danh sách các hoạt động màdoanh nghiệp cung ứng ra thị trường để xác định những chi phí phát sinh từ hoạt
động đó Chi phí logistics còn được xác định theo chín nhóm hoạt động logistics
Trang 34Bang 1.1: Chín nhóm hoạt động logistics chính cua David B Grant
TT Hoạt động logistics Chi phí tương ứng
Trao đôi thông tin và giải quyết | Chi phí trao đôi thông tin và giải quyét
Ị đơn hàng đơn hàng
2 | Dich vụ khách hang Chi phi dich vu khach hang
3 | Dự báo câu va lập kế hoạch Chi phí dự báo câu và lập kế hoạch
4 | Thu mua Chi phí thu mua
5 | Đóng gói bao bì Chi phí đóng gói bao bì
6 | Quản lý hang tồn kho Chi phí quán lý hàng tồn kho
7 | Vận tải Chi phí vận tải
g | Kho bãi Chi phí kho bãi
o_ | Logistics ngược, hàng bị trả lại Chi phi logistics ngược, hàng bị trả lại
Nguồn: Logistics Management, David B Grant, 2012Tuy nhiên, cach xác định chi phí của David được xét trên góc độ của các
doanh nghiệp nói chung, nên xuất hiện những chi phí điển hình của một doanhnghiệp sản xuất như chi phí dự báo cầu và lập kế hoạch, chi phí thu mua, những chiphí không xuất hiện trong các LSP Vì vậy, khi quyết toán chi phí, các LSP cần cầnthận xem xét những khoản mục nào thuộc phạm vi của mình đề tính toán cho hợp
lý, tránh tình trạng sai lệch, không minh bạch.
1.3.3.3 Xác định chi phí theo mức độ kiểm soát của doanh nghiệp
Với cách này, có 4 loại chi phí gồm chi phí kiểm soát được, chi phí khôngkiểm soát được, chi phí nôi và chi phí chìm
* Chi phí kiểm soát được: là khoản chi phí ma cấp quản trị có khả năng vàquyền hạn ra quyết định, chi phối trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi phi đó
có thé là chi phí tiền lương, chi phí hoa hồng, chi phí tiếp khách Trong LSP, chiphí hoa hồng (comisision) có thể kiểm soát được, được xây dựng theo mức tỷ lệnhất định cho dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
* Chi phí không kiểm soát được: là khoản chi phí nam ngoài khả năng kiêmsoát của doanh nghiệp Đặc điểm chính của chi phí không kiểm soát được nằm ở hai
Trang 35yêu tố, đó là phạm vi của hoạt động có thuộc LSP và phân cấp quản lý trong cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp Cũng cần xem xét khả năng kiểm soát chi phí của mộtcấp quản trị, bởi nó có tính tương đối và có thê thay đổi về mức độ phân cấp quản
lý.
* Chi phí cơ hội: là những lợi ích bị mat đi khi lựa chọn phương án nay thaycho phương án khác, ví dụ, vận chuyển bằng đường hàng không sẽ tiết kiệm thờigian nhưng giá thành cao hơn, trong khi vận chuyên bằng đường biển giá rẻ hơnnhưng thời gian vận chuyển kéo dài Chi phí cơ hội không được thé hiện trong sốsách kế toán, nhưng là chi phí dé các nhà quản trị lựa chọn phương án tốt nhất khi
so sánh các khoản lợi ích mất đi của phương án bị loại bỏ
* Chi phí chìm: là khoản chỉ phí đã bỏ ra trong quá khứ nhưng vẫn xuất hiện
ở tương lai cho dù doanh nghiệp có lựa chọn phương án nào Có thé hiểu, chi phí
chìm do ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như giá nhiên liệu tăng cao, thiên tai, đại
dịch, ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, việc nhận diện cũng như loại bỏ chi phíchìm không dé dàng Dé phát hiện chi phí chìm, cần làm rõ chi phí nào là chi phí
logistics, chi phí nào không là chi phi logistics, ví dụ chi phí van tải, chi phí lưu kho
là chi phi logistics, hay phí bảo vệ môi trường, phí chiến tranh (khi hàng hóa đi quakhu vực có xung đột vũ trang), phí đền bù thiệt hại do hàng hỏng hóc trong quátrình vận chuyền không phải là chi phí logistics Các nhà quản trị can phân tíchthông tin dé đưa ra các phương án có lợi cho doanh nghiệp của minh và các chi phícần được phân loại rõ ràng theo các hạng mục hay danh sách các hoạt động cung
ứng cho khách hàng.
1.3.4 Cơ cấu chi phí logistics
Trên thực tế, hoạt động của các LSP là cung cấp các dịch vụ logistics cho
khách hàng, băng cách tự mình thực hiện hoặc thuê các doanh nghiệp khác thựchiện một phan hoặc toàn bộ công việc Vì vậy, chi phí logistics là chi phí các doanhnghiệp bỏ ra khi tự mình cung cấp dịch vụ hoặc chi phí thuê các doanh nghiệp khác.Nói một cách vi mô, chi phí logistics bằng giá dịch vụ cung cấp trừ đi lợi nhuận của
Trang 36doanh nghiệp Trước tiên, các nhà quản trị cần hiểu rõ các chi phí cấu thành nên chiphí logistics bởi ba lý do rất quan trọng:
- Cơ sở dé theo doi và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; xácđịnh các yếu tố thúc day chi phí và hiểu tác động của chúng đối với doanh nghiệp
- Giúp các nhà quản trị nắm rõ các khoản mục nhân viên chi trả cho côngviệc đề hoàn trả kịp thời và chính xác
- Theo đõi các chỉ phí được khấu trừ trên tờ khai thuế hăng năm của doanh
nghiệp.
Một LSP có thê cung cấp một số hoặc toàn bộ các dịch vụ logistics, tùy theokhả năng tài chính của họ Do tính đa dang của dich vu logistics nên có rất nhiềudich vụ đi kèm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng nhìn chung, các chi phítương ứng với các dịch vụ mà LSP cung cấp như chỉ phí vận tải và xếp dỡ, chỉ phí
kho bãi, chi phí hải quan và chi phí tạo ra giá tri gia tăng.
1.3.4.1 Chi phí vận tải và xếp đỡ
Chi phí vận tải phụ thuộc vào mỗi loại hình vận tải Khách hàng có thể sửdụng nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp các phương thức cùng lúc để tiết kiệm thờigian và chi phí, song tất cả xoanh quanh năm phương thức vận tải: đường thủy,đường sắt, đường bộ, và đường hàng không Cho dù sử dụng phương thức nào thì
cũng có những chi phí nhất định kèm theo Các chi phí này có thé được chia ra làmchi phí có định và chi phí biến đổi Chi phí cố định bao gồm chi phí phương tiện;
chi phí sử dụng cho đường xá (tính trên một don vi xe van chuyên); chi phí bảo
dưỡng xe; chi phí quản lý (tiền lương cho lái xe và nhân viên điều phối xe )Những chi phí này vẫn được tinh dù cho phương tiện có di chuyên hay không Chiphí biến đổi là những chi phí thay đối, phụ thuộc vào quãng đường, thời gian, giá trịhàng hóa và khối lượng vận chuyền, như chi phí nhiên liệu, chi phí bốc xếp, chi phí
giao hàng Những hàng hóa lớn, giá trị cao thì chi phí vận tải cao, và ngược lại.
1.3.4.2 Chi phí kho bãi
Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu nhà kho riêng, (như DB Schenker sở
Trang 37Dương, Hải Phòng ) chi phí kho bãi cũng được chia thành chi phí cố định và chiphí biến đổi Trong đó chi phí có định được tính bằng tháng, bang năm là các khoảnphí không thay đổi dù lượng hàng nhiều hay ít Các khoản phí kho bãi có thể được
kế đến như chi phí không gian lưu kho, phí thiết bị xe nâng hạ, chi phí nhân công,chi phí khai thác hàng hóa Các chi phí biến đổi là các chi phí duy trì cho hoạtđộng hằng ngày của kho, như chi phí cơ sở vật chất thiết bị điện, chi phí bảo quản
hang hóa đặc biét
Nếu LSP sử dụng kho công, không sở hữu nhà kho riêng thì toàn bộ nhữngchi phí trên được tính là chi phí biến đồi, bởi nó phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa
và thời gian lưu kho trong khi chờ khai thác.
1.3.4.3 Chỉ phí hải quan
Chỉ phí hải quan là số tiền mà các LSP phải đóng cho chỉ cục hải quan, phục
vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa ra khỏi biên giới Việt Nam, trong đó bao gồmcác hoạt động kê khai trị giá hàng hóa dé phục vụ cho mục đích đóng thuế; xin giấy
phép xuất nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành; kiểm kê hàng hóa, tham van gia; kiém
tra sau thông quan Với một lô hàng dé, các bước nghiệp vu đơn giản hơn như:làm tờ khai hải quan theo chứng từ khách hàng; chuẩn bị hồ sơ hải quan; nộp hồ sơ,thuế và làm thủ tục thông quan cho lô hàng Thế nhưng, không phải lô hàng nàocũng giống nhau, với những mặt hàng phức tạp, LSP cần am hiểu những biện phápnghiệp vụ nhất định, bởi, dịch vụ hải quan được xem là bước cuối cùng cho những
lô hàng quốc tế, nếu như có sai sót thì sẽ bị phạt và gây chậm trễ trong việc xuấtnhập khẩu lô hàng
Các chi phí hai quan cũng là chi phí biến đổi, phụ thuộc vào đặc điểm, khối
lượng và giá trị hàng hóa.
1.3.4.4 Chỉ phí cho dịch vụ tạo giá tri gia tang
Khái niệm dich vụ tạo giá tri gia tăng chỉ các dịch vụ bô sung liên quan đếnphân phối và kho bãi do các LSP cung cấp, một số dịch vụ như: vận chuyền hàngđến nhà kho của các LSP, đóng gói, dan nhãn, cho thuê kho bãi dé làm các thủ tụcxuất nhập khâu hàng hóa Bất cứ khi nào các LSP gia tăng giá trị đúng cách, điều
Trang 38đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời gián tiếp làm tănglợi nhuận cho các doanh nghiệp Một khi các doanh nghiệp am hiểu rõ những dịch
vụ tạo giá trị gia tăng của mình, họ có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.Gia tăng giá trị không phải là nhiệm vụ chỉ làm một lần - nó yêu cầu duy trì liên tục
và các LSP đang nỗ lực hướng tới việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cùngvới các dich vụ logistics đơn thuần Mặc dù có rất nhiều dịch vụ tạo giá tri gia tăngkhác nhau, nhưng đều có mục tiêu chung là tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóatrên thị trường: kiểm soát chất lượng hàng hóa bằng cách kết hợp các hoạt động nhưđóng gói, dán nhãn hoặc chèn lót trong quá trình lấy hàng tại kho và trước khi phânphối ra thị trường: cho phép nhà sản xuất đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đảm bảochất lượng và hoàn thiện sản phẩm Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc,
dành thời gian cho việc sản xuất hàng hóa mới hoặc mở rộng thị trường và doanh
thu.
Cũng giống như dịch vụ hải quan, chi phí cho các dịch vụ tạo giá trị gia tăng
là các chi phí biến đổi, chúng phụ thuộc vào lượng hàng hóa và nguồn nguyên liệu
cho các hoạt động đóng gói, dán nhãn.
Từ các khái niệm về cơ cấu chi phí logistics, ta thấy, không có một quychuẩn nào dé xác định các chi phí cô định và chi phí biến đổi, vì có sự khác biệt lớn
về chi phí giữa các hình thức vận chuyển và phạm trù xem xét Với LSP này, đó cóthể là chi phí cố định nhưng với các LSP khác lại là chi phí biến đổi Ví dụ, mộtLSP quy mô nhỏ không sở hữu các phương tiện vận chuyên, nhà kho riêng mà phảithuê ngoài thì các chi phí đó đều là chi phí biến đổi Kết luận rằng, với những dich
vụ nào LSP phải thuê ngoài thì chi phí cho dich vụ đó được xem là chi phí biến đổi
Cùng với các chi phí phát sinh theo từng hoạt động logistics, còn có những
chi phí khác nhằm đảm bảo hệ thống logistics được vận hành tron tru, như chi phíquản lý, chi phí phần mềm hệ thống, chi phí chăm sóc khách hang LSP cung cấpdịch vụ nào thi sẽ phát sinh chi phí ở dịch vụ đó Trong từng loại chi phí, có thể chiathành chi phí cô định và chi phí biến đổi dé dé dàng theo dõi, tính toán, và cân đối
Trang 39chi phí hợp lý trong doanh nghiệp Từ đó đưa ra các giải pháp hiệu qua trong việc
cắt giảm chỉ phí, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics
1.3.5 Các nhân tổ ảnh hưởng đến chỉ phi logistics
Chi phi logistics của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnhhưởng khác nhau Các yếu tố này có thé xuất phát từ bên trong và bên ngoài doanhnghiệp, từ quy trình nội bộ cho đến yếu tố môi trường Dưới đây là một số yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến chỉ phí logistics của doanh nghiệp:
Quản lý kho: Quản lý kho hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việckiểm soát chi phí logistics Quá nhiều hoặc quá ít hàng tồn kho đều có thê gây lãngphí chi phí vận chuyền, không gian lưu trữ và quản lý Quan lý kho thông minh vàquá trình lưu trữ, xử lý hàng hóa và định vị hàng tồn kho có thể tối ưu hóa các chỉ
phí liên quan.
Vận chuyển và giao nhận: Chi phí vận chuyển hàng hóa từ điểm A đếnđiểm B có thể tăng lên do nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách, phương tiện vậnchuyên, địa hình, giá nhiên liệu và thời gian giao hàng Tìm kiếm các giải pháp vậnchuyên hiệu quả như rút ngắn tuyến đường, sử dụng các phương thức vận chuyênkết hợp và đàm phán hợp đồng vận chuyền có thé giúp tối ưu hóa chi phí logistics
Quan lý đơn hàng: Một quy trình quan lý đơn hàng tối ưu có thé giảm thiểuthời gian và chi phí xử lý đơn hàng Điều này bao gồm việc tổ chức va theo dõi đơnhàng, quản lý thông tin sản phẩm, xử lý đơn hàng trả lại và giải quyết các van déphát sinh Sử dụng các công nghệ thông tin và phần mềm quản lý đơn hàng giúp tối
ưu hóa quy trình và giảm thiểu sai sót
Quản lý dự báo và lập kế hoạch: Độ chính xác của dự báo và kế hoạch ảnhhưởng đến hiệu quả của hoạt động logistics Một dự báo chính xác về nhu cầu hànghóa sẽ giúp tối ưu hóa quy trình mua hàng, sản xuất và vận chuyền, từ đó tối ưu hóachi phí Quản lý dự báo và lập kế hoạch cần dựa trên thông tin chính xác và hỗ trợ
từ các công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu
Công nghệ thông tin: Sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, như hệ
thống quản lý kho, phần mềm theo dõi đơn hàng và hệ thống quản lý vận tải, có thé
Trang 40cải thiện quy trình logistics và tối ưu hóa chi phí Công nghệ thông tin cung cap dữliệu và thông tin quan trọng dé tối ưu hóa hoạt động logistics, tăng cường khả năng
quản lý và theo dõi.
Quản lý rủi ro: Môi trường kinh doanh day rủi ro, và quản lý rủi ro là mộtyếu tô quan trọng trong chi phi logistics Rui ro có thé phát sinh từ việc mat máthàng hóa, tai nạn vận chuyên hoặc sự chậm trễ trong quy trình giao nhận Việc đánhgiá và quản lý rủi ro có thé giảm thiểu thiệt hại và chi phí không mong muốn Đốivới các mặt hàng quan trọng, bảo hiểm hàng hóa và sử dụng các phương thức vậnchuyền an toàn có thê giảm thiêu rủi ro và chi phí liên quan
Quy định và chính sách: Các quy định và chính sách về hải quan, an toàn
và bảo mật, vận tải và môi trường có thé ảnh hưởng đáng kể đến chi phi logistics.Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và chính sách này, đồng thời nắm vững cácbiện pháp tiết kiệm chỉ phí và tuân thủ các yêu cầu Đối với quốc tế, việc nắm vữngcác quy định hải quan và chính sách thương mại quốc tế cũng rat quan trọng détránh các rào cản thương mại không cần thiết
Môi trường kinh doanh: Các yếu tố môi trường, như thời tiết, khí hậu, địahình và cơ sở ha tang, cũng anh hưởng đến chi phí logistics Đối với các vùng địa lýkhắc nghiệt hoặc hạn chế về cơ sở hạ tầng, việc vận chuyền hàng hóa có thể trở nênđắt đỏ và phức tạp hơn Đánh giá và điều chỉnh quy trình logistics để tối ưu hóaviệc vận chuyên trong môi trường khắc nghiệt có thê giúp giảm thiêu chỉ phí
Quản lý chuỗi cung ứng: Hiệu quả của chuỗi cung ứng là một yếu tố quantrọng trong chi phí logistics Sự phối hop và liên kết tốt giữa các bên trong chuỗicung ứng có thé giảm thiêu thời gian và chi phí liên quan đến vận chuyên, lưu trữ và
quản lý hàng hóa Quản lý thông tin, quy trình và hợp tác với các nhà cung ứng
cũng cần được thúc đây dé tối ưu hóa quy trình logistics và giảm thiêu chi phí
Kích thước và quy mô: Kích thước và quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng đến chi phí logistics Doanh nghiệp lớn có thé tận dụng lợi thế về quy mô déđạt được chi phí thấp hơn thông qua việc mua hang số lượng lớn, sử dụng cácphương tiện vận chuyên chung hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng riêng Tuy nhiên,