năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ XUÂN TÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾLUẬN ÁN TIẾN SĨ QU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ XUÂN TÌNH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ XUÂN TÌNH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN BẰNG

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và website theo danh mục tham khảo của luận án

Tác giả luận án

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình nghiên cứu luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ động viên từ các thầy, cô, gia đình bạn bè và đồng nghiệp

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, PGS TS Hoàng Văn Bằng đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận án với tất cả sự nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao

Tôi xin trân trọng cám ơn tới tập thể giảng viên, cán bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp một môi trường học tập chuyên nghiệp, thân thiện cho bản thân tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN nơi tôi công tác, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như hoàn thành tốt quá trình học tập

chủ công nghệ lên men sản xuất enzyme, probiotic đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao khả năng tự chủ của Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN” đã hỗ trợ tôi trong quá trình đi khảo sát, phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất TACN

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia, lãnh đạo quản lý trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp liên quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án

Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Gia đình đã luôn đồng hành, khích lệ động viên chia sẻ giúp tôi quyết tâm, hoàn thành luận án

NCS Lê Xuân Tình

Trang 5

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh 7

1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 7

1.1.2 Các nghiên cứu về các cách tiếp cận năng lực cạnh tranh 12

1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16

1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 18

1.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu trong và ngoài nước 20

1.3.1 Các vấn đề đã nghiên cứu 20

1.3.2 Khoảng trống cần nghiên cứu 26

Kết luận chương 1 28

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI 29

2.1 Khái niệm và các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29

2.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 29

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 30

2.1.3 Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 32

2.1.4 Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 34

2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 41

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 46

2.3.1 Nhân tố vĩ mô 46

Trang 6

2.3.2 Nhân tố ngành 47

2.3.3 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 49

2.4 Các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 51

2.4.1 Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 51

2.4.2 Năng lực marketing của doanh nghiệp 52

2.4.3 Năng lực định hướng kinh doanh 52

2.6 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 58

2.6 Kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới và bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 60

2.6.1 Kinh nghiệm của một số tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi 60

2.7.2 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 67

Kết luận chương 2 70

CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 71

3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 71

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 72

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 72

3.3.1.Thiết kế thang đo 75

3.3.2 Thiết kế bảng hỏi 77

3.3.3 Quy trình chọn mẫu và thu thập, phân tích dữ liệu 77

Kết luận chương 3 82

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 83

4.1.Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam 83

4.1.1 Tổng quan chung 83

4.1.2 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam 89

Trang 7

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất

thức ăn chăn nuôi Việt Nam 92

4.2.1 Nhân tố vĩ mô 92

4.2.2 Nhân tố ngành 95

4.2.3 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 108

4.3 Năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam qua kết quả nghiên cứu định lượng 113

4.3.1 Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu 113

4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 118

4.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất TACN 130

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 143

5.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 143

5.1.1 Bối cảnh trong nước 143

5.1.2 Bối cảnh quốc tế 147

5.2 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập quốc tế 150

5.2.1 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập quốc tế 150

5.2.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 153

5.3 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 155

5.3.1 Nâng cao năng lực marketing 155

5.3.2 Nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp 157

Trang 8

5.3.3 Nâng cao năng lực tài chính và chất lượng nhân lực 160

5.3.4 Tăng cường liên kết và hợp tác của doanh nghiệp 162

5.3.5 Xác định định hướng kinh doanh đúng đắn 164

5.3.6 Đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp 165

5.4 Một số kiến nghị và đề xuất 167

5.4.1 Đối với Nhà nước 167

5.4.2 Đối với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 173

5.4.3 Đối với các hiệp hội 174

KẾT LUẬN 176

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 178

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 PHỤ LỤC

Trang 9

4 EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

5 FTA Hiệp định thương mại tự do 6 NCS Nghiên cứu sinh

7 NLCT Năng lực cạnh tranh 8 TACN Thức ăn chăn nuôi

9 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 10 WTO Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh

tranh và năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 21

2 Bảng 2.1

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các nhân tố hình thành nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam

59

3 Bảng 3.1 Tiến độ thực thiện các nghiên cứu 74

4 Bảng 3.2 Thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh động của các doanh nghiệp sản xuất TACN 75

5 Bảng 4.1 Sản lượng TACN gia súc, gia cầm công nghiệp thời kỳ

6 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu TACN Việt Nam giai

7 Bảng 4.3 Tổng nhu cầu TACN tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018 86

8 Bảng 4.4 Nhóm 20 nước hàng đầu thế giới về sản lượng TACN

9 Bảng 4.5 Sản lượng TĂCN theo từng khu vực 88

10 Bảng 4.6 Số lượng nhà máy TACN gia súc, gia cầm công nghiệp

11 Bảng 4.7 Công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất TACN 91 12 Bảng 4.8 Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 – 2017 99 13 Bảng 4.9 Số lượng đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020 99 14 Bảng 4.10 Nhập khẩu TACN và nguyên liệu năm 2018 theo thị trường 106 15 Bảng 4.11 Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TACN năm 2018 107

16 Bảng 4.12 Thống kê mô tả nhân tố năng lực đổi mới và sáng tạo của

doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam 113

Trang 11

17 Bảng 4.13 Thống kê mô tả nhân tố năng lực Marketing của doanh

18 Bảng 4.14 Thống kê mô tả nhân tố năng lực định hướng kinh doanh

của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam 116

19 Bảng 4.15 Thống kê mô tả nhân tố năng lực liên kết hợp tác của doanh

20 Bảng 4.16 Thống kê mô tả nhân tố kết quả kinh doanh của doanh

21 Bảng 4.17 Tổng hợp kiểm định thang đo cho biến độc lập và phụ

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

2 Hình 4.1 Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm

3 Hình 4.2 Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm

Trang 13

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 3.1 Mô hình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra

2 Sơ đồ 4.1

Phân tích đặc điểm các đơn vị đầu vào, trang trại chăn nuôi/hộ chăn nuôi và các đơn vị đầu ra trong chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị

96

3 Sơ đồ 4.2 Doanh thu của một số doanh nghiệp sản xuất TACN

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn vừa qua bức tranh nền kinh tế toàn cầu đã có nhiều thay đổi tác động đến hầu hết các quốc gia Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, chiến tranh thương mại, xu hướng hợp tác song phương và đa phương diễn ra mạnh mẽ… Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc và hợp tác lẫn nhau Điều này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn cầu Các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia, trong các lĩnh vực khác nhau đang phải đối mặt với quá trình thay đổi, cạnh tranh và khủng hoảng (Trout & Rivkin, 2009) cũng như những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng Trong thế giới đầy sự biến đổi và khó lường thì việc xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các doanh nghiệp dựa vào cách tiếp cận từ các lý thuyết cạnh tranh truyền thống như mô hình năm lực lượng cạnh tranh, mô hình Kim cương của Porter (Porter, 1981; 1990)…đã bộc lộ những hạn chế nhất định Điều này đòi hỏi các nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp cần tiếp cận và đánh giá phù hợp với bối cảnh đặt ra, lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp ra đời và được xem một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của các doanh nghiệp Lý thuyết này liên tục được phát triển và được mở rộng trong môi trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (Ambrosini và Bowman, 2009; Helfat và cộng sự, 2007) là cơ sở hình thành NLCT động của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam để duy trì và nâng cao được NLCT ngoài việc nâng cao các NLCT truyền thống (theo các cách tiếp cận truyền thống) thì cần phát triển và nâng cao NLCT động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng không nằm ngoài xu thế này

Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh

mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt

Nam là một quốc gia nông nghiệp (với hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp) với nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên vật liệu phong phú đa dạng, điều kiện về tự

Trang 15

nhiên và khí hậu thuận lợi là những lợi thế cho phát triển cho ngành chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2018) Từ những lợi thế trên, ngành chăn nuôi đã được Nhà nước coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Do đó, Nhà nước tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại Dự thảo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040 cũng đã đặt ra mục tiêu: Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt trung bình 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 3 - 4%/năm Tuy nhiên, hiện nay chi phí TACN chiếm tỷ trọng lớn (65% - 70%) trong giá thành thành phẩm của ngành chăn nuôi, giá thành sản phẩm và là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi Mặt khác Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn của thế giới và đứng thứ 2 tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất TACN có vai trò quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn tới Trong thời gian qua, hàng năm Việt Nam phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN Do phụ thuộc nhập khẩu nên giá TACN trong nước luôn cao hơn 15 - 20% so với các nước trong khu vực (Nguyên Nga, 2016; Anh Phường, 2018) Hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất TACN có quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu không ổn định, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, liên kết doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước bị lép vế trước các doanh nghiệp nước ngoài do họ phải đối mặt với tình trạng chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (Phương Nguyên, 2019); sự mất giá của đồng Việt Nam, lãi suất vay cao; chất lượng TACN của một số doanh nghiệp trong nước không đảm bảo như công bố trên bao bì, năng lực marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển, năng lực sáng tạo còn kém…Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi về thuế, hỗ trợ từ công ty mẹ về giá nhập khẩu, công nghệ và mua trả chậm, năng lực tài chính, năng lực marketing, năng lực đổi mới sáng tạo phát triển mạnh, có kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất TACN nước ta chưa thể bứt phá và phát triển thiếu ổn định Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam đối với các Hiệp định thương mại tự do trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng đã ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp sản xuất TACN Nó đòi hỏi các doanh nghiệp sản

Ngày đăng: 01/05/2024, 09:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan