BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
ĐẶNG HỮU NGHĨA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tảiBiển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên: Đặng Hữu Nghĩa
Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY
Trang 3Hà Nội, 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy.
Những kết quả nghiên cứu của cá nhân đều được chỉ ra rõ ràng trong luận văn Các thông tin tổng hợp hay các phân tích, ví dụ lấy từ nhiều nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và hợp lý Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả
Đặng Hữu Nghĩa
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, người đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học Cô đã luôn động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô trong khoa Sau Đại học - Đại học Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho tác giả những kiến thức, kinh nghiệm quản lý cũng như chỉ bảo hết sức tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả được học tập tại Trường
Tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên chăm sóc, tạo điều kiện để tác giả có thể tập trung hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn thiện nhất, song vì hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên tác giả không tránh khỏi những sai sót nhất định Tác giả rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đặng Hữu Nghĩa
Trang 61.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 7 1.1.2 Vai trò của cạnh trạnh 10 1.1.3 Năng lực cạnh tranh 14
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp16
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP Vận tải Biển Bắc28
2.1.1 Giới thiệu về công ty 28
Trang 72.2.3 Những thuận lợi và khó khăn từ môi trường vĩ mô và môi trường ngành
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.3.5 Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp 61
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty63CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.1 Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh65
3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 65
3.1.2 Định hướng chiến lược nâng cao năng lưc cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong điều kiện hội nhập quốc tế 66
3.2 Kinh nghiệm trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Vận tải biển trong điều kiện hội nhập quốc tế683.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải
3.3.1 Tái cơ cấu Vận tải biển 71 3.3.2 Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới, đại lý 76 3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên 78
3.4 Các kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước78
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO84
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 20 Bảng 2.1: Đội tàu của công ty 39 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2012-2016 40 Bảng 2.3: Số lượng người lao động trong Công ty 57 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính 60 Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 60
Biểu 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016 44 Biểu 2.2: Biến động BDI và Giá dầu thế giới từ tháng 7/2015 đến nay 46 Biểu 2.3: Cơ cấu đội tàu Việt Nam năm 2016 50 Biểu 2.4: Tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam qua các năm 51 Biểu 2.5: Thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay 52 Biểu 2.6: Thị phần một số tuyến vận chuyển chính trong nước 54 Biểu 3.1: Cơ cấu đội tàu Việt Nam đến năm 2020 66
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 36
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp trong mọi thời điểm Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc là một trong những doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, cạnh tranh trong ngành gay gắt, ngoài việc phải phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh trên thị trường vốn có, công ty còn cần phải mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” nhằm phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các dữ liệu thu thập từ các báo cáo, tài liệu của công ty và các nguồn tư liệu tổng hợp khác Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm ba chương:
Chương I: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tác giả đưa ra các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các tiêu chí đánh gía và phương pháp đánh giá để tìm hiểu năng lực cạnh tranh của công ty ở chương sau.
Chương II: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phầnVận tải Biển Bắc
Tác giả giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc như quá trình hình thành và phát triển; các lĩnh vực hoạt động; tình hình sản xuất kinh doanh Tiếp theo, căn cứ vào các cơ sở lý thuyết và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở chương 1, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
Trang 11Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổphần Vận tải Biển Bắc
Trong chương này, tác giả giới thiệu định hướng chiến lược của ngành vận tải biển trong thời gian tới Tác giả cũng giới thiệu một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển trên thế giới Cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới trên cơ cở điểm mạnh-điểm yếu của công ty.
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của để tài
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, từ giữa năm 2014 đến nay, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu vẫn ảm đạm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển tăng trưởng chậm, trong khi công suất của các hãng tàu vẫn đang quá dư thừa Theo Reuters, chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index – BDI: chỉ số phản ánh mức cước vận chuyển trung bình theo trọng số của thị trường hàng rời khô) , cho thấy xu thế đi xuống của ngành vận tải biển vẫn kéo dài từ giữa 2014 tới nay Khủng hoảng ngành vận biển hứng chịu thêm cú sốc khi tháng 9 năm 2016, hãng tàu biển lớn nhất Hàn Quốc - Hanjin tuyên bố phá sản sau một thời gian phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh Chưa hết khó khăn, theo quy định mới được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thông qua hồi tháng 10 năm 2016, từ năm 2020, các hãng tàu biển trên thế giới sẽ phải cắt giảm lượng khí thải sulfur Điều này đồng nghĩa với việc các hãng này sẽ phải chi thêm nhiều tiền để mua nhiên liệu chất lượng cao hơn Trong bối cảnh như vậy, lợi nhuận của các hãng tàu giảm trung bình 70% so với trước khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, việc phải tăng thêm chi phí vận hành sẽ đè thêm gánh nặng lên nhiều hãng tàu.
Năm 2016 các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn khi thị trường vận tải biển chưa hồi phục trở lại, lượng hàng ít, giá cước thấp trong khi mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt Phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động không hiệu quả và thua lỗ Theo Báo cáo tài chính quý 3-2016, công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) lỗ hơn 110 tỉ đồng (lũy kế chín tháng lỗ hơn 236 tỉ), công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (VINASHIP) lỗ 18 tỉ đồng (lỗ ròng chín tháng là hơn 47 tỉ), công ty cổ phần Vận tải và Cho thuê tàu biển Việt Nam (VITRANSCHART) lỗ 75 tỉ đồng (lũy kế chín tháng gần 963 tỉ) Thị trường quốc tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp vận tải Việt Nam đưa tàu quay về tham gia vận chuyển nội địa, song cũng không đơn giản khi có quá nhiều tàu về tham gia dẫn đến cạnh tranh về giá cước, về nguồn hàng, về lượt ưu tiên ra vào cảng, xếp dỡ hàng
Trang 13Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc - thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, là một trong chín hãng tàu hàng rời lớn nhất Việt Nam, cũng không thoát khỏi ảnh hưởng xấu của thị trường Năm 2016, công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 343,7 tỉ đồng Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa… Trước những khó khăn đó, nhu cầu tái cơ cấu đội tàu và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty được đặt ra một cách cấp thiết.
Tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” không chỉ phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mà còn phù hợp với khả năng, kiến thức của tác giả qua quá trình làm việc cũng như học tập tại trường Đại học Ngoại thương Bằng việc làm rõ cơ sở lý luận, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không phải là mới Nó đã được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu cả về những vấn đề chung, bao quát cho một quốc gia cho đến một lĩnh vực, một ngành, một doanh nghiệp cụ thể Tuy nhiên, việc nghiên cứu này ở mỗi thời kỳ khác nhau, có các ý nghĩa thực tiễn khác nhau.
Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Việt Nam rải rác trong những năm qua Ở ngoài nước, có thể kể đến Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố hằng năm hay Báo cáo năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chủ trì và Công ty tư vấn McKinsey (Hoa Kỳ) thực hiện và công bố năm 2003 Ở trong nước, đó là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) phối hợp thực hiện và công bố hàng năm cũng như một số các nghiên cứu, Hội thảo khoa học khác về năng lực cạnh tranh.
Trang 14Dự án nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VISTRANSS2-2010), do Bộ Giao Thông Vận Tải phối hợp với cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện Dự án đã rà soát lại hoạt động chuyên ngành trong thời gian qua, xem xét hiện trạng phát triển và đưa ra triển vọng phát triển của chuyên ngành Cảng và Vận tải biển của Việt Nam Các vấn đề chiến lược được xem xét trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò chính của vận tải biển trên hành lang vận tải Bắc - Nam Các dự án đề xuất của chuyên ngành được rà soát và phân loại thứ tự ưu tiên dựa trên khung phát triển chung của quốc gia.
Một báo cáo chuyên sâu nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 Báo cáo này là sản phẩm nghiên cứu chung giữa Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á (ACI) thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Xingapo Giáo sư Michael E Porter và các cộng sự của ông tại Học viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh của Đại học Harvard đã cung cấp khung phân tích và sự giúp đỡ về mặt chuyên môn cho nhóm tác giả báo cáo nhằm cung cấp những thông tin đầu vào quan trọng và hữu ích cho quá trình xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách của Chính phủ cũng như quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp Đây là báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam nhằm đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh trên mọi khía cạnh, từ cấp độ vi mô tới vĩ mô.
Cũng có những ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu, phân tích và đưa ra những phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phải kể đến đó là: “ Lợi thế cạnh tranh của Quốc gia” - Michael E Porter, đã đưa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau, cuốn sách giới thiệu mô hình “hình thoi” của Porter, một phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác) trong cạnh tranh toàn cầu, mô hình giờ đây đã trở thành một phần trong tư duy kinh doanh quốc tế.
Ngoài ra, còn có các cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Nguyễn Vĩnh Thanh,
Trang 15NXB Lao động - xã hội (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu Những ấn phẩm này đã trình bày lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại Việt nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh những báo cáo, những ấn phẩm chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nâng cao năng lực cạnh tranh tại Doanh nghiệp, thì cũng có không ít các học giả thể hiện niềm đam mê nghiên cứu về chủ đề này như:
Các luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam” của TS Trần Ngọc Hưng năm 2003; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Hoàng Thị Hoan năm 2004; “Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại đến năm 2010” của TS Trịnh Quốc Trung năm 2004; “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Lê Đình Hạc năm 2005; “National competitiveness of Vietnam: determinations, emergerging key issues and recommendations” của TS Nguyễn Phúc Hiền năm 2008; “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Vũ Duy Vĩnh năm 2009; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” của TS Phạm Văn Công năm 2009; “Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của TS Đinh Thị Nga năm 2010 Kết quả nghiên cứu của các luận án nêu trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hoặc một số dịch vụ cơ bản như công nghiệp điện tử, cà phê, giấy,