1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần nhựa kiên an

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An
Tác giả Khiếu Thị Huyền Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 844,41 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KIÊN AN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHIẾU THỊ HUYỀN THANH HÀ NỘI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KIÊN AN

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHIẾU THỊ HUYỀN THANH

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KIÊN AN

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Khiếu Thị Huyền Thanh Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thế Anh

Hà Nội – Năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6

1.1 Các khái niệm 6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 6

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh 7

1.2 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết 9

1.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter 9

1.2.2 Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson & Strickland 10

1.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM 11

1.3 Các tiêu chí đánh gía năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất nhựa 12

1.3.1 Tốc độ tăng trưởng thị phần 12

1.3.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp 12

1.3.3 Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường 12

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13

1.5 Xây dựng mô hình và nghiên cứu đề xuất 14

1.5.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất 14

1.5.2.Các giả thuyết trong nghiên cứu 16

1.5.2.1 Hiệu quả kinh doanh của DN 16

1.5.2.2 Định hướng kinh doanh 16

1.5.2.3 Năng lực sáng tạo 17

1.5.2.4 Đạo đức và trách nhiệm xã hội 17

1.5.2.5 Năng lực Marketing 18

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và quy trình nghiên cứu 20

2.2 Nghiên cứu định tính 21

2.2.1 Mục tiêu 21

Trang 4

2.2.2 Phương pháp 22

2.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính 22

2.2.3.1 Thang đo Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 22

2.2.3.2 Thang đo Định hướng kinh doanh 22

2.2.3.3 Thang đo Năng lực sáng tạo 23

2.2.3.4 Thang đo Năng lực marketing 24

2.2.3.5 Thang đo Đạo đức và trách nhiệm xã hội 25

2.3 Nghiên cứu định lượng 26

2.3.1 Mục tiêu 26

2.3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 26

2.3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 27

2.3.2.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 29

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP NHỰA KIÊN AN VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY 32

3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An 32

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32

3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 32

3.1.3 Các nguồn lực của Công ty 33

3.1.4 Khách hàng và thị trường chính 34

3.1.5 Cơ cấu tổ chức 34

3.1.6 Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty CP nhựa Kiên An 39

3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An 40

3.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh 40

3.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các nhân tố cấu thành 41

3.2.2.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 41

3.2.2.2 Định hướng kinh doanh 42

3.2.2.3 Năng lực sáng tạo 43

3.2.2.4 Năng lực marketing 44

3.2.2.5 Đạo đức và trách nhiệm xã hội 45

3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính 47

3.4 Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty 49

3.4.1 Những điểm mạnh đã đạt được 49

3.4.2 Những hạn chế còn tồn đọng 50

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KIÊN AN ĐẾN NĂM 2028 52

4.1 Mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2028 52

4.1.1 Các mục tiêu phát triển đến năm 2028 52

4.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần nhựa Kiên An 53

4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2028 53

4.2.1 Nâng cao năng lực điều hành, chất lượng nguồn nhân lực và phân bổ nguồn lực 53

4.2.2 Nâng cao hoàn thiện năng lực quản trị sản xuất và sản phẩm 54

4.2.3 Nâng cao phát triển và chăm sóc khách hàng 55

4.2.4 Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển 55

KẾT LUẬN 57

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 58

Trang 5

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU SPSS 60

PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’ALPHA 88

PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 91

PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần nhựa Kiên An” là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu và kết quả

nêu trong Đề án là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong công trình nghiên

cứu nào khác

Tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh

mục các tài liệu tham khảo Các dữ liệu, thông tin trong bài được tìm hiểu và thu thập

từ các văn bản được đăng tải trên các phương tiện đại chúng, các trang thông tin hợp

pháp

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Khiếu Thị Huyền Thanh

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương vì đã tận tình chia sẻ và giảng dạy cho tác giả nhiều kiến thức

bổ ích và thiết thực làm nền tảng cho quá trình thực hiện luận văn

Để thực hiện nghiên cứu tốt Đề án tốt nghiệp, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn là Tiến Sĩ Nguyễn Thế Anh Xin cảm ơn thầy vì sự chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình chia sẻ các kiến thức về mặt lý thuyết và thực tế trong suốt thời gian vừa qua

Đồng thời, tôi cũng xin được gửi tới Ban lãnh đạo, đặc biệt Bộ phận Kinh doanh của Công ty CP nhựa Kiên An đã hỗ trợ và giúp đỡ hết mình để tôi có thể hoàn thiện Đề án tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN 15

Bảng 2.2 Kết quả thang đo “Hiệu quả kinh doanh của DN” 22

Bảng 2.4 Kết quả thang đo “Năng lực sáng tạo” 23

Bảng 2.5 Kết quả thang đo “Năng lực Marketing” 24

Bảng 2.6 Kết quả thang đo “Đạo đức và trách nhiệm xã hội” 25

Bảng 2.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo sơ bộ 29

Bảng 3.2 Thống kê mô tả về Hiệu quả kinh doanh của DN 41

Bảng 3.3 Thống kê mô tả về Định hướng kinh doanh 42

Bảng 3.4 Thống kê mô tả về Năng lực sáng tạo 43

Bảng 3.5 Thống kê mô tả về Năng lực marketing 44

Bảng 3.6 Đạo đức và trách nhiệm xã hội 45

Bảng 3.7 Bảng điểm trung bình của các nhân tố cấu thành NLCT 46

Bảng 3.8 Tóm tắt mô hình 47

Bảng 3.9 Kết quả ANOVA 47

Bảng 3.10 Kết quả hồi quy 48

Bảng 3.11 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh 9

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 20

Hình 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 21

Hình 3.1 Đồ thị phần dư 93

Hình 3.2 Biểu đồ Histogram 94

Hình 3.3 Biểu đồ P-P Plot 95

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

1 Các thông tin chung

1.1 Tên Đề án tốt nghiệp: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CP NHỰA KIÊN AN

1.2.Tác giả: Khiếu Thị Huyền Thanh

1.3 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

1.4 Bảo vệ năm: 2023

1.5 Giáo viên hướng dẫn: Tiến Sĩ Nguyễn Thế Anh

2 Những đóng góp của Đề án

Đề án tốt nghiệp với đề tài "Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Nhựa Kiên An" được thực hiện nhằm đánh giá các năng lực cạnh tranh của

công ty, từ đó giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp để cải thiện doanh nghiệp của mình và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác Đề án đã đạt được các kết quả như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa lại những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và đưa ra được mô hình nghiên cứu các nhân tố của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

Thứ hai, tác giả đã thu thập được 297 mẫu nghiên cứu phù hợp để đánh giá nhân tố nào có tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0

Thứ ba, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, năng lực cạnh tranh đã trở thành yếu tố quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh nhựa - ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, việc nắm bắt và phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty là vô cùng quan trọng

Ngày nay, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm, việc

sử dụng đá tự nhiên và gỗ rừng làm vật liệu cho ngành xây dựng và trang trí nội thất trở thành một bài toán khó cho các nhà sản xuất Theo khảo sát của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA), chỉ riêng với đồ gỗ, nhu cầu tiêu thụ bình quân ở Việt Nam là 21 USD/người/năm

Đối mặt với những khó khăn và trở ngại đó, Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An

đã tiên phong trong việc nghiên cứu đưa ra thị trường một loại vật liệu mới mang tính

ưu việt và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nổi bật là các sản phẩm như: ván sàn vân gỗ khóa hèm thông minh hay tấm ốp tường vân

đá cẩm thạch Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An (KA Plastic) là một trong những công

ty tiên phong trong ngành sản xuất và kinh doanh nhựa tại Việt Nam Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, đạt được sự tin tưởng lớn từ khách hàng cũng như ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và vươn lên trở thành một cái tên quan trọng trên thị trường Trong tương lai không xa, khi mọi quốc gia cùng chung tay bảo vệ rừng, hạn chế khai thác đá tự nhiên thì những sản phẩm của Công ty chính là sự thay thế hoàn hảo trong các công trình xây dụng dân dụng và thương mại khắp năm châu Đối với Công ty giờ đây, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi tường không chỉ là vấn đề kinh doanh, mà còn là trách nhiệm trong việc tạo dựng một tương lai bền vững hơn cho một “thế giới xanh”

Nắm bắt được điều này, tác giả quyết định tìm hiểu và phân tích các yếu tố năng lực cạnh tranh của công ty này để đề xuất các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả cạnh tranh và bảo vệ và nâng cao thương hiệu của KAPlastic Mục tiêu của nghiên cứu này

là hiểu rõ về những yếu tố nền tảng và chiến lược cạnh tranh mà KAPlastic đã áp dụng để thành công, và từ đó đề xuất những cải tiến cần thiết để nâng cao năng lực

Trang 13

cạnh tranh trong tương lai Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An không chỉ có ý nghĩa ngay trong hoạt động kinh doanh của công

ty mà còn đóng góp vào việc phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam nói chung Đây là nguyên nhân chính mà tôi đã lựa chọn đề tài này Qua việc nghiên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An, hy vọng rằng Đề án của tôi sẽ đưa ra những kiến thức và những giải pháp cụ thể cho KA Plastic cũng như các doanh nghiệp ngành nhựa khác, từ đó góp phần làm tăng thêm sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nhựa trong tương lai

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An” được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và ngành nội thất nhựa đang có những thuận lợi để phát triển

Trong những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như:

 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuỷ hải sản vùng đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Nguyễn Thi Lệ (2019) với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuỷ hải sản vùng đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu nghiên cứu và đánh giá các yếu tố anhr hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuỷ hải sản Với dữ liệu thu thập từ 155 doanh nghiệp, tác giả đưa ra bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuỷ hải sản trong vùng là: nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, đặc điểm và khả năng của doanh nghiệp và đạo đức và trách nhiệm xẫ hội của doanh nghiệp;

 Nghiên cứu “The effect of entrepreneurial orientation and marketing

information on the performance os SMEs” của Keh và cộng sự, 2007 đã chỉ ra

rằng định hướng kinh doanh có tác động đến năng lực cạnh tranh doanh

nghiệp;

 Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre” của tác giả Nguyễn Thành Long, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 đã khảo sát 359 mẫu, là các giám

Trang 14

đốc doanh nghiệp hoặc nhà quản lý doanh nghiệp Kết quả cho thấy có 8 yếu

tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, gồm: nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điều kiện môi trường điểm đến, cạnh tranh về giá, năng lực tổ chức, quản lý, năng lực marketing, thương hiệu, trách nhiệm xã hội;

 Luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam của tác giả Huỳnh Thị Thuý Hoa, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 Nghiên cứu đã tổng quan các nguồn lực vô hình mà luận văn đã phân tích là năng lực đáp ứng khách hàng, định hướng kinhh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ, định hướng trong cạnh trnh

và năng lực tiếp cậ khách hàng đã chứng minh sức ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam;

Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các tác giả đều đề cập đến cơ sở lý luận về cạnh tranh, các tiêu chí về năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng năng lực cạnh tranh của đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An Do đó, đề tài nghiên cứu này là đề tài đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, lựa chọn năng lực cạnh tranh của dối tượng

cụ thể là Công ty Cổ phần Nhựa Kiên An để nghiên cứu

3 Mục tiêu của đề tài

3.1 Mục tiêu chung

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

3.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa lý luận năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty

Đưa ra các giải pháp các biện pháp và chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty theo kết quả nghiên cứu 05 nhân tố năng lực cạnh tranh

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty

CP Nhựa Kiên An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: nghiên cứu sự tác động của các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty CP Nhựa Kiên An – Nhà máy tại cụm CN Kim Bình, xã Kim Bình, TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 4/2023 đến tháng 7/2023

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố cấu thành NLCT của Công ty CP Nhựa Kiên An ?

- Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT tại Công ty ra sao ?

- Hướng đi phù hợp để đẩy mạnh NLCT của Công ty ?

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với thang đo Likert năm mức độ để tìm hiểu, xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thang đo Likert năm mức độ giúp đo lường giá trị của các biến

Tác giả tổng hợp các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu sau

đó xây dựng thang đo Sau đó tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cùng với các nhân viên trong doanh nghiệp để xây dựng được thang đo chính thức

Sử dụng thông qua phần mềm SPSS 20.0 với các bước: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy, đa cộng tuyến tại Chương 2 về mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Ngoài ra Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp

Ngày đăng: 06/04/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w