ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH vận tải UNIBROAD QUỐC tế phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT

15 19 0
ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH vận tải UNIBROAD QUỐC tế phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦẦU 3 1.1 Khái niệm 5 1.2 Vai trò 5 1.3 Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận 6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI UNIBROAD QUỐC TẾ 7 2.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 7 2.2 Lĩnh vực kinh doanh 7 2.3 Cơ cấu tổ chức 10 3.1 Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận 12 3.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận 14 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI UNIBROAD QUỐC TẾ 17 4.1 Định vị doanh nghiệp trên thị trường 17 4.1.1 Tổng quan doanh nghiệp logistics Việt Nam 17 4.1.2 Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam 18 4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT 21 4.3 Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế 25 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 download by : skknchat@gmail.com Bài tiểu luận trình bày các nội dung chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về logistics Chương II: Tổng quan về công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế Chương III: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế Chương IV: Đánh giá năng lực cạnh tranh công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế Để xây dựng bài tiểu luận, nhóm chúng em đã tích cực tìm hiểu và nghiên cứu, tuy nhiên trong quá trình làm bài, chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để có thể khắc phục nhược điểm, hoàn thiện bài tiểu luận cũng như cải thiện năng lực nghiên cứu của mình 1 download by : skknchat@gmail.com CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS 1.1 Khái niệm Khái niệm “Logistics” là thuật ngữ mới, được giới thiệu và sử dụng trong vài thế kỷ gần đây Vào giai đoạn đầu xuất hiện, “Logistics” được định nghĩa đơn giản là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp Qua quá trình phát triển, khái niệm “Logistics” cũng dần được bổ sung và hoàn thiện hơn Theo một trong những khái niệm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất được đưa ra bởi Hội đồng quản lý Logistics Hoa Kỳ (Council of Logistics Management – CLM): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng, sao cho có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.” 1.2 Vai trò 1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân: Logistics hỗ trợ dòng luân chuyển các giao dịch trong nền kinh tế, là hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Logistics là một trong những khoản chi phí lớn cho kinh doanh, do vậy nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế khác Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng và đồng bộ khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng, đảm bào 7 chữ “đúng”: “đúng khách hàng”, “đúng sản phẩm”, “đúng số lượng”, “đúng điều kiện”, “đúng thời hạn”, “đúng địa điểm”, “đúng giá” Phát triển dịch vụ logistics sẽ tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế Logistic là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như: cung cấp, sản xuất, phân phối và lưu thông,… Logistics góp phần mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Hiệu quả của dây chuyền logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia 1.2.2 Đối với doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong kinh doanh: 2 download by : skknchat@gmail.com - Giúp giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ khả năng thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, … - Giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn, các tập đoạn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết cộng nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh … tốt nhất Đó cũng là điều kiện cho logistics toàn cầu hình thành và phát triển - Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing-mix mô hình 4P (Place, Price, Promotion, Product) Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến nơi cần thiết và đúng thời điểm thích hợp để thoải mãn nhu cầu của khách hàng 1.3 Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận Vận tải là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp Sau khi nguyên liệu được chế biến thành sản phẩm cuối cùng, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng Vận tải là một yếu tố của logistic, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Bởi vậy, logistic phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học hợp lý: Xác định lộ trình vận tải, Chọn hãng vận tải thích hợp, Kiểm soát hàng hóa trong qúa trình vận chuyển, Làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát Giữa dịch vụ Logistics và vận tải có quan hệ hữu cơ với nhau, cụ thể là: Người vận chuyển là đối tác của logistics: Để tính toán tuyến vận chuyển, người làm logistics phải lựa chọn phương thức vận tải, chọn đơn vị vận tải trong từng phương thức sao cho đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, và giá cả hợp lý Yêu cầu vận chuyển đa phương thức từ A đến Z (door to door - tổ chức liên vận chuyển, vận tải đa phương thức) là đòi hỏi của logistics Đảm bảo hàng hóa vận chuyển là công việc của logistics Bảo quản hàng hóa, đóng gói vận chuyển, nhận và gửi hàng và kế cả xếp dỡ hàng hóa là những công việc 3 download by : skknchat@gmail.com thuộc về logistics Công việc khai thác sử dụng kho, bảo quản hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng trong logistics CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI UNIBROAD QUỐC TẾ 4.1 Định vị doanh nghiệp trên thị trường 4.1.1 Tổng quan doanh nghiệp logistics Việt Nam Hiê Œn nay tổng số doanh nghiê Œp hoạt đô Œng trong lĩnh vực logistics theokhảo sát của VLA (Vietnam Logistics Association - Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam) là khoảng hơn 3000 doanh nghiê Œp Trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty Trách nhiê Œm hữu hạn và doanh nghiê Œp tư nhân 10%là (theo khảo sát của VLA) Tỷ lệ doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn 7.00% 11.00% 3.00% 41.00% 12.00% 26.00% Dưới 10 tỷ VNĐ 10 - 50 tỷ VNĐ 50-100 tỷ VNĐ 100-300 tỷ VNĐ 300-400 tỷ VNĐ 400-500 tỷ VNĐ 500-1000 tỷ VNĐ Trên 1000 tỷ VNĐ Hình 5: Tỷ lệ doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn Nguồn: VLA Con số cho thấy ngành logistics Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực Các doanh nghiệp có thể nắm giữ cơ hội này để có thể kiếm hàng triệu đô la từ ngành logistics.Trong bối cảnh Viê Œt Nam ngày càng tham gia sâu vàothương mại quốc tế, các doanh nghiêp đang ngày càng nâng cao chuyên môn nghiê Œp vụ nhằm 4 download by : skknchat@gmail.com cung cấp đầy đủ hơn các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thâmŒ chí là dịch vụ “door to door” (dịch vụ nhận hàng, vận chuyển và giao hàng tận tay người nhận) để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, những doanh nghiê Œp logistics đa quốc gia lớn nhất thế giới hầu hết đang hoạt đôŒng tại Viê Œt Nam với các tên tuổi nổi tiếng như DHL, FedEx, UPS, Maersk, chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường dịch vụ logistics của đất nước Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn khá non trẻ, năng lực giữa các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân tán, thiếu kết nối nên chưa thuyết phục được chủ hàng tăng thuê ngoài dịch vụ logistics 4.1.2 Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam a) Thuận lợi Thứ nhất là lợi thế về địa lí Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, tiếp giáp Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu đến với thế giới Không chỉ hàng hóa của chính mình sản xuất, Việt Nam cũng là địa điểm lý tưởng đến tiến hành các hoạt động trung chuyển như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất Vì vậy, cùng với xu hướng thương mại quốc tế, mở cửa hội nhập, logistics ngày càng tỏ rõ vai trò và tiềm năng phát triển của mình Thứ hai là lợi thế về chính sách hội nhập Theo Bộ Tài chính, năm 2020 nhiều dòng thuế về 0%, hoặc giảm thuế với mức cắt giảm lên đến 20%, theo cam kết trong các FTA đã ký kết, đặc biệt là EVFTA đã được EU phê chuẩn đầu năm nay Theo đó các mặt hàng sẽ được xóa bỏ 99% số dòng thuế nhập khẩu từ EU trong vòng 10 năm, … Hơn thế nữa, việc trở thành thành viên chính thức của WTO đưa Việt Nam thành quốc gia mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics Thứ ba là các chính sách cải cách, hỗ trợ từ phía Nhà nước Nhà nước ta đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế 5 download by : skknchat@gmail.com tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới b) Khó khăn Thứ nhất, cơ sở hạ tầng trong đó hạ tầng phần cứng của chúng ta là hệ thống cảng biển còn hạn chế Chúng ta chưa có những cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hang hóa trung chuyển giữa các quốc giá vào cảng Việt Nam Hơn thế, chúng ta còn thiếu đội bay để vận tải hàng hóa yêu cầu phải rất nhanh như thực phẩm tươi sống, rau quả, thủy hải sản rồi hạ tầng đường bộ cũng chưa hoàn chỉnh Thứ hai, doanh nghiệp logistics Việt Nam còn gặp phải hạn chế về khả năng tài chính và trình độ quản trị doanh nghiệp Đây là rào cản lớn cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu Xét chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực của các doanh nghiê Œp trong lĩnh vực logistics -viê Œc kinh doanh có lãi hoă Œc lỗ, số liê Œu từ Tổng Cục Thống kê liên quan đếnviê Œc kinh doanh lãi lỗ của các doanh nghiê Œp vâ Œn tải - kho bãi (dựa trên sốiê lŒu từ trên 24.000 doanh nghiê Œp liên quan) cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh có lãi đã tăng Thứ tư, chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 17% GDP (năm 2019), trong đó chi phí vận tải chiếm 40% – 50% giá thành sản phẩm (tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác) Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam Thứ năm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn không nắm vững các luật lệ của các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với chúng ta Vì vậy quyền được thuê tàu, thuê vận tải rồi mua bảo hiểm đều thuộc về đối tác nước ngoài Chính vì vậy doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hôi phát triển dịch vụ logistics Việc đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng cũng chưa được chú trọng Điều này thấy rõ ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết không có phòng quản lý logistics hoặc chuỗi cung ứng, mà phòng này thường được hiểu là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Cuối cùng, rủi ro đạo đức chưa được quản lý chặt chẽ, điển hình là tình trạng mất cắp, rút ruột container xảy ra thường xuyên 6 download by : skknchat@gmail.com Như vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam đang phát triển ở mức tiềm năng Chiếm đa số thị trường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, thị phần lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp lớn đa quốc gia 4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT Mô hình sử dụng: Phân tích SWOT Tích cực Tiêu cực Yếu tố bên trong Điểm mạnh (Strength) Điểm yếu (Weakness) Yếu tố bên ngoài Cơ hội (Opportunity) Thách thức (Threat) Bảng 6: Mô hình SWOT Áp dụng mô hình SWOT, với cơ sở dựa trên: yếu tố tác động bên trong và bên ngoài, yếu tố tích cực và tiêu cực, ta có thể phân tích công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế như sau: 4.2.1 Điểm mạnh (Strength) - Có sự hỗ trợ từ công ty mẹ Trung Quốc về nguồn vốn và khách hàng Xuất phát là một trong số các công ty con của UNIBROAD Thâm Quyến, Trung Quốc, công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế được hỗ trợ một phần vốn từ Trung Quốc Ngoài ra, đây cũng là đầu mối cung cấp các nguồn khách hàng quen, khách hàng chính (được hiểu là nguồn khách thường xuyên đặt hàng hoặc đặt các lô hàng giá trị vận chuyển giao nhận lớn) cho công ty - Cơ chế tinh gọn, linh hoạt Công ty TNHH vận tải Unibroad quốc tế là một công ty mới thành lập nên có bộ máy vận hành khá linh hoạt: bộ phận kinh doanh có thể thông qua giám đốc các chính sách giá thỏa thuận với đối tác như tăng giá, chiết khấu Các quy trình nội bộ cũng được thông qua nhanh gọn, ít phát sinh thủ tục đình trệ Khi có sự cố ở mức độ không quá nghiêm trọng xảy ra, các phòng ban có thể chủ động xử lí trong phạm vi trách nhiệm của mình 7 download by : skknchat@gmail.com - Đội ngũ trẻ, nhiệt tình Với cơ cấu 80% nhân viên công ty có độ tuổi từ 22 – 27 tuổi và khoảng 20% từ 32 tuổi trở lên, UNIBROAD được đánh giá là công ty trẻ Nhân viên có khả năng học hỏi và tinh thần cầu tiến cao, có thể chịu được lịch trình công tác dài ngày hoặc các khóa đào tạo kĩ năng mới - Xây dựng được sự tin cậy từ khách hàng: tỉ lệ khách quen, hoặc khách quay trở lại sử dụng dịch vụ cao Theo khảo sát với doanh nghiệp, tỷ lệ số lô hàng đến đúng thời gian trong một tháng đối với khách hàng chính lên tới 98%, tỷ lệ số lô hàng đến đầy đủ trong một tháng đối với khách hàng chính đạt 100% Ngoài ra, khoảng thời gian trung bình từ lúc công ty có được đơn hàng đến khi cung ứng dịch vụ là 3 ngày, cùng với khoảng thời gian trung bình khi vận tải sản phẩm đến khách hàng chính (chặng từ Hải Phòng đến Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) là 3 ngày Đây là các con số giao hàng tốt, tạo độ tin cậy trong khâu dịch vụ với khách hàng 4.2.2 Điểm yếu (Weakness) - Nguồn lực tài chính bị phụ thuộc Hiện tại, nguồn lực tài chính chủ yếu tới từ nguồn vốn cấp từ công ty mẹ bên Trung Quốc, do đó, bên Việt Nam mất thời gian chờ đợi để xử lí các chi phí phát sinh (tối thiểu 02 tuần mới được phê duyệt) Ngoài ra, các kế hoạch phát triển công ty cũng bị đặt trong ngân sách hạn định từ bên Trung Quốc cấp sang, gây ra sự thụ động trong việc ra quyết định hoặc phát triển các chính sách mới - Thương hiệu chưa được ưu tiên phát triển Theo thống kê công ty, 90% các nguồn khách hàng đến từ các mối khách quen từ trước Năm 2017 mới thành lập, công ty mới cung cấp được 05 dịch vụ: đại lý hàng hóa cho vận tải đường bộ, thủ tục hải quan, giao nhận nội địa, giao nhận quốc tế và vận tải đường bộ Trong đó, đóng góp 80% doanh thu của công ty là vận tải đường bộ quốc tế, đến từ mối khách Trung Quốc Có thể thấy, việc tạo dựng thương hiệu 8 download by : skknchat@gmail.com chưa được chú trọng khiến công ty vẫn còn là cái tên xa lạ đối với khách hàng và khó thu hút được các khách hàng mới - Đội ngũ nhân lực còn thiếu và yếu Công ty phải đào tạo lại nghiệp vụ (từ 2 đến 3 tháng đến trực tiếp đào tạo tại cửa khẩu Hữu Nghị) và kĩ năng ngôn ngữ (tiếng Trung và tiếng Anh) cho phần lớn nhân viên mới tuyển Chưa có sự phân công chuyên môn hóa giữa các bộ phận trong công ty khiến đôi khi công việc bị chồng chéo - Chi phí thuê ngoài cao Theo dữ liệu thu thập được từ doanh nghiệp, trong năm 2017, mức doanh thu là 520 000 USD nhưng tính riêng mức chi phí vận chuyển hàng hóa đã là 42 000 USD (chiếm 8,1% tổng doanh thu) Ngoài ra, các hoạt động phải thuê ngoài nhiều nhất của công ty còn bao gồm: môi giới hải quan, vận tải đường bộ nội địa, vận tải đường bộ quốc tế, vận tải biển nội địa Dưới đây là bảng biểu một số chi phí thuê ngoài do công ty cung cấp: Loại chi phí Chi phí Chặng vận tải từ Bắc Ninh đến cửa Từ 6,5 đến 7 triệu đồng khẩu Hữu Nghị Thủ tục hải quan xuất hàng Khoảng 3,3 triệu đồng Thủ tục hải quan nhập hàng Từ 2,7 đến 2,8 triệu đồng Chặng vận tải từ cửa khẩu Hữu Nghị 1 200 USD đến Quảng Châu, Trung Quốc Chặng vận tải biển từ Hải Phòng đến 500 USD với container loại 40 feet Thâm Quyến, Trung Quốc 300 USD với container loại 20 feet Bảng 7: Chi phí thuê ngoài 4.2.3 Cơ hội (Opportunity) 9 download by : skknchat@gmail.com - Trung Quốc (đối tác chiến lược của Công ty TNHH Unibroad Quốc tế) trong thời gian qua và tương lai vẫn sẽ duy trì vai trò bạn hàng quan trọng của Việt Nam Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018 Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam thì Trung Quốc tiếp tuc là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD Quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước đang phát triển theo hướng ổn định, bền vững Đây là cơ hội để Unibroad tiếp tục giữ vững nguồn khách hàng chủ lực bên cạnh việc tìm kiếm các khách hàng mới - Tuyến đường bộ có vận chuyển hàng đang dần được cải thiện Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng được đầu tư đồng bộ, có những bước phát triển mạnh theo hướng hiện đại Nhiều dự án đã hoàn thành và được đưa vào khai thác như: cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2, hầm Cù Mông, cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn Một số tuyến đường vận tải hàng hóa chuyên dụng cũng đã được thông xe, trong đó có tuyến đường Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc) 4.2.4 Thách thức (Threat) - Chất lương của hệ thống giao thông vận tải còn chưa được đảm bảo Nhiều tuyến đường bị xuống cấp nghiêm trọng và thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, khiến tắc nghẽn xảy ra, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng Ví dụ như nhiều đoạn của Tỉnh lộ 330 - tuyến giao thông huyết mạch kết nối Trung tâm huyện Ba Chẽ với 5 xã vùng cao và tỉnh Bắc Giang mặt đường hẹp, nhiều đoạn cua dốc, khuất tầm nhìn và có những đoạn mặt đường bị sạt lở sau những trận mưa lũ đã tạo thành các hố sâu, gây cản trở người tham gia giao thông Hay cơ sở hạ tầng giao thông trên QL5 cũng đã xuống cấp trầm trọng, mặt đường trồi lún xuất hiện ổ gà, không có gờ giảm tốc,… - Chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan 10 download by : skknchat@gmail.com Theo khảo sát, tại cửa khẩu Hữu Nghị, hệ thống thông tin hải quan Trung Quốc vào mùa cao điểm rất dễ bị nghẽn hoặc trục trặc Điều này dẫn tới khoảng 2% lô hàng bị trễ thời gian giao so với thỏa thuận 4.3 Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế 4.3.1 Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): phát huy tối đa sức khai thác thị trường Trung Quốc và sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ - Cử nhân viên sang trụ sở công ty mẹ đào tạo, hoặc mời chuyên gia đào tạo nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ và quản lý - Tiến hành hợp tác với các công ty vận tải nước ngoài (Trung Quốc, Singapore) và tận dụng lợi thế từ các chính sách hội nhập để gia tăng mạng lưới quốc tế - Tiến hành hợp tác với các công ty vận tải trong nước để gia tăng mạng lưới nội địa Với ưu thế thông thạo tập quán kinh doanh Việt Nam, doanh nghiệp có thể liên kết thêm với các đội xe và hãng tàu trên hành trình vận chuyển của mình và giảm chi phí 4.3.2 Chiến lược WO (Weaknesses - Opportunities): khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội - Nâng cao năng lực tiếng Trung và kỹ năng đàm phán, đào tạo nhân lực tìm hiểu tập quán kinh doanh Trung Hoa để chủ động tìm kiếm khách hàng mới - Tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện uy tín, kết hợp mở rộng mạng lưới để tạo ấn tượng cho thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ngoài Trung Quốc 4.3.3 Chiến lược ST (Strengths - Threats): tận dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra - Vì mới chỉ thành lập từ năm 2017, số lượng khách hàng cũng như quy mô, giá trị hàng hóa của công ty là chưa cao, nhưng công ty đã xây dựng được một hình ảnh tốt, tạo dựng niềm tin với khách hàng Tận dụng điểm mạnh đó, công ty có thể đưa ra một số chính sách giảm giá, hoặc những cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ với khách hàng Do cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam nói chung còn khá yếu kém, thủ 11 download by : skknchat@gmail.com tục hải quan còn rắc rối nên có xảy ra trường hợp lô hàng giao chậm Khi xảy ra trường hợp đó, công ty nên có những biện pháp để giữ vững hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng: giảm giá cước phí,…hoặc các chính sách ưu đãi cho những lô hàng tiếp theo 4.3.4 Chiến lược WT (Weaknesses - Threats): các kế hoạch dự phòng hạn chế tác động xấu từ môi trường bên ngoài Điểm yếu lớn nhất của công ty đó là về nguồn lực (đội xe và nhân viên) Đứng trước những thách thức về cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan,…công ty cần có những kế hoạch dự phòng để hạn chế những tác động xấu đó (sai sót trong làm thủ tục hải quan dẫn đến việc phát sinh chi phí, thời gian, trở ngại trong hệ thống giao thông,…) - Mời chuyên gia, hoặc những người có kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn tốt đưa ra những dự phòng rủi ro cần thiết khi xảy ra những tình huống xấu - Có kế hoạch dự phòng về các tuyến đường giao nhận Trong quá trình thực hiện dịch vụ, không thể tránh khỏi những lúc gặp trở ngại từ hệ thống giao thông vận tải, công ty cần phải có những tuyến đường dự phòng để đảm bảo giao hàng đúng giờ cho khách hàng với chi phí phát sinh không quá lớn 12 download by : skknchat@gmail.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 doanhnghiepmoi.vn, link: https://doanhnghiepmoi.vn/company/CoNG-TY-TNHH- VaN-TaI-UNIBROAD-QUoC-Te-28043.html 2 Bộ Công Thương, Diễn đàn Logistics Việt Nam (2019), link: https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/dien-%C4%91an-logistics-viet-nam-2019- logistics-ho-tro-nang-cao-gia-tri-nong-san-17093-16.html 3 Giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế, GS, TS Hoàng Văn Châu, NXB Thông tin và truyền thông, 2009 4 Vũ T Thanh Nhàn (2011), Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường Miền Nam Việt Nam, link: https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-phat-trien-dich-vu-logistics-cho-doanh- nghiep-van-tai?fbclid=IwAR3- YAW5P8tS8WlsSHAc84lA6CKP7fk1nzM9Ak75GFJwhJRF9HkheXFaz88 5 Bài thảo luận quản trị logistics kinh doanh: Sự phát triển của ngành Logistics ở Việt Nam và thế giới - Những khó khăn và thuận lợi trong phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 6 Hằng Văn (2019) Kinh doanh logistics và phương pháp kiếm hàng triệu đô la 13 download by : skknchat@gmail.com ... công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế Chương III: Thực trạng hoạt động kinh doanh công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế Chương IV: Đánh giá lực cạnh tranh công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế. .. chủ yếu tay doanh nghiệp lớn đa quốc gia 4.2 Phân tích lực cạnh tranh công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế mơ hình SWOT Mơ hình sử dụng: Phân tích SWOT Tích cực Tiêu cực Yếu tố bên... UNIBROAD quốc tế sau: 4.2.1 Điểm mạnh (Strength) - Có hỗ trợ từ công ty mẹ Trung Quốc nguồn vốn khách hàng Xuất phát số công ty UNIBROAD Thâm Quyến, Trung Quốc, công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế

Ngày đăng: 18/05/2022, 18:22

Hình ảnh liên quan

2.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển - ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH vận tải UNIBROAD QUỐC tế phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT

2.1..

Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 5: Tỷ lệ doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn - ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH vận tải UNIBROAD QUỐC tế phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT

Hình 5.

Tỷ lệ doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn Xem tại trang 5 của tài liệu.
Mô hình sử dụng: Phân tích SWOT - ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH vận tải UNIBROAD QUỐC tế phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải UNIBROAD quốc tế bằng mô hình SWOT

h.

ình sử dụng: Phân tích SWOT Xem tại trang 8 của tài liệu.