TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐể thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của sản phẩm ngói lợp, áp dụng cho Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long”,tác giả đã p
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨMNGÓI LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA
HẠ LONG
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
VŨ VĂN TRUNG
Hà Nội - 2018
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨMNGÓI LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA
HẠ LONG
Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên:Vũ Văn Trung
Người hướng dẫn: PGS TS Đào Ngọc Tiến
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Đào Ngọc Tiến và sự nghiên cứu của bản thân.
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngóilợp của Công ty cổ phần VIGLACERA Hạ Long” này là công trình nghiên cứu
độc lập của tôi Các số liệu nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn.
Quảng Ninh, ngàythángnăm 2018
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS, TS Đào Ngọc Tiến, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long cùng các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Đào Ngọc Tiến, giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tôi làm luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô thuộc Khoa Sau Đại Học nói riêng và các Thầy cô trường Đại học Ngoại thương nói chung đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại đây.
Do vẫn còn hạn chế về lý luận, kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian để thực hiện nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Thầy cô giáo để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày tháng năm
Trang 51.1.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm9 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm10 1.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô101.2.2 Nguồn lực của doanh nghiệp12 1.3 Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm14 1.3.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ngành của Michael Porter141.3.2 Ma trận EFE đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài171.3.3 Ma trận IFE đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong17 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm18 1.4.1 Các tiêu chí đinh lượng181.4.2 Các tiêu chí định tính201.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨMNGÓI LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG 26
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu bộ máy của Công ty cổ phần
Trang 62.1.2 Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm gần đây31
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp
2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô322.2.2 Các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp35
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp Viglacera Hạ Long39
2.3.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ngành của Michael Porter392.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài412.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong422.3.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ
2.4 Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHSẢN PHẨM NGÓI LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA 613.1 Định hướng chiến lược và những quan điểm nâng cao năng lực cạnh
Trang 73.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm663.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá thành và giá bán sản
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về sức mạnh thương hiệu của71
3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng733.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các yếutố nguồn nội lực của doanh nghiệp76
3.3 Một số kiến nghị vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh83
3.3.1.1 Kiến nghị đối với Nhà nước833.3.1.2 Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh85
3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam873.3.3 Kiến nghị với Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) 87
KẾT LUẬN 89DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91PHỤ LỤC 95
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮTCHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
R&D Research and Development – Nghiên cứu và phát triển
ASEAN Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BSC & KPI Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
OECD Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 31
Bảng 2.2 Các loại máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty 37
Bảng 2.3 Ma trận EFE 42
Bảng 2.4 Ma trận IFE 43
Bảng 2.5 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm ngói lợp của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính trong năm 2017 45
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm ngói lợp của Công ty Viglacera Hạ Long 46
Bảng 2.7 Tỷ lệ sản phẩm phế phẩm của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh qua các năm (2013- 2017) Đơn vị: % 47
Bảng 2.8 Số lần khách hàng sử dụng ngói lợp Viglacera 49
Bảng 2.9 Tên Công ty khách hàng thường mua hàng 50
Bảng 2.10 Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long so với sản phẩm của 3 đối thủ cạnh tranh tại thị trường Quảng Ninh-Hà Nội-Hải Phòng 52
Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025 61
Bảng 3.2 Dự báo kết quả SXKD đến năm 2020 65
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Logo của Tổng Công ty Viglacera 26 Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 30 Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 48
Trang 11TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm ngói lợp, áp dụng cho Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long”,
tác giả đã phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, cac phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp, áp dụng cho Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hoạt động này của Công ty.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã phân tích về khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, các công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh; các tiêu chí định lượng và định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp, áp dụng cho Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp của công ty, trong đó cụ thể là các giải pháp sau: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá thành và giá bán sản phẩm; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về sức mạnh thương hiệu của sản phẩm; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các yếu tố nguồn nội lực của doanh nghiệp Bên cạnh đó, đề tài cũng có những đề xuất với Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh về nâng cao năng lực cạnh tranh: tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế… đề tài cũng đề xuất các kiến nghị đối với Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam và Tổng công ty Viglacera.
Trang 12MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn của nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, đồng thời là đặc trưng nổi bật nhất Bất luận ở lĩnh vực hay ngành hàng nào trên thị trường đều có sự chiếm lĩnh và chia cắt bởi các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh Trong đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc đảm bảo giữ vững phần thị trường đã có phải luôn tìm cách vươn lên và mở rộng thị trường Muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo cho mình một vị thế vững chắc, ổn định trên thị trường và giành được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, khi áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì khả năng rủi ro ngày càng cao và có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động SXKD của doanh nghiệp Các ảnh hưởng đó thể hiện trên nhiều mặt, như là các chiến lược chính sách về giá cả hàng hóa, chương trình khuyến mãi, hệ thống kênh phân phối Do đó, buộc các doanh nghiệp phải có những giải pháp thích hợp, kịp thời và chính xác để tồn tại và phát triển Để đưa ra giải pháp cạnh tranh giành được thắng lợi là một công việc khó khăn Nó đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố cũng như đánh giá lại những giải pháp đưa ra trước đã được thực hiện tốt hay chưa, đã phù hợp hay chưa Có cần thay đổi gì cho chiến lược sau để lấp vào những thiếu sót của các chiến lược trước Đó là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm được khi ra chiến lược mới.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã bước vào hội nhập trong sự biến đổi đa dạng của nền kinh tế toàn cầu với các diễn biến phức tạp của thị trường như tình hình cung cầu không ổn định, cạnh tranh khốc liệt và sự ảnh hưởng từ chiến tranh Trung Đông Nước ta bước đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO tiến tới việc xóa bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế thương mại đồng thời với lộ trình cắt giảm thuế quan, hoạt động sản xuất trong nước do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh Các doanh nghiệp Việt nam một mặt đang đứng trước những cơ hội lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải đối mặt với không ít thách thức.
Trang 13Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành (từ năm 1978- nay), Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long vẫn còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém cần khắc phục Để tiếp tục duy trì, giữ vững và khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của mình đòi hỏi Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh
tranh.Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp, áp dụngcho Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Quản trị kinh doanh.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp, trường hợp Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, công cụ và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty thông qua phân tích môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm này - Phân tích định hướng và quan điểm của Công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025; đồng thời kiến nghị đối với Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam để có những chính sách, quy định hợp lý nhằm tạo điều kiện để Công ty áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nói chung và sản phẩm ngói lợp nói riêng.
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói
lợp tại Công ty cổ phần Viglacera từ năm 2015 đến nay và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm này đến năm 2020 tầm nhìn 2025.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu sản phẩm ngói lợp tại Công ty cổ phần
Viglacera Hạ Long.
4 Nội dung nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera thông qua trả lời các câu hỏi sau:
(i) Các tác nhân môi trường ảnh hưởng, các công cụ và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp là gì?
(ii) Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần Viglacera Hạ Long hiện nay?
(iii) Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp?
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tìm và thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đòi hỏi công việc tìm kiếm, gồm hai giai đoạn gắn kết nhau:
Bước 1: Xác định loại dữ liệu thứ cấp cần có hiện diện ở dạng dữ liệu thứ cấp hay không.
Trang 15Bước 2: Định vị chính xác dữ liệu mà bạn cần.
Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua báo cáo SXKD của Viglacera Hạ
xác thực đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera.
Bên cạnh đó, đề tài thu thập các dữ liệu từ giáo trình chuyên môn, những bài nghiên cứu của các tác giả là tiến sỹ, nghiên cứu sinh, các luận văn thạc sĩ, các tạp chí, sách báo, tài liệu tham khảo… là cơ sở kiến thức, định hướng cho đề tài luận văn của tác giả, giúp tác giả có được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài của mình.
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng để điều tra nhà quản trị, nhân viên và khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán nhằm mục đích đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long dưới góc độ khách hàng và người lao động.
Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành qua các bước:
Bước 1: Xác định mẫu điều tra Mẫu điều tra hướng tới 2 đối tượng là:
Nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia về kinh doanh vật liệu xây dựng và khách hàng (Các trung gian thương mại, các chủ dự án đầu tư).
Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra Đề tài thiết kế 02 phiếu khảo sát hướng tới
02 nhóm đối tượng
Bước 3: Phát và thu phiếu điều tra Chủ yếu là đến trực tiếp để tiến hành điều
tra theo các câu hỏi như đã thiết kế Ngoài ra còn có thể gửi bảng điều tra qua đường bưu điện, gửi qua email.
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
5.2.1 Phương pháp xử lý các dữ liệu thứ cấp