1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tác giả Trần Đức Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 27,38 MB

Nội dung

cứu về sự phát triển của thị trường nợ trong nước ở Châu Á cũng đã đi đến kết luận rằng sự thống trị của các NHTM, thiếu quy mô phát hành hợp lý,thiếu mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

TRAN ĐỨC ANH

PHÁT TRIÊN HOẠT ĐỘNG

DAU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

TRAN ĐỨC ANH

PHAT TRIEN HOAT DONG

DAU TU TRAI PHIEU DOANH NGHIEP

TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM

Chuyên ngành: Tai chính - Ngân hang

Mã số: 834021

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng Hạnh

XÁC NHAN CUA CAN BO XÁC NHAN CUA CTHD

HUONG DAN CHAM LUAN VAN

HA NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

chưa được công bồ trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo

đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách

báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh

mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Trần Dức Anh

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô ở trường Đại học Kinh tẾ

-Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS Lê

Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện và

hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng xin cảm on gia đình, bạn bè, họ là nguồn động viên tinh thần vô giá cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Tran trọng cảm on!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KY HIỆU VIET TẮTT -ccccc++££222222222vscccccrrree i

DANH MỤC CAC BANG vesecscssssscsecsessssssssesecerssssesseceesarsessectecersersucaecersanensaee ii DANH MỤC HINH scssssssesssssssssessesssessscssessusssecsusaseesusssecsusssessesssesstesseesneasess iii

MO ĐẦU - 5S 1 2t t1 1211211211211 211 T1 T1 1111111111111 111 kg 1CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU VA CO SG THUC

TIEN VE HOAT DONG ĐẦU TƯ TRAI PHIẾU DOANH NGHIỆP TAI

NGAN HANG THUONG MAL 0 ssesscsssssscsssssecessnesessnsecessneecesnneeessnneeessnesesneess 51.1 Tông quan tinh hình nghiên cứu cceccsccsccesessessessessessessesstsseessessessesseeseesees 5

1.1.1 Các nghiên cứu nước 'BOảI - - c2 3+ E + E**EEEseeEeeeesreerrerereee 5 1.1.2 Các nghiên cứu trong TƯỚC - - + + + xxx k**kE*kEEsEsekeskeskrseere 7

1.2 Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán doanh nghiệp tại ngân hàng thương

¡0 10

1.2.1 Tông quan về trái phiếu doanh nghiệp - 2-2 22 s2 s+£xzEz+£z 10

1.2.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp - 2 - 2 2 2+££x+£szc+z2 15

1.2.3 Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 20

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dau tư trái phiêu doanh nghiệp của

ngân hàng thương Imậi1 - - + 6+ 1E 111 E811 911 9 9v vn ng re 31

Kết luận chương Ì 2 2-52 E+EE£EESEE2E2EE2E12112712717171 71.1.1111 xe 36

CHƯƠNG 2 QUY TRINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Quy trimh Mghi€n CU 37 2.2 Phương pháp nghién CUU - + + s %5 Sx+k+k#k#kEEeEeEeEeEerrsrrkrkrkrkrkekrkrke 38 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin - ¿5-5 + *++csseerseereeeeses 38

2.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin «+ +-«+++++sex++ 39Kết luận chương 2 - 2-52 2 s+SE£EE£EEEEEE2EE2112112112712711171 71.1.2111 xe 40 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

Trang 6

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 41

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn - 2 ¿2 2 2+£zzE+zsz£szcs2 4I

3.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng 2-2 2 + xzxccszei 43

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank - 5-5 szxczxezsz 433.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019-2021 của ngân hàng 46

3.2 Thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - - (G5 1 11v ng ng ry 52

3.2.1 Cơ sở pháp lý và quy định đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh

nghiệp của các NHTM Việt Nam - - SG 11k ng ngư 52

3.2.2 Thực trạng tô chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -.- 5 «++s<++xx+++ 55

3.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam 5 5+ + **kEskkserseeerkrske 63

3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp củaMon 763.3 Đánh giá hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam 5 <1 E119 191 E911 11191 2 nh nung ri 90

3.3.1 Những kết quả đạt được -¿- + sex 2112212212121 EEerkerreee 90 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân -2- 2-2 + E£E+£E£+Ez+E+zzzxee 91 Kết luận chương 3 oi.cecceececceesecsesssessessessessessessessessesscsseseseessessessessessessseseaeeases 96

CHƯƠNG 4 GIẢI PHAP NHẰM PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG ĐẦU TƯ

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM ¿t2 2t t2v S3 21212111212111212111111 11 re 97

4.1 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam 6 5< St *+EEsekseerseeerkrske 97

4.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngân hàng 974.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 5-5 se +sveeseeeseees 99

Trang 7

4.2 Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Công thương Viét Nam 5 + xxx re, 99

4.2.1 Hoàn thiện các văn bản nội bộ về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 994.2.2 Tăng cường đầu tư trang thiết bị và tuân thủ nghiêm ngặt quy định vềquan trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp . - 5 1014.2.3 Phát trién mô hình Ngân hàng tổng hợp - 2-2-5 =s+cs+sz 1024.2.4 Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực cho hoạt động đầu tư trái

phiỀu -6- 55c St E21 112112112112112111111111111111111111111 111111 103

4.2.5 Các giải pháp khác - óc + 1k1 TH ng HH Hiệp 105

4.3 Một số kiến nghị 2-2 2 2 E+EE£EE£EEEEEEEEEEE121121121121111 71711 xeC 107

4.3.1 Đối với Ngân hàng Nha nước - + 2 2+ss+++zx+zxerxerxerxerxee 107

4.3.2 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường trái

phiếu doanh nghiệp - 2-2-2 SE ©E£EE£EEEEEEEEEEEE2E122121 2121211 re 108

Kết luận chương 4 2-52 2+EE+EESEE£EEEEEEEEEEEEE11211211211271 11111111 cxe 111

KET LUAN ueeeeccccsccecesscsececscsvsecscscscecscsesucacsesveusarsesucasacavsucasavavcecacavasasacavenees 112TAI LIEU THAM KHAO cecccccsssscscscsssscsesessscsesesusscsrsucecseavsucacavaveusscacenens 113

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIEU VIET TAT

STT Ky hiéu Nguyén nghia

1 DPRRTD Du phong rui ro tin dung

7 TMCP Thương mại cô phân

8 TPDN Trái phiéu doanh nghiệp

9 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

TT Bảng Nội dung Trang

1 Bang 2.l | Thang do Likert 39

Tién gui cua khach hang cua Vietinbank giai doan

2 Bang 3.1 46

2019-2021

3 Bang 3.2 | Dư nợ cho vay cua Vietinbank giai đoạn 2019-2021 48

Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank giai đoạn

7 Bảng 3.6 | Cơ câu TPDN đầu tư của Vietinbank 64

8 Bang 3.7 | Ty lệ đầu tư TPDN/Tong tài sản của Vietinbank 68

9 Bang 3.8 | Dự phòng rủi ro TPDN đâu tư của Vietinbank 69

Thu nhập và lãi suat từ hoạt động đầu tư TPDN của

10 Bảng 3.9 72

Vietinbank

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của chiến lược kinh

11 | Bang 3.10 og 76

doanh của ngân hang đôi với dau tư TPDN

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của tiềm lực tài

12 | Bang 3.11 , ` 79

chính đôi với hoạt động dau tư TPDN

Kết quả khảo sát vê ảnh hưởng của chất lượng nhân

13 | Bảng 3.12 , ` 80

lực đôi với hoạt động đâu tư TPDN

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của công nghệ và cơ

14 | Bảng 3.13 ` , ` 81

sở hạ tang đên hoạt động dau tư TPDN

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của môi trường kinh

15 | Bảng 3.14 82

tế đến hoạt động đầu tư TPDN

ii

Trang 10

TT Bảng Nội dung Trang

16 | Bang 3.15 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của môi trường chính s4

trị và pháp luật đên hoạt động đâu tư TPDN

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của sự phát trién của

17 | Bảng3.16 | thị trường TPDN đến hoạt động đầu tư TPDN của| 85

Vietinbank

18 | Bang 3.17 Ty lệ luân chuyên của thị trường TPDN niêm yết s7

năm 2020

DANH MỤC HÌNH

TT Hình Nội dung Trang

1 Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu của dé tài 37

2 | Hình3.I | Sơ đồ cơ câu tô chức của Vietinbank 43

3 Hình 3.2 | Mô hình hoạt động dau tư TPDN tại Vietinbank 59

4 Hình 3.3 | Quy trình hoạt động đầu tư TPDN tại Vietinbank 62

5 Hình 3.4 | Quy mô dau tư TPDN của Vietinbank giai đoạn 2019-| 63

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam từ trước tới nay, các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chủ

yếu được đưa vào phục vụ nhu cầu đầu tư của nền kinh té, gián tiếp thông qua

hệ thống ngân hàng Chính ngân hàng cũng là nguồn cung cấp vốn chủ yếu

cho các doanh nghiệp, điều này đã trở nên hết sức quen thuộc và nguồn vốn

này duoc coi là nguồn vốn truyền thống Đề hạn chế sự phụ thuộc vào các

ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động tin dụng của ngân hang, can

phát triển thị trường vốn trong nước, tìm ra những nguồn tai trợ vốn có thé thay thế là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay các hoạt động ngân hàng mang tính truyền thống như hoạtđộng tín dụng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận ngân hàng suy giảm, đồng thời

nợ xấu tăng cao Trong bối cảnh này, các NHTM thực hiện việc lựa chọn

kênh đầu tư kinh doanh trên thị trường Trái phiếu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn

và hoạt động đầu tư kinh doanh Trái phiếu đang hứa hẹn nhiều cơ hội tốt và là

xu hướng tất yêu cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Đầu tư chứng khoán nói chung và đầu tư trái phiếu nói riêng là một

trong những hoạt động quan trọng của các ngân hàng, tỷ trọng của danh mục

chứng khoán đầu tư thường chiếm từ 1/5 đến 1/3 tổng tài sản sinh lời của các NHTM Việc nắm giữ chứng khoán có vai trò quan trọng giúp các ngân hàng

gia tăng thu nhập, tăng cường thanh khoản và tính đa dạng trong danh mục tài

sản của mình, qua đó hạn chế rủi ro trong hoạt động của các NHTM Đồngthời, khu vực ngân hàng và thị trường trái phiếu có mối quan hệ qua lại chặtchẽ, vừa là đối tượng cạnh tranh, vừa là đối tượng hỗ trợ, thúc đây nhau cùngphát triển Hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư trái phiếu luônsong hành cùng rủi ro Vì vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những

Trang 12

bước đôi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa, hạn chế và quản trị rủi ro trong hoạt

động đầu tư

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt

động kinh doanh của các NHTM ngày càng da dạng Song hành với hoạt

động kinh doanh truyền thống, các ngân hàng cũng tham gia vào lĩnh vực đầu

tư, trong đó, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức tương đối phổ

biến Tuy nhiên những động thái mới trong xu hướng đầu tư của các NHTMđang đặt ra những câu hỏi về tính an toàn, hiệu quả và lành mạnh của bảnthân Vietinbank nói riêng và hệ thống ngân hang nói chung Hiện nay

Vietinbank đang đây mạnh đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bắt động

sản khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, Vietinbank có tỉ lệ đầu

tư vào trái phiếu khá cao vượt mức trung bình của toàn hệ thống NHTM Việt

Nam cũng như tỉ lệ đầu tư của các NHTM trên thế giới Ngoài ra, hoạt

động đầu tư TPDN tại Vietinbank còn tồn tại một số hạn chế như đội ngũ cán

bộ nhân viên chưa được đào tạo sâu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa

xây dựng được quy trình quản trị rủi ro trong đầu tư TPDN nên có thể ảnh

hưởng đến hiệu quả đầu tư TPDN Thực tế trên đã đặt ra những bài toán về

quản trị, vận hành an toàn và hiệu quả hoạt động đầu tư TPDN củaVietinbank trong bối cảnh mới với nhiều thách thức và rủi ro

Xuất phát từ những vấn đề bất cập nêu trên, việc lựa chọn triển khai đề

tài “Phát triển hoạt động dau tư trái phiếu doanh nghiệp tai Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam” là điều hết sức cần thiết, nhằm đưa ra được thực trạng đầu tư TPDN của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); tìm ra những nguyên nhân, hạn chế của hoạt động đầu tư

TPDN, đề xuất ra những giải pháp góp phần phát triển hoạt động đầu tư

TPDN của Vietinbank trong thời gian tới.

Trang 13

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu doanh

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, từ đó có những giải

pháp hữu hiệu nhăm phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp củangân hàng.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư TPDN trong các ngân

hàng thương mại.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư TPDN tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam.

Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhăm hoàn thiện, phát triển hoạt

động đầu tư TPDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời

gian toi.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng hoạt động đầu tư TPDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2019 — 2021 diễn ra như thế nào?

Thứ hai, cần có những giải pháp nào dé phát triển hoạt động đầu tư

TPDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động đầu tư TPDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4.2 Phạm vị nghiên cứu

Phạm vì về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam.

Pham vi về mặt thời gian: đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của giai

đoạn 2019 - 2021.

Trang 14

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục

bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở thực tiễn về hoạt

động dau tư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng thương mai

Chương 2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng hoạt động dau tư trai phiếu doanh nghiệp tạiNgán hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Chương 4 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động dau tư trái phiếu

doanh nghiệp tại Ngan hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Trang 15

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

THUC TIEN VỀ HOẠT ĐỘNG DAU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH

NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư TPDN của các NHTM chưa thực sự là một hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm

từ các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam Là một bộ phận cấu thành danh mục đầu tư chứng khoán của các NHTM, hoạt động đầu tư TPDN chưa được nghiên cứu một cách độc lập, riêng rẽ, dù đây là công cụ đầu tư tài chính quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn đối với các NHTM hiện nay.

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Thị trường TPDN và các lý thuyết về thị trường được nghiên cứu ở nước ngoài đã có bề dày lịch sử, việc tham khảo kinh nghiệm của các nghiên

cứu của các tác giả ở nước ngoài là hết sức cần thiết với một nên tài chính

non trẻ như Việt Nam, có thé ké đến một số công trình nghiên cứu và các khíacạnh nghiên cứu như sau:

Lepetit và cộng sự (2008), Bank income structure and risk: an

empirical analysis of European banks Journal of Banking & Finance 32 (8),

1452-1467, da chi ra rang cac NHTM cang trién khai nhiéu san pham, dich

vụ tài chính bên ngoài hoạt động tin dụng và huy động vốn thông thường

càng phải đối mặt với nhiều rủi ro và có lợi nhuận biến động bat thuong mac

dù mối quan hệ tác động này có thé thay đổi tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm

sở hữu và loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính phi lãi mà các đơn vị này

cung cấp cho thị trường

Goswami va Sharma (2011), “The Development of Local Debt Marketsin Asia”, International Monetary Fund Working Paper, khi nghién

Trang 16

cứu về sự phát triển của thị trường nợ trong nước ở Châu Á cũng đã đi đến kết luận rằng sự thống trị của các NHTM, thiếu quy mô phát hành hợp lý,

thiếu mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng và các nhà đầu tư thực sự (nhữngngười mua trái phiếu với mục đích năm giữ chứ không phải kinh doanh đểhưởng chênh lệch giá), thiếu những qui định và khung pháp lý cho các địnhchế tài chính phi ngân hàng, sự điều khiển thuế và vốn đối với các nhà đầu tư

nước ngoai, hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu kém, thông tin thị trường

không day đủ, chi phí phát hành và chi phí giao dich cao cũng như thiếu các

cơ sở tham chiếu về giá, các công cụ bảo hiểm rủi ro là nguyên nhân chính

khiến thị trường trái phiếu ở Châu Á chưa phát triển

Mary Jo White, SEC Chairman (2014), corporate bond market

structure: the time for reform is now, cho rang thị trường TPDN là thị trường

cung cấp nguồn vốn nhiều nhất và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây Để phát triển thị trường này thì việc chuẩn hóa các sản phẩm được

cung cấp, cùng với đó là một môi trường kinh tế vĩ mô 6n định sẽ tạo ra sức

thanh khoản cho các sản phẩm này, từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh

nhận lại một cách khách quan và tích cực hơn, những giới hạn đã đưa ra cũng

Trang 17

nên được điều chỉnh theo hướng phân tích cặn kẽ sự đánh đổi giữa chỉ phí vàlợi ích.

Kurz, M và Kleimeier, S (2019), “Credit Supply: Are there Negative Spillovers from Banks’ Proprietary Trading?”, De Nederlandsche Bank

Working Paper No 657, October 2019 Kết quả phân tích dữ liệu cho thay các ngân hàng tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh chứng khoán cung cấp

cho doanh nghiệp mức tín dụng it hơn khoảng 19% so với các ngân hang it

tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán, tỷ lệ này còn tăng thêm 3,25%trong điều kiện khủng hoảng Các kết quả định lượng cũng cung cấp bằng

chứng đáng tin cậy răng nguồn cung tin dụng giảm từ các ngân hàng tham gia

sâu vào hoạt động chứng khoán đã có tác động tiêu cực với những người di

vay của họ Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư ít vốn hơn và mở rộng lực

lượng lao động với ty lệ thấp hơn khi họ phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng

này dé cấp vốn Với quy mô nghiên cứu toàn cau, các tác giả đã có những

khám phá mới mẻ về hoạt động cho vay và đầu tư của các ngân hàng trên thị

trường quốc tế Cuối cùng, tác giả chỉ ra răng những tác động lan tỏa từ hoạt động đầu tư chứng khoán đến hoạt động tín dụng dẫn đến những hệ quả bất

lợi cho nền kinh tế vì các doanh nghiệp giảm khả năng mở rộng vốn đầu tư vàlao động Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả cũng có những hạn chế về đữliệu, khi tập người đi vay chỉ bao gồm những doanh nghiệp được niêm yết

trên các sàn chứng khoán, điều này hàm ý rằng những người đi vay này hoàn

toàn có khả năng bù đắp nguồn cung tin dụng ngân hàng suy giảm băng cácnguồn tài trợ khác

1.1.2 Các nghién cứu trong nước

Trần Đăng Kham (2003), Thúc đây sự tham gia của trung gian tai chínhtrên thị trường chứng khoán, Luận án tiễn sĩ, Dai học Kinh tế Quốc dân, Hà

Nội, đã nghiên cứu hoạt động kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng

Trang 18

khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán trong đó có nêu cao vai trò

cũng như hoạt động của các tổ chức này đến hoạt động của thị trường trái

phiếu Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ đứng ở góc độ của nhà quản lý thịtrường về phát triển thị trường chứng khoán nói chung chứ chưa phải là góc

độ của doanh nghiệp; về phạm vi thời gian, số liệu về thực trạng, các giải pháp đưa ra phân tích đến nay đã không còn phù hợp.

Tác giả Nguyễn Thị Anh Dao (2011) với dé tài về sự tham gia của hệ

thống NHTM vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những đóng

góp khoa học ý nghĩa về hoạt động đầu tư và tô chức hoạt động đầu tư của NHTM, tập trung vào những van dé cụ thé sau: Hệ thống hoá những lý luận

cơ bản về sự tham gia của NHTM vào TTCK và Nghiên cứu các quy luật

tham gia TTCK và mô hình ngân hàng tham gia TTCK trên thế giới NHTM

có thé tham gia vào TTCK với các hoạt động đa dạng như hoạt động kinh doanh chứng khoán, tham gia phát hành và niêm yết chứng khoán, tham gia

đầu tư trên thị trường chứng khoán ; đồng thời đóng nhiều vai trò quantrọng: là nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, nhà tạo lập thị thường, là tổ

chức cung cấp dịch vụ trung gian, dịch vụ hỗ trợ TTCK, là tô chức phát hành

và niêm yết chứng khoán trên TTCK, cấu thành nên một bộ phận không théthiếu của thị trường

Tác giả Vũ Hoàng Nam (2015) đã thực hiện luận án tiến sỹ với đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM.

Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu

tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Nhìn chung, kết quả hoạt động kinhdoanh trai phiếu của 04 NHTM mà tác giả lựa chọn đều được đánh giá tíchcực Một là, quy mô đầu tư trái phiếu có xu hướng tăng, tình hình thu nhậptăng dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt

động của ngân hàng Hai là, các NH đã từng bước đa dạng hoá các loại hình

Trang 19

trái phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư theo chiến lược cân đối phù hợp

giữa tỷ trong của các loại trái phiếu ít rủi ro như TPCP, TPCQDP va các

loại trái phiếu doanh nghiệp Ba là, tác giả đánh giá hoạt động đầu tư trái

phiếu đã có sự thay đổi cơ bản từ “bị động” sang “chủ động hơn”, thể hiện

qua cách thức tham gia vao thị trường, lựa chọn đối tác giao dịch, chiến lược

đầu tư, quy mô nắm giữ, sự đầu tư cho hạ tầng công nghệ Thứ tư, tác giả đã

nỗ lực trong việc lựa chọn mô hình đánh giá và rút ra những kết luận về sự tác

động của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu củaNHTM Cuối cùng, dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, tác giả đã đề xuất

hệ thống các giải pháp được xây dựng đồng bộ, bao gồm các giải pháp ngắn hạn và các giải pháp dài hạn, có điều kiện áp dụng tốt nhất trong thực tế nhằm

phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam cả về

mặt lượng và mặt chất Đồng thời, luận án cũng dé xuất một hệ thong cac

kiến nghị hỗ trợ dé hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tac dụng của hệ

thống các giải pháp nêu trên

Đối với hoạt động đầu tư của Vietinbank tác giả Nguyễn Thị Linh Chi

(2014) đã nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quan lý đầu tư mua sắm tai sản cốđịnh và thiết lập Quy trình quan lý đầu tư mua sắm tài sản cố định tại ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam” Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết

về quản lý mua săm tài sản cố định tại NHTM Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về quan lý đầu tư mua sắm tài sản cố định tại Vietinbank,

luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư muasam tải sản cố định tại ngân hàng TMCP Vietinbank

Ngoài ra, còn có đề tài “Quản lý danh mục đầu tư trái phiếu” của tác

giả Hoàng Xuân Tài (2007), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốcdân Đề tài đã nghiên cứu quản lý danh mục đầu tư trái phiếu tại Vietinbank,không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu của

Trang 20

Vietibank, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị trường tài

chính ở Việt Nam, đặc biệt là thị trường trái phiếu.

Qua tông quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, sốlượng các công trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư trái phiếu của cácNHTM một cách độc lập, chuyên sâu còn rất hạn chế, và chưa có nghiên cứu

nao về phát triển đầu tư chứng khoán doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam Tuy nhiên, các giá trị khoa học và thực tiễn của các

nghiên cứu trên là những nguồn tài liệu quan trọng để học viên tham khảo và

tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong luận văn của mình.

1.2 Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán doanh nghiệp tại ngân hàngthương mại

1.2.1 Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành

phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền xác định bao gồm khoản

cho vay ban đầu và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể.

Theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 “Trái phiếu là loại chứng

khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần

hoặc các mục đích khác Như vậy, TPDN là khoản vay mà doanh nghiệp là tô

10

Trang 21

chức phát hành — người đi vay, còn người mua trái phiếu là người cho vay.

Cũng căn cứ theo chủ thể phát hành, Phạm Trọng Bình (2001) đã đưa

ra định nghĩa như sau về TPDN: “Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứngkhoán nợ được doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi

đối với người sở hữu trái phiếu”.

Về phía văn ban quản ly của Nhà nước, Mục 1 Điều 2 Chương | của Nghị định 90/2011/ NBD — CP quy định: “Trái phiếu doanh nghiệp là loại

chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả sốc, lãi, và

các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu”.

Mục 1 Điều 4 Chương | Nghị định 163/2018/ND — CP nhắn mạnh về

kỳ hạn của TPDN như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp là chứng khoán có kỳ

hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc,

lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu”.

Nhìn chung, các khái niệm về TPDN đều cho rằng, TPDN là loại trái

phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp (có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật) nhăm huy động vốn với mục đích đầu tư phát triển và mở rộng sản

xuất kinh doanh Trái phiếu doanh nghiệp là một nguồn huy động vốn củadoanh nghiệp ngoài nguồn vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu, vay nợ

ngân hang hay vay tín dụng Ngoài ra, TPDN còn là một loại tai san tài chính trên thị trường tài chính.

1.2.1.2 Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

- TPDN là chứng khoán nợ và có thời hạn Đến ngày đáo hạn, người sở

hữu trái phiếu được tô chức phát hành hoàn trả số tiền theo mệnh giá.

- Thông thường TPDN có lợi tức được xác định trước Tuy theo

từng loại trái phiếu mà lợi tức có thé là cô định hoặc thay đổi theo lãi suất

thi trường.

11

Trang 22

- Mệnh giá trái phiếu luôn được thể hiện trên bề mặt của trái phiếu.

- TPDN có thé chuyển nhượng cho người khác sở hữu (chuyên nhượng

tự do hoặc có điều kiện)

- Quan hệ kinh tế - tài chính giữa người nắm giữ trái phiếu và tô chứcphát hành là quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ Người đầu tư nắm giữ tráiphiếu không có quyền tham gia quan lý hoạt động kinh doanh của tô chức

phát hành trái phiếu, nhưng được ưu tiên phân chia tài sản của doanh nghiệp

phát hành trước cô đông (chủ sở hữu cổ phiếu) nếu tố chức phát hành tuyên

bố phá sản.

1.2.1.3 Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

a Căn cứ theo lãi suất trái phiếu

Căn cứ vào lãi suất trái phiếu, TPDN được chia thành các loại sau đây:

- Trái phiếu có lãi suất cô định là loại trái phiếu mà lãi suất được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định trên mệnh giá.

- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (hay còn gọi là lãi suất thả nổi) là tráiphiếu mà lợi tức trả trong các kỳ khác nhau, có sự biến đổi theo một lãi suấttham chiếu

- Trái phiếu không có lãi suất (zero - coupond bonds) là loại trái phiếu

mà người mua không nhận được lãi nhưng được mua trái phiếu với giá thấp

hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả số tiền bang mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

b Căn cứ theo mức độ đảm bảo thanh toán của chủ thể phát hành trái phiếu

Theo tiêu thức này, TPDN có thé được phân biệt thành các loại sau:

- Trái phiếu có đảm bảo là loại trái phiếu mà chủ thể phát hành trái

phiếu dùng một tài sản có giá trị (như bất động sản và các tài sản tài chínhkhác) làm đảm bảo cho việc phát hành Trong trường hợp chủ thê phát hànhtrái phiếu mất khả năng thanh toán tiền lãi hoặc hoàn trả tiền gốc thì những

12

Trang 23

người có trái phiếu có quyền tịch thu và bán tài sản đó dé thu hôi lại số tiềnchủ thể phát hành trái phiếu còn nợ (thông thường thực hiện thông qua cácđơn vị được ủy thác) Trái phiếu có đảm bảo gồm có các loại: trái phiếu có tàisản cầm cô và trái phiếu đảm bao băng chứng khoán ký quỹ.

- Trái phiếu không có đảm bảo là loại trái phiếu phát hành không có tài

san làm vật đảm bảo, mà chi được đảm bảo bang uy tin (tín chấp) của chủ thé phát hành trái phiếu Những công ty lớn, có danh tiếng thường dựa vào uy tín

của mình để phát hành trái phiếu loại này Tuy nhiên, trên thực tế, các trái

phiếu này vẫn được đảm bảo bởi tài sản chung của DN, trong trường hợp

doanh nghiệp phát hành không có khả năng trả nợ và tuyên bố phá sản thì trái

chủ của trái phiếu không có đảm bảo sẽ được thanh toán sau trái chủ của trái phiếu có đảm bảo nhưng trước các cổ đông của công ty.

c Căn cứ theo tính chất của trái phiếu

Trái phiếu thông thường là loại trái phiếu được hoàn trả tiền lãi và vốn

gốc theo kỳ hạn cam kết và không kèm theo điều kiện ràng buộc nào khác

Trái phiếu có thê chuyên đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần cho

phép trái chủ được chuyền đổi từ trái phiếu sang cô phiếu (thông thường là cô

phiếu phổ thông do công ty phát hành) Tỷ lệ chuyên đổi và thời hạn chuyểnđổi được ấn định ngay khi phát hành trái phiếu và chỉ thay đối khi công ty

phát hành có sự tách hay gộp cổ phiếu Ty lệ chuyền đổi thé hiện số lượng cổ phiếu nhận được khi chuyên đổi một trái phiếu được công ty ấn định khi phát

hành trái phiếu Thời hạn chuyển đổi được các công ty quy định rất đa dạngtùy thuộc vào tính toán và quyết định của từng công ty

Trái phiếu kèm chứng quyền (trái phiếu có quyền mua cổ phiếu) là loạitrái phiếu cho phép người mua nó được hưởng thêm quyền mua một số lượng

cô phiếu nhất định của doanh nghiệp phát hành (ứng với số lượng trái phiếu

mà nha đầu tư nam giữ) Cũng tương tự trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ

13

Trang 24

phiếu của trái chủ được xác định ngay từ khi trái phiếu được phát hành.

Đối với chủ thể phát hành, loại trái phiếu này giúp doanh nghiệp có

thêm một phương tiện huy động vốn với lãi suất thấp hơn trái phiếu thôngthường Điểm bắt lợi đối với doanh nghiệp là khi nhà đầu tư sử dụng quyền

mua cổ phiếu thì số vốn thực thu từ bán cổ phiếu cho người mua sẽ ít hơn so với việc phát hành thông thường và có thé làm giá cô phiếu trên thị trường bị

sụt giảm.

Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu khi phát hành có quy định

trên trái phiếu cho phép đơn vị phát hành có quyền mua lại một phần hay toàn

bộ trái phiếu trước thời điểm đáo hạn Thông thường doanh nghiệp phát hành phải trả giá cao hơn mệnh giá trái phiếu, nhưng đổi lại doanh nghiệp có thé

chủ động thanh toán nợ vay từ trái phiếu khi có đủ khả năng hoặc muốn cơ

cau lại nguồn vốn cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình Ngoài ra, trong trường hợp lãi suất thị trường xuống thấp hơn so với lúc phát hành sẽ

khiến giá trái phiếu tăng, doanh nghiệp có thể mua lại với mức giá thấp hơn

như đã định trước và phát hành đợt mới với lãi suất thấp Day là điểm bat lợi của nhà đầu tư khi mua loại trái phiếu này.

Trái phiếu lãi suất trần, sàn Là loại trái phiếu mà nhà dau tư và chủ théphát hành có thể thỏa thuận biên độ lãi suất năm dưới một mức trần hoặc trênmột mức sàn nhằm hạn chế rủi ro cho cả 2 bên Một trái phiếu có thé chỉ áp

dụng trần hoặc sàn tùy theo yêu cầu của một trong 2 bên Trái phiếu lãi suất

trần sẽ có lợi cho chủ thể phát hành trong khi trái phiếu lãi suất sàn sẽ có lợicho trái chủ Trong trường hợp trái phiếu có cả trần và sàn thì được coi là

cuống lãi “cổ áo”, tức là có viên trên và viền dưới Về bản chất trái phiếu tran,

sàn lãi suất là sự kết hợp của trái phiếu thông thường và một chuỗi các hợpđồng quyền chon mua lãi suất (hợp đồng trần lãi suất) hoặc một chuỗi các hợp

đồng quyền chọn bán lãi suất (hợp đồng sàn lãi suất) Biên độ trần, sàn

14

Trang 25

thường áp dụng cho các trái phiếu có cuống lãi suất thả nỗi hoặc trái phiếu cơ cau, có cuống lãi suất gắn liền với một gốc chi số tham chiếu nào đó.

d Căn cứ theo hình thức của trái phiếu

Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu, cảtrên trái phiếu và trên số của tổ chức phát hành Khi đáo hạn, trái chủ sẽ manggiấy chứng nhận sở hữu trái phiếu đến nơi phát hành để nhận lại tiền gốc

tương ứng với mệnh giá và lợi tức (nếu có - tùy thuộc vào từng loại trái phiếu) Trái phiếu vô danh có đặc điểm là dễ dàng chuyên nhượng, bất kỳ người nào có trái phiếu trong tay đều có quyền hưởng lãi và được thanh toán

trái phiếu

Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của người

năm giữ trái phiếu trên bề mặt trái phiếu và của tô chức phát hành Đặc điểm

của trái phiếu ghi danh là việc chuyên nhượng phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định do tô chức phát hành đưa ra; trường hợp bị mất trái phiếu ghi

danh thì trái chủ có thể đề nghị doanh nghiệp phát hành lại

1.2.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Khái niệm:

“Thị trường TPDN là thị trường phát hành và giao dịch các loại trải

phiếu của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật” (Vũ Hoàng Nam, 2015) Thông thường việc phát hành trái phiếu được tiến hành trên thị trường

chứng khoán sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như bảo lãnh pháthành, đấu thầu hay đại lý phát hành Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị

trường cho việc phát hành mới các chứng khoán, hay nói cách khác, tại thị

trường sơ cấp chủ thể phát hành trái phiếu nhận được tiền từ việc phát hànhchứng khoán Sau khi được phát hành, các trái phiếu này sẽ tiễn hành giaodịch trên thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường

15

Trang 26

mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp,

thường bao gồm thị trường tập trung (thị trường sở giao dịch hay trung tâm

giao dịch) và phi tập trung (OTC).

Thị trường TPDN có các chức năng chủ yếu sau đây:

- Khi các nhà đầu tư mua TPDN, số tiền nhàn rỗi của họ được doanh

nghiệp phát hành đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần mở rộng sản xuất xã hội Như vậy, TPDN trước hết có chức năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nhờ đó thị trường TPDN có tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

- Thị trường TPDN cung cấp môi trường đầu tư lành mạnh, chuyên nghiệp, phong phú cho công chúng, là một trong những thành phần quan

trọng của thị trường chứng khoán Thị trường TPDN góp phần đa dạng hóacác loại hàng hóa cho thị trường chứng khoán, cho phép các nhà đầu tư có thê

lựa chọn hàng hóa phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình, qua đó góp

phần không nhỏ làm tăng mức tiết kiệm quốc gia

- Thị trường TPDN có chức năng tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu

Nhờ thị trường TPDN, giới đầu tư có thé chuyên đổi các loại trái phiếu mà họ sở

hữu thành tiền hoặc các loại chứng khoán khác (tùy theo đặc điểm của từng loạitrái phiếu) Khả năng thanh toán là một trong những đặc tính hấp dẫn của trái

phiếu đối với nhà đầu tư, vì nó là yếu tố cho thấy tính linh hoạt an toàn của vốn đầu tư Thị trường TPDN càng năng động và hiệu quả thì càng nâng cao được

tính thanh khoản của các trái phiếu giao dịch trên thị trường

- Thị trường TPDN tạo ra môi trường giúp Chính phủ thực hiện các

chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ số của thị trường chứng khoán nói chung vàthị trường TPDN nói riêng phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạybén và chính xác Giá chứng khoán tăng cho thấy đầu tư đang mở rộng, nềnkinh tế tăng trưởng; ngược lại, nêu giá chứng khoán giảm sẽ phản ánh các dau

16

Trang 27

hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì vậy, một bộ phận cau thành thị trường chứng

khoán, thị trường trái phiếu là một trong những công cụ giúp Chính phủ thực

hiện những chính sách kinh tế vĩ mô Chính phủ có thể thông qua thị trườngtrái phiếu để mua - bán trái phiếu nhằm tăng thu Ngân sách và quản lý lạmphát Chính phủ còn có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác độngvào thị trường TPDN nói riêng nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát

triển cân đối của nền kinh tế.

1.2.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp

xuất, kinh doanh bằng công cụ trái phiếu.

b Chủ thé dau tư (nhà dau tw)

Chủ thé dau tư là những người mua TPDN do chủ thé phát hành cung cấp Có hai loại chủ thé đầu tư là các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có

tổ chức Nhà đầu tư cá nhân thường là các hộ gia đình, các cá nhân nhà đầu

tư, trong khi nhà đầu tư có tô chức bao gồm các công ty chứng khoán, công tybảo hiểm, quỹ hưu trí, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư

Trong thực tế, những người kinh doanh thực sự trên thị trường TPDN là

những nhà đầu tư có tô chức, thường là ngân hàng đầu tư, các quỹ tương hỗ

Đó là những tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, họ sử dụng

số tiền huy động được từ dân chúng để dau tư vào trái phiếu nhằm thu lợi

nhuận Hoạt động đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức này vừa tạo điều kiệnthực hiện các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ, vừa là nội dung của việc thiết lập

và điều chỉnh đa dạng hóa danh mục đầu tư của bản thân tổ chức

17

Trang 28

c Cơ quan quan ly Nhà nước

Là các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là nhà

tổ chức và quản lý thị trường như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương(NHTW), Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chính Phủ,

“UBCKNN là cơ quan có chức năng quản lý và giám sát các thị trường chứng

khoán (trong đó bao gồm thị trường TPDN), đồng thời, cơ quan này cũng soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến trái phiếu nói chung (trong đó

có TPDN) và hoạt động của thị trường trái phiếu để trình các cấp có thâm

quyên xem xét, quyết định, cũng như tổ chức và hướng dẫn thực hiện các văn

bản đó Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các Bộ chủ quản cũng có vai

trò quan trọng trong hoạt động quản lý đối với các thành viên tham gia thị

trường” (Trần Đăng Khâm, 2007) Đối với Ngân hàng Trung Ương, cơ quan

quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có nhiệm vụ

quản lý,hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tíndụng khác, bao gồm cả các hoạt động của các tổ chức này trên thị trường

TPDN Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động quản

ly thị tường TPDN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu qua va

đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường.

d Các tổ chức tài chính trung gian và hồ trợ thị trường

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức đứng ra giúp doanh nghiệp phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như tư vấn tài

chính, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, phân phối trái phiếu

Thông thường, để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành cần

được sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành như các

ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại có chức năng bảo lãnh phát hànhcông cụ nợ Các tô chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệhoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh phát

18

Trang 29

hành là mức chênh lệch giữa giá bán trái phiếu cho nhà đầu tư và số tiềndoanh nghiệp phát hành nhận được Phí bảo lãnh phát hành hay tỷ lệ hoa hồngcao hay thấp phụ thuộc vào hình thức bảo lãnh, mức độ rủi ro, tính chất củađợt phát hành và lãi suất trái phiếu.

Hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu gồm các hoạt động cơ bản sau:

- Nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp cách thức phát hành, cơ cấu phát hành, định giá trái phiếu;

- Hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho đợt phát hành;

- Thỏa thuận hợp tác với các nhà bảo lãnh phát hành khác và các công

ty chứng khoán, thực hiện công tác tiếp thị, phân phối chào bán trái phiếu;

- Quản lý, phân phối và thanh toán trái phiếu;

- Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và các dịch vụ sau khi

phát hành.

Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm bao gồm các pháp nhân có chức năng

đánh giá về mức độ uy tín của doanh nghiệp và khả năng thanh toán nợ gốc,

lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trong suốt kỳ hạn trái phiếu

Các tổ chức kinh doanh trái phiếu bao gồm các công ty chứng khoán,

ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư và các tổ chức khác được phép kinh doanh

theo quy định của pháp luật Các tô chức này chủ yếu hoạt động trên thị

trường thứ cấp, có chức năng làm trung gian môi giới cho các tô chức, cánhân có nhu cầu mua bán trái phiếu để hưởng phí môi giới và thực hiện cácgiao dịch mua bán trái phiếu cho chính mình dé kiếm lời Các tổ chức kinhdoanh trái phiếu này còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như tưvan đầu tư hay các dich vụ liên quan đến hoạt động giao dịch trái phiếu Các

tổ chức kinh doanh trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảotính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường

Tổ chức lưu ký chứng khoán và thanh toán chứng khoán: là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty TNHH hoặc CTCP; Tổ chức này

19

Trang 30

có chức năng tô chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh

toán chứng khoán (trong đó có TPDN) cho khách hàng, giúp khách hàng thực

hiện các quyền liên quan đến việc sở hữu trái phiếu Hiện nay, tại Việt Nam,

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt

động theo Quyết định 2396/2017/QD — BTC.

Tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm: là tổ chức được thành lập với

chức năng đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu,

mức độ rủi ro đầu tư và khả năng thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu của doanhnghiệp phát hành trong suốt kỳ hạn của trái phiếu đó dé các nhà đầu tư cónhững thông tin cần thiết, trên cơ sở đó có thé đưa ra các quyết định đầu tư

1.2.3 Hoạt động dau tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Khái niệm và các hình thức đâu tư trái phiếu doanh nghiệp

Các tổ chức kinh doanh trái phiếu bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư và các tổ chức khác được phép kinh doanh

theo quy định của pháp luật Các t6 chức này chủ yếu hoạt động trên thịtrường thứ cấp, có chức năng làm trung gian môi giới cho các tô chức, cá

nhân có nhu cầu mua bán trái phiếu để hưởng phí môi giới và thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu cho chính mình để kiếm lời Các tổ chức kinh

doanh trái phiếu này còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như tưvan đầu tư hay các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao dich trái phiếu Các

tổ chức kinh doanh trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo

tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường

Với các nghiên cứu nước ngoai, nhiều nghiên cứu sử dụng thuật ngữ

“trading” (kinh doanh, giao dịch) để nói đến hoạt động đầu tư, kinh doanhchứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng của NHTM Boot (2016) trongnghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng truyền thống (banking)

và hoạt động giao dịch trên thị trường tải chính (trading) của các NHTM có

20

Trang 31

chỉ ra răng, nghiệp vụ “trading” bao gồm những hoạt động như tự doanh, đầu

tư vào những chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản, giao dịch chênh lệch lãi

suất, tạo lập thị trường

Nguyễn Thị Phương Liên (2011) chỉ ra rằng "song hành với các hoạtđộng kinh doanh truyền thống, các NHTM ngày nay còn tham gia vào lĩnh

vực đầu tư chứng khoán nhằm các mục tiêu 6n định thu nhập, bù trừ rủi ro, cung cấp dự trữ cho ngân hàng hay tăng cường tính đa dạng hoá về mặt địa lý

trong hoạt động kinh doanh Trong đó, TPDN là một kênh dau tư phố biến

của các NHTM".

Theo Luật chứng khoán năm 2019 "Đầu tư chứng khoán là việc mua,

bán, năm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán".

Trong phạm vi các văn ban điều chỉnh hoạt động của các NHTM, Văn bản

hợp nhất số 02/VBHN-NHNN ngày 10/01/2018 quy định các giới hạn, tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của tô chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàngnước ngoài có đưa ra giải thích cụ thể về hoạt động đầu tư trái phiếu của

NHTM “là việc mua, hoặc ủy thác cho tô chức khác (bao gồm cả TCTD, chi

nhánh NH nước ngoài) mua trái phiếu”

Luận văn sử dụng thuật ngữ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là việc ngânhàng mua, hoặc ủy thác cho tổ chức khác (quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ )

mua trai phiéu doanh nghiép dé tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đa dạng hóa thu

nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Dau tư TPDN là một trong các hoạt động nghiệp vụ tài sản có của ngânhang thương mại, trong đó ngân hang sử dụng nguồn vốn dé mua trái phiếunhằm mục tiêu chủ yếu là thu lợi nhuận Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng

bị thắt chặt, những ngân hàng thừa vốn sẽ muốn tìm kênh đầu tư khác, ngoàitin dụng truyền thống, dé tối ưu hóa việc sử dụng vốn Ngoài ra, tùy theo điềukiện và bối cảnh thực tế, việc phát hành, đầu tư mua bán mua TPDN giữa các

21

Trang 32

NHTM còn hướng tới thực hiện mục tiêu cải thiện nguồn vốn trung, dài hạn

về mặt số sách, cũng như dé đối phó với yêu cầu giảm ty trọng vốn ngắn hạn

cho vay trung, dài hạn của các cơ quan quản lý.

Có nhiều hình thức đầu tư TPDN tùy theo tiêu thức phân loại

- Theo cách thức đầu tư, đầu tư TPDN của NHTM bao gồm: đầu tư trực tiếp (ngân hàng tự đầu tư) và đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư (đầu tư ủy thác) Ngoài hình thức đầu tư trực tiếp từ tổ chức phát hành hoặc

đại lý phát hành, NHTM có thê đầu tư thông qua quỹ đầu tư (là công ty con

của ngân hàng, hoặc công ty độc lập với ngân hàng) Thay vì tự mình nghiên

cứu thông tin và ra quyết định đầu tư, ngân hàng sẵn sàng giao phó công việc

này cho công ty quản lý quỹ theo các tiêu chí và mục tiêu của quỹ.

- Theo thời gian đầu tư, đầu tư TPDN của NHTM bao gồm: đầu tư

ngắn hạn, đầu tư trung và dài hạn Việc phân chia hoạt động đầu tư theo thời gian chi có tinh tương đối, vi: (i) Mục tiêu cuối cùng của tat ca các hoạt động

đầu tư dù là ngắn hạn, hay dai hạn đều là tối đa hóa lợi ich; (ii) Sự chuyên

giao giữa các hình thức dau tư có thể thực hiện một cách dé dàng khi phát sinh nhu cầu thanh toán đột xuất hoặc do sự biến động giá cả trên thị trường.

Chăng hạn, khi quyết định đầu tư, NHTM có ý định mua trái phiếu dài hạn vàgiữ chúng lâu đài, nhưng vì một lý do nào đó, NH sẽ bán trái phiếu đi để

chuyền hướng đầu tư hoặc đáp ứng nhu cầu thanh toán Ngược lại, NH đầu tư mua trái phiếu dài hạn với mục đích đầu tư ngắn hạn, nhưng do giá trái phiếu

đã đầu tư liên tục gia tăng nên có thê quyết định nắm giữ chúng trong dài hạn

dé hưởng chênh lệch giá trái phiếu

- Theo thị trường đầu tư, đầu tư TPDN của NHTM bao gồm: đầu tư tráiphiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, đầu tư trái phiếu chưaniêm yết trên thị trường chứng khoán bán tập trung; đầu tư trái phiếu phát

hành lân đâu trên thị trường chứng khoán sơ câp, mua lại trái phiêu của các

22

Trang 33

pháp nhân và cá nhân trên thị trường chứng khoán thứ cấp (giao dịch outright,

- Thứ nhất, 6n định thu nhập của ngân hang

Các NHTM tham gia đầu tư TPDN nhằm tạo cân băng về thu nhập trongchu kỳ kinh doanh Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống thì thu nhập

từ đầu tư chứng khoán nói chung và TPDN nói riêng có thê bù đắp lại.

- Thứ hai, bù trừ rủi ro tín dụng

Trái phiếu nhìn chung là loại chứng khoán có đặc trưng bởi tính an

toàn, ôn định, khả năng thanh khoản cao Việc nắm giữ TPDN trong danh mục tài sản có thé giúp các NHTM cân bằng với rủi ro tin dụng.

- Thứ ba, cung cấp dự trữ cho ngân hàng

Vì trái phiếu có thé dé chuyên đổi thành tiền dé đáp ứng nhu cầu thanh

khoản hiện hành, hoặc có thể được dùng dé cầm có, vay vốn bổ sung choNHTM, trong khi các khoản tín dụng không dé dàng chuyền đổi thành tiềntrước thời điểm đáo hạn một khi ngân hàng cần tiền khẩn cấp

- Thứ tư, cung cấp một sự đa dạng hoá về mặt địa lý trong hoạt độngkinh doanh

Thông thường khi triển khai các dịch vụ ngân hàng truyền thống phải gắnvới địa bàn hoạt động, phân vùng và hướng tới một tập khách hàng nhất định.Chứng khoán nói chung và TPDN nói riêng thường xuất phát từ nhiều khu vựckhác nhau và trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau Chính vì thế hoạt độngđầu tư TPDN cho phép ngân hàng đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trênphương điện địa lý và lĩnh vực ngành nghề một cách có hiệu quả hơn

23

Trang 34

Ngoài các mục tiêu trên, hoạt động đầu tư TPDN của NHTM còn nhằm

các mục đích như:

- Giảm nghĩa vụ nộp thuế của ngân hàng Theo luật pháp của một số

nước thì thu nhập có được từ đầu tư chứng khoán đặc biệt là chứng khoán nợ

(trái phiếu) không phải nộp thuế Do đó, đây là khoản đầu tư bù trừ thu nhập

chịu thuế.

- Tạo ra tuyến phòng thủ cho ngân hàng: Nhằm ngăn ngừa những thiệt

hại mà có thê là hậu quả của sự thay đôi lãi suất trên thị trường

- Dem lại tính năng động cho danh mục tài sản: Không như phan lớn

các khoản vay, các trái phiếu đầu tư có thể được mua và bán nhanh chóng nhằm mục dich tái cơ cấu các tài sản có của ngân hàng dé phù hợp với điều

kiện thị trường hiện tại.

- Tăng cường hiệu quả của ngân hàng: Những trái phiếu có chất lượng ngân hàng đang nắm giữ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.2.3.3 Đặc điểm hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng

thương mại

Là một hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư TPDN của NHTM cũng

có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động đầu tư chứng khoán, đó là:

- Thứ nhất, đầu tư TPDN là hoạt động đầu tư tài chính linh hoạt dotrái phiếu thường có tính thanh khoản cao hơn so với các hình thức đầu tư

khác Xuất phát từ tính thanh khoản của trái phiếu, ngân hàng có thể linh

hoạt hóa trong việc đầu tư và rút vốn đầu tư dưới hình thức mua và bán

TPDN trên thị trường.

- Thứ hai, đầu tư TPDN của NHTM được thực hiện trên cơ sở các giaodịch trực tiếp với tô chức phát hành trái phiếu riêng lẻ, qua đại lý phát hành,hoặc được thực hiện thông qua các trung gian tài chính (quỹ đầu tư, công ty

chứng khoán) với các trái phiêu chào bán ra công chúng.

24

Trang 35

- Thứ ba, hoạt động đầu tư TPDN phải tuân thủ các quy định của thị

trường về trình tự, thủ tục đầu tư, các quy định về điều kiện để được cấp phép

thành viên giao dịch, thành viên đấu thầu, nhà tạo lập thị trường

- Thứ tư, ngoai việc tuân thủ các quy định chung trong đầu tư TPDN, làmột tô chức kinh doanh tiền tệ, ngân hàng còn có nghĩa vụ tuân thủ các quy

định của NHTƯ/ NHNN đối với lĩnh vực kinh doanh này Xét về bản chat, đầu tư là hoạt động chính của ngân hàng đầu tư, không phải của NHTM Tuy

nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, hầu như không còn cónhững quy định phân biệt rạch ròi ranh giới giữa ngân hàng đầu tư và NHTM

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều thực hiện chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu đa dạng hóa thu nhập để giảm

thiểu rủi ro tập trung

Mặc dù vậy, dé hạn chế, hoặc ngăn chặn các NHTM hoạt động sai ban chất, tùy theo thực tế phát triển kinh tế và mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia

trong từng thời kì, NHTW/NHNN một số nước (nhất là các nước có mô hình

tô chức NHTW/NHNN trực thuộc chính phủ) thường ban hành các điều kiện

và quy định về giới hạn đầu tư TPDN ở các mức độ cao thấp khác nhau.

Thông thường, đó là các quy định về giới hạn tỉ lệ giá trị trái phiếu ngân hàngđầu tư trên vốn điều lệ, tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh trongcác ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao, tỉ lệ đầu tư trái phiếu của các

tổ chức tín dụng khác

1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động dau tư trái phiếu doanh nghiệp của

ngân hàng thương mại

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư trái phiếu:

Số dư đầu tư trái phiếu của NHTM: Số dư này có thể xác định theotổng giá trị trái phiếu ngân hang đã đầu tư và còn đang nắm giữ tại thời điểm

tính toán, phân tích; hoặc xác định theo số dư của từng loại trái phiếu, theo

25

Trang 36

thời hạn còn lưu hành của trái phiếu, theo thị trường/kênh đầu tư (đầu tư tráiphiếu niêm yết trên TTCK tập trung, thị trường ban tập trung ).

- Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong đầu tư và chất lượng hoạt động đầu

tư TPDN:

+ Tỉ lệ tổng giá trị TPDN đầu tư/ tổng tài sản của NHTM: Chỉ tiêu nàyđược tính toán dựa trên mức độ phân bồ tổng tài sản của ngân hang đối với

hoạt động đầu tư TPDN, qua đó nhằm phản ánh quy mô đầu tư cũng như mức

độ tập trung của các ngân hàng thương mại đối với hoạt động này

+ Tỉ lệ tổng giá trị trái phiếu có bảo đảm/ tổng tai sản của NHTM: Nếu

các tỉ lệ trên tuân thủ giới hạn quy định của NHTƯ/NHNN và quy định nội bộ

của ngân hàng một mặt phản ánh tính tuân thủ pháp luật, mặt khác góp phầnđảm bảo cơ cau kinh doanh đã được xác lập và hạn chế rủi ro trong đầu tư tráiphiếu Ngược lại, nêu NHTM đầu tư trái phiếu với tỉ lệ quá lớn so với tông tàisản, hoặc và đầu tư quá nhiều vào một/một nhóm loại trái phiếu sẽ gia tăng

nguy CƠ TỦI ro.

+ Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn trong đầu tư trái phiếu:

Ti lệ nợ quá hạn trong dau tư trái phiếu = Nợ quá han trong dau tư trái

phiếu /Téng dư nợ dau tư trái phiếu

+ Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu trong đầu tư trái phiếu

Ti lệ nợ xấu trong đầu tư trái phiếu = Nợ xấu trong đầu tư trái phiếu

/Tổng dư nợ đầu tư trái phiếu

Các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong đầu tư trái phiếu phản ánh chất

lượng và hiệu quả trong hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Tỷ lệ này

càng cao đồng nghĩa với rủi ro mất vốn càng lớn Tương tự như đối với hoạt

động tin dụng, các ty lệ nêu trên cần được rà soát, kiểm soát chặt chẽ, thường

xuyên dé đảm bảo kiểm soát rủi ro trong ngân hàng.

+ Cơ cấu trái phiếu đầu tư = Tổng giá trị trái phiếu loại i/ Tổng giá trị trái phiếu NHTM đầu tư

26

Trang 37

Cơ cấu trái phiếu đầu tư phản ánh mức độ rủi ro danh mục trong đầu tư

trái phiếu Nếu ngân hang đầu tư quá tập trung vào trái phiếu của những

nganh/linh vực kinh doanh mạo hiểm, đầu tư quá nhiều trái phiếu không cóđảm bảo thì rủi ro tiềm an về khả năng thu hồi vốn gốc và lãi sẽ cao hơn

Ngoài ra, việc ngân hàng không tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý

nhà nước (NHTW/NHNN) về việc đầu tư trái phiếu của các TCTD khác phát hành cũng có thể gặp phải các rủi ro pháp lý

+ Mức độ tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện, giới

hạn đầu tư trái phiếu (quy định về nguyên tắc, tổ chức thực hiện quy trình đầu

tư, về giới hạn tỉ lệ dau tư trái phiếu, về dau tư chéo giữa các TCTD ).

- Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động đầu TPDN

+ Tổng thu nhập từ đầu tư TPDN

+ Tỉ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư TPDN

+ Tỉ trọng thu nhập (lợi nhuận) từ đầu tư TPDN trên tổng thu nhập (lợi

nhuận) ngân hàng.

Nếu các chỉ tiêu nêu trên đạt được các mục tiêu đặt ra, chứng tỏ hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng đạt kết quả tốt Ngược lại, nếu thu nhập

từ hoạt động đầu tư thấp, rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm quy định nội bộ và

pháp luật hiện hành về đầu tư trái phiếu, chứng tỏ hoạt động đầu tư của ngânhàng kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro và nhiều van đề đặt ra cần tiếp tục giải

quyết, khắc phục.

1.2.3.5 Quản lý rủi ro trong dau tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng

thương mại

a Khải niệm quan ly rủi ro

Bắt nguồn từ việc ngân hàng không thé loại trừ hoàn toàn rủi ro mà chỉ

có thê hạn chế, phòng ngừa, các ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý rủi

ro đê đảm bảo kiêm soát rủi ro ở mức có thê châp nhận được Khi đó, ngân

27

Trang 38

hàng vừa gia tăng giá trị cho khách hang và đồng thời tạo lợi nhuận cho cô

đông bằng cách thực hiện quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược và trong

phạm vi rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được

"Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn

diện và có tinh hệ thong nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đảm bảo rủi ro năm trong biên độ

mà ngân hàng chấp nhận được" (Phan Thị Thu Hà, 2013).

Quản lý rủi ro hiệu quả là phần trọng tâm trong quản lý tài chính,

nghiệp vụ của ngân hàng, là cơ sở cho khả năng sinh lời ổn định của ngân hàng và tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu và cô đông khác.

b Nguyên tắc quản lý rủi ro trong dau tư trái phiếu doanh nghiệp

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro:

Trong hoạt động đầu tư TPDN của ngân hàng, triệt tiêu rủi ro là điều không thé, do vậy, điều phù hợp hơn là chấp nhận rủi ro và tìm cách hạn chế

nó, và tìm kiếm lợi nhuận cũng chính từ hoạt động này Các nhà quản lý ngânhàng cần chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như muốn có được thu nhập

phù hợp từ hoạt động đầu tư TPDN của mình Nguyên tắc đầu tiên là phải xác

định được mức độ rủi ro ma ngân hàng có thê chấp nhận được Điều này sẽcho phép ngân hàng ra quyết định chấp nhận hay từ chối những quyết định

đầu tư khiến rủi ro của mình đi chệch khỏi mức đã xác định trước.

- Nguyên tắc phù hợp

Trong nguyên tắc này nêu lên rất nhiều các phạm vi phù hợp, trong đógồm những vấn đề phù hợp sau: Thứ nhất, phù hợp giữa mức độ rủi ro cho

phép và tồn that dự kiến — nghĩa là hoạt động đầu tư TPDN của ngân hang chỉ

được hàm chứa những loại rủi ro mà khi sự kiện rủi ro xảy ra thì không được

vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hang; Thứ hai, phù hợp về thời gian,

do thời gian càng dài thì mức độ rủi ro tiêm ân càng cao Chính vì thê, cân

28

Trang 39

phải tính thêm chi phí khi đầu tư vào các loại TPDN có thời gian dài Cuốicùng là phủ hợp với chiến lược mà ngân hàng theo đuổi.

- Nguyên tắc độc lập:

Nhìn chung, thiệt hại đối với ngân hàng do các rủi ro từ hoạt động đầu

tư TPDN khác nhau gây ra thường khá biệt lập, do vậy với mỗi loại rủi ro

nhất định cần có chiến lược nhất định, đồng thời cũng tránh tình trạng lây lan

các loại rủi ro với nhau.

c Nội dung quản lý rủi ro trong dau te TPDN

- Nhận diện rủi ro:

Ngân hàng dự báo và nhận diện rủi ro trong các giao dịch, trong danh

mục đầu tư hiện có, trong cơ sở vật chất và các quy trình của Ngân hàng.

Nhận diện các sự kiện có rủi ro không mong muốn, tiềm an là bước quan

trọng đầu tiên trong quản lý rủi ro trong đầu tư TPDN Các loại rủi ro có mỗi

quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau, và một mức độ rủi ro cho trước có thêchuyên đổi từ dang nay sang dạng khác

- Đo lường rủi ro:

Nhiệm vụ của bước này là phải định lượng được xác suất mà một rủi ro

cụ thé có thé xảy ra và ton thất mà nó gây ra cho ngân hàng Do lường rủi rochính xác và kịp thời là rất cần thiết cho hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả Nếu

không có một hệ thống đo lường rủi ro hữu hiệu, ngân hàng không thể kiểm

soát hoặc giám sát mức độ rủi ro của mình Ngân hàng nên kiểm tra định kỳcác công cụ đo lường rủi ro để chắc chắn về độ tin cậy của chúng

Đề hỗ trợ thông tin một cách có ích cho các quyết định kinh doanh,ngân hàng cần phải nắm rõ về mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra từ cácdau hiệu và nguyên nhân trong các biến cô rủi ro khác nhau trong dau tưTPDN Trong trường hợp các biến cố có khả năng xảy ra cao thì nó phải đượctính đến trong kế hoạch và dự thảo ngân sách thường ngày, ngay cả khi các

29

Trang 40

biến cố đó có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải dự đoán các trường hợp rủi ro ít xảy ra nhưng nếu có sẽ tác động nghiêm

trọng đối với ngân hàng dé đảm bảo đưa ra sự giám sát thích hợp và các giới

hạn chịu đựng rủi ro của ngân hàng không bi vi phạm.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro:

Trên cơ sở nhận biết sự tồn tại khách quan của rủi ro và kết quả của đo

lường rủi ro, ngân hàng có thé xử lý đối với các nguy cơ gây tốn thất như:

+ Tránh né rủi ro: Đây là cách xử sự hiển nhiên nhất bởi vì đương

nhiên sẽ càng tốt nếu như ngân hàng tránh né được càng nhiều rủi ro cũng như tôn thất nếu sự kiện rủi ro xảy ra Trên thực tế, chỉ có thể tránh né rủi ro nếu như có sự lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro này và tránh né rủi

ro kia là hợp lý.

+ Gánh chịu rủi ro: Những ngân hàng quản lý rủi ro một cach thụ độnghoặc không có cách nào tốt hơn dé giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra hoặc

các chiến lược đầu tư mang tính phiêu lưu (đầu tư vào các loại chứng khoán

có độ rủi ro cao — tất nhiên mức độ sinh lời kỳ vọng cao hơn) Đề gánh chịu những tốn thất do rủi ro mang lại trong tương lai, ngân hàng thường tao lập

các quỹ dé bu đắp tôn thất, hay còn gọi là tự bảo hiểm

+ Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tôn thất: Rui ro cao có thé làm gia

tăng tồn thất khi nó xảy ra Ngân hàng — mặc dù chấp nhận rủi ro như một phan không thé thiếu trong hoạt động — cũng cần đến các biện pháp dé giảm

thiểu nguy cơ xảy ra tôn thất bằng các biện pháp như xây dựng quy trình khoahọc và chặt chẽ, tuyển dụng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm, áp dụng

công nghệ hiện dai và phù hợp với trình độ vận hành, giám sat chặt chẽ va kip

thời, yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo Nhờ vậy, các yếu tô gây

ra rủi ro được giam thiểu, làm cho rủi ro 6n định và gần với xác suất đã được

đoán trước hơn.

30

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w