1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài nghiên cứu khoa học nhận thức của sinh viên k2021 khoa tây ban nha trường Đại học hà nội về vấn Đề Đối xử nhân Đạo với Động vật nuôi

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên K2021 khoa Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội về vấn đề Đối xử nhân đạo với động vật nuôi
Tác giả Đặng Thị Thảo Ngân, Nguyễn Thị Anh Thư, Trần Mỹ Hảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Dung
Trường học Trường Đại học Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha
Thể loại Bài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 544,35 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN K2021 KHOA TÂY BAN NHA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI ĐỘNG VẬT NUÔI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN K2021 KHOA TÂY BAN NHA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI ĐỘNG VẬT NUÔI

Nhóm sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thảo Ngân

Nguyễn Thị Anh Thư

Trần Mỹ Hảo

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Dung

Lớp: 3TB-21

Khoa: Ngôn ngữ Tây Ban Nha

Hà Nội, tháng 11 - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài 01

1.2 Mục đích của bài nghiên cứu 02

1.3 Giả thuyết nghiên cứu 02

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

1.5 Tầm quan trọng của nghiên cứu 03

Nội dung chính 2.1 Những khái niệm, vấn đề liên quan trong bài nghiên cứu 03

2.2 Khảo sát nhận thức của sinh viên K2021 khoa Tiếng Tây Ban Nha 04

trường Đại học Hà Nội về vấn đề liên quan đến đối xử nhân đạo với động vật

2.2.1 Mức độ yêu thương động vật nuôi của sinh viên K2021 khoa Ngôn 05

ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội trên thang điểm từ 0 đến 10 2.2.2 Sinh viên K2021 tại Đại học Hà Nội, khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha 06

trong việc đối xử nhân đạo với động vật nuôi 2.2.3 Sinh viên K2021 tại Đại học Hà Nội, khoa Ngôn ngữ Tây Ban 07

Nha suy nghĩ về vấn đề ngược đãi động vật nuôi 2.2.4 Sinh viên năm nhất khoa tiếng Tây Ban Nha Trường Đại học 08

Hà Nội và suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ động vật nuôi 2.3 Đánh giá về nhận thức của sinh viên niên khóa 2021 – 2025 10

khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội về vấn đề đối xử nhân đạo với động vật nuôi Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 13

Tư liệu khảo sát 14

Trang 3

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHÓA 2021-2025 KHOA TIẾNG TÂY BAN NHA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỀ VIỆC

ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI ĐỘNG VẬT NUÔI

Nhóm sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thảo Ngân (Safira) – 3TB21

Trần Mỹ Hảo (Cristina) – 3TB21 Nguyễn Thị Anh Thư (Esther) – 3TB21

GVHD: Nguyễn Thị Kim Dung

Tóm t ắt: Đây là một bài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề đối xử nhân đạo với động

vật nuôi và nhận thức của sinh viên khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội niên khóa 2021 – 2025 về vấn đề này Bài nghiên cứu mở đầu bằng tính cấp thiết, lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu khi lựa chọn chủ đề kết hợp với đưa ra giả thuyết để nghiên cứu đồng thời lựa chọn và khoanh vùng đối tượng, phạm vi, cuối cùng là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu mang lại Tiếp đó là nội dung gồm đưa ra những khái niệm liên quan đến việc đối xử nhân đạo, ngược đãi động vật nuôi

và mang đến những bằng chứng ngược đãi động vật từ xưa đến hiện tại Từ đó trình bày bài khảo sát, đánh giá về mức độ nhận thức của sinh viên K2021 Khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học

Hà Nội về việc đối xử nhân đạo với động vật nuôi Cuối cùng là phần kết luận cũng như định hướng trong tương lai của bài nghiên cứu và danh sách những tài liệu mà bài nghiên cứu này đã tham khảo

1 Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Suzanne B.Bopp (2010) viết rằng: “Khi mọi người nói về động vật, hầu hết đều

nói về vật nuôi của họ - đó là nơi bắt nguồn trải nghiệm của họ về động vật” (When people talk about animals, most are talking about their pets – that’s where their experience of animals comes from”) Bên cạnh nhóm động vật hoang dã cần được

bảo vệ và bảo tồn trước nguy cơ săn bắt và tuyệt chủng thì nhóm động vật nuôi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người về việc đối xử nhân đạo Vài năm trở lại đây, vấn đề đối xử nhân đạo với động vật nuôi ở Việt Nam có những chuyển biến hết sức tích cực nhờ sự vào cuộc của luật pháp Đồng thời, người dân cũng có những nhận thức mới mẻ và đúng đắn, những hành động mang tính thiết thực có liên quan đến vấn đề bảo vệ động vật đặc biệt là người trẻ Tuy nhiên, không phải là tất cả mọi người đều nhận thức được như vậy Vẫn còn nhiều những vụ việc thương tâm về

Trang 4

động vật nuôi diễn ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự mơ hồ, thiếu hiểu biết của mọi người Bài nghiên cứu này hướng tới việc đánh giá nhận thức của sinh viên khóa 2021-2025 khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội về vấn đề đối xử nhân đạo với động vật nuôi Kết quả của bài nghiên cứu sẽ là tiền đề để mở ra những thông tin hữu ích nhằm mang lại kiến thức cho sinh viên khóa 2021 trường Đại học

Hà Nội khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha

1.2 Mục đích của bài nghiên cứu

Trước những thực trạng về ngược đãi động vật nuôi vẫn còn tồn tại ở Việt Nam

và đã có khá nhiều những vụ việc thương tâm, ám ảnh mà con người gây ra đối với động vật nuôi Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá đúng về nhận thức của sinh viên khoa tiếng Tây Ban Nha niên khóa 2021-2025 trường Đại học Hà Nội về vấn đề đối xử nhân đạo với động vật nuôi Đồng thời phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức của sinh viên năm nhất khoa tiếng Tây Ban Nha về tính nhân văn, đạo đức của con người trong mối quan hệ với động vật nuôi

1.3 Giả thuyết nghiên cứu

Dưới đây là những giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đưa ra:

a Sinh viên khoa Tây Ban Nha niên khóa 2021-2025 trường Đại học Hà Nội là những người có nhận thức đúng đắn về vấn đề đối xử nhân đạo với động vật

b Sinh viên năm nhất trường Đại học Hà Nội khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha sẵn sàng tố cáo, lên án, chống trả lại những hành vi sai trái của con người đối với động vật

c Sinh viên K2021 khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội cho rằng ngược đãi động vật là hành vi vi phạm về cả đạo đức lẫn pháp luật

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm vào đối tượng là nhận thức của sinh viên khóa 2021-2025 khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội về vấn đề đối xử nhân đạo với động vật nuôi Phạm vi của bài nghiên cứu là khóa 2021-2025 khoa ngôn ngữ Tây

Trang 5

Ban Nha trường Đại học Hà Nội và thời gian cho phép cuộc nghiên cứu diễn ra (20 ngày)

1.5 Tầm quan trọng của nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá đúng nhận thức của sinh viên K2021 trường Đại học Hà Nội khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha về vai trò của động vật và việc đối xử nhân đạo với động vật nuôi Đồng thời đưa ra những kiến thức liên quan để giúp sinh viên hiểu biết hơn về những vấn nạn vẫn còn tồn tại xoay quanh hành vi của con người đối với động vật nuôi

2 Nội dung chính

2.1 Những khái niệm, vấn đề liên quan trong bài nghiên cứu

a Đối xử nhân đạo với động vật nuôi chính là hành động thể hiện nhân cách

tốt đẹp của con người trong việc hình thành thái độ và cách cư xử với vật nuôi, để vật nuôi được sống trong môi trường tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần Giáo sư –

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trạch (2017) có viết: “Bảo đảm quyền lợi động vật là trách

nhiệm của con người bao gồm việc xem xét tất cả các khía cạnh cuộc sống tốt của con vật như chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng ngừa bệnh tật, quan tâm đối

xử nhân đạo và khi cần thiết ban cho nó một cái chết nhân đạo” Quan tâm đối xử

nhân đạo với động vật nuôi nằm trong trách nhiệm của con người trong việc bảo đảm quyền lợi động vật

Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều tổ chức, dự án thực hiện nhằm mục đích bảo vệ động vật nuôi như Tổ chức Vietnam Animal Eyes, Tổ chức Liên minh bảo vệ chó Châu Á - ACPA Việt Nam (The Asia Canine Protection Alliance), tạp chí “Tôi yêu động vật” dành cho thanh, thiếu niên tại Việt Nam,… và ngày các nhiều các nhóm cộng đồng yêu thương và sẵn sàng cứu giúp động vật nuôi trong mọi hoàn cảnh khác nhau

b Ngược đãi động vật nuôi là hành vi cố tình hoặc vô ý gây ra những tổn hại

cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của động vật Những hành vi này khiến cho động

Trang 6

vật nuôi phải chịu những tổn thương, đau đớn, sợ hãi, khổ sở, bị ám ảnh về mặt tâm

Ngược đãi động vật nuôi được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau Sự tàn

ác ấy được thể hiện ở việc đánh đập, sử dụng bạo lực, tra tấn động vật nuôi hay trộm cắp phục vụ cho những mục đích khác nhau, cũng có thể là bỏ bê, không chăm sóc chúng,… Cũng đã có rất nhiều những vụ việc thương tâm, gây phẫn nộ, ức chế dư luận xảy ra liên quan đến vấn đề ngược đãi động vật nuôi Tháng 6 năm 2015, cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ trước một đoạn video dài khoảng một phút quay lại cảnh một cô gái dùng đèn khò thiêu sống một chú chó nhỏ Cô gái ấy không những không tỏ ra thương xót mà còn rất hả hê trước hành động của mình khiến chú chó đáng thương đó đau đớn đến mức không còn sức phản kháng (Lạc Thành & Văn Hậu, 2015) Hay đến tháng 10 năm 2021, cũng với một đoạn video ngắn quay lại cảnh nam thanh niên tại Hà Nội tẩm dầu hỏa thiêu sống chú mèo con chỉ vì xích mích trong chuyện tình cảm Hành động đó đã gây ra phẫn nộ đỉnh điểm trong cộng đồng mạng nói riêng và người dân biết vụ việc nói chung Những hành động kể trên hay những hành vi tương tự khác đã từng xảy ra gây tổn thương thậm chí tính mạng của vật nuôi đều là những hành động vô nhân tính, vô đạo đức của người gây ra

2.2 Khảo sát nhận thức của sinh viên K2021 khoa Tiếng Tây Ban Nha

trường Đại học Hà Nội về vấn đề liên quan đến đối xử nhân đạo với động vật nuôi

Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một bài khảo sát nhỏ dành cho sinh viên Khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội niên khóa 2021 – 2025 những câu hỏi liên quan đến chủ đề động vật đặc biệt là hành vi nhân đạo của con người đối với động vật nuôi nhằm thu thập những dữ liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho bài nghiên cứu

2.2.1 Mức độ yêu thương động vật nuôi của sinh viên K2021 Khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội trên thang điểm từ 0 đến 10

Trước hết để đối xử nhân đạo với động vật nuôi, con người luôn phải có một tình yêu thương nhất định mới có thể có hành động tốt đẹp được Động vật nuôi phổ

Trang 7

biến như chó, mèo luôn nhận được nhiều sự đồng cảm và yêu thương từ con người nhất vì chúng là những loài động vật gần gũi, thân thuộc, tinh nghịch, đáng yêu, có những cảm xúc vui, buồn khác nhau giống con người và cũng là những loài động vật

thông minh A.D Williams (n.d) từng nói: “Khi nhìn vào đôi mắt của một động vật,

tôi không thấy một con vật Tôi thấy một sinh mệnh sống Tôi thấy một người bạn Tôi cảm nhận được một tâm hồn.” (When I look into the eyes of an animal, I do not see an animal I see a living being I see a friend I feel a soul.) Rất nhiều người coi

chó, mèo hay thú cưng trong gia đình mình như một thành viên trong gia đình, một người thân, một người bạn Vì vậy câu trả lời từ bài khảo sát nhận được, rằng là mọi người tham gia đều lựa chọn trên 7 điểm và đa số là chọn 9 - 10 điểm

Biểu đồ 1: Mức độ yêu thương động vật trên thang điểm từ 0 – 10

Biểu đồ 1 cho thấy đây gần như là số điểm tuyệt đối để thể hiện tình yêu với động vật nuôi của các bạn sinh viên khoa Tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội niên khóa 2021 – 2025 Và theo khảo sát, hầu như mọi người tham gia trả lời đều đã từng hoặc đang nuôi chó hoặc mèo Một dấu hiệu tích cực cho thấy tiền đề tươi sáng để

mở ra nhân cách tốt đẹp của sinh viên ngôn ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội K2021 đối với động vật nuôi

2.2.2 Sinh viên K2021 tại Đại học Hà Nội, khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha trong

việc đối xử nhân đạo với động vật nuôi

Trong bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu đưa ra, có những câu hỏi liên quan đến việc đối xử nhân đạo với động vật nuôi bao gồm:

Trang 8

Câu hỏi thứ nhất: “Bạn hiểu đối xử nhân đạo với động vật nuôi là hành động như thế nào?” và nhóm nghiên cứu đã nhận được những câu trả lời như không

ngược đãi, bỏ rơi, ăn thịt chúng hay quan tâm, chăm sóc chân thành, cho chúng một môi trường và điều kiện sống tốt nhất, đối xử với động vật một cách có nhân tính, có đạo đức, yêu thương, tránh những tổn thương không cần thiết cho động vật nuôi Hay đối xử nhân đạo với động vật là hành động cảm xúc mang tính nhân văn đối với động vật Và có bạn cho rằng đây là một điều đơn giản thôi nhưng không phải ai cũng hiểu và chịu hiểu Với câu hỏi mở này, ta có thể thấy rằng những người tham gia đóng góp ý kiến vào bảng hỏi của nhóm nghiên cứu đang đi đúng hướng với những khái niệm đối xử nhân đạo với động vật nuôi mà bài nghiên cứu đã đề ra

Câu hỏi thứ hai: “Bạn đã từng mắc lỗi trong việc đối xử nhân đạo với động vật chưa?” Sự hình thành đạo đức, nhân cách tốt đẹp không thể được thực hiện trong một thời gian ngắn mà nó là cả một quá trình tạo dựng và giáo dục; hoặc khi mắc phải một lỗi lầm nào đó, con người nhận thức được và không phạm phải sai lầm đó lần thứ hai, tạo cho bản thân những bài học để trưởng thành Đối xử nhân đạo với động vật cũng là một hành động, cử chỉ, thái độ đẹp đẽ của con người Đối với câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã nhận được hai phương án phản hồi được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2: Số liệu sinh viên tham gia khảo sát chưa hoặc đã từng mắc lỗi trong việc

đối xử nhân đạo với động vật

Trang 9

Nhìn vào biểu đồ 2, ta có thể thấy phần đông mọi người tham gia khảo sát chọn

“Chưa từng” với việc mắc lỗi khi đối xử với động vật nuôi Và phương án thứ hai có 26,7% người tham gia khảo sát chọn chính là “Mình đã từng Nhưng mình nhận thức được hành vi đó là sai trái.” Việc nhận thức được hành vi sai trái của bản thân

là một cơ hội để con người có thể sửa chữa, không tái phạm lại điều không đúng đắn

đó một lần nào nữa Rất may rằng số lượng người chưa từng tham gia vào việc bạo hành, ngược đãi động vật là một con số khả quan và số lượng người nhận thức được hành vi của bản thân là điều đáng mừng cho sự đối xử nhân đạo của mọi người tham gia đóng góp ý kiến đối với động vật nuôi

Câu hỏi thứ ba là một câu hỏi tình huống: “Nếu bạn gặp trường hợp vật nuôi bị

bỏ rơi hoặc bị bạo hành trên đường thì bạn có sẵn sàng cứu giúp “bạn nhỏ” đó

không? Bạn sẽ dùng cách nào? Nếu trường hợp đó khó có thể giải quyết thì bạn có còn sẵn sàng giúp đỡ không?” Và nhóm nghiên cứu đã nhận được khá nhiều câu trả lời đến từ những bạn sinh viên K21 khoa Tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội tham gia đóng góp ý kiến Câu trả lời cũng đem đến những cách giải quyết, xử

lí khác nhau nhưng tương đồng về mục đích là cứu giúp con vật đó Các bạn tham gia trả lời khẳng định rằng vẫn sẽ sẵn sàng cứu giúp và quyết liệt chống trả dù cho tình huống đó có khó giải quyết thế nào Nếu chúng bị bỏ rơi thì có bạn sẽ đem về nuôi, cho chúng một mái ấm hoặc hỏi mọi người xung quanh, hay một cách khác là đăng lên mạng xã hội, ai có nhu cầu hoặc điều kiện nuôi sẽ đem cho người đó nuôi Các bạn cũng nói rằng nếu chúng bị thương thì bản thân họ cũng sẵn sàng đem đến trạm cứu trợ động vật hoặc trung tâm thú y Nếu vật nuôi đó bị bạo hành, các bạn tham gia khảo sát cũng sẵn sàng ngăn cản hoặc gọi mọi người đến giúp đỡ, ngăn chặn hành vi bạo lực đó không để “bạn nhỏ” ấy chịu đau đớn, tổn thương Các câu trả lời này cho ta thấy quan tâm, đối xử nhân đạo với động vật không chỉ là việc diễn

ra trong suy nghĩ hay tiềm thức mà còn phải được thể hiện bằng hành động Vì vậy, quyết liệt lên án, tố cáo hành vi bạo lực sai trái này là câu trả lời mà nhóm nghiên cứu nhận được từ những sinh viên đóng góp ý kiến

2.2.3 Sinh viên K2021 tại Đại học Hà Nội, khoa Ngôn ngữ Tây Ban Nha suy nghĩ về vấn đề ngược đãi động vật nuôi

Trang 10

Ở phần này nhóm nghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề ngược đãi động vật nuôi nhằm đánh giá suy nghĩ của sinh viên năm nhất khoa tiếng Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội về những hành vi làm tổn hại về thể chất lần tinh thần vật nuôi

Trước hết là câu hỏi “Theo bạn, hành vi ngược đãi động vật là hành vi như thế nào?” Câu trả lời mà nhóm nghiên cứu nhận được xin được tóm tắt như sau: Đây là hành vi tàn bạo, vô nhân tính, mang tính xâm hại, đánh đập, sử dụng bạo lực, đối đãi không tốt và để vật nuôi chịu cảnh đói rét trong khi bản thân có thể bảo đảm những điều kiện tốt hơn Ngược đãi động vật nuôi là hành vi vô nhân đạo, gây tổn thương đến động vật cả về thể xác lẫn tinh thần Có thể thấy những người tham gia đóng góp ý kiến là những người có nhận thức rất rõ về hành vi vô nhân đạo này Họ đã lên án gay gắt đối với vấn đề ngược đãi động vật nuôi Tức họ hiểu rằng việc làm này thể hiện “phần con chứ không còn phần người”

Tiếp theo là một câu hỏi đóng với nội dung: “Bạn nghĩ hành vi ngược đãi động vật là vấn đề về pháp luật hay vấn đề về đạo đức?” Câu trả lời của sinh viên tham gia được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3: Ngược đãi động vật là vấn đề về pháp luật hay đạo đức?

Ở biểu đồ 3 ta có thể thấy đến 80% người tham gia khảo sát cho rằng vấn đề ngược đãi động vật là hành vi vi phạm về cả pháp luật và đạo đức Và có 20% người tham

Ngày đăng: 29/10/2024, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bopp, B.S. (2010). Humane Handling of Farm Animals. Truy xuất từ https://certifiedhumane.org/humane-handling-of-farm-animals/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Humane Handling of Farm Animals
Tác giả: Bopp, B.S
Năm: 2010
3. Cửu Long. (2021). Vụ tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp lý. Truy xuất từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-tieu-huy-15-con-cho-o-ca-mau-chinh-quyen-neu-can-cu-phap-ly-781882.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp lý
Tác giả: Cửu Long
Năm: 2021
4. Dương Lan (2021). Phẫn nộ clip nam thanh niên thiêu sống con mèo ở Hà Nội. Truy xuất từ https://thanhnien.vn/phan-no-clip-nam-thanh-nien-thieu-song-con-meo-o-ha-noi-post1396824.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẫn nộ clip nam thanh niên thiêu sống con mèo ở Hà Nội
Tác giả: Dương Lan
Năm: 2021
5. Lạc Thành & Văn Hậu (2015). Hành hạ thú cưng - thú vui quái đản hay bệnh lý tâm thần?. Truy xuất từ https://www.doisongphapluat.com/hanh-ha-thu-cung---thu-vui-quai-dan-hay-benh-ly-tam-than-a99006.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành hạ thú cưng - thú vui quái đản hay bệnh lý tâm thần
Tác giả: Lạc Thành & Văn Hậu
Năm: 2015
6. Nghị định số 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. (2021). Truy xuất từhttps://soldtbxh.thaibinh.gov.vn/van-ban-phap-luat/van-ban-tu-trung-uong/nghi-dinh-so-04-2021-nd-cp-cua-chinh-phu-quy-dinh-xu-phat-vi.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
Tác giả: Nghị định số 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
Năm: 2021
7. Nguyễn Xuân Trạch (2017). Phúc lợi động vật: Khái niệm và Thực hành, Hội nghị khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn quốc 2017. Cần Thơ, Việt Nam, 2017.8. Williams. A.D. (nd) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn quốc 2017
Tác giả: Nguyễn Xuân Trạch
Năm: 2017
1. Bekoff, M. (2007). The Emotional lives of Animals: A Leading Scientist Explores Animal Joy, Sorrow, and Empathy - and Why They Matter Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w