THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐƯỢC TUYỂN DỤNG CỦA SINH VIÊN NG
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề việc làm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Bởi vì nó không chỉ là một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế mà còn là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định của xã hội Và hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu Hầu hết các nhà máy, doanh nghiệp ở nước ta đang đối diện với áp lực tài chính Để giải quyết tình hình khó khăn, nhiều nhà máy, doanh nghiệp đã và đang thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự để giảm bớt chi phí và duy trì sự ổn định tài chính cho công ty Và chính sách đó đã gây ra làn sóng thất nghiệp hàng loạt, tác động không chỉ đối với người lao động hiện tại mà còn đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho các sinh viên vừa mới ra trường “Theo bản tin cập nhật thị trường lao động số 13 – quý I năm 2017, trong quý I năm 2017, cả nước có 138,8 nghìn người có trình độ từ Đại học trở lên thất nghiệp; số lao động thất nghiệp có trình độ Cao đẳng là 104.200 người So với quý IV năm 2016 có giảm đi 38,2 nghìn người Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức 7,29%, cao hơn quý trước và cao hơn cùng kỳ năm 2016” Qua đó, chúng ta có thể thấy, tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi ra trường của các trường Đại học, Cao đẳng không quá lớn trong tình hình kinh tế những năm gần đây Cùng với sự biến động liên tục của thị trường lao động, bên cạnh đó, vấn đề việc làm của sinh viên vừa ra trường còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nên cơ hội có việc làm gặp không ít khó khăn
Chính vì vậy, để giúp các sinh viên vừa ra trường có thể hiểu rõ hơn và xác định được những vấn đề trên thì nhóm chúng tôi chọn vấn đề “Các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận này Bài khóa luận sẽ chỉ ra thực trạng, xác định các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp, đưa ra các hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu chung: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP
- Xác định các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành
Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố đối với việc được tuyển dụng của sinh viên, chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình
- Đề xuất các hàm ý quản trị để giúp tăng tỷ lệ được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu
Hướng đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã bám sát và trả lời các câu hỏi nghiên cứu góp phần phân tích đúng trọng tâm, làm sáng tỏ được nội dung của đề tài:
- Có hay không mối quan hệ giữa các nhân tố đến việc Được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh:
+ Nhân tố nào tác động mạnh nhất đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh?
+ Nhân tố nào tác động yếu nhất hoặc không có tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP
+ Những nhân tố nào tác động tích cực đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
+ Những nhân tố nào tác động tiêu cực đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Những hàm ý quản trị nào góp phần nâng cao tỷ lệ được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến việc tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát là các sinh viên thuộc ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Về không gian: Nghiên cứu tập trung khảo sát các sinh viên thuộc ngành Quản lý công nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang sinh sống và làm việc trên TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu trong vòng 2 tháng năm
- Phạm vi và số mẫu nghiên cứu: phân tích dựa trên 247 sinh viên hiện đang theo học hoặc đã tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Nhóm người này có thể đang trong quá trình tìm việc làm hoặc đã đi làm liên quan về ngành Quản lý công nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu bao gồm 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả nghiên cứu sơ bộ dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan của các tài liệu, nghiên cứu đi trước để đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua phương pháp trực tuyến gửi bảng khảo sát đến với các đối tượng mục tiêu để thu thập dữ liệu, phục vụ cho mục đích phân tích các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Số lượng mẫu nghiên cứu được dùng trong phương pháp này dự định cỡ mẫu 270 sinh viên và thu về
247 cỡ mẫu hợp lệ, thông tin có tính chính xác, tin cậy Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để cho thấy được ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Ý nghĩa của đề tài
- Đưa ra những thông tin về mức độ chất lượng của giáo dục đại học từ đó giúp các nhà trường có thể tối ưu hóa chương trình giảng dạy và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng hơn cho doanh nghiệp
- Cung cấp cái nhìn chi tiết về những cơ hội và thách thức mà những sinh viên ngành Quản lý công nghiệp phải đối mặt khi bắt đầu trên con đường tìm kiếm việc làm
- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tìm kiếm việc làm Qua đó có thể khuyến khích sinh viên phát triển những kỹ năng và tư duy để phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp.
Kết cấu của đề tài
Bố cục của đề tài bao gồm có 5 chương chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về cung - cầu lao động
Theo lý thuyết cung cầu lao động, các yếu tố nhân khẩu học, yếu tố kinh tế xã hội, sự phát triển giáo dục và khả năng đáp ứng của người sử dụng lao động ảnh hưởng đến khả năng có được việc làm của người lao động Theo Fullbright (2010), cung lao động là số lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc có tay nghề cao với các ngành nghề, trình độ, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật khác nhau và sẵn sàng tham gia thị trường lao động tại một thời điểm nhất định Cung lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng dân số, nguồn lao động, giáo dục, y tế, Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động và tỷ trọng lực lượng lao động, chất lượng lao động và cơ cấu cung ứng lao động
Bên cạnh đó, cầu lao động là khả năng người sử dụng lao động thuê được một số lượng lao động nhất định từ thị trường lao động trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, chẳng hạn như: Tăng trưởng kinh tế hàng năm; Phát triển các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế; Phát triển khoa học, công nghệ; Khả năng huy động đầu tư toàn xã hội; Có khả năng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Lý thuyết phát triển sự nghiệp
Để có được một công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết về chính bản thân, về kiến thức nghề nghiệp và sự hiểu biết của bản thân về xã hội bên ngoài Tuy nhiên, quan trọng nhất là người lao động phải có khả năng phát huy, hòa hợp được các yếu tố trên thành lợi thế cho mình Theo Ginzberg và cộng sự (1951) cho rằng có 4 yếu tố tác động đến việc để có việc làm đó là yếu tố thực tế, sự ảnh hưởng của quá trình giáo dục, yếu tố tình cảm và giá trị bản thân Và ở mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi cá nhân người lao động cũng sẽ có sự quyết định lựa chọn khác nhau theo 4 yếu tố: sở thích, năng lực, giá trị và sự chuyển đổi Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn nào thì đều có sự kết hợp giữa các yếu tố trên trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp
Tóm lại, lý thuyết về sự phát triển sự nghiệp chứng tỏ rằng để có được một việc làm là cả một quá trình, bao gồm cả việc lựa chọn, phân tích và tổng hợp sau đó cá nhân mới quyết định sau nhiều giai đoạn Có thể là chịu sự tác động bên ngoài, từ những phản ánh thực tế cũng có thể là do sự trải nghiệm của chính bản thân nỗ lực học hỏi và đúc kết.
Những điều kiện mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, có 11,2% doanh nghiệp cần sinh viên có ngành học phù hợp với công việc ứng tuyển, có đến 41,6% số doanh nghiệp cho rằng sinh viên tốt nghiệp đại học còn hạn chế về kỹ năng mềm Song song đó, chương trình thực tập tại nhiều trường còn nặng nề về hình thức, thời gian thực tập ít, chưa đem lại hiệu quả và chất lượng cao, sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm thực tế về lĩnh vực theo học Ngoài ra, 15,2% doanh nghiệp cho rằng sinh viên tốt nghiệp không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Có thể kết luận rằng, nhà tuyển dụng cần một ứng viên có ngành học phù hợp với vị trí công việc, có kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu công việc, có trải nghiệm thực hành về công việc và hơn hết là sự đam mê, yêu thích với công việc ứng tuyển
Theo khảo sát trực tuyến của CareerBuilder với hơn 1.000 nhà tuyển dụng ở đa dạng các công ty đã kết luận được 5 điều quan trọng đối với sinh viên có nhu cầu tìm việc như sau:
- Kinh nghiệm chuyên môn: kinh nghiệm này có thể là kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực theo học hoặc ở một khía cạnh khác sinh viên có kinh nghiệm tại các hoạt động tình nguyện xã hội, thực tập và các công việc bán thời gian cũng được nhà tuyển dụng đánh giá tốt
- Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp: đa số nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên phù hợp với công việc hơn là chọn ứng viên giỏi nhất Vì mỗi doanh nghiệp sẽ có môi trường làm việc khác nhau, đòi hỏi ứng viên phải có khả năng thích ứng với môi trường văn hóa tại doanh nghiệp
- Kiến thức nền: kiến thức nền là kiến thức nền tảng mà sinh viên tích lũy trong quá trình học tập tại trường, để làm được một việc nào đó, ít nhất sinh viên cần có kiến thức cơ bản về công việc
- Tham vọng và lòng nhiệt tình: nhà tuyển dụng luôn muốn tìm được những ứng viên có tham vọng và lòng nhiệt tình, đây là yếu tố nền tảng để ứng viên trở thành một người cống hiến cho công việc
- Sự chuẩn bị: khi đến phỏng vấn, ứng viên cần chuẩn bị chu đáo về trang phục, thời gian, địa điểm; tìm hiểu thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển; chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời với nhà tuyển dụng và hơn hết là thái độ nghiêm túc với công việc.
Các khái niệm về những nhân tố trong mô hình
Kiến thức là một phần rất quan trọng, là nền tảng để ứng viên thực hiện công việc tại doanh nghiệp Theo Nguyễn Thị Hóa và cộng sự (2014), kiến thức thể hiện những nhận thức, khối lượng thông tin mà sinh viên được truyền đạt, tổng hợp và rèn luyện trong suốt giảng đường học tập Ngoài ra, kiến thức còn được hiểu là năng lực tổng hợp, phân tích dữ liệu, đánh giá và giải quyết vấn đề Vì vậy, để nâng cao cơ hội được tuyển dụng thì kiến thức là yếu tố cần thiết giúp ứng viên lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng
2.4.2 Khái niệm Khả năng làm việc
Khả năng làm việc là khả năng của một cá nhân hoặc tổ chức cần có để thực hiện các nhiệm vụ mà công việc được yêu cầu Người có khả năng làm việc tốt là người có khả năng thích nghi với môi trường làm việc nhanh chóng, chịu được áp lực công việc Khả năng làm việc bao gồm nhiều yếu tố như: kỹ năng, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề, biết lắng nghe, tiếp thu và khắc phục nhược điểm của bản thân, Sự phát triển và rèn luyện khả năng làm việc cao giúp bạn mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đạt được thành công và tiến bộ trong công việc lẫn cuộc sống
2.4.3 Khái niệm Kỹ năng mềm
Theo Majid và cộng sự (2012), kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm việc cũng như trong các tương tác xã hội, với năm kỹ năng mềm quan trọng là: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng phản biện Bên cạnh đó, sinh viên cần phải có các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo, Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ứng viên cần phải có kỹ năng mềm kết hợp với tư duy ứng xử khéo léo và linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cơ hội được tuyển dụng của sinh viên mới ra trường Qua đó, có thể thấy được Kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong việc được tuyển dụng
2.4.4 Khái niệm Khả năng đáp ứng
Khi ứng tuyển một công việc, nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu về công việc của nhà tuyển dụng, đó được gọi là khả năng đáp ứng Những người có khả năng đáp ứng tốt là những người có đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ứng tuyển, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học đáp ứng được các yêu cầu của công việc Kinh nghiệm được tích lũy được trong quá trình rèn luyện, học tập tại trường, từ công việc thực tập, công việc làm thêm, các hoạt động xã hội Kiến thức là nền tảng để bắt đầu một công việc, có kiến thức chuyên môn giúp sinh viên gia tăng cơ hội tìm được việc làm Trong quá trình hội nhập, việc sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học văn phòng giúp ứng viên ghi được điểm cộng với nhà tuyển dụng
2.4.5 Khái niệm Vốn xã hội
Vốn xã hội là mối quan hệ ngoại giao, việc ngoại giao tốt giúp ứng viên có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp cận công việc, giúp con đường sự nghiệp dễ dàng hơn Theo Phạm Huy Cường (2014), vốn xã hội là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy có đến 63,4% các thông tin việc làm liên quan đến các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, chẳng hạn như gia đình, họ hàng, bạn bè, thầy/cô và nhà trường
2.4.6 Khái niệm Thương hiệu nhà trường
Tên trường được ứng viên để trên CV, khi trường có thương hiệu nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao khả năng của ứng viên hơn Vì họ tin rằng, nếu được đào tạo từ một trường uy tín, chất lượng, chắc hẳn ứng viên này có tiềm năng Nhà tuyển dụng sẽ ưu ái và cơ hội cho ứng viên đó được tuyển dụng sẽ cao hơn Beneke (2011) cho rằng thương hiệu giáo dục đại học là “nhận thức hay cảm xúc duy trì bởi người mua hoặc người mua tiềm năng mô tả các kinh nghiệm liên quan đến việc giao dịch với một tổ chức học thuật, với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức học thuật”
2.4.7 Khái niệm Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế ảnh hưởng khá lớn đến việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp Hiện nay, sự sa thải ở các công ty trên thế giới khi không chịu nổi sức ép của nền kinh tế khiến người lao động, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường băn khoăn, lo lắng Theo báo Dân Trí, trong những tháng đầu năm 2024, có khoảng 100 công ty công nghệ bao gồm Meta, Amazon, Google, sa thải khoảng 25.000 nhân viên
Nền kinh tế của Việt Nam cũng hội nhập và mở rộng vì thế khó tránh khỏi được làn sóng sa thải Trong năm 2023-2024, Thế giới di động đã đóng cửa hàng trăm cửa hàng và sa thải khoảng 10.000 nhân sự, đồng thời Bách hóa xanh cũng bị bán lại cổ phần, sa thải, cắt giảm nhân sự Qua đó, có thể nhận thấy được hiện nay, thị trường lao động đang có nhiều biến đổi, dù có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan
*Tổng hợp nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng
Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Viên (2023)
Trần Thị Xuân Viên (2023) đã thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khối ngành Kinh doanh và Quản lý Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh” Nghiên cứu nhằm đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên, và đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khối ngành Kinh doanh và Quản lý Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP Hồ Chí Minh Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn với chuyên gia) và định lượng, có 260 người thực hiện khảo sát thỏa mãn đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố Quan hệ xã hội, Trình độ ngoại ngữ, Ý thức công việc tác động mạnh nhất đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi khối ngành kinh doanh và quản lý Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP Hồ Chí Minh Nhân tố Quan hệ xã hội có hệ số B = 4,436 có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhân tố Trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng thứ hai với hệ số B = 2,504, nhân tố Ý thức Công việc ảnh hưởng thứ ba với hệ số B = 1,614 Các nhân tố còn lại có mức độ tác động ít hơn đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhân tố tác động thứ 4 là nhân tố Chương trình đào tạo (B = 1,324), nhân tố tác động thứ 5 là nhân tố Kỹ năng cứng (B = 1,264), nhân tố tác động thứ 6 là nhân tố Kỹ năng làm việc (B = 1,050) và nhân tố ít tác động nhất là nhân tố Kỹ năng mềm (B = 1,045) 7 nhân tố đều có chiều hướng tác động tích cực đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp Sau phân tích tác giả đã đề xuất các hàm ý quản trị về sinh viên cần có định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; nhà trường cần thay đổi chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà tuyển dụng cần tham gia trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Xuân Viên (2023)
Nguồn: Trần Thị Xuân Viên (2023)
Khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khối ngành kinh doanh và quản lý
Kỹ năng mềm Ý thức công việc
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022)
Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022) đã thực hiện nghiên cứu: “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện thông qua kiểm định hệ số tin cậy mẫu thu thập là 150 sinh viên đã tốt nghiệp giai đoạn 2016-2021
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022)
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022)
Kết quả sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, EFA và mô hình hồi quy Nhị phân cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm theo mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất như sau: Bối cảnh kinh tế - xã hội, Tích lũy, Kỹ năng mềm,
Mức độ phù hợp với công việc
Tính cạnh tranh về cơ hội việc làm
Bối cảnh kinh tế xã hội
Môi trường đào tạo Điều kiện gia đình và các mối quan hệ xã hội
Khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên khoa Đầu tư
Kỹ năng cứng, Mối quan hệ và nhà trường Các nhân tố đều có tác động thuận chiều đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên Khoa Đầu tư
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019)
Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019) đã thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang” Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang Tác giả đã khảo sát 200 cựu sinh viên tốt nghiệp giai đoạn
2012 - 2015 Tác giả đã phân tích hồi quy nhị phân và cho ra kết quả là: có 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm bao gồm quan hệ xã hội, xếp loại tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng 5 yếu tố này đều tác động tích cực đến khả năng tìm việc làm của sinh viên
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019)
Nguồn: Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019)
Tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng được tuyển dụng của sinh viên như: sinh viên phải phấn đấu tốt nghiệp với kết quả cao, giữ mối liên hệ với thầy/cô bạn bè, anh chị khóa trên; nhà trường duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; giảng viên rèn luyện kỹ năng cho sinh viên
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019)
Khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019) đã thực hiện nghiên cứu:
“Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Tài chính - Kế toán Trường Đại học Lạc Hồng Tác giả đã vận dụng lý thuyết cung - cầu và phát triển nghề nghiệp để xây dựng mô hình 4 yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic trên
291 mẫu khảo sát hợp lệ
Nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là vốn xã hội với hệ số B = 1,981, yếu tố kiến thức với hệ số B = 1,022, kỹ năng mềm với hệ số B = 0,868 và khả năng đáp ứng với hệ số B = 0,589 Các nhân tố đều tác động thuận chiều với việc được tuyển dụng
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga
Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019) Nghiên cứu của Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018)
Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long sau khi ra trường Nghiên cứu này phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Được tuyển dụng
Long sau khi ra trường Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành khảo sát 250 sinh viên đã tốt nghiệp giai đoạn 2016 - 2018
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm là Kỹ năng cứng tác động mạnh nhất với hệ số B = 1,216, tiếp theo là Kỹ năng mềm (B = 0,977), Khả năng làm việc (B = 0,963), Trình độ ngoại ngữ (B = 0,774) và tác động yếu nhất là Kết quả học tập với hệ số B = 0,483 Các nhân tố này đều tác động tích cực đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018)
Nguồn: Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018) Nghiên cứu của Nguyễn Quyết (2017)
Nguyễn Quyết (2017) đã thực hiện nghiên cứu: “Những nhân tố tác động tới khả năng có việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan sau khi tốt nghiệp: Thực nghiệm bằng mô hình hồi quy sống sót” Nghiên cứu phân tích những nhân tố tác động tới khả năng có việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan sau khi tốt nghiệp Phương pháp định lượng và mô hình hồi quy sống sót được tác giả đưa vào bài nghiên cứu Sau khi phân tích sơ bộ để loại bỏ những mẫu không hợp lệ, số lượng mẫu tác giả sử dụng cho phân tích là 360 mẫu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
Khả năng tìm được việc làm
Kỹ năng mềm Ý thức trong công việc
Kết quả học tập những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên bao gồm kinh nghiệm làm việc (B = 0,129) nếu kinh nghiệm làm việc tăng lên 1 tháng thì khả năng có việc làm tăng khoảng 13,75%, điểm trung bình (B = 0,082) nếu điểm trung bình tăng lên một điểm thì khả năng có việc làm tăng khoảng 8,5%, chiến lược tìm việc (B = 0,076) nghĩa là một cá nhân tìm kiếm việc làm bằng phương pháp phi truyền thống sẽ có cơ hội có việc làm hơn so với những cá nhân tìm việc bằng phương pháp truyền thống khoảng 7,9%, kỹ năng mềm (B = 0,040) nếu kĩ năng của sinh viên tăng lên một điểm thì khả năng có việc làm của sinh viên tăng khoảng 4%, chương trình đào tạo (B = 0,033) nếu chương trình đào tạo được đánh giá tăng lên một bậc (tích cực) thì khả năng có việc làm của sinh viên tăng khoảng 3,4% giả sử các yếu tố khác không đổi
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quyết (2017)
Nghiên cứu của Lê Phương Lan và cộng sự (2016 )
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Dựa theo cơ sở của sơ đồ trên, để thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh thì nhóm tác giả bắt đầu tiến hành từ việc xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, bên cạnh đó, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và các nghiên cứu đi trước có nội dung liên quan đến bài nghiên cứu của nhóm tác giả, tiếp theo, lên kế hoạch thực hiện xây dựng đề cương và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát cũng như đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu Sau đó, nhóm tác giả bắt đầu thực hiện việc khảo sát để thu thập dữ liệu và phân tích kết quả dữ liệu thu được bằng phần mềm SPSS 20 cũng như đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao, cải thiện được tình trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Mã hóa và xây dựng thang đo
Tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố bao gồm: (1) Kiến thức, (2) Khả năng làm việc, (3) Kỹ năng mềm, (4) Khả năng đáp ứng, (5) Vốn xã hội, (6) Thương hiệu nhà
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo đề xuất
Thang đo Điều chỉnh thang đo Thảo luận nhóm
Phân tích nhân tố khám phá
- Xem xét các chỉ số cần thiết như KMO, phương sai trích, giá trị riêng
- Các giá trị đánh giá độ phù hợp mô hình
- Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Kết luận và kiến nghị
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng 0,3
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha 0,6 trường, (7) Tình hình kinh tế để thực hiện cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Các thang đo cụ thể tương ứng với mỗi nhóm nhân tố nhằm khảo sát, đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ đo lường từ mức độ với 1 là hoàn toàn không đồng ý cho đến mức độ với 5 là hoàn toàn đồng ý và được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Thang đo các biến độc lập trong mô hình
BIẾN DIỄN GIẢI NGUỒN THAM
KT1 1 Điểm trung bình tích lũy toàn khóa
Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018)
KT2 2 Kiến thức được đào tạo tại trường
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019)
KT3 3 Kiến thức về xã hội, môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019)
KNLV1 1 Khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc
KNLV2 2 Khả năng chịu áp lực cao trong công việc Nguyễn Trung
Tiến và cộng sự (2018) KNLV3 3 Khả năng làm việc độc lập, tự chủ
KNLV4 4 Khả năng lắng nghe, tiếp thu và khắc phục nhược điểm cá nhân
KNM1 1 Kỹ năng làm việc nhóm
Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2018)
KNM2 2 Kỹ năng giao tiếp
Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019)
KNM3 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề
KNM4 4 Kỹ năng lập kế hoạch
KNDU1 1 Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ứng tuyển
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019)
KNDU2 2 Kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển
KNDU3 3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát
KNDU4 4 Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng
VXH1 1 Được bạn bè giới thiệu công việc
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2019)
VXH2 2 Có sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình tìm việc
VXH3 3 Được trường giới thiệu đến công việc
VXH4 4 Nhiều doanh nghiệp, nhà máy được thành lập
THNT1 1 Chương trình đào tạo chất lượng
Nguyễn Quyết (2017) THNT2 2 Đội ngũ giảng viên chất lượng
THNT3 3 Nhà trường có sự kết nối với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp
THNT4 4 Cơ sở vật chất hiện đại
KINH TẾ THKT1 1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
THKT2 2 Các biến đổi nền kinh tế Việt
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng khảo sát
Bảng khảo sát bao gồm 4 nội dung chính:
- Phần I: Giới thiệu mục đích khảo sát
- Phần II gồm các câu hỏi khảo sát cơ bản về đối tượng khảo sát: giới tính, sinh viên năm mấy, vị trí ứng tuyển, mức lương/trợ cấp, hình thức tìm việc, mất khoảng thời gian bao lâu cho vấn đề tìm việc làm Mọi thông tin sẽ được bảo mật
- Phần III: Khảo sát bao gồm những câu hỏi về các tiêu chí của các nhân tố liên quan đến việc nghiên cứu tác động của các yếu tố đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ đo lường được sử dụng cho tất cả yếu tố, được lựa chọn từ điểm 1 “hoàn toàn không đồng ý” đến điểm 5 “hoàn toàn đồng ý”
Tổng thể, kích thước mẫu và chọn mẫu
Để đảm bảo cho sự tin cậy của việc nghiên cứu thì việc lựa chọn một kích thước mẫu phù hợp là bước vô cùng quan trọng Theo lý thuyết, cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng có tính chính xác, và ngược lại cỡ mẫu càng nhỏ thì ảnh hưởng không tốt đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, kích thước mẫu quá lớn sẽ dẫn đến thời gian hoàn thành cuộc khảo sát có thể dài hơn và gây ra áp lực đến việc duy trì đảm bảo chi phí thực hiện Đối với nghiên cứu này, nhóm tác giả xác định cỡ mẫu dựa trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác và đáng tin cậy cho dữ liệu
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), việc xác định cỡ mẫu theo các quan điểm tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 100 hoặc hơn = tuyệt vời Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) với m biến quan sát: n>m*5 (n: tổng số biến điều tra, m: tổng số biến cần khảo sát) Đồng thời, tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đã thực hiện tóm tắt các nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố Theo lý thuyết đó thì số biến quan sỏt phải ớt nhất bằng ẳ hoặc ⅕ của tổng quy mụ mẫu, hay hiểu đơn giản tổng quy mô mẫu = 4 hoặc 5 x với biến quan sát Áp dụng đối với trong nghiên cứu này của nhóm tác giả, ta có 25 biến quan sát thì quy mỗ mẫu sẽ tính bằng 5 x 25 = 125 biến quan sát Tuy nhiên, để đảm bảo tính thuyết phục và độ tin cậy cho nghiên cứu thì nhóm tác giả tiến hành khảo sát 270 mẫu và thu được về 247 mẫu khảo sát hợp lệ cho việc phân tích dữ liệu, chiếm tỉ lệ 91,48% trên tổng số mẫu thu được.
Quá trình thu thập dữ liệu
- Nhóm tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trong vòng 2 tháng (2-3/2024)
- Kích thước mẫu 247 đối tượng được khảo sát Nhóm đối tượng này bao gồm chủ yếu là các sinh viên hiện đang học hoặc đã tốt nghiệp thuộc ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Triển khai gửi bảng khảo sát thông qua phương pháp trực tuyến đến các đối tượng mục tiêu và kèm theo hướng dẫn chi tiết và giải thích rõ ràng về ý nghĩa và mục đích cho từng các câu hỏi nếu các đối tượng chưa hiểu rõ
- Thu nhận lại các bảng khảo sát đã được hoàn thành từ các đối tượng tham gia và đồng thời, đảm bảo rằng mọi thông tin được cung cấp đều đầy đủ và có độ tin cậy
- Tổng hợp và thống kê lại thông tin từ các bảng khảo sát, sau đó tổ chức và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về các quan điểm, nhận định từ các đối tượng tham gia trả lời.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả mẫu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát bằng hình thức trực tuyến với đối tượng khảo sát là các sinh viên thuộc ngành Quản lý công nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trong việc đánh giá mức ảnh hưởng của các nhân tố đối với việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Nhóm tác giả gửi link khảo sát thông qua trang mạng xã hội (facebook, zalo), gmail, group lớp Sau 2 tháng khảo sát, nhóm thu được 270 mẫu, nhóm tiếp tục kiểm tra và sàng lọc, loại bỏ những mẫu không hợp lệ, đồng thời tiến hành mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng khảo sát Kết quả cuối cùng thu được 247 mẫu hợp lệ và đưa vào phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20
Sau khi sơ lược thống kê các thông tin đối tượng khảo sát, nhóm tác giả thu được kết quả:
Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát
Biến Tần số Tỉ lệ
Khác (chờ bằng, đã 45 18,22% tốt nghiệp, )
Mức lương/trợ cấp mong muốn
Hình thức tìm kiếm công việc
Tự tìm kiếm ở các trang mạng xã hội 163 65,99% Được người thân, bạn bè giới thiệu 70 28,34% Được trường giới thiệu 14 5,67%
Thời gian để tìm được việc làm
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Giới tính: Trong 247 sinh viên được khảo sát có 140 sinh viên nữ chiếm 57,09% và sinh viên nam chiếm 42,91% Kết quả này cho thấy số lượng sinh viên nữ chiếm nhiều hơn sinh viên nam
Hình 4.1: Tỷ lệ Giới tính (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Sinh viên năm: Trong 247 sinh viên được khảo sát có 4 sinh viên năm nhất chiếm 1,62%, 45 sinh viên năm 2 chiếm 18,22%, 63 sinh viên năm 3 chiếm 25,51%, 90 sinh viên năm 4 chiếm 36,44%, 18,22% còn lại là sinh viên đang chờ bằng hoặc đa tốt nghiệp
Hình 4.2: Tỷ lệ Sinh viên năm (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Vị trí ứng tuyển: Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đề xuất 2 vị trí ứng tuyển là thực tập sinh và nhân viên chính thức Trong 247 sinh viên được khảo sát có 178 sinh viên ứng tuyển vị trí thực tập sinh chiếm 72,06%, 69 sinh viên ứng tuyển vị trí nhân viên chính thức chiếm 27,94%
Hình 4.3: Tỷ lệ Vị trí ứng tuyển (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Mức lương/trợ cấp mong muốn: Trong tổng số 247 sinh viên được khảo sát, tỷ lệ lựa chọn mức lương/trợ cấp dưới 3 triệu là 126 sinh viên chiếm 51,01%, từ 3-7 triệu có 57 sinh viên chiếm 23,08%, từ 7-12 triệu có 37 sinh viên chiếm 14,98%, 27 sinh viên còn lại lựa chọn mức lương/trợ cấp trên 12 triệu chiếm 10,93%
Hình 4.4: Tỷ lệ Mức lương/trợ cấp mong muốn (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Hình thức tìm kiếm công việc: Trong tổng số 247 sinh viên được khảo sát có
163 sinh viên chọn tự tìm kiếm công việc trên các trang mạng xã hội chiếm 65,99%, 70 sinh viên chọn được người thân, bạn bè giới thiệu chiếm 28,34%, 14 sinh viên chọn được nhà trường giới thiệu chiếm 5,67%
Hình 4.5: Tỷ lệ Hình thức tìm kiếm công việc (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Thời gian để tìm được việc làm: Trong tổng số 247 sinh viên được khảo sát có
21 sinh viên tìm được việc làm dưới 15 ngày chiếm 8,50%, 53 sinh viên tìm được việc làm trong khoảng từ 15-30 ngày chiếm 21,46%, 44 sinh viên tìm được việc làm trong khoảng từ 30-45 ngày chiếm 17,81%, 34 sinh viên tìm được việc làm từ 45 ngày trở lên chiếm 13,77%, 95 sinh viên chưa tìm được việc làm chiếm 38,46%
Hình 4.6: Tỷ lệ Thời gian để tìm được việc làm (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
Theo thống kê từ kết quả khảo sát, nhóm tác giả phân tích được trong tổng số 247 sinh viên khảo sát, có 152 sinh viên được tuyển dụng chiếm 61,54%, 95 sinh viên chưa được tuyển dụng chiếm 38,46%
Hình 4.7: Tỷ lệ Được tuyển dụng của sinh viên (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát
Từ nguồn thông tin sơ bộ trong quá trình khảo sát, nguyên nhân khiến các sinh viên chưa được tuyển dụng có thể xuất phát từ những lý do sau: Thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, kỹ năng ngoại ngữ chưa tốt, thiếu thông tin tuyển dụng Nhóm tác giả có khảo sát được số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2:
Bảng 4.2: Lý do chưa tìm được việc làm của sinh viên
Lý do Số lựa chọn (lượt) Tỷ lệ (%)
Thiếu kiến thức chuyên môn 32 33,68
Thiếu kinh nghiệm làm việc 25 26,32
Kỹ năng ngoại ngữ chưa tốt 21 22,11
Thiếu thông tin tuyển dụng 17 17,89
Nguồn: Kết quả khảo sát
Theo khảo sát mà nhóm tác giả thu được, có 95 sinh viên chưa tìm được việc làm trong tổng số 247 sinh viên Vấn đề này xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cao nhất là do thiếu kiến thức chuyên môn chiếm 33,68%, theo sau là do thiếu kinh nghiệm làm việc chiếm 26,32% Có thể nhận thấy rằng, kiến thức và kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong quá trình xin việc Ngoài ra, khi đất nước trong quá trình hội nhập, việc giao lưu kinh tế và văn hóa với nước ngoài là điều tất yếu, vì vậy, các doanh nghiệp cũng rất quan trọng đến kỹ năng ngoại ngữ của ứng viên, kỹ năng ngoại ngữ tốt giúp ứng viên tăng cơ hội được tuyển dụng và phát triển giá trị bản thân Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên thiếu kỹ năng ngoại ngữ là 22,11% Cuối cùng là thiếu thông tin tuyển dụng chiếm 17,89%, việc thiếu thông tin có thể xuất phát từ việc ứng viên chưa có mối quan hệ xã hội rộng rãi, chưa tiếp cận đúng nền tảng tuyển dụng của doanh nghiệp
Sau khi thống kê trung bình, nhóm tác giả sẽ đọc kết quả theo hướng đánh giá làm tròn toán học
Thống kê trung bình nhân tố Kiến thức
Bảng 4.3: Thống kê trung bình nhân tố Kiến thức
Biến Tiêu chí Trung bình
KT1 1 Điểm trung bình tích lũy toàn khóa 3.62
KT2 2 Kiến thức được đào tạo tại trường 3.63
KT3 3 Kiến thức về xã hội, môi trường hoạt động của doanh nghiệp 3.70
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Kiến thức đều xấp xỉ bằng 4, đều này có thể nhận định rằng sinh viên có xu hướng đồng ý với các quan điểm “Điểm trung bình tích lũy toàn khóa”, “Kiến thức được đào tạo tại trường”,
“Kiến thức về xã hội, môi trường hoạt động của doanh nghiệp” Kết quả này cho thấy sinh viên đánh giá Kiến thức khá quan trọng trong quá trình được tuyển dụng
Thống kê trung bình nhân tố Khả năng làm việc
Bảng 4.4: Thống kê trung bình nhân tố Khả năng làm việc
Biến Tiêu chí Trung bình KNLV1 1 Khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc 3.99 KNLV2 2 Khả năng chịu áp lực cao trong công việc 3.94
KNLV3 3 Khả năng làm việc độc lập, tự chủ 4.03
KNLV4 4 Khả năng lắng nghe, tiếp thu và khắc phục nhược điểm cá nhân 3.57
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Khả năng làm việc đều xấp xỉ bằng 4, đều này có thể nhận định rằng sinh viên có xu hướng đồng ý với các quan điểm “Khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc”, “Khả năng chịu áp lực cao trong công việc”, “Khả năng làm việc độc lập, tự chủ” và “Khả năng lắng nghe, tiếp thu và khắc phục nhược điểm cá nhân” Kết quả này cho thấy sinh viên đánh giá Khả năng làm việc có tầm quan trọng đối với vấn đề tìm kiếm việc làm
Thống kê trung bình nhân tố Kỹ năng mềm
Bảng 4.5: Thống kê trung bình nhân tố Kỹ năng mềm
Biến Tiêu chí Trung bình
KNM1 1 Kỹ năng làm việc nhóm 3.78
KNM2 2 Kỹ năng giao tiếp 4.03
KNM3 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 4.22
KNM4 4 Kỹ năng lập kế hoạch 3.73
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Kỹ năng mềm đều xấp xỉ bằng 4, đều này có thể nhận định rằng sinh viên có ý kiến đồng ý với các quan điểm “Kỹ năng làm việc nhóm”, “Kỹ năng giao tiếp”, “Kỹ năng giải quyết vấn đề” và “Kỹ năng lập kế hoạch” Kết quả này cho thấy sinh viên đánh giá nhân tố Kỹ năng mềm có ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề tìm kiếm việc làm
Thống kê trung bình nhân tố Khả năng đáp ứng
Bảng 4.6: Thống kê trung bình nhân tố Khả năng đáp ứng
Biến Tiêu chí Trung bình
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Các thang đo được phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha Để các thang đo đều đảm bảo được độ tin cậy thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004); hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát từ 0,3 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Kiến thức
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Kiến thức”, Cronbach’s Alpha = 0,788
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Kiến thức có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,788 > 0,6, các biến quan sát của nhân tố Kiến thức đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.11: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Khả năng làm việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Khả năng làm việc”, Cronbach’s Alpha = 0,708
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Khả năng làm việc có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,708 > 0,6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.12: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Kỹ năng mềm lần 1
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Kỹ năng mềm”, Cronbach’s Alpha = 0,623
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Kỹ năng mềm có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,623 > 0,6, nhưng xuất hiện biến quan sát KNM1 có hệ số tương quan biến tải = 0,258 < 0,3 Điều này chứng tỏ biến quan sát này không phù hợp với mô hình phân tích Nhóm tiến hành loại biến KNM1 và chạy lại lần 2
Bảng 4.13: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Kỹ năng mềm lần 2
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Kỹ năng mềm”, Cronbach’s Alpha = 0,670
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Sau khi loại biến KNM1 ra khỏi thang đo, kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Kỹ năng mềm = 0,670, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng
> 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.14: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Khả năng đáp ứng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo “Khả năng đáp ứng”, Cronbach’s Alpha = 0,704
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Khả năng đáp ứng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,704 > 0,6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.15: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Vốn xã hội lần 1
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Vốn xã hội”, Cronbach’s Alpha = 0,605
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Vốn xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,605 > 0,6, tuy nhiên VXH1 lại có hệ số tương quan biến tổng = 0,298 < 0,3 Điều này chứng tỏ biến quan sát VXH1 không phù hợp Nhóm tiến hành loại biến VXH1 ra khỏi bước phân tích tiếp theo và chạy lại Cronbach’s Alpha Kết quả thu được lần 2 như sau:
Bảng 4.16: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Vốn xã hội lần 2
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Vốn xã hội”, Cronbach’s Alpha = 0,640
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Sau khi loại biến VXH1 ra khỏi thang đo, kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Vốn xã hội = 0,640, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.17: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Thương hiệu nhà trường lần 1
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Thương hiệu nhà trường”, Cronbach’s Alpha = 0,642
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Khả năng đáp ứng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,642 > 0,6, tuy nhiên biến THNT4 có hệ số tương quan biến tổng = 0,255 < 0,3 Điều này chứng tỏ biến quan sát THNT4 không phù hợp Nhóm tiến hành loại biến THNT4 và chạy lại, thu được kết quả như sau:
Bảng 4.18: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Thương hiệu nhà trường lần 2
Biến Trung bình thang đo
Cronbach’s Alpha nếu nếu loại biến nếu loại biến tổng phương loại biến
Thang đo “Thương hiệu nhà trường”, Cronbach’s Alpha = 0,677
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Sau khi loại biến THNT4 ra khỏi thang đo, kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Thương hiệu nhà trường = 0,677, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Bảng 4.19: Kết quả phân tích độ tin cậy nhân tố Tình hình kinh tế
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo “Tình hình kinh tế”, Cronbach’s Alpha = 0,648
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nhân tố Tình hình kinh tế có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,648 > 0,6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát này phù hợp
Kết quả Cronbach’s Alpha phân tích được ở phía trên trừ các biến KNM1, VXH1, THNT4 có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 nên loại các biến này khỏi các bước phân tích tiếp theo, các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến quan sát của các nhân tố trên phù hợp, nhóm tác giả sẽ đưa 22 biến quan sát phù hợp của 7 nhân tố vào phân tích EFA.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm tra sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì các biến thỏa mãn điều kiện tiếp tục được sử dụng trong phân tích kiểm định nhân tố khám phá EFA ngoại trừ 3 biến quan sát không đạt yêu cầu đó là KNM1, VXH1 và THNT4 Kết quả phân tích EFA được thể hiện ở bảng 4.20:
Bảng 4.20: Kiểm định KMO và Bartlet’s cho các thang đo của biến độc lập
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 1327,170 df 231
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến độc lập
Eigenvalues khởi tạo Tổng bình phương rút trích các hệ số tải nhân tố
Tổng xoay vòng của tải trọng bình phương
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Bảng 4.22: Ma trận xoay các nhân tố cho thang đo của biến độc lập
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá lần 1 thì nhóm tác giả quyết định loại bỏ 1 biến quan sát ra khỏi thang đo đó là KNDU4 bởi vì hệ số tải nhỏ hơn 0,5 Dưới đây là kết quả sau khi loại KNDU4 ra khỏi thang đo:
Bảng 4.23: Kiểm định KMO và Bartlet’s cho các thang đo của biến độc lập
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 1286,226 df 210
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Theo kết quả phân tích của bảng 4.23, nhóm tác giả thu được hệ số KMO là 0,646, Sig là 0,000 có nghĩa là giá trị hệ số KMO thích hợp để phân tích nhân tố và các nhân tố có ý nghĩa thống kê chứng tỏ các biến quan sát được phân tích ở phân tích này có tương quan với nhau
Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến độc lập
Nhân tố Eigenvalues khởi tạo
Tổng bình phương rút trích các hệ số tải nhân tố
Tổng xoay vòng của tải trọng bình phương
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Theo kết quả bảng 4.24, tại điểm giá trị Eigeivalues = 1,306 (> 1) tổng phương sai trích của thang đo là 65,068% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, hay nói cách khác với 65,068% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 7 nhóm nhân tố
Bảng 4.25: Ma trận xoay các nhân tố cho thang đo của biến độc lập
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Và kết quả ma trận xoay cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 và không có biến nào xấu hoặc không đạt yêu cầu, có 21 biến quan sát được sắp xếp thành 7 nhóm nhân tố riêng biệt, bao gồm các nhóm nhân tố Thương hiệu nhà trường (THNT1, THNT2, THNT3), Vốn xã hội (VXH2, VXH3, VXH4), Kiến thức (KT1, KT2, KT3), Kỹ năng mềm (KNM2, KNM3, KNM4), Khả năng làm việc (KNLV1, KNLV2, KNLV3, KNLV4), Khả năng đáp ứng (KNDU1, KNDU2, KNDU3), Tình hình kinh tế (THKT1, THKT2)
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2, tất cả các biến đều đạt yêu cầu, có tất cả 21 biến quan sát và được xếp thành 7 nhóm nhân tố, đó là THNT (Thương hiệu nhà trường), VXH (Vốn xã hội), KT (Kiến thức), KNM (Kỹ năng mềm), KNLV (Khả năng làm việc), KNDU (Khả năng đáp ứng), MTNN (Mục tiêu nghề nghiệp), THKT (Tình hình kinh tế).
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Qua kết quả kiểm định đánh giá sơ bộ của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy sự ảnh hưởng đến việc được tuyển dụng của sinh viên tác động bởi 7 nhân tố với 21 biến quan sát Như vậy, chứng tỏ rằng có sự thay đổi thang đo sau khi qua 2 kiểm định trên Theo mô hình lý thuyết đề xuất ban đầu có 7 nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên gồm Kiến thức, Khả năng đáp ứng, Kỹ năng mềm, Khả năng làm việc, Thương hiệu nhà trường, Vốn xã hội và Tình hình kinh tế, nhưng có 3 biến quan sát bị loại khỏi thang đo sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha (KNM1, VXH1, THNT4) và 1 biến quan sát sau khi phân tích nhân tố khám phá (KNDU4)
Bảng 4.26: Bảng hiệu chỉnh thang đo các nhân tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
STT Tên nhân tố Số biến quan sát Danh sách biến
1 Kiến thức 3 KT1, KT2, KT3
2 Khả năng đáp ứng 3 KNDU1, KNDU2, KNDU3
3 Kỹ năng mềm 3 KNM2, KNM3, KNM4
4 Khả năng làm việc 4 KNLV1, KNLV2, KNLV3,
5 Thương hiệu nhà trường 3 THNT1, THNT2, THNT3
6 Vốn xã hội 3 VXH2, VXH3, VXH4
7 Tình hình kinh tế 2 THKT1, THKT2
Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 7 nhóm nhân tố tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy Binary Logistic Kết quả hồi quy được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.27: Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Theo như kết quả của bảng 4.27, có thể thấy có 5 nhân tố trong tất cả 7 nhân tố có Sig nhỏ hơn 0,05 đó là KNDU, THKT, VXH, KNM và KT Điều này chứng tỏ rằng chỉ có 5 trong 7 nhấn tố có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Cụ thể nhân tố KNDU có tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên nhiều nhất (hệ số Beta lớn nhất, Beta = 1,234), tiếp đến là nhân tố THKT
(hệ số Beta = 0,755), nhân tố VXH (hệ số Beta = 0,593), nhân tố KNM (hệ số Beta 0,550) và cuối cùng là nhân tố KT có tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ít nhất (hệ số Beta nhỏ nhất, Beta = 0,499) Tuy nhiên, đối với hai nhân tố THNT và KNLV có giá trị Sig tuy lớn hơn 0,05 nhưng sai số không quá lớn nên có thể chấp nhận được giữ lại trong mô hình nghiên cứu
Ta có phương trình hồi quy Binary Logistic như sau:
1−𝑃 5 ] = -16,647 + 1,234KNDU + 0,755THKT + 0,593VXH + 0,550KNM +0,499KT + 0,430THNT + 0,398KNLV
Bảng 4.28: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả ở bảng 4.28 cho thấy: độ phù hợp của mô hình có mức ý nghĩa quan sát Sig = 0,000 < 0,05 nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho các biến phụ thuộc
Bảng 4.29: Kết quả dự báo của mô hình
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Qua kết quả ở bảng 4.29 cho thấy trong 95 trường hợp được dự đoán về việc chưa được tuyển dụng của sinh viên thì mô hình đã dự đoán đúng 58 trường hợp chưa được tuyển dụng tương ứng với tỉ lệ 61,1% Còn 152 trường hợp còn lại được dự đoán về việc được tuyển dụng của sinh viên thì mô hình đã dự đoán đúng 134 trường hợp được tuyển dụng tương ứng với tỉ lệ 88,2% Dựa trên kết quả dự đoán của hai trường hợp thì ta có thể tính được tỉ lệ dự đoán đúng cho toàn bộ mô hình là 77,7%.