1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn luyện kỹ năng mô tả các Đối tượng Địa lý trên bản Đồ cho học sinh lớp 8 (bộ sách kết nối tri thức)

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8 (Bộ sách Kết nối tri thức)
Tác giả Giáo Viên Môn...
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 656,04 KB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giúp học sinh làm việc với bản đồ để khai thác tri thức Địa lí trong bản đồ là một việc quan trọng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

- -

SÁNG KIẾN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MÔ TẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA

LÝ TRÊN BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8

Lĩnh vực/Môn:

Tên tác giả:

Giáo viên môn … Chức vụ… :

Đơn vị công tác:

Năm học 2023 – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 4

2.1.1 Về phía học sinh 4

2.1.2 Về phía giáo viên 5

3 Giải pháp thực hiện 5

3.1 Cần hiểu đúng khái niệm về mô tả 5

3.2 Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ 6

3.3 Kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ 9

3.4 Kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ 13

4 Hiệu quả của sáng kiến 16

C KẾT LUẬN 18

1 Kết luận 18

2 Bài học kinh nghiệm 19

Trang 3

1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công tác giáo dục và giảng dạy ở nhà trường, việc truyền thụ tri thức cho học sinh là điều quan trọng Mặt khác thông qua việc truyền thụ tri thức cho học sinh

mà giáo dục hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa Do đó Bộ GD&ĐT đã đề ra chương trình đổi mới GDPT 2018 để không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cải tiến phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Trong học tập, học sinh không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một số yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn của giáo viên với các phương tiện dạy học trực quan

Môn Địa lí là một trong các môn khoa học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những biểu tượng, khái niệm Địa lí quan trọng nhất Môn Địa lí giúp các em hiểu được thế giới khách quan đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta

Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giúp học sinh làm việc với bản đồ để khai thác tri thức Địa lí trong bản đồ

là một việc quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của người giáo viên bộ môn Địa lí

Bản đồ là nguồn tri thức địa lí đa dạng phong phú giúp học sinh khai thác, củng

cố, phát triển tư duy, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho quá trình học tập của học sinh Do đó rèn luyện các kỹ năng về bản đồ, đặc biệt là kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ trong quá trình giảng dạy Địa lí để truyền thụ và cung cấp tri thức Địa lí cho học sinh là một việc không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy Địa

Trang 4

Trên thực tế, học sinh trung học cơ sở phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này Thường học sinh lúng túng trong cách đọc bản đồ và mô tả để phân tích các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ Việc rèn cho học sinh kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ là một trong những trọng tâm về dạy học địa lý ở trường trung học cơ sở

Chính vì những lý do trên, tôi xin chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8” Trong

đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được đưa ra các kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý về địa hình, khí hậu và sông ngòi trong chương trình dạy học môn Địa

lý 8 mà tôi đã áp dụng trong những năm vừa qua

2 Mục đích nghiên cứu

Rèn cho người học các kỹ năng, kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lý, kỹ năng tổng hợp các mối quan hệ địa lý một cách biện chứng và khoa học

Có phương pháp thích hợp khai thác kiến thức trên cơ sở các hình bản đồ, biểu đồi, tranh ảnh, bảng số liệu từ đó rút ra nội dung kiến thức bài học

3 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 8 trường THCS…

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ thích hợp, có hiệu quả trong việc dạy học địa lý 8 theo hướng đề cao tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí hiện nay

Trang 5

3

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Mô tả đối tượng địa lý là quá trình trình bày và giải thích thông tin liên quan đến một đối tượng địa lý cụ thể trên bản đồ hoặc trong môi trường thực tế Đối tượng địa lý có thể bao gồm nhiều loại, chẳng hạn như dãy núi, sông, hồ, thành phố, quốc gia, hay bất kỳ yếu tố nào khác mà ta có thể định vị trên bản đồ địa lý

Mục đích của việc mô tả đối tượng địa lý là giúp người khác hiểu rõ về đặc điểm, vị trí, và các đặc tính quan trọng của đối tượng đó Trong ngữ cảnh giáo dục,

kỹ năng mô tả đối tượng địa lý thường được học sinh phát triển để nắm bắt thông tin địa lý, cải thiện kỹ năng định vị và phân tích thông tin địa lý trên bản đồ

Trong số các phương tiện dạy học trực quan của môn địa lí, bản đồ là phương tiện cần thiết và gần gũi nhất với học sinh Bản đồ Địa lí là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ

bề mặt Trái Đất hoặc một số bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp Toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lý Bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng Địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào có thể thay thế được Do đó, bản đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng trong việc dạy học Địa lí Bản đồ là cuốn SGK thứ 2 của Địa lí, đồng thời sử dụng bản đồ cũng là một phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí

Việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở Một trong những kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học địa lý, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học

Trang 6

2 Cơ sở thực tiễn

2.1.1 Về phía học sinh

Trong quá trình giảng dạy địa lý ở tất cả các khối lớp, tôi nhận thấy: Trong chương trình Địa lí, ngoài một số bài học về bản đồ ở lớp 6, có rất ít bài học dành riêng cho việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh các lớp 7, 8, 9 Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh dường như không biết cách sử dụng bản đồ với mỗi bản đồ treo tường trên lớp có nhiều em chưa biết đâu là các hướng Bắc – Nam – Tây – Đông, các em không biết cách khai thác kiến thức từ bản đồ, không biết cách

mô tả các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, hệ động –thực vật Một số học sinh còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ nên rất yếu về kĩ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ

Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên Đến các bài học, bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ, thì các em thấy rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và làm theo bạn bè mà không hiểu

Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu học kì II của học sinh khối 8 năm học … khi không sử dụng Atlat để làm bài như sau:

Bảng khảo sát kỹ năng mô tả đối tượng Địa lý trên bản đồ của học sinh lớp 8

trước khi áp dụng biện pháp

Kỹ năng mô tả đối tượng địa lý qua bản đồ Số lượng Tỷ lệ

Học sinh tích cực tham gia mô tả đối tượng Địa lý

trên bản đồ

Học sinh hiểu các chú thích về đối tượng địa lý trên

Học sinh biết cách phân tích và giải thích về các đối

Trang 7

5

2.1.2 Về phía giáo viên

Giáo viên giảng dạy còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề nên kinh nghiệm còn rất hạn chế, chính vì vậy khi dạy các bài dạy có sử dụng bản đồ thì đòi hỏi phải đầu tư sâu về nội dung và phương pháp kết hợp với các kỹ năng sử dụng bản đồ nhuần nhuyễn do đó gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và tổ chức các tiết dạy

có sử dụng bản đồ ở trên lớp

Các bài dạy có tranh ảnh thì giáo viên rất quan tâm, học sinh rất hứng khởi khi học và chuẩn bị bài, còn các bài dạy có sử dụng bản đồ thì giáo viên rất ngại thực hiện, vừa phải đi đúng các bước khi sử dụng một bản đồ, vừa khó phân tích diễn giải cho học sinh hiểu nội dung thể hiện trên bản đồ Vì vậy rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học sinh để học sinh có thể mô tả và khai thác kiến thức trên bản đồ hiện vẫn còn là một khâu yếu Các bài dạy của chương trình Địa lí 8 ở THCS được coi là phần khó do nội dung và yêu cầu cao đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh còn rất yếu về kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ, đặc biệt là học sinh lớp 8

3 Giải pháp thực hiện

3.1 Cần hiểu đúng khái niệm về mô tả

- Mô tả là miêu tả những mô hình của các sự vật hiện tượng địa lý Mô tả những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng (hình dạng, kích thước, ) của các sự vật hiện tượng để từ đó rút ra được bản chất của sự vật hiện tượng địa lý

- Mô tả các đối tượng có ý nghĩa lớn trong dạy học địa lý:

+ Giúp học sinh nắm được các đặc điểm của đối tượng địa lý một cách dễ dàng hơn

+ Thông qua mô tả các đặc điểm bên ngoài sẽ giúp cho học sinh hiểu được một

số đặc điểm bên trong và mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Thủy văn Việt Nam” (bài 6 trang 119 - Địa lý 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 8

Khi nhìn mạng lưới sông ngòi trên Bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam của một khu vực có thể thấy ngay những nét lớn về khí hậu, địa hình, thực vật, động vật và phân bố dân cư trong khu vực đó Chẳng hạn, mạng lưới sông ngòi dày đặc là dấu hiệu của loại khí hậu có mưa nhiều, ngược lại mạng lưới thưa thớt, sông nhỏ chứng tỏ khu vực đó có khí hậu khô hạn

3.2 Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ

* Khái niệm địa hình

- Là hình dáng của mặt đất, là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài và phức tạp Địa hình chịu tác động tổng hợp của các quá trình địa chất (nội sinh và ngoại

Trang 9

7

- Kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ được rèn luyện sau các kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc, tính toán khoảng cách, độ cao

- Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả là địa hình

- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng phương pháp nào: Thang màu, số liệu ghi độ cao, độ sâu hay đường đồng mức,…

- Cho học sinh tiến hành mô tả địa hình một khu vực, một miền, một quốc gia hay một châu lục,…

+ Đầu tiên mô tả những nét chung của địa hình Trong phạm vi mô tả có những dạng địa hình nào Tỉ lệ ước đoán của mỗi loại (đồi núi chiếm bao nhiêu, đồng bằng chiếm bao nhiêu) Phân bố ra sao của từng loại địa hình ở phía nào của khu vực, quốc gia, châu lục

+ Xác định điểm cao nhất, điểm thấp nhất

- Sau đó chuyển sang mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình:

+ Xác định tuổi của địa hình, hình thành trong thời kỳ nào

+ Vị trí: Dạng địa hình đó thuộc phần nào của lãnh thổ, tiếp giáp với những dạng địa hình, với những vịnh biển, đại dương nào,…

+ Độ cao địa hình: Cao, thấp hay trung bình Địa hình cao nhất là bao nhiêu mét, thấp nhất là bao nhiêu mét

+ Đặc điểm hình thái: Già hay trẻ, dốc hay thoải, bị cắt xẻ nhiều hay ít,… + Hướng địa hình và các dãy núi điển hình

* Quy trình tiến hành

Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, xác định đối tượng cần mô tả

Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải

Bước 3: Xác định phạm vi mô tả địa hình

Bước 4: Mô tả những nét chung của địa hình

Bước 5: Mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình…

Trang 10

* Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Địa hình Việt Nam” (bài 2 trang 97 - Địa lý 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định đối tượng cần mô tả (Bản đồ địa hình Việt Nam, đối tượng cần miêu tả là địa hình Việt Nam)

- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số đặc điểm của địa hình Việt Nam (như gam màu có thể biết được độ cao của địa hình, các đường kẻ đen là các dãy núi)

- Mô tả những nét chung của địa hình Việt Nam:

+ Lãnh thổ Việt Nam có những dạng địa hình như: Địa hình đồi núi, cao nguyên, đồng bằng

+ Dạng địa hình chủ yếu: Địa hình đồi núi chiếm ưu thế (3/4 diện tích) Đồng

Ngày đăng: 28/10/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN