1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 (bộ sách chân trời sáng tạo)

10 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 436,04 KB

Nội dung

Hòa cùng với công cuộc đổi mới chương trình GDPT 2018 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

ĐỀ TÀI:

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) Giáo viên :

Năm học 2023 - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 3

2.1 Thuận lợi: 3

2.2 Khó khăn: 4

3 Giải pháp thực hiện 5

3.1 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm 5

3.2 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm 6

3.3 Các bước tiến hành thảo luận nhóm 7

4 Hiệu quả của sáng kiến 15

C KẾT LUẬN 17

1 Kết luận 17

2 Bài học kinh nghiệm 18

Trang 3

1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục tiểu học theo định hướng phát triển toàn diện không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là việc nuôi dưỡng và phát triển các khả năng toàn diện của học sinh Tầm nhìn này đặt ra mục tiêu không chỉ hỗ trợ học sinh học tốt mà còn giúp họ phát triển về mặt tinh thần, thể chất, xã hội và tình cảm Trong môi trường giáo dục tiểu học, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người thầy, người bạn đồng hành cùng học sinh trong hành trình phát triển Hòa cùng với công cuộc đổi mới chương trình GDPT 2018 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức

Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện tương tự trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người Trong chương trình Tiểu học, cùng với Toán, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh những kiến thức

cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người

Hiện nay, nhìn chung đa phần học sinh còn cảm thấy e dè, ngại ngùng và tự tin khi tham gia vào các hoạt động nhóm Các em vẫn chần chừ và chưa thể hiện hết ý kiến, quan điểm của mình trong quá trình thảo luận nhóm Thói quen học “Nghe - chép” vẫn còn in sâu trong tiềm thức của học sinh nên các em thiếu tính chủ động, hăng hái trong giờ học Tự nhiên và xã hội

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức Với cách dạy học này, học sinh có

Trang 4

nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học cũng là tìm đến một phương pháp dạy học mới để giờ học môn Tự nhiên và Xã hội, phát huy tính chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Trên đây là những lý do khiến tôi

quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương

pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)” Tôi mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ

các thầy giáo, cô giáo

2 Mục đích nghiên cứu

- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong giảng dạy phân môn Tự nhiên và Xã hội

- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lý nhà trường, của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, không chỉ mang lại cho các em học sinh tri thức mà giúp các em đam mê khám phá thế giới xung quanh mình

3 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 2 trường Tiểu học…

4 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Trang 5

3

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học mang tính tích hợp cao Tính tích hợp ấy thể hiện ở 3 điểm sau:

- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên – con người – xã hội trong thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau

- Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Dân

số

- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh

- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị đơn giản hơn lớp 2

Và cứ như vậy mức độ kiến thức nâng dần lên các lớp

Tự nhiên và Xã hội là môn học có thể cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các

em Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, phải lấy học sinh làm trung tâm, phải cho học sinh được thảo luận

để học sinh chủ động tìm ra kiến thức mới của bài học Người giáo viên phải thường xuyên giám sát hoạt động của các em, kích thích học sinh học tập như khen ngợi, tuyên dương… tạo hứng thú cho học sinh ghi nhớ bài học, khái niệm kiến thức đến

từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi Vì vậy giáo viên phải nâng cao hiệu quả

sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phù hợp với nội dung chương trình và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy học làm trung tâm

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thuận lợi:

- Hầu hết các con đi học đúng độ tuổi quy định

Trang 6

- Giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới có phân chia theo từng hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp theo từng chủ đề

- Giáo viên được học tập, tham dự các chuyên đề học tập kinh nghiệm của trường bạn

- Lớp học được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu và nối mạng Internet

- Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần học hỏi cao

- Học sinh luôn say mê học hỏi, tìm tòi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người xung quanh các em với những câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?

2.2 Khó khăn:

- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho trò lĩnh hội kiến thức Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc phấn khích gây mất trật tự trong lớp học

- Sự cập nhật của giáo viên còn hạn chế, ít cập nhật thông tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật

- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác học tập

và khả năng hoạt động nhóm của các con chưa tốt

- Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày các ý kiến trước lớp

- Sĩ số lớp đông, 32 HS/ lớp

Dưới đây là bảng khảo sát tình hình thảo luận nhóm của học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội 2:

Bảng khảo sát hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Tự nhiên

và xã hội 2 trước khi áp dụng giải pháp

Học sinh tích cực tham gia đóng góp ý kiến 8/32 25% Học sinh có khả năng phân tích, lập luận sắc

bén

Trang 7

5

Học sinh đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn

nhau khi thảo luận

Học sinh chưa biết hợp tác, thảo luận nhóm 13/32 41% Thông qua bảng khảo sát, ta thấy tình hình thảo luận nhóm của học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội 2 đều chưa tích cực Số lượng học sinh tích cực tham gia đóng góp ý kiến chỉ đạt 25% Nhiều học sinh (chiếm 41%) chưa biết hợp tác, thảo luận nhóm, chỉ có 15/32 em có khả năng đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi thảo luận Đặc biệt, chỉ có 34% học sinh biết phân tích, lập luận các tình huống, vấn

đề tốt

3 Giải pháp thực hiện

3.1 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ

và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm

vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của giáo viên

Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua công tác học tập, nhằm: Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luận nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…

Giúp cho học sinh có điều kiện trao đổi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình

Trang 8

Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm

Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống

Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên Áp dụng phương pháp này sẽ kích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức

3.2 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm

a Nhiệm vụ của giáo viên:

Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn đề thảo luận Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tính chất tranh luận Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lý giải, suy tưởng, đôi khi có mâu thuẫn Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các vấn đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhau hợp tác để tìm ra câu trả lời Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và các tài liệu khác sách tham khảo, phim ảnh… Sau cùng, giáo viên tiến hành phân nhóm Việc thành lập nhóm (số lượng nhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học Số lượng thành viên trong nhóm tối ưu là từ 2 đến 8 người Cách chia nhóm

có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên

Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm, im lặng quan sát các nhóm làm việc Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc hay tranh luận ngoài đề, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc hoặc quay lại vấn đề đang thảo luận Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chi tiết liên quan đến giải pháp, đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ra giải pháp Nếu nhóm im lặng quá lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáo viên tìm hiểu lí do và đặt câu hỏi cho học

Trang 9

7

sinh trả lời Trường hợp trong nhóm có thành viên “ngôi sao” hoặc có thành viên quá nhút nhát, giáo viên khéo léo giải quyết vấn đề bằng cách cho rằng ý kiến của thành viên nổi trội là đáng ghi nhận nhưng giáo viên muốn nghe ý kiến của học sinh nhút nhát

Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, định hướng đúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của nhóm, cho điểm

b Nhiệm vụ của học sinh

Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn đã đề cập trước thì học sinh cần phải bổ túc thêm hay đưa ra một ý khác Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn chứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải chấp nhận ý kiến đúng đắn Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý kiến thảo luận trên vở nháp Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có trách nhiệm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp

3.3 Các bước tiến hành thảo luận nhóm

* Có 6 bước tiến hành thảo luận nhóm:

Bước 1: Lựa chọn vấn đề thảo luận

- Đây là bước đầu tiên trong tổ chức thảo luận nhóm Tốt nhất nên lựa chọn được vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh Lưu ý, câu hỏi thảo luận nên là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng

Bước 2: Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi

Chia nhóm ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi

Khi chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của các học sinh Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít …

Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ngoài các thành viên, cơ cấu của nhóm gồm 2 vị trí quan trọng nhất

là nhóm trưởng và thư ký Nếu nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình, có uy tín, kỹ

Trang 10

năng điều hành nhóm, được các thành viên tin tưởng, yêu mến, chắc chắn nhóm đó

sẽ hoạt động hiệu quả

Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận Nên bố trí các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi Nên có khoảng cách giữa các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau

Bước 3: Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận

Trước khi tiến hành thảo luận, Giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm, phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu của vấn đề đặt ra Thời gian giới hạn phải đủ để học sinh suy nghĩ, trao đổi Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể mang tính đối phó Nếu thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận

Bước 4: Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm

Thời gian các nhóm thảo luận không phải là thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc riêng của giảng viên Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang người giám sát

Giám sát của giáo viên sẽ tránh được tình trạng một số học sinh mất tập trung, đứng ngoài cuộc thảo luận

Trong quá trình thảo luận, có nhóm lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận, dẫn đến lạc đề, có nhóm trao đổi sôi nổi nhưng tranh cãi căng thẳng và không đưa ra được quyết định cuối cùng giáo viên cần quan tâm và kịp thời điều chỉnh

Bước 5: Trình bày kết quả thảo luận

Khi kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên cần yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận với nhiều hình thức phong phú Nhóm có thể tự cử đại diện hoặc giáo viên yêu cầu ngẫu nhiên bất cứ một học nào trong nhóm lên thuyết trình

Tùy từng vấn đề, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau Giáo viên giữ vai trò là trọng tài làm nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng giáo

Ngày đăng: 17/11/2024, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w