1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy hiệu quả học tập môn mỹ thuật 8 (bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Nhằm Phát Huy Hiệu Quả Học Tập Môn Mĩ Thuật 8
Tác giả Trình Độ Chuyên Môn, Chức Vụ, Đơn Vị Công Tác
Trường học Trường Thcs
Chuyên ngành Mĩ Thuật
Thể loại Báo Cáo Sáng Kiến
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, học sinh là đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, h

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG THCS …

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT 8”

(Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC)

Tác giả:

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Năm học 2022-2023

Trang 2

2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Thuận lợi 4

2.2 Khó khăn 4

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

3.1 Sử dụng kĩ thuật “ Động não” 6

3.2 Sử dụng kĩ thuật “Bản đồ tư duy” 7

3.3 Sử dụng kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” 9

3.4 Phương pháp chia nhóm 12

3.5 Sử dụng phương pháp trò chơi 14

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20

1 Kết luận 20

2 Kiến nghị 20

Trang 3

1

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mĩ thuật là môn học lấy thực hành của học sinh là hoạt động chủ yếu Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, học sinh là đối tượng của hoạt động

“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó học sinh tự lực khám phá, thể hiện khả năng cảm thụ thẩm mĩ của bản thân, trên cơ sở hiểu biết kiến thức đó Học sinh được trao đổi, thảo luận và thể hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tự trao đổi kiến thức, kĩ năng mới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được tạo điều kiện bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình

Mục tiêu của chương trình đổi mới GDPT 2018 là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước.Chính vì vậy, môn Mĩ thuật cũng là một trong những môn có vai trò quan trọng, đã góp phần cùng những môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, hình thành những người lao động mới

Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học môn mĩ thuật nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, xóa bỏ lối truyền thụ một chiều, thói quen học tập thụ động

Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, kết hợp với các phương pháp kiểm tra dạy học hiện đại nhằm tăng cường sự tham gia tích cực sáng tạo của học sinh Giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà còn đã trở thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình

Thực tế dạy học những năm gần đây, nhiều giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, thiếu sự linh hoạt, quá tham về kiến thức (lý thuyết) dẫn đến tình trạng học môn Mĩ thuật kém hiệu quả Nhiều giáo viên đòi hỏi quá cao nên

Trang 4

2

đã biến giáo dục mĩ thuật THCS thành đào tạo họa sĩ làm cho học sinh ít hứng thú, thụ động, tự ti, không thích học hoặc học tập không tích cực

Vì vậy, là người giáo viên dạy Mĩ thuật tôi luôn mong ước làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học đối với phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 8 bậc THCS, làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, giúp học sinh có thói quen linh hoạt ứng dụng những vấn đề đã học, thích ứng nhanh với cuộc sống, đem lại niềm vui, đạt hiệu quả cao

hơn trong học tập Trên đây cũng là lý do khiến tôi chọn đề tài “Vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy hiệu quả học tập môn Mĩ thuật

8 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các phương pháp nhằm hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động, của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy Nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật, tạo hứng thú, tích cực học tập, sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập

3 Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng các kỹ thuật tích cực vào giảng dạy môn Mĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tạo hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình học tập

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tiễn

- Phương pháp điều tra

- phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thực nghiệm

- phương pháp vấn đáp

Trang 5

6

3.1 Sử dụng kĩ thuật “ Động não”

3.1.1 Khái niệm

- Là kĩ thuật nhằm huy động những kiến thức, kinh nghiệm đó có liên quan đến kiến thức nội dung bài học Học sinh khám phá kiến thức mới trên cơ sở những cái đã biết Học sinh được khuyến khích đưa ra các ý tưởng một cách tích cực, không hạn chế Kĩ thuật này nhằm phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo

- Trong phân môn vẽ theo mẫu, học sinh đưa ra các ý kiến để trả lời các câu hỏi sau đó giáo viên có thể chốt lại các ý trọng tâm của bài học

3.1.2 Ứng dụng tiến hành

Ví dụ: Khi dạy bài “Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật” (trang

5, Mĩ thuật 8, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- GV giới thiệu ảnh toàn thân trẻ em, người thấp, người tầm thước, người cao

và đặt câu hỏi cho học sinh động não và trả lời câu hỏi:

? Căn cứ vào đâu để xác định tỉ lệ kích thước các bộ phận trên cơ thể người (HS: lấy chiều dài của đầu (từ đỉnh đầu tới cằm) để đo chiều cao của toàn thân)

? Như thế nào là người lùn, người tầm thước, người cao (HS: người cao khoảng từ 7 đến 7,5 đầu ; người tầm thước khoảng 7 đầu ; người lùn khoảng 6 đầu)

? Tỉ lệ cơ thể người như thế nào là đẹp (HS: người cao khoảng từ 7 đến 7,5 đầu là người có tỉ lệ đẹp)

Trang 6

7

Sau khi học sinh đã động não, tư duy và trả lời câu hỏi thì cuối cùng giáo viên chốt kiến thức

Khi sử dụng kĩ thuật động não vào các bài vẽ theo mẫu giúp học sinh làm việc một cách tích cực, chủ động vì vậy sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học hơn

3.2 Sử dụng kĩ thuật “Bản đồ tư duy”

3.2.1 Khái niệm

- Là kĩ thuật xây dựng kiến thức dưới dạng sơ đồ hóa nhằm phát triển xây dựng kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã biết liên quan đến chủ đề bài học, phát triển tư duy logic Từ chủ đề lớn phát triển tìm các chủ đề nhỏ liên quan, học sinh được tự do nêu các ý tưởng liên quan đến chủ đề chính, sau đó sắp xếp lại theo trật tự logic liên quan giữa các chủ đề

*Mục tiêu:

- Giúp người học bao quát chi tiết một cách cụ thể, về một vấn đề, nhiệm vụ hay một nội dung

- Giúp người học ghi nhớ tốt và học sâu, nắm chắc vấn đề học tập

* Tác dụng đối với học sinh:

- Là kỹ thuật dạy học giúp người học phát triển tư duy, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng về một vấn đề hay một chủ đề học tập

3.2.2 Ứng dụng tiến hành

Ví dụ: Khi dạy bài “Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật” (trang

5, Mĩ thuật 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 7

8

- Giáo viên treo một số tranh vẽ chân dung và hướng dẫn học sinh tìm hiểu

về tranh chân dung

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý :

+ Tranh chân dung là tranh vẽ như thế nào ? (HS: dựa vào tranh chân dung già, trẻ )

+ Có thể vẽ tranh chân dung như thế nào? ( HS: dựa vào phần tranh vẽ khuôn mặt, hay cả người, nhóm người )

- Gv gợi ý và hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về loại tranh chân dung bán thân, tranh chân dung toàn thân và tranh chân dung nhiều người Khi vẽ nên chú

ý đến nét mặt, biểu hiện tình cảm của chân dung

- Từ các phương pháp vấn đáp, gợi mở, những câu trả lời khai thác từ học sinh; để học sinh nhớ lâu hơn, hệ thống bài học tốt hơn và nắm chắc bài học hơn giáo viên nên minh họa kĩ thuật sơ đồ tư duy trên bảng như sau:

Trang 8

10

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và vẽ vào phần giấy của mình trên tờ A3

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và vẽ vào phần chính giữa của tờ giấy A3 “khăn phủ bàn”

Ví dụ: Khi dạy bài “Vẻ đẹp của người lao động trong sáng tạo mĩ thuật” (trang 38, Mĩ thuật 8, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

*Cho học sinh vẽ về các dáng người lao động sau đấy ghép các dáng thành một bức tranh

- Mỗi cá nhân quan sát dáng người lao động (các bạn trong nhóm thay phiên

Trang 9

11

nhau làm mẫu: dáng đứng, đi ) sau đấy tự vẽ sắp xếp hình ảnh vào phần giấy của mình trên “khăn phủ bàn”

- Thảo luận nhóm, thống nhất lựa chọn, cùng nhau vẽ kết quả vào giữa “khăn phủ bàn” và tô màu

- Đại diện các nhóm trưng bày kết quả (sản phẩm) lên bảng lớp Các nhóm khác tham gia nhận xét, phản hồi góp ý, giáo viên nhận xét kết luận

Trang 10

12

Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đều giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt Tuy nhiên mỗi biện pháp đều có tác dụng bổ sung và bổ trợ cho nhau, nhưng điều quan trọng nhất là đều cùng chung mục đích là giúp học sinh nắm vững kiến thức, hứng thú với vẽ theo mẫu sau mỗi tiết học

3.4 Phương pháp chia nhóm

3.4.1 Khái niệm

- Là phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng, tìm kiếm kiến thức hoặc tự rút ra kết luận Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động kiến thức từ giáo viên

* Mục tiêu:

- Tăng cường sự tương tác giữa học sinh với học sinh

- Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hứng thú trong tiết học

*Tác dụng đối với học sinh:

- Học sinh tự giác, chủ động, tích cực hơn trong lĩnh hội kiến thức và phát huy khả năng thể hiện của mình

3.4.2 Phương pháp chia nhóm

- Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp Dưới đây là một số

Ngày đăng: 25/11/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w