1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài hoạt Động sở giao dịch hàng hóa kinh nghiệm từ một số quốc gia và bài học cho việt nam

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động sở giao dịch hàng hóa. Kinh nghiệm từ một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Ths. Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Quản trị Tác nghiệp Thương mại Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 647,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA (4)
    • 1.1. Sở giao dịch hàng hóa (4)
    • 1.2. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (7)
  • CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THỰC HIỆN MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ (9)
    • 2.1. Sở giao dịch hàng hóa Mỹ (9)
      • 2.1.1. Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ (9)
      • 2.1.2. Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ 11 2.1.3. Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ 13 2.1.4. Đánh giá hoạt động sở giao dịch hàng hóa tại Mỹ (11)
    • 2.2. Sở giao dịch hàng hóa Singapore (15)
      • 2.2.1. Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa ở Singapore (15)
      • 2.2.2. Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Singapore (16)
      • 2.2.3. Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Singapore (18)
      • 2.2.4. Đánh giá hoạt động sở giao dịch hàng hóa tại Singapore (20)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (22)
    • 3.1. Giới thiệu sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (22)
    • 3.2. Thực trạng hoạt mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 25 3.3. So sánh sở giao dịch Việt Nam với Sở giao dịch Mỹ, Singapore (25)
    • 3.4. Đánh giá hoạt động sở giao dịch tại Việt Nam (30)
    • 3.5. Bài học kinh nghiệm (33)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Khái niệm Sở Giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó, thông qua môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại

TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Sở giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó, thông qua môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế cho nhau được và hầu hết là mua khống, bán khống nhằm đầu cơ để hưởng chênh lệch giá

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán tiến hành theo các quy tắc, chế độ nhất định tại sở giao dịch hàng hóa b Đặc điểm

Về thời gian và địa điểm giao dịch: Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa chỉ diễn ra ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định Khác với hình thức giao dịch thông thường là hai bên giao dịch có thể thỏa thuận giao dịch thông qua ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa vào bất cứ thời gian và địa điểm nào Hiện các sở giao dịch hàng hóa đã có ở nhiều nơi trên thế giới Đặc biệt là các sở giao dịch hàng hóa ở các nước như

Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hồng Kông Singapore chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong thị trường hàng giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế Trong đó, các trung tâm giao dịch nổi tiếng có lượng giao dịch lớn trên thế giới là London, New York - kim loại màu, Tokyo - sản phẩm công nghiệp, Bombay, Chicago, New York - bông,… Thời gian mở cửa do sở giao dịch quy định Thường chỉ mở cửa sáng từ 9 giờ đến 12 giờ, chiều từ 3 giờ đến 5 giờ

Về hàng hóa: Những hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế là những hàng hóa phải được tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biển động lớn, phức tạp và hàng hóa thường có lượng cung cầu lớn, như: Ngũ cốc, bông, đường ăn, cà phê, ca cao, dầu thực vật, gỗ, kim loại màu, dầu thô và kim loại quý, vàng, bạc Giá cả của thị trường giao dịch thông thường cũng như sở giao dịch hàng hóa cũng đều phải chịu sự tác động của cùng một quy luật kinh tế hàng hóa Song, do đặc điểm của giao dịch tại sở giao dịch hàng hoa nên thường hàng hóa giao dịch ở đây phải là những hàng hóa có biến động giá cả lớn

Về mục đích của giao dịch: Trong giao dịch thông thường, mục đích của hai bên giao dịch là chuyển dịch quyền sở hữu hàng hỏa, xét về bên bản là bán hàng hóa ra, thu tiền hàng về, xét về bên mua là nhận được hàng hóa thực tế có giá trị kinh tế nhất định

Còn người tham gia giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa có thể là bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào Mục đích tiến hành giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa của những người tham gia khác nhau thì khác nhau, có người là để phối hợp với giao dịch thông thường, lợi dụng giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa để chuyển dịch rủi ro biến động giá cả, có người là để thu lợi nhuận trên thị trường sở giao dịch hàng hóa, có người chuyên đầu cơ hưởng chênh lệch giả Song, phần lớn mục đích giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là đầu cơ để hưởng chênh lệch giá

Về các điều kiện giao dịch, đã được quy định sẵn theo hợp đồng mẫu của sở giao dịch: Về cơ bản, giao dịch thông thường là sự thỏa thuận riêng kín hoặc nửa kín trên thị trường giữa hai bên Hai bên giao dịch ký kết hợp đồng mua bán theo nguyên tắc "Hợp đồng tự chủ" trong phạm vi pháp luật cho phép Điều khoản hợp đồng được đặt ra căn cứ vào tình hình của hai bên giao dịch, nội dung của chúng người ngoài không biết được Còn giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa đi đến thỏa thuận qua phương thức rao giá hoặc cạnh tranh giả trên thị trường công khai nhiều bên Điều khoản hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, hơn nữa các thông tin của giao dịch, bao gồm cả giá cả đều được công bố ra ngoài

Về quan hệ luật pháp của hai bên giao dịch: Thông thường, hai bên giao dịch thỏa thuận giao dịch là đã cố định nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên, giữa hai bên giao dịch nảy sinh quan hệ luật pháp mua bán hàng hóa trực tiếp Bất cứ bên nào cũng không được tự tiện hủy bỏ hợp đồng Còn hai bên trong giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa không gặp mặt nhau, thực hiện hợp đồng cũng không cần hai bên phải tiếp xúc trực tiếp Tất cả việc mua hàng đều thông qua môi giới Sau khi thỏa thuận giao dịch, hai bên gian địch không thiết lập quan hệ luật pháp trực tiếp

Về phương thức thực hiện hợp đồng: Trong giao dịch thông thường, bất luận là giao dịch hàng giao ngay hay giao dịch hàng giao ngay dài hạn, hai bên giao dịch đều phải thực hiện các nghĩa vụ mà hợp đồng mua bán quy định, tức bên bàn giao hàng hóa thực tế theo quy định và bên mua nhận hàng hóa thực tế đó Còn trong giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, hợp đồng hai bên ký kết phần lớn là hợp đồng giao dịch kỳ hạn Bên bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng thực tế theo quy định của hợp đồng giao dịch kỳ hạn, bên mua cũng có thể tiếp nhận hàng thực tế theo quy định của hợp đồng đó Nhưng phần lớn là mua khống, bán khống chứ không phải mua giao hàng và nhận hàng thực tế

6 c Chức năng, vai trò của sở giao dịch hàng hóa

❖ Sở giao dịch hàng hóa có 4 chức năng chính như sau:

Bảo hiểm giá: Điệp khúc” được mùa mất giá” xảy ra thường xuyên, việc nông sản sản xuất ra nông sản bị thương lái ép giá Việc niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa được tiêu chuẩn hóa và định giá trước thời điểm giao dịch sẽ ổn định giá cả và hạn chế rủi ro cho người sản xuất nhỏ lẻ Điều này hết sức có ý nghĩa khi nước ta là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn như cà phê Robusta đứng thứ nhất, cao su đứng thứ 2 nhưng giá thất thường Người nông dân không được lợi khi giá tăng Ngoài ra, những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa có thể sử dụng các công cụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để đảm bảo giá nguyên liệu ổn định Ví dụ với giá thép, các công ty xây dựng có thể mua thép với giá xác định trong tương lai, biến động giá thị trường sẽ không ảnh hưởng đến giá thành xây dựng của công ty Như vậy tránh được tình trạng giá nhà bán ra điều chỉnh theo giá thép, thiệt hại cho người mua nhà

Tạo lập thị trường: Sở Giao dịch Hàng hóa đóng vai trò giúp kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm từ người nông dân trồng cà phê, đến nhà chế biến rang xay, các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng, kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau để tạo nên một thị trường hàng hóa với các quy chuẩn nhất định, giúp các nhà đầu tư giao dịch hàng hóa một cách thuận tiện

Thu thập và phổ biến thông tin thị trường: Người mua và người bán trên Sàn Giao Dịch Hàng hóa cùng tham gia vào giao dịch các hợp đồng hàng hóa sau khi đánh giá xu hướng giá cả và triển vọng tăng hoặc giảm giá của hàng hóa đó Chính vì vậy Sở Giao dịch Hàng hoá là nơi cung cấp các thông tin cần thiết và các dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch các loại hàng hóa, từ đó làm cơ sở giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình

Phân loại hàng hóa: Hàng hóa được giao dịch trên các Sàn Giao Dịch Hàng hóa đã được xếp theo các đặc điểm nhất định được gọi là bản đặc tả hợp đồng Với việc đưa ra các bản đặc tả hợp đồng của các loại hàng hóa khác nhau, nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra đựa lựa chọn rổ hàng hóa nào phù hợp nhu cầu và mục đích đầu tư của mình

❖ Vai trò của sở giao dịch hàng hóa:

Giá giao dịch tại sở có thể làm căn cứ tham khảo: Sở giao dịch hàng hóa thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hàng giao dịch trong một khu vực, ở một thời

7 điểm nhất định Do đó, giá công bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở Giao dịch Hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở Giao dịch Hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai b Đặc điểm

- Diễn ra tại một thời điểm và trong một thời gian nhất định

- Là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, giá cả thường xuyên biến động, có diễn biến thị trường phức tạp

- Mục đích chủ yếu là đầu cơ hưởng chênh lệch giá

- Mẫu hợp đồng đã được quy định sẵn

- Chủ yếu là hình thức mua khống bán khống c Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

- Giao dịch giao ngay (Spot transaction): là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay vào thời điểm ký hợp đồng

- Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction): là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau 1 thời gian nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký hợp đồng và lúc giao hàng

- Đầu cơ giá xuống (Bear): người đầu cơ muốn bán hàng ra vào thời điểm trong tương lai nhưng giá được ấn định vào thời điểm hiện tại (dự kiến giá trong tương lai sẽ giảm nên bán trong hiện tại để thu lời)

- Đầu cơ giá lên (Bull): người đầu cơ giá lên dự kiến giá sẽ tăng trong một thời điểm trong tương lai nên ký hợp đồng mua vào với giá ở thời điểm hiện tại (dự kiến giá trong tương lai tăng nên mua ở hiện tại)

- Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging): là nghiệp vụ các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh sử dụng để tránh những rủi ro về giá tăng hay giảm có thể gây thiệt hại kinh doanh

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ

Sở giao dịch hàng hóa Mỹ

2.1.1 Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ

❖ Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME)

Chicago Mercantile Exchange (CME Group ) là một sàn giao dịch phái sinh được giao dịch công khai, thành lập vào năm 1848 và có trụ sở tại Hoa Kỳ Là sàn giao dịch đầu tiên giới thiệu các hợp đồng kỳ hạn, tiêu chuẩn hóa trong giao dịch tương lai và cơ chế thanh toán bù trừ, sàn giao dịch này đã phát triển thành một công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro quan trọng cho nhiều nhóm người tham gia giao dịch trong nhiều loại tài sản

Ban đầu là một tổ chức phi lợi nhuận khi mới thành lập, Tập đoàn CME ( trước đây chỉ gọi là CME) cuối cùng đã được niêm yết cổ phiếu vào tháng 12 năm 2002

Việc sáp nhập với Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT) có hiệu lực vào tháng

7 năm 2007 để thành lập Tập đoàn CME Vào ngày 18 tháng 8 năm 2008, việc sáp nhập tiếp theo đã được chính thức phê duyệt giữa Tập đoàn CME và Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) Giám đốc điều hành (CEO) hiện tại là Craig S.Donohue

Hiện tại, CME Group là sàn giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất thế giới về số lượng hợp đồng còn tồn đọng (hoặc lãi suất mở) Các tài sản sau được trình bày trên CME:

- Hợp đồng hàng hóa cổ điển (truyền thống) đối với các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi: Thịt, sữa và lúa mì là những sản phẩm phổ biến nhất trong phân khúc này

- Các chỉ số chứng khoán: Điều này bao gồm các chỉ số thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất (chẳng hạn như S&P 500, NASDAQ hoặc Chỉ số Dow Jones) trên khắp thế giới

- Lãi suất các cặp tiền tệ chính

- Tiền tệ của các quốc gia hàng đầu thế giới: Các loại tiền điện tử hàng đầu thế giới cũng thuộc về họ

- Kim loại: Điều này bao gồm cả kim loại giao ngay và kim loại cơ bản

- Chất mang năng lượng: Dầu, khí đốt, than đá và hầu hết các loại nhiên liệu

- Các loại đầu tư thay thế và quyền chọn của thị trường OTC

- Bất động sản: Theo quy luật, điều này có nghĩa là bất động sản ở các khu vực ưu tú

Tổng cộng, khoảng 30 quyền chọn khác nhau và khoảng 50 hợp đồng tương lai tiền tệ được giao dịch trên CME Các giao dịch trị giá 100 tỷ đô la được tổ chức trên sàn giao dịch mỗi ngày Tổng giao dịch trên CME vượt quá 500 triệu hợp đồng Thông thường, hầu hết các hợp đồng được ký kết là hợp đồng tương lai, khoảng một phần ba - về quyền chọn

Với những bất ổn luôn hiện diện trên thế giới, nhu cầu về các nhà quản lý tiền tệ và các tổ chức thương mại luôn có sẵn các công cụ để phòng ngừa rủi ro và khóa mức giá quan trọng cho hoạt động kinh doanh Hợp đồng tương lai cho phép người bán hàng hóa cơ bản biết chắc chắn mức giá mà họ sẽ nhận được cho sản phẩm của mình trên thị trường Đồng thời, nó sẽ cho phép người tiêu dùng hoặc người mua những mặt hàng cơ bản đó biết chắc chắn mức giá mà họ sẽ trả vào một thời điểm xác định trong tương lai Trong khi các thực thể thương mại này sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro, các nhà đầu cơ thường đi theo chiều ngược lại của giao dịch với hy vọng thu được lợi nhuận từ những thay đổi về giá của hàng hóa cơ bản Các nhà đầu cơ thừa nhận rủi ro mà quảng cáo phòng ngừa Một nhóm lớn các sàn giao dịch tương lai như CME Group cung cấp một diễn đàn tập trung, thanh khoản và được quản lý để thực hiện hoạt động kinh doanh đó Ngoài ra, CME Group còn cung cấp các chức năng thanh toán, thanh toán bù trừ và báo cáo để tạo ra một địa điểm giao dịch suôn sẻ

CME đi kèm với các nền tảng giao dịch tự quản lý Các nhà đầu tư có hai lựa chọn chính để hoạt động trên sàn giao dịch: Đầu tiên là sử dụng Hệ thống giao dịch CME Globex – một nền tảng kỹ thuật số chiếm 90% tất cả các giao dịch điện tử

Lựa chọn thứ hai là mở một cuộc bán đấu giá Đây là một phương pháp giao dịch truyền thống liên quan đến sàn giao dịch nằm trong "hố giao dịch" (Trading Pit)

Thời gian đang thay đổi Thị trường giao dịch tiếp tục hoạt động trực tuyến, tạo ra các sàn giao dịch và các công ty chuyển sang mô hình kinh doanh số hóa Điều tương tự cũng xảy ra với Merc Ngày nay, Hệ thống giao dịch CME Globex của nó là cốt lõi của Sàn giao dịch Hàng hóa Chicago Nó cho phép người dùng giao dịch 24/7 để có thể

11 hoàn thành giao dịch từ ki-ốt hoặc tại nhà Hệ thống này được thực hiện bằng điện tử 100%

CME được quản lý bởi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa , cơ quan giám sát tất cả các hợp đồng hàng hóa và phái sinh tại Hoa Kỳ CFTC chịu trách nhiệm giám sát các nhà môi giới và người bán, tiến hành giám sát rủi ro đối với các giao dịch phái sinh và điều tra việc thao túng thị trường cũng như các hành vi thương mại lạm dụng khác

2.1.2 Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ Để CME có thể trở thành một trong những sở giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới như hiện nay thì 1 trong những điều quan trọng là uy tín là hết sức quan trọng Các hoạt động để quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua CME để thiết lập được niềm tin đối với các doanh nghiệp tham gia bao gồm:

- Điều tiết cung cầu nguyên vật liệu: CME không trực tiếp kinh doanh hàng hóa; thay vào đó, các nhà đầu cơ mua và bán các hợp đồng cung ứng và hợp đồng tương lai

Do đó, sự cân bằng đang được xây dựng giữa cung và cầu, không có sự chuyển động trực tiếp của hàng hóa

- Quy định giá cả: Một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trên CME mỗi ngày, loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố phi thị trường đến việc hình thành giá Điều này làm cho giá gần nhất với các chỉ số thực của cung và cầu Trên CME có bảng báo giá hàng ngày - đăng ký giá công khai trên thị trường chứng khoán theo các quy tắc được chấp nhận và công bố, điều này cũng giúp ổn định giá cả Tất cả các giao dịch đều mở, được kết thúc với mức độ công khai tối đa, giá được đặt vào đầu và cuối ngày giao dịch, điều này cũng ngăn chặn sự tăng đột biến của giá

Sở giao dịch hàng hóa Singapore

2.2.1 Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa ở Singapore

❖ Khái niệm: Sở giao dịch hàng hóa Singapore (Singapore Exchange – SGX) là sở tích hợp cả chứng khoán và giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu châu Á, là sở giao dịch thứ 2 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương SGX được trang bị cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, tạo mối liên kết trong khu vực và châu Âu, trở thành đầu mối giao lưu quốc tế và kết nối tập trung nhất Châu Á

❖ Lịch sử hình thành: Sở giao dịch Singapore (SGX) chính thức được thành lập vào ngày 1/12/1999, tiền thân là 3 tổ chức – Trung tâm giao dịch chứng khoán Singapore

(SES), Trung tâm giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX) và Công ty dịch vụ máy tính và thanh toán bù trừ chứng khoán (SCCS) Sở giao dịch hàng hóa SGX được niêm yết vào ngày 23 tháng 11 năm 2000 Qua hơn 2 thập kỷ, SGX hiện đã có văn phòng tại Bắc Kinh, Hồng Kông, London, Mumbai, Thượng Hải và Tokyo

❖ Cơ cấu tổ chức: Sở giao dịch hàng hóa SGX gồm các phòng ban có cơ cấu và nhiệm vụ riêng biệt nhưng vẫn có sự hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một sở giao dịch hiệu quả và đa chức năng

SGX bao gồm 2 sàn giao dịch: “Mainboard” (Sàn chính) và “Catalyst” (Sàn thứ cấp) Các doanh nghiệp niêm yết, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đều có thể đăng ký trên cả hai sàn giao dịch này

- Sàn Main Board: niêm yết và giao dịch chứng khoán trên SGX

- Catalyst: huy động vốn hoặc là sàn giao dịch cho các công ty vừa và nhỏ

Các giao dịch được điều hành bởi hệ thống SGX QUEST, được áp dụng cho cả giao dịch chứng khoán và giao dịch phái sinh

❖ Thời gian hoạt động: Theo giờ địa phương của Singapore thì có 4 khoảng thời gian chính: Từ 8:30 đến 8:59 sáng là thời gian trước khi mở cửa, nhà đầu tư có thể bắt đầu đưa lệnh mua/bán vào; Từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều là thời gian mở cửa của thị trường; Từ 5:00 đến 5:05 chiều là thời gian trước khi đóng cửa thị trường, nhà đầu tư có thể đưa lệnh vào và việc khớp lệnh sẽ diễn ra 1 lần duy nhất vào lúc hết phiên giao dịch Thị trường chính thức đóng cửa vào lúc 5:06 chiều

2.2.2 Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở

SGX giám sát quy định của các sàn giao dịch và cơ quan thanh toán bù trừ mà nó vận hành và với vai trò đó, hoạt động như một tổ chức tự quản lý (SRO) SGX cũng hợp tác chặt chẽ với ba cơ quan bên ngoài có chức năng giám sát pháp lý trong ngành chứng khoán:

- Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS): Cơ quan giám sát tích hợp giám sát tất cả các tổ chức tài chính ở Singapore - ngân hàng, công ty bảo hiểm, trung gian thị trường vốn, cố vấn tài chính và sàn giao dịch chứng khoán

- Cục Thương mại (CAD): Một bộ phận của lực lượng cảnh sát Singapore hỗ trợ khuôn khổ Chống rửa tiền/Chống tài trợ khủng bố (AML/CFT) của quốc gia

- Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA): Cơ quan quản lý quốc gia đối với các đơn vị kinh doanh, kế toán viên và nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp

- SGX phát triển một hệ thống giao dịch phục vụ khách hàng trên toàn thế giới tham gia vào hoạt động tại đây Dịch vụ được nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là hệ thống dữ liệu thị trường

- Thông tin thị trường rất quan trọng với mỗi nhà đầu tư Hiểu được điều này SGX cung cấp một cơ sở dữ liệu gồm: thời gian giao dịch, lịch sử và cả dữ liệu tham khảo cho tất cả các sản phẩm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và phái sinh

- Để giúp những người tham gia quản lý rủi ro về giá cước vận chuyển hoặc chịu rủi ro trước sự biến động của thị trường, SGX cung cấp một loạt các hợp đồng vận chuyển phái sinh trên các hãng thuê tàu định giờ Capesize, Panamax, Supramax và Handysize, cũng như các tuyến hành trình riêng lẻ quan trọng mà các chủ tàu, công ty thuê tàu và thương mại cũng như cũng như người sử dụng tại các thị trường quặng sắt khô và than nhiệt trọng điểm có thể sử dụng

❖ Thông tin quy định niêm yết:

Singapore vận hành cơ chế chủ yếu dựa trên công bố thông tin cho thị trường vốn Quy tắc niêm yết của SGX tăng cường chế độ dựa trên công bố thông tin với các tiêu chuẩn chấp nhận cơ bản cao và các yêu cầu liên tục đối với các tổ chức phát hành Nền tảng của chế độ này là yêu cầu các tổ chức phát hành niêm yết công bố kịp thời tất cả thông tin quan trọng ra thị trường

Nhóm quản lý của SGX xem xét đơn đăng ký niêm yết để đảm bảo rằng các tổ chức phát hành đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định Khi xem xét đơn đăng ký niêm yết, nhóm quản lý của SGX dựa vào sự thẩm định do các nhà quản lý vấn đề và đại diện của họ thực hiện để xác định tính phù hợp của người đăng ký để niêm yết

Có hiệu lực từ ngày 7 tháng 10 năm 2015, các đơn đăng ký niêm yết cụ thể có thể được chuyển đến Ủy ban Cố vấn Niêm yết khi: liên quan đến các vấn đề mới hoặc chưa từng có, cần có chuyên môn chuyên môn, có liên quan đến lợi ích công cộng hoặc nhóm quản lý của SGX cho rằng việc giới thiệu là phù hợp

THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Giới thiệu sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

❖ Giới thiệu sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép

Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập

Sở Giao dịch Hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép

Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa

Ngày 17/08/2018 MXV chính thức kết nối liên thông với thị trường giao dịch hàng hóa thế giới

Ngày 22/05/2020, Bộ Công Thương ký Quyết định số 1369/QĐ-BCT cho phép

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam niêm yết giao dịch một số mặt hàng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện (mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và mặt hàng gạo)

Tháng 6/2020, MXV hoàn thành việc tăng vốn điều lệ 500 tỷ đồng, từng bước khẳng định vị thế để vươn lên trở thành một Sở Giao dịch hàng hóa tầm cỡ trong khu vực

Tháng 7/2020, MXV đã đưa hệ thống phần mềm giao dịch CQG vào hoạt động thay thế cho hệ thống phần mềm Vision Commodity trước đó Đây là hệ thống phần mềm giao dịch uy tín nhất thế giới kết nối hơn 40 Sở Giao dịch Hàng hóa, đảm bảo đường truyền dữ liệu và có khả năng lưu trữ dữ liệu giao dịch lớn nhất

Tháng 1/2021, MXV đã đưa vào vận hành hệ thống M-System Đây là hệ thống phần mềm quản trị giao dịch với giao diện thân thiện, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư

Hiện nay, MXV đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange (LME); Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group (bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME,

COMEX, NYMEX); Sở Giao dịch liên lục địa - ICE (bao gồm các sàn giao dịch ICE

US, ICE EU, ICE Singapore); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của thị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

❖ Các hiệp hội của Sở Giao dịch hàng hóa

Tính đến hết năm 2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam bao gồm 9 hiệp hội lớn trong nước, đó là:

- Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

- Hiệp hội Điều Việt Nam

- Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

- Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam

- Hiệp hội Bông Việt Nam

- Hiệp hội Thép Việt Nam

- Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam

- Hiệp hội Dây cáp điện Việt Nam

- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

❖ Giới thiệu một số công ty thành viên của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Theo số liệu từ Khối Quản lý giao dịch MXV, Công ty cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi là thành viên có thị phần môi giới giao dịch hàng hóa lớn nhất tại Việt Nam trong cả năm 2023, chiếm 24,4% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) ở vị trí thứ 2 với 19,1% thị phần Công ty cổ phần Saigon Futures và Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị (Finvest) lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 với 18,3% và 12,7% thị phần Cuối cùng là Công ty cổ phần Hitech Finance với 3,2% thị phần

(Nguồn: Khối Quản lý giao dịch MXV)

❖ Công ty cổ phần giao dịch hàng hoá Gia Cát Lợi

Công Ty Cổ Phần Giao Dịch Hàng Hóa Gia Cát Lợi được cấp chứng nhận 24 tháng 1 năm 2019, tuy nhiên đến hết năm 2019 Gia Cát Lợi là đơn vị chiếm 80% thị phần giao dịch hàng hóa của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi là một trong những công ty phái sinh hàng hóa hàng đầu tại thị trường tài chính Việt Nam, được sự cho phép và bảo lãnh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa bao gồm:

- Môi giới phái sinh hàng hóa

- Tư vấn Tài chính & Tư vấn đầu tư hàng hóa

❖ Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh

HCT là thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)) Được thành lập và hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22/07/2019

HCT với đội ngũ chuyên gia phân tích nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính luôn đưa ra những chiến lượng giao dịch giá trị mà chỉ thành viên của HCT mới có, giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường và đầu tư hiệu quả

❖ Công ty cổ phần Saigon Futures

Saigon Futures Inc là công ty môi giới giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam, và là thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) cấp phép bởi Bộ Công Thương

Thực trạng hoạt mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 25 3.3 So sánh sở giao dịch Việt Nam với Sở giao dịch Mỹ, Singapore

Theo báo cáo Tổng kết cuối năm 2023 của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá trị giao dịch tại MXV đạt trung bình hơn 4.000 tỷ đồng mỗi ngày, trong đó có những ngày đạt gần 10.000 tỷ đồng Chỉ số hàng hóa MXV-Index chốt năm 2023 với mức giảm 13% so với năm 2022 Sau khi sụt giảm nhẹ trong quý I/2023, khối lượng giao dịch tại MXV đã có sự hồi phục và ổn định trở lại trong nửa cuối năm

Tính đến hết năm 2023, toàn thị trường đang có gần 30.000 tài khoản giao dịch hoạt động, tăng 20% so với năm ngoái

Hiện nay, MXV đang niêm yết giao dịch 45 sản phẩm liên thông với hầu hết các

Sở Giao dịch hàng hóa lớn nhất trên thế giới Các sản phẩm được chia thành 4 nhóm: nông sản, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp và kim loại

- Nông sản: Ngô, Ngô mini, Đậu tương, Đậu tương mini, Dầu đậu tương, Khô đậu tương, Lúa mì, Lúa mì mini, Lúa mì Kansas, Gạo thô

- Nguyên liệu công nghiệp: Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Ca cao, Đường 11, Đường trắng, Bông, Cao su RSS3, Cao su TSR20, Dầu cọ thô

- Kim loại: Bạch kim, Bạc, Bạc mini, Bạc micro, Đồng, Đồng mini, Đồng micro, Quặng sắt, Đồng LME, Nhôm LME, Chì LME, Thiếc LME, Kẽm LME, Niken LME

- Năng lượng (nhóm hàng kinh doanh có điều kiện): Dầu thô Brent, Dầu thô Brent

Mini, Dầu thô WTI, Dầu WTI mini, Dầu WTI micro, Khí tự nhiên, Khí tự nhiên mini, Dầu ít lưu huỳnh, Xăng pha chế RBOB

Trong năm 2023, mặc dù thị trường hàng hóa ghi nhận sự biến động ở cả 4 nhóm mặt hàng, nhưng nhóm năng lượng vẫn đạt khối lượng giao dịch nhiều nhất tại MXV

Dầu thô WTI là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trong năm 2023, chiếm 13,63% tổng khối lượng giao dịch Dầu thô WTI micro với lợi thế ký quỹ thấp (chỉ bằng 1/10 so ký quỹ của dầu thô WTI) đứng ở vị trí thứ hai, đạt 13,61% tổng khối lượng giao dịch

Các vị trí xếp sau có sự xuất hiện của các mặt hàng chủ chốt trong cả 3 nhóm mặt hàng còn lại Đậu tương và khô đậu tương lần lượt xếp thứ 3 và thứ 4 với 9,5% và 7,5% tổng khối lượng giao dịch Cà-phê Arabica đứng thứ 5 với 6,3% Trong khi đó, với biến động rất mạnh trong năm vừa qua, hai mặt hàng trong nhóm kim loại là bạch kim và đồng micro đã vươn lên vị trí thứ 6 và thứ 7 với tỷ trọng lần lượt đạt 5,4% và 5,1%

(Nguồn : Khối Quản lý giao dịch MXV)

Theo Quyết định số 556/QĐ/TGĐ-MXV, từ tháng 6/2023, MXV đã chính thức triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa với 8 sản phẩm liên thông với thế giới, bao gồm: ngô (CBOT), đậu tương (CBOT), lúa mì (CBOT), cà-phê Arabica (ICE US), đường 11 (ICE US), dầu thô WTI (NYMEX), dầu thô Brent (ICE EU) và khí tự nhiên (NYMEX) Sau 6 tháng giao dịch, các hợp đồng quyền chọn đã thu hút được sự chú ý rất lớn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước

Tất cả các sản phẩm này đều được MXV quy định mức phí giao dịch tối đa 350.000 đồng/hợp đồng, áp dụng đối với cả quyền chọn mua và quyền chọn bán Giao

27 dịch sẽ được thực hiện trên phần mềm CQG và quản trị trên nền tảng M-System do MXV tự xây dựng và phát triển

❖ Thực trạng mua bán một số mặt hàng tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Giá hai mặt hàng cà phê tăng lần lượt 3,60% đối với giá Robusta và 2,16% đối với giá Arabica Tình hình khan hàng tại Việt Nam tiếp tục là động lực tăng chính của giá Robusta

Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho biết, lượng cà phê xuất đi trong niên vụ 23/24 của nước ta ước tính giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,336 triệu tấn Thời tiết khô hạn là nguyên nhân chính khiến sản lượng tại quốc gia xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới sụt giảm Đối với Arabica, bên cạnh lực kéo từ giá Robusta, tồn kho cà phê ở mức thấp tại các thị trường tiêu thụ chính đã hỗ trợ giá tăng Chốt ngày 28/3/2024, tổng số Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE - US đạt 595.209 bao, giảm 20,41% so với cùng kỳ năm trước Mặc dù liên tục được củng cố trong suốt 2 tháng qua, nhưng xét về dài hạn, con số này vẫn chưa thể thoát khỏi vùng thấp lịch sử

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong cuối tuần trước (ngày 30/3/2024), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ hồi phục nhẹ sau ngày điều chỉnh giảm mạnh trước đó Theo đó, giá thu mua cà phê trong nước dao động trong khoảng 98.100 -98.600 đồng/kg, mức giá cao chưa từng có trong tiền lệ của thị trường cà phê Việt Nam MXV nhận định, vẫn còn dư địa để giá cà phê nội địa chinh phục mức đỉnh mới 100.000 đồng/kg, cho đến khi nguồn cung Robusta mới từ Indonesia và Brazil được đẩy ra thị trường

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 17.1.2024, giá đậu tương lao dốc với mức giảm 1,75%, đẩy giá xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11.2021

Khô đậu tương là mặt hàng giảm mạnh nhất cả nhóm, khi giảm hơn 3% Đà suy yếu của giá đậu tương đã kéo theo diễn biến giảm giá của mặt hàng này Trong khi đó, ảnh hưởng lan tỏa từ diễn biến hồi phục của giá dầu thô đã hỗ trợ giá dầu đậu tăng gần 1% trong phiên hôm qua

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 17.1, giá khô đậu tương Nam Mỹ nhập khẩu về cảng Việt Nam tăng nhẹ

Cụ thể, giá chào bán khô đậu tương Nam Mỹ tại cảng Cái Lân ở mức 13.050 - 13.250 đồng/kg Đối với kỳ hạn giao quý II, giá khô đậu tương dao động quanh mức 12.850 - 13.150 đồng/kg Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng

100 đồng so với cảng Cái Lân

Phân tích về đà giảm của giá đậu tương, MXV cho biết, những dự báo kém tích cực về mùa vụ Brazil từ các hãng tin không còn đem lại nhiều bất ngờ cho thị trường và hỗ trợ giá Thay vào đó, tình hình thời tiết ở các khu vực nông nghiệp của nước này đang dần cải thiện hơn, là yếu tố gây sức ép mạnh lên giá

Ngoài ra, đồng USD mạnh lên, nhu cầu yếu hơn tại Trung Quốc cũng góp phần tác động đến giá mặt hàng này

Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng của năm 2023, cả nước nhập khẩu 1,66 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 1,05 tỷ USD, giá trung bình 633,6 USD/tấn, tăng 1,3% về lượng nhưng giảm 7,8% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2022

Brazil là thị trường nhập khẩu đậu tương lớn nhất của nước ta, với tổng sản lượng trong 11 tháng là 895.240 tấn, tương đương 530,77 triệu USD, chiếm 54% tổng lượng và 50,6% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương

3.3 So sánh sở giao dịch Việt Nam với Sở giao dịch Mỹ, Singapore

❖ Sơ lược về Sở Giao dịch Hàng hóa của Mỹ và Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore:

Đánh giá hoạt động sở giao dịch tại Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối diện với nhiều thách thức; các kênh đầu tư truyền thống có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong năm 2023

Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường giao dịch hàng hóa ngày càng tăng nhanh Tính đến hết năm 2023, toàn thị trường Việt Nam đang có gần 30.000 tài khoản giao dịch hoạt động, tăng 20% so với năm ngoái Với tính minh bạch và hiệu quả, thị trường giao

31 dịch hàng hóa tại Việt Nam đã và đang chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước

Sau hơn 5 năm được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thế giới, thị trường đã trải qua giai đoạn phát triển nóng và dần bước vào giai đoạn phát triển ổn định và bền vững “Giao dịch diễn ra thông suốt 24 giờ mỗi ngày từ sáng thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, liên thông với các Sở Giao dịch lớn nhất trên thế giới, không gặp bất kỳ sự cố nào trong năm 2022” Với định hướng tự chủ về hạ tầng công nghệ, MXV đã liên tục nâng cấp hệ thống giao dịch, cải tiến các tính năng tự động hóa, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư nâng cao hiệu quả khi giao dịch liên thông với thế giới

Hệ thống M-System được các chuyên gia quốc tế đánh giá là một trong những nền tảng tốt nhất về giao dịch hàng hóa trong khu vực Hệ thống có thể đáp ứng khối lượng giao dịch cao gấp hàng chục lần so với hiện nay, mà vẫn đảm bảo sự ổn định và thông suốt

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, MXV đã tích cực đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đặc biệt là nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới

Bên cạnh mục tiêu phát triển quy mô giao dịch, trong năm 2023, MXV đã tập trung nghiên cứu và tạo nền móng xây dựng các Sàn Giao dịch hàng hóa chuyên biệt đối với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam Đây là một trong những kế hoạch trọng tâm của MXV trong giai đoạn 2023 – 2028, giúp phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế

Sở Giao dịch Hàng hóa giúp giảm rủi ro đối với người tham gia thị trường hàng hóa bằng cách cung cấp các công cụ quản lý rủi ro và thúc đẩy sự ổn định về giá cả

Bên cạnh hình thức giao dịch điện tử, giao nhận hàng hóa là một phần không thể thiếu trong mô hình hoạt động của bất kỳ Sở Giao dịch giao dịch hàng hóa nào Đối với một quốc gia có thế mạnh về xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa nguyên liệu quan trọng như Việt Nam, vai trò của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa càng thêm quan trọng

MXV đã đề xuất Bộ Công Thương sớm tham mưu sửa đổi Nghị định 51/2018/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động của Sở Giao dịch Hàng hóa

MXV sẽ sớm triển khai giao dịch các hợp đồng Quyền chọn, công cụ tối ưu cho nghiệp vụ bảo hiểm giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn thế giới MXV đang nghiên cứu niêm yết các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, điều, Với các sản phẩm này, ngành nông sản Việt Nam sẽ tránh được câu chuyện

"được mùa - mất giá" vốn đã tồn tại hàng chục năm nay Kể từ sau Nghị định 51/2018/NĐ-CP, thị trường giao dịch hàng hóa đã có những bước phát triển đáng khích lệ, được ghi nhận bởi các Cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước; và các tổ chức quốc tế Sau một thời gian dài thương mại và hợp tác tích cực với các đối tác quốc tế, MXV trở thành Sở Giao dịch hàng hóa đúng tiêu chuẩn quốc tế

Sở Giao dịch Hàng hóa có thể thu hút đầu tư trong ngành hàng hóa tại Việt Nam và giúp thúc đẩy sự phát triển của các nguồn tài chính và hạ tầng liên quan

MXV đã niêm yết thêm các hợp đồng Mini và Micro, theo đúng xu thế đầu tư hàng hóa mới nhất từ các Sở Giao dịch thế giới "Hiện nay chỉ với hơn 10 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể giao dịch 1 hợp đồng hàng hóa Micro giúp tiếp cận được nhiều nhà đầu tư với nhiều quy mô vốn khác nhau

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam chỉ mới được chính thức thành lập 14 năm nhưng đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Hành lang pháp lý, quy định pháp luật về một số vấn đề vẫn còn hạn chế Thứ nhất, về hoạt động thanh toán quốc tế trong Nghị định số 158 và Nghị định số 51 có quy định về vấn đề này, nhưng lại chưa có quy định cụ thể, gây khó khăn trong việc áp dụng của các ngân hàng thương mại Thứ 2, chính sách thuế hiện hành của VIệt Nam không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống hay hoạt động kinh doanh có yếu tố thương mại điện tử/sàn giao dịch Việc chưa có hướng dẫn cụ thể về các chế độ thuế cho các thành phần tham gia thị trường giao dịch hàng hóa dẫn đến khó khăn trong thực hiện, ảnh hưởng đến việc thu thuế cho ngân sách nhà nước Thứ 3, quy định về vốn điều lệ trong điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Thành viên kinh doanh, Thành viên môi giới không còn phù hợp Quy định về mức ký quỹ giao dịch 5% như hiện nay là không phù hợp, bởi vì mức ký quỹ giao dịch thường phụ thuộc vào tình hình biến động của thị trường

Bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại một số quốc gia trên thế giới, có thể khái quát một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

Một là, để phát triển Sở giao dịch hàng hóa, các giao dịch cần gắn với nhu cầu giao dịch hàng hóa vật chất lớn

Hàng hoá giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa ở giai đoạn đầu đều xuất phát từ những hàng hoá nông sản gắn với nhu cầu giao dịch hàng hóa vật chất Các giao dịch trên cơ sở được phát triển từ giao dịch hàng hóa kỳ hạn sau đó phát triển thêm các giao dịch phái sinh khác như giao dịch quyền chọn và giao dịch hoán đổi Do vậy, để phát triển ổn định, bền vững đối với SGDHH cũng như hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà cần có những bước đi chắc chắn, đi từ nền tảng của nhu cầu lớn về giao dịch hàng hóa thật, tiếp đến là phát triển cơ sở vật chất phục vụ giao dịch hàng hóa kỳ hạn (kho hàng, công nghệ thông tin, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hoá, ) Để phát triển giao dịch hàng hóa phái sinh sôi động, ngoài yếu tố khách quan là giá các mặt hàng giao dịch phải có biến động lớn (phát sinh nhu cầu bảo hiểm rủi ro) yếu tố quy mô sản xuất và giao dịch lớn của mặt hàng là quyết định Vì vậy, cần có một nền sản xuất lớn đối với các mặt hàng giao dịch

Hai là, chủ động tiếp nhận công nghệ quản lý Sở giao dịch hàng hóa tiên tiến

Xu hướng sáp nhập giữa các Sở giao dịch hàng hóa tại các nước đang diễn ra phổ biến nhằm cắt giảm chi phí giao dịch, tận dụng cơ sở vật chất, mạng lưới khách hàng

34 của nhau và tăng tốc độ thực hiện các giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ các đối tượng tham gia giao dịch Xu hướng này đã tạo ra một thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà đầu tư

Do vậy, Việt Nam cần có định hướng rõ ràng trong việc liên doanh, liên kết trong việc tổ chức hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh cũng như thiết lập các SGDHH có sự tham gia liên doanh (góp vốn), liên kết (niêm yết chéo, sử dụng cơ sở hạ tầng của nhau) Đồng thời, cần liên tục nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác giữa các SGDHH của các quốc gia trên thế giới nhằm phát huy lợi thế về công nghệ, thị trường và cơ sở hạ tầng vật chất của các bên tham gia hợp tác

Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sở giao dịch hàng hóa

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sở giao dịch hàng hóa là một bước quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và hiệu quả trong hoạt động giao dịch Một hệ thống pháp luật rõ ràng, đầy đủ góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư và các bên liên quan vào tính minh bạch và công bằng của thị trường, đảm bảo rằng sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam có thể tích hợp và hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài

Bốn là, nâng cao năng lực của các Sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch cần nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh, cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm tiện ích, vượt trội so với các sản phẩm truyền thống Đồng thời, với năng lực của cơ sở hạ tầng như trung tâm hàng hóa (cung cấp các dịch vụ gửi, giao nhận và phát hành chứng chỉ gửi hàng) các sản phẩm của SGDHH sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với khách hàng mà còn hỗ trợ phát triển các ngành liên quan của nền kinh tế như giao nhận, nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước

Cuối cùng, Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro

Các sở giao dịch hàng hóa quốc tế như CME Group, đều có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và tránh được rủi ro cũng như sự thao túng giá Vì vậy việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro cho sở giao dịch hàng hóa là cần thiết, không chỉ để đối phó với các rủi ro mà còn để tận dụng cơ hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh

Ngày đăng: 28/10/2024, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khối lượng giao dịch một số mặt hàng của SGX từ tháng 12 năm 2023 đến - Đề tài hoạt Động sở giao dịch hàng hóa  kinh nghiệm từ một số quốc gia và bài học cho việt nam
Bảng kh ối lượng giao dịch một số mặt hàng của SGX từ tháng 12 năm 2023 đến (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w