1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích nước Úc và Đề xuất chiến lược kinh doanh quốc tế cho các công ty Đa quốc gia việt nam trong ngành hàng chế biến nông sản

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nước Úc và đề xuất chiến lược kinh doanh quốc tế cho các công ty đa quốc gia Việt Nam trong ngành hàng chế biến nông sản
Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Bùi Thị Mỹ Hiền
Người hướng dẫn ThS. Tiêu Vân Trang
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Trong bối cảnh này, việc mở rộng thị trường và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Úc - một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Châu Á - Thái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐA QUỐC GIA

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NƯỚC ÚC VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG NGÀNH HÀNG

CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

Nhóm sinh viên: 1 NGUYỄN NGỌC QUỲNH ANH - 2121011763

2 BÙI THỊ MỸ HIỀN - 2121012002

Lớp học phần: 2421702049006 Giảng viên: ThS Tiêu Vân Trang

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Tên Sinh Viên MSSV

Phần Trăm Đóng Góp

Sinh Viên Ký Tên

Điểm Bài Báo Cáo (Được điều chỉnh theo phần trăm đóng góp)

Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 2121011763 100%

Bùi Thị Mỹ Hiền 2121012002 100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ÚC 2

1.1 ĐẤT NƯỚC 2

1.2 CON NGƯỜI 2

1.3 DÂN SỐ 2

1.4 KHU VỰC ĐỊA LÝ 3

1.5 LỢI THẾ CẠNH TRANH 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA ÚC 5

2.1 THỂ CHẾ XÃ HỘI CỦA ÚC 5

2.1.1 Hệ thống kinh tế 5

2.1.2 Hệ thống chính trị 5

2.1.3 Hệ thống pháp luật 5

2.1.4 Tôn giáo 6

2.1.5 Hệ thống giáo dục 6

2.1.6 Bất bình đẳng xã hội 7

2.2 MÔ HÌNH VĂN HÓA SO SÁNH GIỮA ÚC VÀ VIỆT NAM 7

2.2.1 Pdi/ khoảng cách quyền lực/khuếch tán - cụ thể 7

2.2.2 Inv/ chủ nghĩa tập thể thể chế - chủ nghĩa tập thể nội nhóm/ chủ nghĩa cá biệt - chủ nghĩa phổ quát 8

2.2.3 Mas / bình đẳng giới - tính quyết đoán/ khuynh hướng tự nhiên - khuynh hướng kiểm soát 9

2.2.4 Uai/ định hướng kết quả - né tránh sự không chắc chắn/ tương lai - quá khứ 10

2.2.5 Lto/ định hướng tương lai/ chức danh - thành tích 11

2.2.6 Ind/ định hướng con người/ cảm xúc - trung lập 12

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ÚC 13

3.1 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 13

3.1.1 Đạo đức kinh doanh 13

3.1.2 Trách nhiệm xã hội 13

3.2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 14

Trang 4

3.3 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 16

3.3.1 Tình hình xuất khẩu ngành chế biến nông sản tại Việt Nam 16

3.3.2 Phương thức xuất khẩu 16

3.3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 16

3.3.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 17

3.4 ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC 18

3.4.1 Chiến lược Nhân sự Quốc tế 18

3.4.2 Chiến lược Tài chính quốc tế 19

3.4.2.1 Quản lý rủi ro tài chính 19

3.4.2.2 Tài trợ và đầu tư 19

3.4.3 Chiến lược Sản xuất quốc tế 20

3.4.3.1 Tinh chỉnh Quy trình sản xuất 20

3.4.3.2 Địa phương hóa Sản xuất 20

3.4.4 Chiến lược Marketing quốc tế 20

3.4.4.1 Nghiên cứu thị trường 20

3.4.4.2 Chiến lược Tiếp thị và Bán hàng 21

PHẦN KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1: Pdi/ khoảng cách quyền lực/khuếch tán - cụ thể 7 Hình 2 2: Inv/ chủ nghĩa tập thể thể chế - chủ nghĩa tập thể nội nhóm/ chủ nghĩa cá biệt - chủ nghĩa phổ quát 8 Hình 2 3: Mas / bình đẳng giới - tính quyết đoán/ khuynh hướng tự nhiên - khuynh hướng kiểm soát 9 Hình 2 4: Uai/ định hướng kết quả - né tránh sự không chắc chắn/ tương lai - quá khứ 10 Hình 2 5: Lto/ định hướng tương lai/ chức danh - thành tích 11 Hình 2 6: Ind/ định hướng con người/ cảm xúc - trung lập 12

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành chế biến nông sản của Việt Nam đã phát triển mạnh

mẽ và trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Sự tăng trưởng này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam Trong bối cảnh này, việc mở rộng thị trường và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Úc - một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trở thành mục tiêu chiến lược của các công ty chế biến nông sản Việt Nam

Các chính sách thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến

bộ (CPTPP), cùng với Hiệp định RCEP, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Úc hiệu quả hơn Tuy nhiên, để thành công trên thị trường này, các công ty cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế hợp lý và áp dụng những phương pháp thâm nhập thích hợp và hiệu quả

Bằng việc nghiên cứu cụ thể về đặc điểm của thị trường Úc, các yếu tố văn hóa, kinh

tế, pháp lý và các xu hướng tiêu dùng, bài nghiên cứu này sẽ cung cấp các đề xuất cụ thể giúp các công ty tối ưu hóa cơ hội và thách thức trong quá trình mở rộng thị trường

và xây dựng mối quan hệ vững chắc trên thị trường quốc tế này

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ÚC

nhất và trung tâm kinh tế quan trọng nhất

1.2 CON NGƯỜI

Người dân Australia nổi tiếng với tính cách thân thiện, cởi mở và hòa đồng Quốc gia này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc và nền văn hóa khác nhau Người bản địa Úc đã sinh sống trên lãnh thổ này ít nhất khoảng 40.000 năm trước khi người châu

Âu đến Nền văn hóa của người bản địa Úc rất phong phú với khoảng 250 nhóm ngôn

ngữ và các truyền thống độc đáo

Người châu Âu, chủ yếu là người Anh, bắt đầu định cư tại Australia vào cuối thế kỷ XVIII, dẫn đến sự gia tăng dân số người châu Âu và sự thay đổi cơ cấu xã hội của quốc gia Hiện nay, Australia là một xã hội đa văn hóa với hơn 30% dân số sinh ra

ở nước ngoài, với các cộng đồng di cư lớn từ Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và New Zealand

1.3 DÂN SỐ

Dân số hiện tại của Úc là 26.723.909 người vào ngày 04/8/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Australia có mức độ đô thị hóa cao, với phần lớn dân số tập trung ở các thành phố ven biển Sydney là thành phố đông dân nhất với hơn 5 triệu người, tiếp theo là Melbourne với khoảng 5 triệu người Các thành phố lớn khác bao

gồm Brisbane, Perth và Adelaide

Trang 8

Sự phân bố dân cư không đồng đều, với phần lớn người dân sống ở các khu vực ven biển phía đông và phía nam của đất nước Khu vực nội địa, đặc biệt là sa mạc Outback, có mật độ dân số rất thấp do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nguồn nước Tuy nhiên, khu vực nội địa lại đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp

khai thác và nông nghiệp của Australia

1.4 KHU VỰC ĐỊA LÝ

Australia là quốc gia duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ Lãnh thổ quốc gia trải dài từ vùng nhiệt đới ở phía bắc đến vùng ôn đới ở phía nam, với các cảnh quan rất đa dạng Phía bắc của Australia có khí hậu nhiệt đới với

mùa mưa và mùa khô rõ rệt, trong khi phía nam có khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ ràng

Các đặc điểm địa lý nổi bật bao gồm rặng san hô Great Barrier Reef, một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất thế giới; sa mạc Outback, với cảnh quan đặc trưng bởi các đụn cát và hệ sinh thái khô cằn; và dãy núi Great Dividing Range, kéo dài từ phía bắc đến phía nam của lục địa Các khu vực ven biển có khí hậu mát mẻ hơn

và là nơi tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế chính

1.5 LỢI THẾ CẠNH TRANH

Kinh tế: Nền kinh tế Australia là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới,

đứng thứ 13 theo GDP danh nghĩa năm 2020, và GDP bình quân đầu người đứng thứ

10 toàn cầu năm 2019 Các ngành công nghiệp chính bao gồm khai thác mỏ, nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ Australia là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về quặng sắt, than đá và khí tự nhiên Nền kinh tế cũng rất phát triển trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và dịch vụ chuyên nghiệp

Giáo dục: Australia nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cao, thu hút

hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế mỗi năm Các trường đại học hàng đầu như Đại học Melbourne, Đại học Sydney và Đại học Quốc gia Australia (ANU) được xếp hạng cao trên thế giới Chính phủ Australia cung cấp nhiều chương trình học bổng và chính sách

hỗ trợ sinh viên quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu

Trang 9

Y tế: Hệ thống y tế của Australia được đánh giá là một trong những hệ thống

tốt nhất thế giới, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng chất lượng cao và chi phí hợp lý Chính phủ Australia đầu tư mạnh vào y tế, đảm bảo mọi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản

Năng lượng tái tạo: Australia có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió

Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt 82% năng lượng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030 để giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo cơ hội việc làm mới

Chính sách nhập cư: Chính sách nhập cư của Australia năm 2024 tiếp tục tập

trung vào việc thu hút nhân tài và lao động có kỹ năng từ khắp nơi trên thế giới Chương trình nhập cư của Australia bao gồm nhiều loại visa, từ visa lao động, visa du học đến visa định cư Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng cường số lượng người nhập cư để hỗ trợ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề về thiếu hụt lao động

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA ÚC 2.1 THỂ CHẾ XÃ HỘI CỦA ÚC

2.1.1 Hệ thống kinh tế

Úc là một nền kinh tế thị trường thịnh vượng, phát triển theo mô hình kinh tế phương Tây, với ngành dịch vụ đóng góp khoảng 70% GDP Năm 2023, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Úc đứng thứ 10 toàn cầu về GDP đầu người (64,96 nghìn USD) Đặc biệt, Úc là quốc gia duy nhất không có suy thoái kinh tế hàng năm từ

1992 đến 2018, cho thấy sức mạnh và khả năng chống chịu của nền kinh tế Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, năm 2023, Úc xếp hạng 14/190 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) với 75/100 điểm, duy trì vị trí ổn định so với năm trước nhờ các bước tiến hướng tới minh bạch như lập sổ đăng ký sở hữu có lợi công khai và tổ chức các cuộc tham vấn công khai

Úc xếp hạng cao với điểm số 90/100, phản ánh khả năng quản lý và thực thi chính sách tốt Chỉ số Minh bạch Chính trị (Corruption Perception Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2023 cho thấy Úc đứng thứ 14 toàn cầu với điểm số 75/100, cho thấy sự cam kết mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng Các cơ quan chính phủ hoạt động hiệu quả và hệ thống pháp lý độc lập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị và pháp lý của quốc gia

2.1.3 Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật của Úc, chịu ảnh hưởng từ hệ thống tư pháp thông pháp của Anh, hoạt động theo mô hình liên bang với cấu trúc rõ ràng Hệ thống tòa án liên bang

Trang 11

giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật liên bang, trong khi Tòa án Tối cao Úc có trách nhiệm xem xét tất cả các nghị quyết và bản án từ cả tòa án liên bang

và tòa án bang, đồng thời giải thích Hiến pháp Hệ thống tư pháp của Úc được đánh giá cao về tính độc lập, xếp hạng 13/142 quốc gia theo chỉ số Pháp quyền thế giới (World Rule of Law Index) năm 2023, và đứng thứ 11 trong Chỉ số Quyền sở hữu (Property Rights Index) của Heritage Foundation năm 2023 Thêm vào đó, chỉ số chuẩn mực xã hội về giới (GSNI) của Úc đạt 34,83% theo chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2023, cho thấy sự chú trọng vào vấn đề bình đẳng giới trong xã hội

2.1.4 Tôn giáo

Úc không có tôn giáo chính thức nhưng phần lớn dân số theo đạo Thiên Chúa (chiếm khoảng 52%) Tuy nhiên, quốc gia này vẫn duy trì sự đa dạng tôn giáo với các tôn giáo khác từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Hồi giáo, Phật giáo, và Ấn Độ giáo Chính phủ Úc tôn trọng quyền tự do tôn giáo, cho phép xây dựng và tổ chức lễ hội tại các nhà thờ, giáo đường, chùa, và đền ở hầu hết các thành phố lớn Theo chỉ số Tự do Tôn giáo (Religious Freedom Index) của Pew Research Center năm 2023, Úc được đánh giá cao về tự do tôn giáo, với môi trường tôn giáo tự do và không phân biệt đối

xử Chỉ số Hòa bình và An toàn (Peace and Safety Index) của Global Peace Index năm

2023 cũng cho thấy sự ổn định và hòa bình trong vấn đề tôn giáo tại Úc, nhấn mạnh sự hòa hợp và giảm thiểu xung đột tôn giáo trong xã hội đa dạng này

2.1.5 Hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục của Úc được đánh giá cao với chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất hiện đại Năm 2023, Úc đứng thứ 8/87 quốc gia trong bảng xếp hạng Các quốc gia tốt nhất của US News, thăng 1 hạng so với năm trước Hệ thống giáo dục Úc theo chuẩn AQF bao gồm các cấp từ phổ thông, đào tạo nghề đến giáo dục đại học và sau đại học Úc có 7 trường đại học nằm trong top 100 thế giới theo bảng xếp hạng ARWU (Shanghai Rankings), nổi bật với chất lượng nghiên cứu và đào tạo Theo chỉ số Giáo dục Toàn cầu (Global Education Index) của Liên hợp quốc năm 2023, Úc xếp hạng 6/189 quốc gia, phản ánh chất lượng giáo dục cao Với hệ thống giáo dục tốt và môi

Trang 12

trường kinh doanh ổn định, Úc không chỉ là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chế biến nông sản của Việt Nam mà còn là nguồn học hỏi các kỹ thuật chế biến tiên tiến để

áp dụng vào sản xuất trong nước

2.1.6 Bất bình đẳng xã hội

Úc đứng thứ 10/191 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người (HDI) năm 2023/2024 với điểm số 0,946, phản ánh mức sống cao và tiếp cận tốt với giáo dục và chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc chỉ ra rằng xã hội

Úc phân thành 5 tầng lớp chính: lao động cố định, trung lưu cố định, trung lưu lưu động, mới giàu, và giàu có Mặc dù phản ứng của chính phủ đối với đại dịch COVID-

19 đã tạm thời giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập và giúp 500.000 người thoát nghèo, sự rút lui của các khoản hỗ trợ sau đại dịch đã khiến tỷ lệ nghèo đói và bất an trở lại mức trước đại dịch, làm gia tăng bất bình đẳng xã hội Báo cáo Bất bình đẳng ở Australia năm 2023 cho thấy sự gia tăng này tạo ra sự phân hóa rõ rệt giữa các tầng lớp

xã hội

2.2 MÔ HÌNH VĂN HÓA SO SÁNH GIỮA ÚC VÀ VIỆT NAM

2.2.1 Pdi/ khoảng cách quyền lực/khuếch tán - cụ thể

Chỉ số PDI thấp của Úc cho thấy người dân nước này không chấp nhận sự khác biệt lớn về quyền lực giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội Điều này thể hiện qua việc họ coi trọng sự bình đẳng, khuyến khích sự tham gia của mọi người vào quá trình

ra quyết định và thường có mối quan hệ ngang hàng hơn giữa cấp trên và cấp dưới Kết

Hình 2 1: Pdi/ khoảng cách quyền lực/khuếch tán - cụ thể

Trang 13

quả này được củng cố bởi mô hình GLOBE, cho thấy Úc có chỉ số khoảng cách quyền lực trung bình thấp Bên cạnh đó, mô hình 7D chỉ ra rằng người Úc có xu hướng giữ ranh giới rõ ràng giữa các vai trò cá nhân và công việc, tập trung vào các mối quan hệ

cụ thể và coi trọng sự phân chia giữa đời sống cá nhân và công việc Điều này cho thấy một nền văn hóa đề cao sự cá nhân hóa và độc lập

So với Việt Nam, Úc có một nền văn hóa với sự phân cấp xã hội ít rõ rệt hơn Trong khi người Việt Nam thường tôn trọng cấp bậc và sự đồng thuận nhóm, người Úc khuyến khích sự thảo luận mở và đưa ra ý kiến cá nhân Sự khác biệt này thể hiện rõ trong cách thức ra quyết định, giao tiếp và quản lý Tuy nhiên, cả hai nền văn hóa đều coi trọng gia đình và cộng đồng, cho thấy sự cân bằng giữa các giá trị cá nhân và tập thể

2.2.2 Inv/ chủ nghĩa tập thể thể chế - chủ nghĩa tập thể nội nhóm/ chủ nghĩa cá biệt - chủ nghĩa phổ quát

Theo mô hình Hofstede, Úc có điểm số 73, thể hiện một nền văn hóa cá nhân cao, nơi mà sự tự do và độc lập của cá nhân được coi trọng Người dân Úc thường tự chịu trách nhiệm cho những quyết định và hành động của mình, đồng thời coi trọng sự

tự do trong lựa chọn Trong mô hình GLOBE, Úc đạt 4.29 điểm cho "Chủ nghĩa tập thể chế/Chủ nghĩa tập thể nội nhóm" và 4.17 điểm cho "Chủ nghĩa cá biệt <> Chủ nghĩa phổ quát," cho thấy sự cân bằng nhưng vẫn nghiêng về tính cá nhân trong xã hội Mô hình 7D cũng phản ánh điều này khi Úc đạt 79 điểm, khẳng định rằng quyền tự do cá nhân và sự độc lập là những giá trị cốt lõi trong văn hóa Úc

Hình 2 2: Inv/ chủ nghĩa tập thể thể chế - chủ nghĩa tập thể nội nhóm/ chủ nghĩa cá biệt -

chủ nghĩa phổ quát

Trang 14

Úc và Việt Nam có những khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận văn hóa Úc, với điểm số cao về chủ nghĩa cá nhân, chú trọng đến sự tự do và trách nhiệm cá nhân, trong khi Việt Nam với điểm số thấp hơn (30 trong mô hình Hofstede) cho thấy một nền văn hóa tập thể, nơi mà các quyết định và hành động thường xoay quanh lợi ích của nhóm

và cộng đồng Mô hình GLOBE và 7D cũng phản ánh sự khác biệt này, khi Việt Nam

có mức độ tập trung vào nhóm cao hơn, trong khi Úc ưu tiên cho sự độc lập và cá nhân hóa Sự khác biệt này ảnh hưởng đến các quan điểm, cách thức làm việc và quản lý

giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hợp tác quốc tế

2.2.3 Mas / bình đẳng giới - tính quyết đoán/ khuynh hướng tự nhiên - khuynh hướng kiểm soát

Theo mô hình Hofstede, Úc đạt 61 điểm trong chỉ số "Bình đẳng giới - Tính quyết đoán" (MAS), cho thấy xã hội Úc có xu hướng nhấn mạnh vào tính quyết đoán

và vai trò giới, nhưng cũng có một mức độ nhất định về bình đẳng giới Trong mô hình GLOBE, điểm số 3.4/4.28 của Úc cho thấy sự cân bằng giữa khuynh hướng tự nhiên

và khuynh hướng kiểm soát, với một chút thiên hướng về kiểm soát và quyết đoán Trong mô hình 7D, Úc đạt 90 điểm, phản ánh một xã hội nơi sự quyết đoán, kiểm soát

Ngày đăng: 28/10/2024, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w