Q 1.3 DÂN SỐ VÀ XÃ HỘI Ở QUỐC GIA ĐỨC DÂN SỐ VÀ XÃ HỘI Ở QUỐC GIA ĐỨC H GIÁ ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊNỘI Ở QUỐC GIA ĐỨC U TỔNG QUANỐC LỤC GIA ĐỨC LỤC Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU
LUẬN
PHÂN TÍCH QUỐC GIA ĐỨC VÀ ĐỀ XUẤT
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Sinh viên thực hiện: 1
NGUYỄ
N THỊ BẢO
Lớp học phần:
24217020
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊN
đóng góp
(được điều chỉnh theo phần trăm đóng góp)
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ĐỨC 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ĐỨC 1
1.2 KHU VỰC ĐỊA LÝ CỦA QUỐC GIA ĐỨC 1
1.3 DÂN SỐ VÀ XÃ HỘI Ở QUỐC GIA ĐỨC 2
1.4 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA QUỐC GIA ĐỨC 2
1.5 ĐỨC HỘI NHẬP KINH TẾ VỚI THẾ GIỚI VÀ VỚI VIỆT NAM 3
Chương 2 4
PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA QUỐC GIA ĐỨC 4
2.1 THỂ CHẾ XÃ HỘI CỦA QUỐC GIA ĐỨC 4
2.1.1 Hệ thống kinh tế 4
2.1.2 Hệ thống chính trị 5
2.1.3 Hệ thống pháp luật 6
2.1.4 Tôn giáo 8
2.1.5 Hệ thống giáo dục quốc gia 8
2.1.6 Bất bình đẳng xã hội 8
2.2 MÔ HÌNH VĂN HÓA CỦA NƯỚC ĐỨC VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 9
Chương 3 14
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỨC .14 3.1 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 14
3.2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 15
3.3 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 18
3.3.1 Thị trường nông sản 18
3.3.2 Phương thức thâm nhập trực tiếp 18
3.4 CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AfDB Ngân hàng phát triển châu Phi
CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
EU Liên minh châu Âu
EVFTA Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu ÂuFAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
BVL Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu dùng và An toàn Thực
phẩm
Trang 7Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ĐỨC
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ĐỨC
Đức, hay Cộng hòa Liên bang Đức, là một quốc gia nằm ở vùng Trung Âu, nổitiếng với những thành phố lịch sử cổ kính và chất lượng cuộc sống cao Nước Đứcđược thành lập từ 16 bang, trong đó có Berlin, Hamburg, và Bremen là ba thành bang
Và Berlin, thủ đô của Đức, là một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế lớn của châu
Âu Ngoài ra, Đức còn có các thành phố lớn nổi tiếng như Frankfurt, Stuttgart,Düsseldorf và München
1.2 KHU VỰC ĐỊA LÝ CỦA QUỐC GIA ĐỨC
Đức là một quốc gia nằm ở trung tâm của châu Âu, có diện tích khoảng357.021km2 Đức tiếp giáp với 9 quốc gia láng giềng, bao gồm Đan Mạch, Ba Lan,Cộng hòa Séc, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Áo, và Luxembourg Đức có đường bờ biểnkhá dài Phía tây bắc tiếp giáp với Biển Bắc là nơi có nhiều cảng biển lớn nhưHamburg và Bremen, rất quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đức Và phíađông bắc tiếp giáp với Biển Baltic là khu vực có nhiều bãi biển đẹp, thu hút du kháchđến tham quan và nghỉ dưỡng Việc tiếp giáp với Biển Bắc và Biển Baltic đã biến Đứctrở thành một cửa ngõ giao thương sầm uất, kết nối với các quốc gia Bắc Âu và cácnước vùng Baltic Đức còn có một vị trí chiến lược trên Đồng bằng Bắc Âu và dọctheo lối vào Biển Baltic, giúp Đức dễ dàng tiếp cận với các thị trường lớn của châu
Âu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại
Địa hình ở Đức không đồng nhất mà thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sangĐông Vùng đồng bằng Bắc Đức là vùng đất thấp, bằng phẳng Khí hậu ở đây mangtính hải dương, ôn hòa với mùa hè mát mẻ và mùa đông không quá lạnh Các thànhphố lớn như Hamburg, Bremen cũng nằm trong khu vực này, đóng vai trò quan trọngtrong giao thương quốc tế Vùng đồi núi trung tâm có địa hình đồi núi thấp và trungbình, xen kẽ là các thung lũng sông Khí hậu ở đây có phần lục địa hơn, mùa đông lạnhhơn và mùa hè ấm hơn so với vùng đồng bằng Vùng đồi núi trung tâm là nơi tập trungnhiều khu rừng và các thành phố công nghiệp lớn của Đức, như Berlin Vùng Alps là
Trang 8phần phía Nam của Đức, tiếp giáp với dãy Alps hùng vĩ, nơi có ngọn núi Zugspitzecao nhất nước Đức với độ cao 2.962m Khí hậu ở đây lạnh giá vào mùa đông và mát
mẻ vào mùa hè Vùng núi Alps là địa điểm du lịch nổi tiếng, cùng với thành phốMunich và lễ hội bia Oktoberfest sôi động
Ngoài ra, Đức còn có hệ thống sông ngòi dày đặc như sông Rhine, sông Elbe, sôngDanube đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy, kết nối các vùng miền trongnước và với các nước láng giềng
Với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm châu Âu và địa hình đa dạng, Đức còn sởhữu một hệ sinh thái phong phú và một số lượng đáng kể tài nguyên thiên nhiên Tuynhiên, so với nhiều quốc gia khác, tài nguyên thiên nhiên của Đức không thật sự dồidào Các tài nguyên thiên nhiên của Đức có thể kể đến như than đá, than nâu, khí ga tựnhiên, quặng sắt, đồng, niken, uranium, kali, muối, vật liệu xây dựng và gỗ
1.3 DÂN SỐ VÀ XÃ HỘI Ở QUỐC GIA ĐỨC
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Đức là 83.2 triệungười tính đến ngày 11/08/2024, chiếm 1.02% dân số thế giới, khiến Đức trở thànhmột trong những quốc gia đông dân nhất châu Âu Mật độ dân số của Đức là 239người/km2, cao so với mức trung bình thế giới Dân số Đức phân bố không đồng đều,tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Berlin, Munich, Hamburg và Cologne Cấutrúc dân số Đức đang trải qua quá trình già hóa, với tỷ lệ người cao tuổi ngày càngtăng
Mặc dù Đức thường được coi là một quốc gia đồng nhất về dân tộc, nhưng thực tếlại đa dạng hơn Người Đức chiếm đa số tuyệt đối, nhưng bên cạnh đó còn có mộtcộng đồng người nhập cư lớn chủ yếu đến từ các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và cácnước châu Phi
Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng rộng rãi ở Đức Tiếng Anh làngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất, thường được sử dụng trong giao tiếp quốc tế và trongmôi trường làm việc
1.4 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA QUỐC GIA ĐỨC
Nước Đức nổi tiếng với nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, là một trongnhững trung tâm kinh tế quan trọng của châu Âu Năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội
Trang 9(GDP) lên đến 5,820 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 69,874 USD Côngnghiệp Đức mạnh mẽ trong các lĩnh vực như chế tạo máy, thiết bị công nghiệp, hóachất và kỹ thuật điện tử Ngoài ra, Đức còn nổi tiếng với chế tạo xe hơi, với cácthương hiệu đình đám như Mercedes, BMW và Volkswagen Vị trí địa lý thuận lợi làmột lợi thế tự nhiên mà Đức được hưởng Nằm ở trung tâm châu Âu, Đức có vị tríchiến lược, giúp nước này dễ dàng kết nối với các thị trường lớn trong khu vực và trêntoàn thế giới Một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh cạnh tranh của nềnkinh tế Đức chính là chính sách kinh tế được điều hành một cách thận trọng và minhbạch Chính sách tài khóa lành mạnh đã giúp Đức duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giảmthiểu rủi ro và tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững Bên cạnh đó,
hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và cơ chế chống tham nhũng hiệu quả đã xâydựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn, thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoàinước Sự kết hợp giữa chính sách tài khóa lành mạnh và môi trường kinh doanh minhbạch đã góp phần tạo nên một nền kinh tế Đức ổn định và đáng tin cậy
1.5 ĐỨC HỘI NHẬP KINH TẾ VỚI THẾ GIỚI VÀ VỚI VIỆT NAM
Mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế của Đức trải rộng và đa dạng, phản ánh vị thếcủa một cường quốc kinh tế toàn cầu Quốc gia này là thành viên tích cực của nhiều tổchức quốc tế, từ các tổ chức tài chính như IMF, World Bank, ADB, AfDB đến các tổchức thương mại như WTO và EU Đức cũng tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh
tế cấp cao như OECD, G7 và G20 Bên cạnh đó, nước này còn là thành viên của các tổchức chuyên ngành như IEA và FAO, thể hiện sự quan tâm của Đức đối với các vấn đềtoàn cầu như năng lượng và an ninh lương thực
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).Theo số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm
2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức đạt gần 3.65 tỷ USD, tăng0.9% so với cùng kỳ năm 2023 Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên2.57 tỷ USD tăng 2.5%; kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt trên 1.07 tỷ USD, giảm 2.6%
so với 4 tháng năm 2023 Về thị trường về nông sản, nhu cầu nhập khẩu nông sản củaĐức rất đa dạng và phong phú, phản ánh nền kinh tế phát triển và sự đa dạng trong
Trang 10khẩu vị của người tiêu dùng Đức là một trong những thị trường lớn nhất ở châu Âucho các sản phẩm nông sản nhập khẩu.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA QUỐC GIA ĐỨC
2.1 THỂ CHẾ XÃ HỘI CỦA QUỐC GIA ĐỨC
2.1.1 Hệ thống kinh tế
Theo số liệu từ Quỹ Di sản vào năm 2024, chỉ số tự do kinh tế của Đức là72.1, với xếp hạng thứ 18 trên thế giới và thứ 12 trong khu vực cho thấy Đức vẫnđứng ở vị trí khá vững chắc so với các nước khác Chỉ số này đã giảm 1.6 điểm sovới năm 2023 có thể phản ánh một số thách thức kinh tế hoặc những thay đổi trongchính sách của Chính phủ Đức Dù vậy, việc duy trì chỉ số trên 70 điểm trong banăm qua cho thấy nền kinh tế Đức là nền kinh tế khá tự do, nằm trong nhóm quốcgia có nền kinh tế tự do ở phần lớn các lĩnh vực
Bảng… Chỉ số xếp hạng tự do kinh tế của nước Đức giai đoạn 2022 - 2024
Cụ thể trong chỉ số tự do kinh tế bao gồm 4 nhóm và 12 tiêu chí, dựa vào sốliệu trong Bảng 2.1 thấy được:
- Pháp quyền: Nhóm chỉ số này, bao gồm quyền sở hữu tài sản, hiệu quả tư
pháp và sự minh bạch của chính phủ, đều có điểm số cao hơn mức trung bình toàncầu trong ba năm qua, cho thấy nền tảng pháp lý và quản lý công vững chắc củaĐức
- Quy mô chính quyền: Chỉ số “Gánh nặng thuế” qua 3 năm vừa trên mức
trung bình cho thấy người dân và doanh nghiệp phải chịu mức thuế tương đối cao,ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh quốc tế Chỉ số “Sức khỏe tài chính” cao cho
Trang 11thấy Đức quản lý tài chính công một cách hiệu quả, với sự cân bằng giữa thu vàchi ngân sách Trong khi đó, “Chi tiêu chính phủ” thấp hơn mức trung bình, đặcbiệt chỉ số này trong năm 2024 đạt 24.1 cho thấy chính phủ có thể đang thực hiệncác biện pháp thắt chặt chi tiêu để duy trì sự ổn định tài chính
- Hiệu quả điều tiết: Các chỉ số này cho thấy Đức duy trì một môi trường
kinh doanh ổn định và tương đối tự do Chỉ số "Tự do kinh doanh" và "Tự do tiềntệ" ở mức cao phản ánh sự ổn định của chính sách tiền tệ và các doanh nghiệp hoạtđộng trong môi trường ít bị cản trở bởi các rào cản pháp lý Trong khi đó, chỉ số
"Tự do lao động" ở mức trên trung bình cho thấy thị trường lao động có sự linhhoạt nhất định
- Thị trường mở: Chỉ số "Tự do đầu tư" và "Tự do tài chính" lần lượt là 80
và 70 duy trì ổn định trong suốt ba năm qua cho thấy Đức có một hệ thống tàichính và đầu tư vững chắc, giúp thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Chỉ số "Tự dothương mại" khá cao cho thấy Đức có chính sách thương mại cởi mở, thúc đẩy traođổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế
và kiểm soát tham nhũng
Bảng… Chỉ số nhận thức tham nhũng của Đức giai đoạn 2021- 2023
Điểm mạnh của hệ thống chính trị Đức thể hiện rõ qua Chỉ số nhận thức thamnhũng cao, cho thấy mức độ tham nhũng thấp, chính phủ minh bạch trong các hoạtđộng Từ đó khẳng định Đức là một quốc gia có chính phủ liêm chính, công bằng,
Trang 12nền chính trị Đức được đánh giá là ổn định, được tin tưởng bởi người dân trongnước và cộng đồng quốc tế.
2.1.3 Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Đức là dân luật Chỉ số Quyền sở hữu Quốc tế (IPRI)năm 2023 của Đức có tổng điểm là 7.748, xếp hạng toàn cầu là 9/125 và xếp hạngkhu vực là 7/19 Chỉ số này gồm 3 nhóm chính số điểm cụ thể của từng yếu tốđược thể hiện như sau:
Bảng: Chỉ số quyền sở hữu quốc tế của Đức
- Môi trường pháp lý và chính trị: với tổng số điểm 8.085 thể hiện rằng hệ
thống chính trị và pháp lý của Đức hoạt động hiệu quả, minh bạch và được bảo vệbởi các cơ chế pháp luật vững chắc, trong đó
+ Độc lập tư pháp (8.924 điểm): Đức có hệ thống tư pháp độc lập, giúp bảo
đảm rằng các quyết định tư pháp không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay các yếu tốbên ngoài
Trang 13+ Pháp quyền (8.217 điểm): cho thấy pháp luật được tôn trọng và thực thi
một cách nghiêm túc
+ Ổn định chính trị (6.572 điểm): Mặc dù chỉ số này thấp hơn so với các chỉ
số khác trong nhóm nhưng vẫn thấy rằng môi trường chính trị của Đức tương đối
ổn định
+ Kiểm soát tham nhũng (8.626 điểm): thấy được Đức có cơ chế kiểm soát
tham nhũng với các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tham nhũng trong quản lýnhà nước, góp phần tạo nên một môi trường chính trị trong sạch
- Quyền sở hữu vật chất: với tổng số điểm 7.539, trong đó
+ Nhận thức về bảo vệ tài sản vật chất (7.185 điểm): Điểm số này cho thấy
mức độ nhận thức và bảo vệ tài sản vật chất tại Đức là khá tốt, nhưng vẫn cần nângcao hơn để đạt mức độ bảo vệ tối ưu
+ Quy trình đăng ký (8.679 điểm): chỉ số này của Đức xếp hạng thứ 2 trên
thế giới cho thấy quy trình đăng ký tài sản nhanh chóng, người dân và doanhnghiệp dễ dàng đăng ký và bảo vệ tài sản của mình
+ Tiếp cận tài chính (6.755 điểm): Điểm số này cho thấy khả năng cá nhân
hoặc doanh nghiệp có được các dịch vụ tài chính, bao gồm tín dụng, tiền gửi, thanhtoán, bảo hiểm…tại Đức là tương đối tốt
- Quyền sở hữu trí tuệ: với tổng số điểm 7.619, trong đó
+ Nhận thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (7.094 điểm): người dân và
doanh nghiệp ở Đức có ý thức về các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyềnlợi của các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực sáng tạo, đổi mới và thương mại
+ Bảo vệ bằng sáng chế (7.217 điểm): Hệ thống pháp lý khá chặt chẽ trong
việc bảo vệ quyền lợi của những người sáng chế tại Đức, điều này cho thấy Đứckhuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển
+ Bảo vệ bản quyền (9.114 điểm): Hệ thống pháp lý tại Đức có hiệu lực
trong việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức giúp ngăn chặn vi phạm bảnquyền và đảm bảo các sản phẩm từ trí tuệ được tôn trọng và sử dụng đúng mụcđích
Trang 14+ Bảo vệ nhãn hiệu (7.053 điểm): các nhãn hiệu được bảo vệ trước các hành
vi sao chép hoặc sử dụng trái phép giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì giá trịthương hiệu của mình một cách an toàn và bền vững
Hệ thống pháp luật của Đức có nhiều điểm mạnh nổi bật, bao gồm tính minhbạch và rõ ràng, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng hiểu và tuân thủ Đứcnổi tiếng với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, từ bản quyền, nhãn hiệu đến bằngsáng chế, khuyến khích đổi mới và bảo vệ các sáng tạo Hệ thống pháp luật đượcđánh giá là rất độc lập và công bằng, đảm bảo mọi tranh chấp pháp lý được giảiquyết khách quan
2.1.4 Tôn giáo
Theo thống kê năm 2022, khoảng 62% dân số Đức tự nhận là tín đồ tôn giáo,trong đó Kitô giáo (Cơ đốc giáo) là đức tin truyền thống và chiếm ưu thế, 28% làngười theo đạo Kito giáo, 4% là người theo đạo Do Thái và 5% là người theo đạoHồi Ngoài ra, Đức cũng có một số tôn giáo thiểu số khác, bao gồm đạo Phật, đạoHindu, đạo Sikh,…Hồi giáo là tín ngưỡng thiểu số ngoài Kitô giáo lớn nhất ở Đức
Hệ thống tôn giáo ở Đức là một ví dụ rõ ràng về sự đa dạng và phong phú của cáctín ngưỡng và tôn giáo trên một quy mô quốc gia
2.1.5 Hệ thống giáo dục quốc gia
Hệ thống giáo dục thuộc về trách nhiệm của từng tiểu bang nhưng được phốihợp qua hội nghị liên bang của các bộ trưởng văn hóa Người Đức coi giáo dục làthành phần quan trọng của cấu trúc xã hội Theo luật của quốc gia này, học sinh từ
6 đến 15 tuổi phải đến trường Khác với nhiều quốc gia chỉ có một hệ thống trườngtrung học, Đức có 5 mô hình trường trung học với tính chất, chất lượng học sinh và
cả số năm học khác nhau Học sinh sẽ học từ lớp 5 đến lớp 12 hoặc lớp 13 tuỳbang
Theo số liệu của tổ chức giáo dục quốc tế EF năm 2023, Đức có Chỉ số thôngthạo tiếng Anh toàn cầu (EPI) đứng thứ 10 trên thế giới Điều này cho thấy Đức cómột tỷ lệ lớn dân số có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ cao, cho phép họgiao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế, làm việc và học tập Đồng thời, chỉ số