1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và Đề xuất chiến lược kinh doanh quốc tế cho các công ty Đa quốc gia của việt nam trong ngành hàng chế biến nông sản tại Đức

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh quốc tế cho các công ty đa quốc gia của Việt Nam trong ngành hàng chế biến nông sản tại Đức
Tác giả Phạm Anh Thư, Nguyễn Ngọc Tuyễn, Ninh Huỳnh Đức
Người hướng dẫn ThS. Tiêu Vân Trang
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 717,79 KB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐA QUỐC GIA PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐA QUỐC GIA

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG NGÀNH HÀNG CHẾ

BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỨC

Sinh viên thực hiện:

Lớp học phần: 2421702049006 Giảng viên: ThS Tiêu Vân Trang

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2024

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐA QUỐC GIA

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG NGÀNH HÀNG CHẾ

BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỨC

Sinh viên thực hiện:

Lớp học phần: 2421702049006 Giảng viên: ThS Tiêu Vân Trang

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2024

Trang 3

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ThS Tiêu Vân Trang

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ĐỨC 1

1.1 Tổng quan về nước Đức 1

1.2 Tổng quan nhân khẩu học của nước Đức 1

1.2.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi 1

1.2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính 2

1.2.3 Ngôn ngữ và trình độ học vấn 2

1.3 Đặc điểm vị trí địa lý 2

1.4 Nhu cầu tiêu của dùng khách hàng tại thị trường Đức trong ngành chế biến nông sản 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NƯỚC ĐỨC 4

2.1 Thể chế xã hội 4

2.1.1 Hệ thống kinh tế 4

2.1.2 Hệ thống chính trị 5

2.1.3 Hệ thống luật pháp 5

2.1.4 Hệ thống tôn giáo 6

2.1.5 Hệ thống giáo dục 6

2.2 Mô hình văn hóa (Hofstede, 7D, Globe) của Đức và Việt Nam 8

2.3.1 Khoảng cách quyền lực (PDI) 10

2.3.2 Chủ nghĩa cá nhân/ cộng đồng (INV) 10

2.3.3 Nam tính/ nữ tính (MAS) 10

2.3.4 Tránh né sự bất định (UAI) 11

2.3.6 Chỉ số IND 12

Trang 5

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC CHO CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỨC TRONG NGÀNH

CHẾ BIẾN NÔNG SẢN 14

3.1 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 14

3.1.1 Đạo đức kinh doanh 14

3.1.2 Trách nhiệm xã hội 15

3.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 16

3.3 Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 17

3.4 Các chiến lược khác 18

3.4.1 Chiến lược nhân sự quốc tế 18

3.4.2 Chiến lược tài chính quốc tế 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 6

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mô hình văn hóa của Đức và Việt Nam 8 Bảng 3.1 Ưu, nhược điểm của chiến lược nhân sự quốc tế 18

Trang 7

và Siemens đều có trụ sở tại Đức, và các sản phẩm của họ xuất khẩu trên toàn cầu

Đức cũng có một hệ thống tài chính vững mạnh với nhiều ngân hàng lớn như Deutsche Bank và Commerzbank Frankfurt am Main là một trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới, là nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

Đức là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng, bao gồm:

• Liên minh châu Âu (EU): Đức là một trong những quốc gia sáng lập EU và đóng

vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách kinh tế và tài chính của khối

• Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đức là một thành viên tích cực của WTO

và luôn ủng hộ tự do thương mại toàn cầu

• Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Đức là một trong những thành

viên chủ chốt của OECD, một tổ chức quốc tế tập trung vào phát triển kinh tế và cải thiện chính sách công

• Liên Hiệp Quốc (UN): Đức tham gia vào nhiều hoạt động của Liên Hiệp Quốc và

đóng góp lớn vào ngân sách của tổ chức này

• NATO: Đức là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là

một trong những quốc gia có vai trò quân sự quan trọng trong liên minh này

1.2 Tổng quan nhân khẩu học của nước Đức

1.2.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Đức có dân số già hóa, với tỷ lệ người cao tuổi cao Tính đến năm 2024, khoảng 22% dân số Đức ở độ tuổi 65 trở lên, trong khi tỷ lệ người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 13%

Trang 8

1.2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính

Đức có sự phân bổ tương đối đều giữa nam và nữ Tỷ lệ giới tính tại Đức là khoảng 0.98 nam trên 1 nữ Tuy nhiên, trong nhóm tuổi từ 65 trở lên, số lượng nữ giới thường nhiều hơn nam giới do nữ giới có tuổi thọ cao hơn

1.2.3 Ngôn ngữ và trình độ học vấn

Ngôn ngữ: Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng rộng rãi nhất tại Đức

Ngoài ra, do sự gia tăng của người nhập cư, một số ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ba Lan, và tiếng Ả Rập cũng được sử dụng trong các cộng đồng nhập cư Tiếng Anh được dạy rộng rãi trong các trường học và nhiều người Đức thông thạo tiếng Anh

Trình độ học vấn: Đức có hệ thống giáo dục chất lượng cao với tỷ lệ biết chữ gần

như 100% Hệ thống giáo dục Đức được chia thành nhiều cấp độ, từ giáo dục cơ bản đến đại học Đức có nhiều trường đại học danh tiếng, thu hút sinh viên quốc tế Một phần lớn dân số có trình độ học vấn cao, với khoảng 30% dân số có trình độ đại học hoặc cao đẳng

1.3 Đặc điểm vị trí địa lý

Đức nằm ở trung tâm của châu Âu với tổng diện tích khoảng 357,022 km², Đức là quốc gia lớn thứ 7 ở châu Âu.Đức giáp ranh với 9 quốc gia, giúp quốc gia này trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực Hạ tầng giao thông hiện đại với các tuyến đường bộ, đường sắt, và cảng biển như Hamburg và Bremen tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu và kết nối kinh tế với các nước láng giềng

Địa hình đa dạng từ đồng bằng màu mỡ phía Bắc đến dãy Alps ở phía Nam tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp, và du lịch Khí hậu ôn hòa thúc đẩy các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió ở các vùng ven biển

Trang 9

3

Đức sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là than đá và than nâu, hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép và năng lượng

Các cảng biển ở Biển Bắc và Biển Baltic không chỉ là cửa ngõ giao thương quan trọng

mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu và logistics Điều này củng cố vai trò của Đức như một trung tâm kinh tế hàng đầu của châu Âu

1.4 Nhu cầu tiêu của dùng khách hàng tại thị trường Đức trong ngành chế biến nông sản

Ngành chế biến nông sản tại Đức là một trong những lĩnh vực quan trọng và phát triển mạnh mẽ, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng cao và xu hướng ngày càng gia tăng về sản phẩm nông sản chất lượng Thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Đức trong ngành này đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sức khỏe và nguồn gốc sản phẩm

Theo Báo cáo về xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ở Đức năm 2023, khoảng 30% người tiêu dùng Đức ưu tiên thực phẩm hữu cơ và tự nhiên, tìm kiếm các sản phẩm chế biến không chứa hóa chất, phẩm màu hoặc phụ gia độc hại Cho thấy xu hướng người tiêu dùng Đức đang ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh.Điều này tạo ra một thị trường tiềm năng lớn cho các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ

và tự nhiên

Trang 10

4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NƯỚC ĐỨC 2.1 Thể chế xã hội

2.1.1 Hệ thống kinh tế

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vào năm 2023, Đức xếp thứ ba trong

số các quốc gia có GDP cao nhất, đạt 4500 tỷ USD Đức cũng dẫn đầu nền kinh tế Liên minh Châu Âu (EU), vượt qua Pháp và Italy Hơn nữa, tăng trưởng GDP danh nghĩa của Đức trung bình đạt 4,619% Trong nhiều năm qua, Đức đã giữ vững được sự ổn định nhờ vào một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực ô tô, máy móc và hóa chất, cùng với các ngành dịch vụ tài chính, công nghệ và du lịch phát triển mạnh mẽ Đức áp dụng mô hình “Kinh tế thị trường xã hội”, một hình thức của nền kinh tế hỗn hợp, đảm bảo các yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường như thị trường mở, tự do thương lượng, ký kết hợp đồng và chống lại sự chi phối thị trường Đồng thời, chính phủ Đức cũng can thiệp để đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng cho tất cả mọi người Các biện pháp này bao gồm hệ thống thuế, phúc lợi xã hội đa dạng và các quyền về

xã hội như trợ cấp cho người yếu thế, bảo đảm an toàn nghề nghiệp, và bảo hiểm xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống

Đức đang trong giai đoạn xã hội hậu công nghiệp hóa Ngành dịch vụ hiện chiếm phần lớn GDP của Đức, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, y tế, du lịch, và công nghệ thông tin Điều này cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ và tri thức Theo tạp chí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), chỉ số tự do kinh tế của Đức năm 2023 là 73.7, xếp hạng 14 toàn cầu Chỉ số này cho thấy Đức có một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch, nơi các cá nhân và doanh nghiệp

có quyền tự do trong các hoạt động kinh tế mà không bị cản trở bởi quy định hay sự can thiệp quá mức từ chính phủ Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Đức

mà không gặp phải nhiều rào cản hành chính hoặc pháp lý, giảm thiểu chi phí và rủi ro khi thâm nhập thị trường

Trang 11

5

2.1.2 Hệ thống chính trị

Đức là một quốc gia dân chủ với hệ thống nghị viện và liên bang, trong đó Quốc hội Liên bang là cơ quan lập pháp cao nhất Đức hoạt động theo mô hình Cộng hòa Liên bang, với hệ thống chính phủ đa đảng Mặc dù có nền chính trị ổn định, nhưng sự gia tăng của các đảng dân túy và cực đoan, như đảng AfD (Alternative für Deutschland), đã làm dấy lên

lo ngại về khả năng gây bất ổn và thay đổi chính sách Theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào tháng 1 năm 2024, các cuộc tấn công vào chính trị gia đã tăng gấp đôi kể từ sau cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu năm 2019, với mức tăng 53% riêng trong năm 2023 so với năm trước đó Nguyên nhân của sự gia tăng bạo lực này được cho là liên quan đến sự trỗi dậy của AfD, đảng được dự đoán sẽ có lợi thế trong ba cuộc bầu cử cấp bang sắp tới, điều này

có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và các quyết định đầu tư

Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2023 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế công

bố, Đức xếp thứ 10 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với số điểm 78, cho thấy mức

độ tham nhũng trong khu vực công là rất thấp Điều này phản ánh một môi trường quản lý minh bạch và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, với rủi

ro tham nhũng ở mức tối thiểu Chỉ số CPI cao này góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh tích cực, khuyến khích đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2.1.3 Hệ thống luật pháp

Hệ thống pháp luật của Đức dựa trên hệ thống dân luật (Civil Law), trong đó Hiến pháp Đức (Grundgesetz) là văn bản tối cao, được ban hành vào ngày 23 tháng 5 năm 1949

và đã trở thành nền tảng pháp lý cho hệ thống chính trị của Đức từ đó đến nay

Mục tiêu của Luật Hiến pháp Liên bang Đức là bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Đức, duy trì chế độ dân chủ, và xác định các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước Luật này thiết lập những quyền quan trọng như quyền tự do ngôn luận, tự

do tôn giáo, tự do hội họp, và quyền bầu cử Bên cạnh đó, Luật Hiến pháp Liên bang Đức được xây dựng để tạo ra một hệ thống chính trị vững mạnh và bảo vệ quyền lợi của công dân

Trang 12

6

Pháp luật Đức cung cấp một khung pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền hợp đồng, và bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp thương mại Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài an tâm hơn khi đầu

tư và hoạt động tại Đức Ngoài ra, Do Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), việc tuân thủ các quy định pháp luật của Đức cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ các quy định chung của EU Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn trong toàn khu vực EU

2.1.4 Hệ thống tôn giáo

Cũng giống như ở Việt Nam, Đức là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời và là một dân tộc đa tôn giáo, tín ngưỡng Nếu ở Việt Nam, công giáo là tôn giáo chiếm nhiều tín đồ nhất, thì tại Đức, Cơ đốc giáo là tôn giáo phổ biến nhất Có đến 2/3 dân số Đức tự xác định mình là Kito hữu, đồng thời có đến tận 39 - 41% người dân Đức không theo giáo phái nào Hồi giáo là tôn giáo thiểu quan trọng ở Đức, với khoảng 4% dân số xác định mình

là Hồi giáo Các tôn giáo khác được thực hành ở Đức bao gồm Phật giáo, Do thái giáo, Hindu giáo và Sikh giáo

Tôn giáo tại Đức có ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị và phương thức kinh doanh của người dân nơi đây Ví dụ, đạo Công giáo khuyến khích các giá trị như nhân đạo, bình đẳng

và công bằng, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Đức thường xuyên áp dụng những chính sách và thực hành mang tính đạo đức trong kinh doanh Đồng thời, người Đức cũng rất coi trọng sự chính trực và độ tin cậy, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ tiến hành các giao dịch và xây dựng quan hệ thương mại với đối tác quốc tế Thêm vào đó, khi tham gia vào thương mại quốc tế, người Đức thường ưu tiên thiết lập các mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với đối tác, thay vì chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn Cách tiếp cận này giúp thiết lập các mối quan hệ kinh doanh bền vững, đồng thời mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển mạng lưới đối tác trên phạm vi toàn cầu

2.1.5 Hệ thống giáo dục

Đức sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao và là đất nước đáng sống thứ tư trên thế giới theo khảo sát năm 2019 của US News and World Report Khác với nhiều quốc gia chỉ

Trang 13

7

có một hệ thống trường trung học, Đức có 5 mô hình trường trung học với tính chất, chất lượng học sinh và cả số năm học khác nhau: Gymnasium Realschule, Hauptschule, Mittelschule & Gesamtschule Ở Đức, giáo dục được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển đất nước Vì vậy, sinh viên học đại học sẽ không phải trả tiền học phí, Sinh viên quốc tế cũng có cơ hội học đại học miễn phí hoặc với chi phí rất thấp tại Đức Đây là một trong những lợi thế lớn nhất của Đức ở hệ thống giáo dục, điều này thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến học

Hệ thống giáo dục Đức, với cấu trúc phân tầng và chú trọng vào cả lý thuyết lẫn thực hành, có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng đội ngũ lao động trong nước Nhờ vào mô hình giáo dục song hành, kết hợp giữa học tập tại trường và đào tạo nghề tại doanh nghiệp, lực lượng lao động Đức được trang bị kỹ năng chuyên môn cao, đáp ứng ngay lập tức các yêu cầu của thị trường lao động Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả, nơi mà các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Đức có thể dễ dàng tìm thấy nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo Tuy nhiên,

hệ thống giáo dục cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải thích ứng với sự phân tầng trong trình độ và kỹ năng của người lao động

Trang 14

8

2.2 Mô hình văn hóa (Hofstede, 7D, Globe) của Đức và Việt Nam

Bảng 2.1 Mô hình văn hóa của Đức và Việt Nam

Các chỉ số HOFSTEDE GLOBE 7D Quốc gia

2 Chủ nghĩa tập thể trong tổ chức hay Chủ nghĩa tập thể trong nhóm

(Institutional collectivism or In-group collectivism)

3 Chủ nghĩa cá nhân/cộng đồng hay Chủ nghĩa phổ quát/riêng biệt Universalism /Particularism

Trang 15

9

3 Khuynh hướng kiểm soát (Internal) hay mặc nhiên (External)

40 3.18/4.09 50 Việt Nam

1 UAI Định hướng kết quả - Né tránh sự không chắc chắn

Thời gian (xem trọng quá khứ, hiện tại, tương lai)

65 4.09/5.16 26 Tây Đức

4.25/5.22 Đông Đức

30 4.58/4.42 80 Việt Nam LTO

Định hướng tương lai Thành tích (cá nhân, ngắn hạn) với ghi nhận (lợi ích nhóm, dài hạn)

Achievement/Ascription

57 4.27 92 Tây Đức

3.95 Đông Đức

47 4.18 15 Việt Nam IND

Định hướng con người 40

3.18

88 Tây Đức 3.4 Đông Đức

35 3.99 69 Việt Nam

Ngày đăng: 28/10/2024, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w