1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2010 đến năm 2020

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2010 đến năm 2020
Tác giả Chưa rõ tên tác giả
Trường học Chưa rõ tên trường
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 10,47 MB

Nội dung

* Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020; từ đó đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu để vận dụng trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020. Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KTTN qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020. 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KTTN. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phát triển KTTN. Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020. Tuy nhiên để bảo đảm tính hệ thống, đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có sử dụng tài liệu, tư liệu trước khoảng thời gian nói trên. Về không gian: Luận văn nghiên cứu KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Giám đốc điều hành doanh nghiệp CEO

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH

PHỐ HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2010

1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố

Hà Nội về phát triển kinh tế tư nhân 111.2 Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân 24

Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2015 - 2020) 402.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ

thành phố Hà Nội về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân 402.2 Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh phát triển

3.1 Nhận xét Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế

3.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo

phát triển kinh tế tư nhân (2010 - 2020) 81

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới từ đổimới tư duy, mà trước hết là tư duy kinh tế Từ việc xóa bỏ rào cản, định kiến đếnthừa nhận vị trí, vai trò và sự lớn mạnh của KTTN trong thời kỳ quá độ lênCNXH ở Việt Nam là một bước tiến dài trong quá trình đổi mới tư duy lý luậncủa Đảng nói chung và đổi mới tư duy kinh tế nói riêng Suốt 35 năm qua, vớinhững đóng góp to lớn vào phát triển KT - XH, KTTN từ chỗ chưa được thừanhận, đến nay đã trở thành một trong ba trụ cột quan trọng, đóng vai trò “đầutàu” cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi có

bề dày lịch sử hơn một nghìn năm văn hiến và truyền thống cách mạng vẻ vang,

là địa danh tiêu biểu cho truyền thống “Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữunghị” của dân tộc Việt Nam Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiênnhận thức sớm và sâu sắc chủ trương phát triển KTTN của Đảng Ngay từ nhữngnăm bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố

Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích và thúc đẩyKTTN phát triển Vì vậy, đến nay cùng với sự phát triển của KTTN trong cảnước, KTTN ở Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng vàchất lượng, góp phần thay đổi bộ mặt, nâng cao đời sống của nhân dân Thủ đô.Tuy nhiên, quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng

bộ Thành phố cũng còn những hạn chế; KTTN phát triển chưa tương xứng vớitiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; môi trường kinh doanh chưa được thôngthoáng; tình trạng phát triển tự phát vẫn chưa khắc phục triệt để; KTTN phần lớn

có quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý; nhiều đơn vị KTTNchưa thực hiện tốt quy định của pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, buônbán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép…

Trang 4

Thực trạng nêu trên rất cần được đầu tư nghiên cứu nhằm đánh giáđúng mức những ưu điểm cũng như hạn chế, yếu kém, làm rõ nguyên nhân

và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo phát triển KTTN củaThành phố trong thời gian tới Đó là việc làm cấp thiết

Xuất phát từ vị trí, vai trò của KTTN nói chung, KTTN ở Hà Nội nóiriêng, trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu ở cáccấp độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào đisâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ thànhphố Hà Nội lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020, dưới góc độchuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2010 đến năm 2020” làm Luận văn

thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nhóm công trình nghiên cứu chung về phát triển KTTN ở Việt Nam:

Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, của

Trần Ngọc Bút [9] Công trình đề cập đến các vấn đề: thứ nhất, cơ sở lý luận

và thực tiễn phát triển kinh tế nhiều thành phần; thứ hai, quá trình phát triểnKTTN ở Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới; thứ ba, tình hình KTTNhiện nay và thứ tư, phát triển KTTN định hướng XHCN

Cuốn sách: Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Nguyễn Thanh Tuyền [91] Tác giả đã trình bày

có hệ thống khái niệm KTTN và lịch sử phát triển của thành phần KTTN ởViệt Nam Công trình cũng đánh giá vị trí, vai trò của thành phần KTTN sau

15 năm thực hiện đường lối đổi mới và nêu ra những kiến nghị, các địnhhướng và những giải pháp để phát triển KTTN trong tương lai

Cuốn sách: Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, của

Trịnh Thị Mai Hoa [49] Công trình được chia thành ba phần chính: phần thứnhất, đề cập đến những vấn đề chung của KTTN, việc phát triển KTTN trong

Trang 5

nền kinh tế nhiều thành phần và những điều kiện để phát triển KTTN ở ViệtNam; phần thứ hai tập trung đề cập đến việc phát triển KTTN trong quá trìnhthúc đẩy phát triển kinh tế, tác giả đã làm nổi bật thành phần KTTN thời kỳtrước đổi mới và trong thời kỳ đổi mới, cũng như nhận thức của Đảng vềthành phần KTTN; đồng thời, công trình cũng đề cập đến những yếu tố thuậnlợi và khó khăn để KTTN Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn sách: Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của Vũ Văn Phúc [56] Tác phẩm đã đi sâu phân tích sự tồn

tại tất yếu của thành phần KTTN trong nền kinh tế hàng hóa cũng như nềnkinh tế thị trường Công trình cũng đề cập đến thực trạng phát triển KTTNsau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằmphát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Hakkala, K & Kokko, A (2007), The state and the private sector in Vietnam [48], bài viết phản ánh nội dung chính phủ Việt Nam cam kết tạo ra

môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhântrong các chương trình phát triển kinh tế trung và dài hạn Bài báo đề cập đến

sự phát triển của khu vực KTTN ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan

hệ giữa Nhà nước và khu vực tư nhân Ngoài ra, bài báo cũng xem xét, đề cậpđến việc thành lập các mô hình doanh nghiệp mới, bao gồm cả tác động củađầu tư nước ngoài đối với khu vực KTTN trong nước

Cuốn sách: Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Vũ Hùng

Cường [34], tác giả đã phân tích vai trò động lực của KTTN đối với sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị và giảipháp cơ bản nhằm đảm bảo điều kiện để khu vực KTTN là động lực cơ bảncho phát triển ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Đề tài: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm

2010, [50] tác giả Nguyễn Đức Học đã làm rõ được yêu cầu khách quan; phân

tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đồng thời đã đánh

Trang 6

giá kết quả và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triểnKTTN từ năm 2001 đến năm 2010.

Cuốn sách: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), Phạm Thị Lương Diệu [35], tác giả đã trình bày tiến trình nhận thức, các quan niệm, chủ trương, chính sách của Đảng

Cộng sản Việt Nam về KTTN trong thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH màđặc biệt là từ năm 1986 đến năm 2005 Tác giả đã nêu lên những thành tựu vàhạn chế của thành phần kinh tế này trong khoảng thời gian trên, đồng thời rút

ra những kinh nghiệm chủ yếu về sự lãnh đạo phát triển KTTN của Đảngtrong thời gian qua và nêu lên một số kiến nghị góp phần nâng cao sự lãnhđạo phát triển KTTN của Đảng hiện nay

Những công trình trên, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giảtrong và ngoài nước đã chỉ ra tính tất yếu khách quan về sự tồn tại của KTTNtrong thời kỳ quá độ lên CNXH Đồng thời, các tác giả đã luận giải, làm sáng

tỏ quá trình hình thành chủ trương, đường lối của Đảng về KTTN trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN Đây là những nguồn tư liệu giá trị, giúptác giả có cái nhìn đa chiều về KTTN ở Việt Nam đồng thời có thêm cơ sở lýluận và thực tiễn để nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ thànhphố Hà Nội lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020

Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở các địa phương:

Đề tài: Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế

tư nhân tư năm 1989 đến 2005, của Trần Thị Bích Liên [53] Tác giả khái quát

quan điểm của Đảng về KTTN trong thời kỳ đổi mới, quá trình Đảng bộ tỉnhQuảng Ngãi vận dụng quan điểm của Đảng trong lãnh đạo phát triển KTTN, tổngkết một số kinh nghiệm và kiến nghị để tiếp tục phát triển KTTN ở tỉnh QuảngNgãi

Đề tài: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ

Trang 7

năm 2000 đến năm 2010, của Hoàng Nam Hưng [52] Tác giả đã trình bày

khái quát những chủ trương của Đảng về phát triển KTTN thời kỳ đổi mới;đồng thời làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng những quan điểm

đó vào phát triển KTTN của Tỉnh; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kinhnghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN

Đề tài: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm

2001 đến năm 2010, của Hoàng Đình Huấn [51] Tác giả đã làm rõ yêu cầu

khách quan; trình bày có hệ thống, phân tích, luận giải sáng tỏ chủ trương và sựchỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển KTTN từ năm 2001 đến năm

2010 Đồng thời đã đưa ra nhận xét quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng

bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến năm 2010 và rút ra một số kinh nghiệm chủyếu

Đề tài: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

từ năm 1991 đến năm 2010, của Nguyễn Huy Phương [57] Luận án đã nêu

lên những nhân tố tác động đến sự phát triển của KTTN tỉnh Bà Rịa - VũngTàu, phục dựng một cách toàn diện mô hình tiêu biểu của KTTN trên địa bànTỉnh từ năm 1991 đến năm 2010 Nêu bật những thành tựu và hạn chế củaKTTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, rút ra những kinh nghiệm và giảipháp gợi mở để tiếp tục thúc đẩy KTTN của Tỉnh phát triển

Đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015, của Nguyễn Văn Đức [47] Tác giả đã trình bày các

nhân tố tác động, hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộtỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 Luận ánphân tích làm rõ quá trình chỉ đạo đồng thời đánh giá ưu điểm, hạn chế trongquá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN, từ đó nêu rõnguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó Tác giả cũng đã đúc rút một sốkinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng bộtỉnh Thái Nguyên đối với thành phần KTTN trong thời gian tới

Trang 8

Những luận án, luận văn trên đã làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo củaĐảng bộ các địa phương về phát triển KTTN qua các thời kỳ, nhất là từ năm

1990 đến năm 2018; đánh giá khá sâu sắc và toàn diện ưu điểm, hạn chế tronghoạt động lãnh đạo phát triển KTTN của các Đảng bộ, từ đó đúc rút nhữngkinh nghiệm chủ yếu để phục vụ cho quá trình phát triển KTTN ở địa phương

Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây (cũ):

Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tây, thực trạng và giải pháp, của

Nguyễn Văn Vinh [114] Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễnphát triển KTTN ở Việt Nam Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN

ở Hà Tây thời kỳ đổi mới Từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủyếu về tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tập trung giải quyết khó khăn vềđất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, về vốn tín dụng, đào tạo nguồn nhânlực, cải cách hành chính, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương, gópphần thúc đẩy KTTN trên địa bàn tỉnh Hà Tây có điều kiện phát triển hơn nữa

Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, của Nguyễn Minh

Phong [54] Tác giả đã khái quát quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam, thựctrạng và những vấn đề đặt ra trong trong phát triển KTTN ở Hà Nội Đồngthời, tác giả đề cập đến quan điểm và giải pháp phát triển KTTN ở Hà Nội

Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định vị trí vai trò, tính tất yếu

và đánh giá đúng thực trạng phát triển KTTN ở Hà Nội, Hà Tây qua đó phântích và đưa ra nhiều giải pháp định hướng phát triển KTTN trong những nămtiếp Đây chính là nguồn tư liệu trực tiếp cung cấp thêm những luận cứ khoahọc để tác giả có thể tham khảo khi phục dựng quá trình Đảng bộ thành phố

Hà Nội lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020

Như vậy, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, đặc biệt từ sau khiLuật Doanh nghiệp có hiệu lực (1/7/2006) đã có nhiều tác giả trong và ngoàinước nghiên cứu về KTTN ở Việt Nam thuộc nhiều ngành khoa học và dưới

Trang 9

các cấp độ khác nhau Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, cho đến nay chưa

có công trình nào phân tích, luận giải toàn diện và có hệ thống về chủ trương,

sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KTTN từ năm 2010đến năm 2020 dưới góc độ Khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.Những công trình nghiên cứu đó là tài liệu có giá trị để tác giả tham khảotrong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạophát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020; từ đó đúc rút những kinhnghiệm chủ yếu để vận dụng trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố

Hà Nội về phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộthành phố Hà Nội về phát triển KTTN qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 -2020

Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển KTTNcủa Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố HàNội về phát triển KTTN

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo

của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phát triển KTTN

Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020 Tuy nhiên để bảo đảm tính

Trang 10

hệ thống, đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có sử dụng tài liệu, tư liệutrước khoảng thời gian nói trên.

Về không gian: Luận văn nghiên cứu KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triểnkinh tế nói chung, KTTN nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH

* Cơ sở thực tiễn

Luận văn dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnhđạo phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020 Điều đó được thể hiện chủyếu trong các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền Thành phố; các côngtrình khoa học có liên quan; cùng với kết quả khảo sát, thu thập các số liệuthực tế của tác giả về phát triển KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợphai phương pháp đó là chủ yếu Đồng thời có kết hợp một số phương phápnghiên cứu khác như: So sánh, thống kê, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, đồngđại, lịch đại… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề luận văn đặt ra

6 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTTN trongthời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sáchphát triển KTTN ở Hà Nội

Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nộitrong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

7 Kết cấu của luận văn

Trang 11

Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục.

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2010 - 2015) 1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố

Hà Nội về phát triển kinh tế tư nhân

1.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế tư nhân

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Điều kiện tự nhiên:

Về vị trí địa lý: thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt

hơn các địa phương khác trong cả nước Hà Nội là trái tim của cả nước, trung

tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm về văn hoá, khoa học, giáo dục,kinh tế và giao dịch quốc tế

Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sôngHồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, HưngYên, Phú Thọ, Hà Nam và Hoà Bình Năm 2008, sau khi thực hiện Nghị quyết số15/2008/NQ - QH 12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô,diện tích Hà Nội là 3348,5 km2; dân số 6.450.000 người [10, tr.3] Giao thông từ

Hà Nội đi các tỉnh, thành phố khác rất thuận tiện, dễ dàng bằng đường bộ, đườngsắt, đường thuỷ và đường hàng không Ngoài ra, Hà Nội còn có vị trí quan trọngtrên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

Đây là các điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển kinh tế, giao lưubuôn bán với các tỉnh, thành phố và với các nước trên thế giới

Trang 12

Về địa hình: Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắcxuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tựnhiên Khu vực nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mựcnước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m HàNội có nhiều hồ, đầm, thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển thủy sản và dulịch Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xâydựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.

Về thủy văn và tài nguyên nước: Hà Nội được hình thành từ châu thổ

sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay

“Thành phố trong sông” Hà Nội có 7 sông chảy qua, trong đó đoạn sông Hồngdài tới 163km Các con sông này có lượng nước khổng lồ chảy qua, kèm theo

đó là phù sa khổng lồ bồi đắp - đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên bantặng mà Hà Nội đã và đang khai thác sử dụng suốt hàng ngàn năm qua

Hà Nội có tới hàng trăm hồ, đầm lớn nhỏ với diện tích khoảng 3.600

ha, được phân bổ ở khắp các nơi như hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng

Võ, Đồng Mô, Suối Hai Hồ, đầm của Hà Nội không những là một kho nướclớn mà còn tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp để các nhà đầu tư pháttriển các chuỗi dịch vụ nhà hàng ăn uống, du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng

Về tài nguyên đất: diện tích đất nông nghiệp 187.151,5 ha chiếm

56,3%; đất phi nông nghiệp 137.693 ha, chiếm 41,4%; đất chưa sử dụng7607,9 ha, chiếm 2,3% Trong tổng số đất nông nghiệp, đất trồng cây hằngnăm chiếm 40,3%; đất trồng cây lâu năm chiếm 5%; đất lâm nghiệp có rừngchiếm 7,3%; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 3,2%

Như vậy, với vị trí ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ và được ưu đãi

về các điều kiện tự nhiên, Hà Nội đã và đang có rất nhiều thuận lợi trong pháttriển kinh tế nói chung và phát triển KTTN nói riêng

Trang 13

Tuy nhiên, thảm họa thiên nhiên và sự biến đổi khí hậu là những nhân

tố tác động mạnh đến quá trình phát triển và chất lượng cuộc sống của ngườidân Thủ đô Do bề mặt địa hình của Hà Nội thấp, nhất là phần phía Nam nênviệc tiêu thoát tự nhiên ra các hệ thống sông rất khó khăn Vào mùa mưa, hiệntượng, lũ lụt và úng ngập khi trời mưa to, kéo dài thường xuyên xảy ra, gâythiệt hại lớn về người và của Trận lụt lịch sử vào tháng 11/2008, lượng mưatrung bình ở Hà Nội là 400 - 600 mm, trong đó có một số nơi như Thanh Oai

988 mm, Hà Đông 830 mm, Chương Mỹ 727 mm… đã làm cho nhiều tuyếnphố ở Thủ đô chìm dưới nước sâu, ước tính thiệt hại là 3.000 tỷ đồng (chưa kểsản xuất công nghiệp, dịch vụ) Ngoài ra, việc xói mòn tự nhiên và ảnh hưởngcủa các hoạt động nhân sinh làm cho hiện tượng bị xói lở ở hai bên bờ sôngHồng xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các công trình vàhoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Về dân số và nguồn nhân lực: Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân,dân số tăng nhanh và mật độ dân số cao Tính đến hết năm 2009, dân số Hà Nội là6.451.909 người, trong đó tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64) chiếm69,23% và tỷ trọng dân số phụ thuộc là 30,76% Đây là cơ hội lớn để Hà Nội tậndụng cơ cấu dân số “vàng” phục vụ cho phát triển KT - XH Thủ đô [10, tr.9]

Hà Nội là nơi có đông đảo các nhà khoa học, cán bộ có trình độ chuyênmôn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trườngđại học, cao đẳng nên chất lượng lao động của Hà Nội luôn ở vị trí cao nhất

so với cả nước Tính đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội đạt

44%, cao hơn so với mức trung bình của cả nước (40%) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tại Hà Nội là 99,2% cao hơn so với toàn quốc là

95,8% và một số thành phố trực thuộc Trung ương như Thành phố Hồ ChíMinh, Hải Phòng: 99%, Đà Nẵng: 98,7%, Cần Thơ: 96,4% [10, tr.33]

Với quy mô dân số lớn và nguồn nhân lực đã qua đào tạo dồi dào sẽ lànhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng

Trang 14

Tuy nhiên, đây cũng là áp lực không hề nhỏ đặc biệt là về cơ sở hạ tầng của HàNội.

Về cơ sở hạ tầng: sau khi mở rộng địa giới hành chính và được Thủtướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô vào năm 2011, cơ sở hạtầng Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ tạo đà cho kinh tế phát triển

Đặc biệt, hạ tầng giao thông của Thủ đô trong những năm 2010 - 2015

có những bước phát triển vượt bậc với hàng loạt công trình, dự án trọng điểmđược hoàn thành và đưa vào khai thác như đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

- Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 5 kéo dài, vành đai 3 trên cao;các cầu Vĩnh Thịnh, Đông Trù, Nhật Tân Những công trình giao thông trên

đã trực tiếp giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần phát triển KT - XHcho Thủ đô Bên cạnh đó, Hà Nội còn có nhiều các khu đô thị hiện đại đã tạonên diện mạo mới cho Thủ đô phát triển

Như vậy, với vị thế là Thủ đô, Hà Nội có nhiều thuận lợi so với các địaphương khác trong cả nước về phát triển kinh tế, trong đó ngành công nghiệp

và dịch vụ có nhiều thế mạnh nhất - đây là cơ hội cho các DNTN, nhà đầu tư

mở rộng thị trường kinh doanh góp phần phát triển KT - XH của Thủ đô

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, điều kiện tự nhiên, KT

-XH của thành phố Hà Nội cũng bộc lộ những khó khăn cho phát triển KTTNnhư: hạ tầng giao thông, nhất là khu vực nội thành còn lạc hậu, thường xuyênxảy ra tình trạng ùn tắc giao thông; phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đô thị;diện tích đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đôthị như hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng đều lạc hậu,chắp vá, được đầu tư phát triển chậm hơn, nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụmôi trường, làm ô nhiễm môi trường; lao động qua đào tạo ở mức cao nhưnglại thiếu thợ lành nghề, chuyên gia giỏi, các doanh nghiệp tài năng

* Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trước năm 2010

Ưu điểm:

Trang 15

Sau khi BCH Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày18/3/2002 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điềukiện phát triển kinh tế tư nhân”, Thành ủy và chính quyền Thành phố đã chủđộng xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể để thực hiện, tạo sự thốngnhất về nhận thức, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triểnKTTN Việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đượctriển khai nhanh, đồng bộ, toàn diện, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh thuậnlợi, bình đẳng cho KTTN phát triển Vì thế, KTTN đã có bước phát triển và ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT - XH của Thủ đô:

Giai đoạn 2006 - 2010 chứng kiến sự phát triển, gia tăng mạnh mẽ sốlượng các DNTN Số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập và đi vàohoạt động tăng đột biến so với giai đoạn trước Với tốc độ tăng trưởng nhanh(mỗi năm có thêm 15.361 doanh nghiệp hoạt động), năm 2006 toàn Thànhphố có 33.555 doanh nghiệp thì đến hết năm 2010 Hà Nội có 95 nghìn doanhnghiệp, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2006 [19, tr.25]

Tính đến năm 2009, KTTN ở Hà Nội phát triển mạnh và chiếm tỷ trọngcao trong nhiều ngành dịch vụ, đóng góp trên 20% GDP và trên 10% giá trịsản xuất công nghiệp của Thành phố; chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu củaThành phố, góp phần quan trọng giải quyết nhiều việc làm cho nhiều người[59; tr.3] Bên cạnh việc phát triển những thị trường xuất khẩu truyền thống,các DNTN đã mạnh dạn hơn trong việc khai thác những thị trường mới, làmcho thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, phong phú, đa dạng nhưthị trường EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ

Kinh tế tư nhân từng bước hội nhập vào kinh tế thị trường, một sốdoanh nghiệp đã có thương hiệu như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phầnCAVICO, Công ty cổ phần HIPT, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựngThành Nam, Bệnh viện Hồng Ngọc, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI KTTN

đã góp phần khôi phục một số nghề truyền thống, khai thác tiềm năng cácvùng nguyên liệu như làng lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng Nhiều DNTN

Trang 16

có tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, có khả năng tiếp cận thị trường nhanhnhạy và liên kết với nhau trong việc cung cấp vật liệu, phân phối sản phẩm.

Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội (10/2010) đánhgiá thành tựu về phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng:

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn Thủ đô tiếptục được xây dựng và hoàn thiện Các thành phần kinh tế được khuyếnkhích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ Kinh tế ngoài quốc doanhphát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, ngày càng góp phần quantrọng vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố [61, tr.42]

Hạn chế:

Một là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên nhất là về vấn đề phát triển KTTN, đảng viên làm KTTN chưa thống nhất

Nhận thức của một số ít cấp ủy Đảng và chính quyền về vai trò, vị trí,tính tất yếu khách quan phát triển KTTN còn hạn chế nên chưa thực sự tạothuận lợi thậm chí còn gây trở ngại đến sản xuất kinh doanh Tâm lý kỳ thịvới KTTN như là một hình thức sở hữu của tư bản chủ nghĩa vẫn còn tồn tạitrong tư duy, do vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhân lực để phát triểncủa KTTN gặp rất nhiều khó khăn

Hai là, chưa tạo được môi trường thuận lợi để KTTN phát triển

Việc hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạođiều kiện cho KTTN hoạt động chưa đồng bộ, nhiều quy định chưa đầy đủ, rõràng, thiếu nhất quán và chồng chéo đã ít nhiều gây cản trở cho sự phát triểnKTTN Chẳng hạn như để thành lập một DNTN và đi vào hoạt động, thờigian để các doanh nghiệp cần làm các thủ tục như: xin mã số thuế, lắp đặt hệthống điện nước, điện thoại, phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng nhàxưởng, giấy chứng nhận về môi trường thường kéo dài, thậm chí còn nhiềuloại “phí không chính thức” gây tốn kém cho doanh nghiệp và người dân

Trang 17

Công tác quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh còn bị buông lỏng;

bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến KTTN còn mỏng, thiếu

Người tham gia góp vốn chủ yếu là những thành viên trong gia đình,những người thân trực hệ, bạn bè thân thiết, số người làm phần lớn là laođộng phổ thông, hợp đồng lao động thường ngắn hạn hoặc theo mùa vụ; trình

độ tay nghề hạn chế Lương của người lao động còn thấp (năm 2009 khoảng1.150.000 đồng/người/tháng) và có lúc không ổn định Quản lý hoạt động sảnxuất, kinh doanh phần lớn dựa vào kinh nghiệm hoặc tự học Sản phẩm chủyếu ở khu vực này là: dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (mây, tre, đan, gỗ ),hàng dệt may và hàng nông thổ sản các loại [59, tr.3]

Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoáikinh tế toàn cầu từ năm 2008, làm cho các đơn vị KTTN gặp rất nhiều khókhăn Nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp thua lỗ phải giải thể hoặc thu hẹpquy mô sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm và thu nhậpcủa người lao động Từ năm 2008 đến năm 2010 có khoảng 10.500 doanhnghiệp ngừng sản xuất kinh doanh (trong đó khoảng 2.500 doanh nghiệp giảithể), 7% - 8% công nhân lao động mất việc làm hoặc thiếu việc làm thườngxuyên, số lao động thất nghiệp được hưởng trợ cấp ngày càng tăng từ 3.486người năm 2008, lên đến 18.105 người vào năm 2010 [72, tr.2]

Trang 18

* Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Ở Việt Nam, thời kỳ trước đổi mới, KTTN là vấn đề khá “nhạy cảm”

và phức tạp cả về lý luận, thực tiễn Do chủ quan nóng vội, rập khuôn môhình nước ngoài, chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ KTTN, nhất là kinh tế tưbản tư nhân Nhận thức và hành động đó không những không phù hợp với lýluận Mác - Lênin mà còn triệt tiêu nhiều động lực để phát triển đất nước, làmtăng thêm những khó khăn trong đời sống của nhân dân

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sựthật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã có sự đổi mới quantrọng trong tư duy lý luận về KTTN Đại hội chủ trương: “Phải có chính sách

mở đường cho người lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi người đưavốn vào sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích lũy tái sản xuất trênquy mô toàn xã hội” [36, tr.56] Trên tinh thần đó, Đại hội VI chỉ rõ: “Khôngnên có thành kiến, phân biệt đối xử, gây khó khăn cho những người lao động

cá thể chưa muốn tham gia các tổ chức kinh tế tập thể hoặc xin rút ra khỏi các

tổ chức đó” [36, tr.60] Đây là những quan điểm đúng đắn về phát triển kinh

tế nói chung, phát triển KTTN nói riêng

Sau 25 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam nói chung, KTTN nói riêng đã

có sự phát triển mạnh mẽ, cả bề rộng lẫn chiều sâu Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI (2011) của Đảng khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách đểphát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nềnkinh tế” [44, tr.209] Đại hội chủ trương:

Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vựckinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật Tạo điều kiện hình thànhmột số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh

tế nhà nước Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sảnxuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp

Trang 19

ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế [44,tr.209].

Như vậy, với chủ trương không phân biệt đối xử giữa các thành phầnkinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnhtranh theo pháp luật, xóa bỏ hẳn cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Đại hội Đảng lần thứ XI đã làm rõnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về KTTN Khẳng định KTTN là một thànhphần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.KTTN là động lực để phát triển kinh tế quốc dân, phát huy mọi tiềm năng thếmạnh của mỗi cá nhân và vùng miền trong phát triển KT - XH và thực hiệnthành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Đây chính là những cơ sở trực tiếp để Đảng bộ thành phố Hà Nội vậndụng trong xác định chủ trương, chỉ đạo phát triển KTTN của Thành phố

1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển kinh

và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài [61, tr.86]

Mục tiêu:

Trang 20

Mục tiêu chung: Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 9/9/2011 của

Thành ủy Hà Nội về “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững” xác định:

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững về cả mặt số lượng và chất lượng,đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế; hình thành mô hình doanh nghiệp hiện đại, gắn kết vào mạngsản xuất toàn cầu và chuỗi giá trị quốc tế; tạo dựng và phát triển các sảnphẩm có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp, tập đoàn mạnh, các cụmngành có lợi thế cạnh tranh của Thủ đô Chú trọng nâng cao chất lượng,hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân [64, tr.2]

Mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn 2011 - 2015 thành phần KTTN phát triển năng động,đạt tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển của Thủ đô (từ 12-13%/năm).Phấn đấu có 100.000 doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2011 -2015; đến năm 2015, toàn Thành phố có 200.000 doanh nghiệp hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp năm 2006 Trong giai đoạn 2011 - 2015, mỗi nămgiải quyết việc làm cho hơn 40 vạn lao động [71, tr.3]

nhân trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò của

KTTN và đội ngũ doanh nhân trong phát triển kinh tế, chính trị xã hội, an ninhquốc phòng của Thủ đô, đất nước Cổ vũ và biểu dương kịp thời những doanh

Trang 21

nhân và đơn vị làm ăn có hiệu quả cao, chấp hành tốt các quy định của phápluật và có nhiều đóng góp cho sự phát triển KT - XH của Thủ đô [71, tr.2].

Hai là, tiếp tục tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho KTTN

Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thànhphố cần tiếp tục công khai, minh bạch hóa kế hoạch phát triển KT - XH; quyhoạch phát triển ngành, lĩnh vực; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trungương, của thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện phát triển KTTN Tiếp tụcsửa đổi, bổ sung, ban hành một số chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợicho KTTN phát triển Cụ thể:

Về cải cách thủ tục hành chính

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội(10-2010) xác định: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủtục hành chính và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức” [61, tr.115] Đồng thời, Nghị quyết cũng xác định:

Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện, chuẩn hóa, thống nhất và thực hiệncông khai hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhất là trong cáclĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng; tạo điều kiệncho các doanh nghiệp đăng ký, gia nhập và rút lui khỏi thị trường theo đúngtinh thần của Luật Doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng ùn tắc trongthời gian chuyển tiếp giữa các Luật cũ và Luật Doanh nghiệp [61, tr.115] Đây là những nội dung thiết thực nhằm tiết kiệm tối đa thời gian đểngười dân và doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập thị trường, tìm kiếm cơ hộiđầu tư, kinh doanh

Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, chế xuất vàkhu công nghệ cao Hòa Lạc để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất kinhdoanh Nhanh chóng tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất và cấp chứng nhậnquyền sử dụng đất cho các hộ dân để việc kinh doanh được thuận lợi [70, tr.5]

Trang 22

Hỗ trợ về tài chính

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố tiếp tục tạo điều kiện thuậnlợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhànước, vốn vay ưu đãi của các chương trình, dự án, vốn tín dụng thương mại đểphát triển sản xuất kinh doanh; công khai các thủ tục vay vốn, lãi suất vay, điềukiện đảm bảo tiền vay, đơn giản hóa các thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện,khả năng của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố [70, tr.13]

Đây là nội dung quan trọng bởi trên thực tế việc tiếp cận các cơ chế,chính sách về huy động nguồn vốn cho người dân và doanh nghiệp phục vụ sảnxuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại

Thành phố cần tiến tục ban hành và tổ chức triển khai chương trình xúctiến thương mại trọng điểm với nhiều nội dung như: chương trình thông tin hỗtrợ doanh nghiệp; chương trình đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo trongnước; chương trình khảo sát thị trường nước ngoài kết hợp tham gia hội chợtriển lãm, tổ chức trưng bày sản phẩm; chương trình xây dựng và quảng báthương hiệu; chương trình tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại [71, tr.5]

Việc thực hiện có hiệu quả các chương trình nêu trên không những gópphần hình thành một số doanh nghiệp có qui mô lớn, thương hiệu mạnh, sứccạnh tranh cao ở trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới

Ba là, khuyến khích KTTN phát triển ở khu vực nông thôn

Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các doanhnhân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghịđịnh 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Hỗ trợ các hộ kinh doanh vàdoanh nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp thông qua cácchương trình, dự án chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông,hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm [71, tr.5]

Trang 23

Bốn là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho KTTN

Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng đội ngũchuyên gia tại các bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, viện nghiêncứu, kể cả những người là Việt kiều giàu kinh nghiệm, chuyên gia nước ngoài

có chuyên môn giỏi phục vụ yêu cầu CNH, HĐH Thủ đô [61, tr.103]

Hằng năm, Thành phố tiếp tục xây dựng kế hoạch, huy động các nguồnvốn để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với kếhoạch phát triển KT - XH của Thành phố theo quy định tại Thông tư Liên tịch

số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 31/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lựccho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó chú trọng đào tạo nâng cao năng lực,trình độ kiến thức pháp luật, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, ýthức trách nhiệm với xã hội cho doanh nhân, chủ doanh nghiệp

Năm là, nâng cao đạo đức, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc, truyền thống quê hương cách mạng trong thành KTTN

Thành phố tiếp tục tạo điều kiện để khu vực KTTN tích cực tham giađóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách của Thành phố, nhất là

cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến doanh nhân, doanh nghiệp Banhành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt quy chế dânchủ trong các doanh nghiệp theo Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007của Chính phủ ban hành quy chế dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn, nhất là các DNTN [71, tr.6]

Bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, pháttriển các tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; làm tốt côngtác chăm cho đời sống, văn hóa tinh thần, an toàn lao động Các DNTN tiếptục tham gia hoạt động xã hội từ thiện, các hoạt động uống nước nhớ nguồn,giúp đỡ các gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn góp phần thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo của Thành phố

Trang 24

Sáu là, phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân.

Thành phố tiếp tục tạo điều kiện để doanh nhân được thành lập các tổchức hội hoạt động trên địa bàn Hà Nội Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng caohiệu quả hoạt động của các tổ chức hội Thường xuyên cung cấp các thông tin

về thị trường trong nước và quốc tế cho các tổ chức hội, Hiệp hội doanhnghiệp; hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất nhằm tăng cường năng lực cho các tổchức làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo điều kiện pháttriển doanh nghiệp, doanh nhân [71, tr.7]

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân trong sản xuất kinhdoanh, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, hội nhập quốc

tế, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nhân và các cơ quan quản lýnhà nước; các tổ chức hội, hiệp hội thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động đốingoại, xúc tiến thương mại thông qua sự phối hợp với các Đại sứ quán, các tổchức quốc tế, để giúp các doanh nghiệp, hội viên có thêm thông tin thị trường,

cơ hội, đối tác kinh doanh tại nước ngoài [71, tr.7]

Bảy là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thành phần KTTN

Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội (10/2010) xácđịnh: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, phát hiện kịp thời và

xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật, nhất là cáctrường hợp nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nhân dân” [61, tr.129].Đồng thời, Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội cũng nêu rõ:

“Chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với cácdoanh nghiệp, tăng cường công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh, nắmbắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm kịp thời chấn chỉnh cáctrường hợp vi phạm” [64, tr.5]

Những nhiệm vụ, giải pháp trên của Thành ủy Hà Nội đã tạo cơ sở đểgiải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của KTTN trên conđường CNH, HĐH Thủ đô

Trang 25

1.2 Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân

1.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng về phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng về vị trí, vaitrò của KTTN, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quán triệt, các văn bản Nghị quyếtđến toàn thể đội ngũ cán bộ chủ chốt của Thành phố, các sở, ban, ngành, quận,huyện, thị xã và các đảng ủy trực thuộc Thành ủy; chỉ đạo các cấp ủy đảng,chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố xây dựngchương trình, kế hoạch tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghịquyết cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về phát triểnKTTN Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứNăm BCH Trung ương Đảng Khóa IX về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” và Chương trình số03-CTr/TU, ngày 09/9/2011 của Thành ủy về “Tập trung nâng cao chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bềnvững”, qua đó xác định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc phốihợp, tạo điều kiện để phát triển KTTN, cùng với sự phát triển KT - XH Thủ đô

Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, các cấp, các ngành, MTTQ vàcác tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố thường xuyên tuyên truyền việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các cuộc vận động khác doĐảng, Nhà nước phát động đến mọi tầng lớp nhân dân Đài truyền hình Hà Nộiphát chương trình về lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nôngnghiệp trên kênh HTV2 vào chủ nhật hằng tuần; các báo Hà Nội mới, Kinh tế

và đô thị, website của sở, ngành, các Hiệp hội… thường xuyên đăng tin, bàituyên truyền về các chính sách, thông tin hoạt động của các ngành, phổ biếncác chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bànThành phố Thông qua các hoạt động đó, đã kích thích các doanh nghiệp, hộ

Trang 26

kinh doanh đầu tư, phát triển sản xuất, đem lại nhiều việc làm cho người laođộng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Thủ đô trong thời kỳ mới.

Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàngViệt Nam”, hằng năm, Thành phố đều tổ chức chương trình Tháng khuyếnmại Hà Nội, thu hút từ 300 - 500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia, vớihàng nghìn địa điểm khuyến mãi; tổ chức các hoạt động thiết thực như: tuầnkhuyến mại dành cho sinh viên, chương trình bán hàng khuyến mại trựctuyến, ngày vàng khuyến mại tại các điểm vàng khuyến mại, hội chợ khuyếnmại được đông đảo tầng lớp nhân dân ủng hộ

Bên cạnh đó, Thành phố đã chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, Hiệphội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Liên minh hợp tácxã trên địa bàn, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho cán bộ các cơ quannhà nước, đội ngũ doanh nhân, người lao động… nhằm phổ biến về tình hìnhphát triển KT - XH, về vị trí, vai trò của KTTN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế; khẳng định sự đóng góp, cống hiến của thành phầnKTTN trong sự phát triển KT - XH chung của Thủ đô

Để tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân có thành tíchtốt trong sản xuất kinh doanh, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật ngày31/5/2010, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND

về việc: “Ban hành quy chế xét tặng danh hiệu vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”trong đó nêu rõ: đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định, hồ sơ khenthưởng doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Sau khi có quychế, hằng năm hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã phối hợp vớiHiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức chương trình “Đêm doanh nghiệp”vào ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 để tổng kết công tác sản xuất kinhdoanh, vinh danh các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều đóng gópcho sự phát triển KT - XH của Thủ đô, qua đó kịp thời động viên, khuyếnkhích đội ngũ doanh nhân tiếp tục xung kích trong công cuộc đẩy mạnh CNH,

Trang 27

HĐH và hội nhập quốc tế Ngoài ra, định kỳ lãnh đạo Thành phố thườngxuyên tổ chức hội nghị tọa đàm, gặp mặt với doanh nghiệp trên địa bàn nhằmlắng nghe ý kiến đề xuất và tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời nhữngvướng mắc cho doanh nghiệp.

Trong 5 năm (2011 - 2015), Hà Nội đã trình khen thưởng và khenthưởng các danh hiệu như: Đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Chiến sỹthi đua Toàn quốc cho 04 doanh nhân; tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 27doanh nghiệp; tặng thưởng Huân chương Độc lập cho 10 doanh nghiệp; Huânchương Lao động cho 79 doanh nghiệp, 69 doanh nhân; Bằng khen Chính phủcho 29 doanh nghiệp, 116 doanh nhân Thành phố đã tặng danh hiệu “Côngdân Thủ đô ưu tú” cho 03 doanh nhân; tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua Thànhphố cho 63 doanh nhân; tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” Thành phố cho

294 doanh nhân; tặng Cờ thi đua xuất sắc Thành phố cho 249 doanh nghiệp

và hàng chục cá nhân, hộ sản xuất kinh kinh doanh giỏi [78, tr.11]

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tuyên truyên, triển khai các chủ trương,chính sách về phát triển KTTN có thời điểm còn hạn chế; một số đơn vị chưalàm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân tham gia cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dẫn đến vẫn còn hiện tượng thích dùnghàng ngoại… [78, tr.11]

1.2.2 Tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

Về cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâuđột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền thànhphố Hà Nội Thành ủy, các cấp ủy đã tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành

chính đồng bộ, quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên so

với yêu cầu đề ra, công tác cải cách thủ tục hành chính còn một số hạn chế,

Trang 28

khuyết điểm như vẫn còn những thủ tục rườm rà, biểu hiện sách nhiễu, chưatạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp…

Nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động từ “quản lý doanhnghiệp” sang “phục vụ doanh nghiệp”, xây dựng phong cách phục vụ của chínhquyền các cấp đối với doanh nghiệp và công dân theo hướng thân thiện, chuyênnghiệp; ngày 18/10/2011, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 08 - CTr/TU về:

“Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015” trong đó nhấn mạnh:

“Tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực: thuế,hải quan, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, điện năng… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động” [67, tr.3]

Thực hiện chỉ đạo trên, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản, giaocác sở, ban, ngành vào cuộc quyết liệt để đơn giản hóa những thủ tục hành chínhrườm rà, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp: ngày 13/12/2011, UBNDThành phố phê duyệt Đề án “Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vựcquản lý nhà nước trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015” do Sở Nội vụ chủtrì; ngày 14/5/2012, UBND Thành phố phê duyệt Chương trình “Đổi mới, hiệnđại hóa ngành thuế, hải quan gắn với cải cách thủ tục hành chính để phục vụ chodoanh nghiệp phát triển” do Cục Thuế và Cục Hải quan chủ trì; ngày 01/07/2013,UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4054/QĐ-UBND về: “Việc ban hànhquy chế phối hợp triển khai thực hiện hệ thống phần mềm cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh qua mạng cấp quận/huyện trên địa bàn Hà Nội”…

Nhờ những chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, Hà Nội đã giảmthời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp từ 05 ngày xuống còn 03ngày từ ngày 1/1/2015 (sớm 6 tháng theo quy định (1/7/2015) của Luật Doanhnghiệp 2014) Đây là kết quả rất đáng khích lệ bởi ở các địa phương khác nhưThành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh

Trang 29

Phúc… thì thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chonhà đầu tư vẫn trong thời hạn 03 - 05 ngày làm việc [7, tr.157].

Thành phố đã ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi tối đa chongười nộp thuế, góp phần giảm thời gian, chi phí cho cả người nộp thuế và cơquan Thuế; đẩy mạnh hiện đại hóa công tác kê khai, thu nộp ngân sách Nhànước Tính đến ngày 31/3/2015 đã có 101.232/104.227 doanh nghiệp (đạt97%) kê khai thuế qua mạng, tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt 61,38%

và tỷ lệ đạt được trên cả nước là 14% [90, tr.34] Ngành Thuế đã tổ chức 300điểm thu thuế trực tiếp, thực hiện tốt dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách

đã tạo nhiều thuận lợi cho việc kê khai, nộp thuế vào ngân sách; rút ngắn thờigian nộp thuế của doanh nghiệp còn 117 giờ/năm, vượt chỉ tiêu 121,5giờ/năm Đây là một điểm sáng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của

Hà Nội so với các địa phương khác trong cả nước

Bên cạnh đó, Thành phố đã tích cực triển khai giao dịch điện tử về bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện dịch vụ công mức độ 3 với việc cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất; giải quyết cấp điện qua trạm biến áp chuyên dùng thuộc tráchnhiệm của ngành điện tối đa là 10 ngày Giảm thời gian thực hiện thủ tụchành chính trong quản lý đất đai và bảo vệ môi trường từ 30-50% theo quyđịnh, trong đó rút ngắn thời gian đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản trên đất

từ 30 ngày xuống còn không quá 14 ngày [78, tr.6] Đây là một cố gắng rấtlớn của Thành phố bởi đất đai luôn là lĩnh vực có nhiều rào cản, khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, ngày 8/12/2011, UBND Thành phố

đã ban hành Kế hoạch số 141-KH/UBND về: “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015” trong đó xác định mục tiêu:

Tiếp tục cải thiện về môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, sớm đưa

Hà Nội vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt và đi đầu cả

Trang 30

nước về hiệu quả điều hành phát triển kinh tế Cải thiện chỉ số xếp hạngnăng lực cạnh tranh thông qua việc duy trì những chỉ số thành phần có

vị trí cao; tăng bậc và cải thiện các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạngthấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng PCI [93, tr.2]

Đồng thời, UBND Thành phố cũng chủ động ký kết phối hợp và tham vấnPhòng Thương mại công nghiệp Việt Nam để xem xét, đánh giá và đề ra các giảipháp nhằm cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi choKTTN nói chung và các DNTN nói riêng Đến ngày 29/04/2014, UBND Thànhphố tiếp tục ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND về: “Triển khai Nghị quyết số19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủyếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia” Những chỉ đạo quyết liệt của UBND đã giúp môi trường kinh doanh của

Hà Nội đã được cải thiện đáng kể, PCI của Hà Nội liên tục tăng, từ năm 2010đến năm 2015 lần lượt là: 43/63, 36/63, 51/63, 33/63, 26/63, 24/63 [Phụ lục 5]

Về hỗ trợ tài chính

Các đơn vị KTTN phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinhdoanh nhỏ lẻ do vậy nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh là một vấn đề khó khăn, cần tháo gỡ Thực tế chothấy việc tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng đối với các đơn vị KTTN còn gặprất nhiều nhiều khó khăn Chẳng hạn như để thành lập một doanh nghiệp, mởmột trang trại… người kinh doanh phải huy động vốn từ nhiều nguồn (ngườithân, gia đình, bạn bè…) Điều đó đã làm hạn chế tính chủ động, không ítdoanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, làm giảm sức cạnhtranh vì thiếu vốn đầu tư Nhận thức được vấn đề đó, Thành ủy xác định: “Ràsoát và hoàn thiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút vốn trong

và ngoài nước vào đầu tư phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực: xây dựng hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu công nghệ cao, khuyến khích các ngành,lĩnh vực dịch vụ trình độ cao chất lượng cao” [64, tr.7]

Trang 31

Quán triệt chỉ đạo trên các cấp, các ngành đã phối hợp với các tổ chứctín dụng trên địa bàn nỗ lực, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanhnghiệp tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước, vốn vay ưu đãi của các chương trình,

dự án: ngày 24/11/2011, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số

5487/QĐ-UBND về: “Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp củathành phố Hà Nội năm 2011”; ngày 10/4/2013, UBND Thành phố đã ban hànhQuyết định số 2495/QĐ-UBND về “Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanhnghiệp của thành phố Hà Nội năm 2013” với mục tiêu hỗ trợ lãi suất sau đầu tưđối với các khoản vay trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) bằng đồng Việt Namcho các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về: “Giải quyết khó khăn,vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gópphần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đếnnăm 2015”, Thành ủy đã chỉ đạo UBND Thành phố ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND, ngày 20/06/2014 nhằm chỉ đạo Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội triển khai

hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó,

Thành phố đã chỉ đạo cho ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố tiếp tục tạođiều kiện cho các hộ sản xuất cá thể được vay vốn phát triển sản xuất; nângcao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống…

Dưới sự chỉ đạo và điều hành của UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2011đến năm 2015, các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã đẩy mạnh các gói tíndụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh; thực hiện 03 chương trình

hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp (trong 2 năm 2013-2015, đã hỗ trợ cho 270doanh nghiệp với tổng kinh phí là 444,2 tỷ đồng), việc thực hiện hỗ trợ đã giảmbớt những khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 [78, tr.7]

Về hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Trang 32

Thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Tập trung nâng cao chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh vàbền vững”, trên cơ sở Đề án số 11 của Sở Công thương, ngày 26/8/2013, UBNDThành phố đã ban hành Quyết định số 5149/QĐ-UBND về: “Chương trình hỗtrợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, đẩymạnh đầu tư vào các sản phẩm, mặt hàng có thế mạnh của Thủ đô” với mục tiêu:tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tại các doanh nghiệp đạt 12-17%/năm tronggiai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng thời, Thành phố còn tích cực triển khai: Chương trình phối hợpnghiên cứu khoa học công nghệ theo cơ chế “đặt hàng” giữa các nhà: Quản lý

- Khoa học - Doanh nghiệp; Chương trình khoa học và công nghệ cấp Thànhphố; Chương trình nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa trênđịa bàn Thành phố giai đoạn 2011- 2015; Chương trình hỗ trợ ứng dụng và

chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT - XH nông

thôn, miền núi giai đoạn 2011 - 2015…

Nhờ thực hiện những chính sách trên trong giai đoạn 2011 - 2015, một sốdoanh nghiệp, nhà đầu từ được hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề tài và dự án sảnxuất thử nghiệm Điển hình là: Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số loại đèn LEDPanel dùng trong chiếu sáng dân dụng và chiếu sáng công nghệ”, được ngân sáchnhà nước hỗ trợ 1,4 tỷ đồng; dự án “Hỗ trợ xây dựng áp dụng hệ thống quản lýtiên tiến và các công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng” đã hỗ trợ cho

90 doanh nghiệp với kinh phí 31,46 tỷ đồng; dự án “Phổ biến áp dụng và đổi mớicông nghệ trong doanh nghiệp” đã hỗ trợ cho 23 doanh nghiệp triển khai 25 dự ánsản xuất thử nghiệm với kinh phí 70,8 tỷ đồng; dự án “Hỗ trợ phát triển tài sản trítuệ” đã hỗ trợ cho 10 dự án sở hữu trí tuệ với kinh phí 27,3 tỷ đồng [78, tr.7]

Ngoài ra, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển cụm côngnghiệp đã được Thành phố chú trọng và triển khai quyết liệt Hà Nội đã triểnkhai xây dựng 89 cụm công nghiệp (43 cụm cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ

Trang 33

thuật, hoạt động ổn định; 46 cụm đang và chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng,thu hút đầu tư) với tổng diện tích quy hoạch gần 2.074 ha, thu hút 3.894 dự án

và gần 63.000 lao động Nhiều cụm công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào tăngtrưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương như cụm công nghiệpThạch Thất, cụm công nghiệp Sài Đồng, cụm công nghiệp Chương Mỹ [78,tr.8]

Về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV (10/2010) Đảng bộ thành phố HàNội nhấn mạnh: “Chủ động đối thoại, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư” [61, tr.86] Thực hiện chủ trương đó UBND Thànhphố và các ngành chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể thúc đẩy, tháo

gỡ khó khăn cho các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp: ngày 12/07/2010,UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về: “Thực hiện Nghịquyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa” trong đó đã đưa ra nhiều giải pháp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động; ngày 06/3/2012, UBND Thành phố ban hành Quyết định

số 1059/QĐ-UBND về: “Kế hoạch triển khai tổ chức giao ban tháo gỡ khókhăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh và doanhnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Đặc biệt, ngày 25/4/2013, UBND Thành phố ban hành Quyết định số2780/QĐ-UBND về: “Việc thành lập Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩysản xuất kinh doanh cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Hà Nội” Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã triển khai hoạt động thườngxuyên, tích cực, trực tiếp đến các doanh nghiệp và hộ kinh doanh để thực hiệncác chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh về tàichính, tín dụng, hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên, trong giai đoạn 2010 - 2015,KTTN ở Hà Nội đã từng bước khắc phục được những khó khăn trong tình

Trang 34

trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn bỏ vốn và mởrộng sản xuất kinh doanh vào những ngành nghề có giá trị cao như công nghệthông tin, ngân hàng, tài chính, dược phẩm, khám chữa bệnh, trang trại qua

đó tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồnthu và nâng cao đời sống nhân dân Thủ đô

Tuy nhiên, công tác cải cách thủ tục hành chính ở đơn vị cấp quận,huyện, thị xã, xã, phường vẫn còn nhiều bất cập, cá biệt vẫn còn hiện tượngsách nhiễu người dân và doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh Môi trường đầu tư còn nhiều rào cản về mặt bằng, vốn, ưu đãi dovậy chưa thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào địa bàn Thủ đô

1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế tư nhân

Với vị trí là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cảnước; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển KT - XH nóichung và KTTN nói riêng luôn được Thành ủy xác định là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên Trước năm 2010, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; đặc biệt đã có nhiềuchính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trẻ và nguồn nhân lựcchất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô Tuy nhiên, chất lượng đàotạo nguồn nhân lực ở một số ngành, nghề còn giảm sút, hiệu quả thấp, ít gắn vớithực tiễn cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội là một trong nhữngnguyên nhân không nhỏ làm cản trở quá trình phát triển KT - XH của Thủ đô

Nhận thức được vấn đề đó, ngày 18/10/2011, Thành ủy đã ban hànhChương trình số 04-CTr/TU về: “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minhgiai đoạn 2011 - 2015” Chương trình xác định mục tiêu:

Cung cấp đủ nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Thủ đô; coi đầu tư cho nhân lực là động lực để tạo ra sự đột phátrong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; chú trọng phát triển, đào tạo,

Trang 35

thu hút tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũlãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, trí thức trẻ,các văn nghệ sỹ tài năng, tâm huyết, lao động lành nghề và cán bộ khoahọc đầu ngành Tăng nhanh tỷ lệ được đào tạo nghề trong lực lượng laođộng phổ thông (đến năm 2015 có 55% lao động qua đào tạo)[65, tr.3].Thực hiện chỉ đạo trên, tháng 6/2011 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trìnhUBND Thành phố Đề án quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố HàNội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế Ngày4/6/2012, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2476/QĐ-UBND về

việc:“Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề,

trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030” với mục tiêu: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; TrườngCao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đào tạo 1.500 người/năm; Trường Cao đẳngdạy nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội; Trung cấp nghề tổng hợp HàNội và Trung cấp nghề số 1 Hà Nội đào tạo khoảng 5.500-6.000 người/năm

Tiếp đó, ngày 17/8/2012, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số3724-QĐ/UBND về “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố Hà Nộigiai đoạn 2011 - 2015” trong đó xác định 6 giải pháp: Một là, tăng cường côngtác quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực Hai là, huy động và đadạng hóa các nguồn vốn để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Ba là,nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo Bốn là, hoàn thiện và triển khai quyhoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo của Hà Nội Năm là, hỗ trợ các doanhnghiệp để thực hiện đào tạo lại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Sáu là,

mở rộng, tăng cường sự hợp tác để phát triển nguồn nhân lực [94, tr.4]

Thực hiện chủ trương trên, hằng năm, Thành phố đều hỗ trợ các chươngtrình như: Chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanhnghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội khắc phục điểm yếu (Giai đoạn 2011-

Trang 36

2015, Thành phố đã bố trí kinh phí để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho 20.000lượt học viên với kinh phí ngân sách hỗ trợ là 15,06 tỷ đồng); Chương trình đàotạo kiến thức CEO (thực hiện thí điểm từ năm 2011) với mục tiêu đào tạo 500CEO trong giai đoạn 2011 - 2015, số học viên đã được đào tạo là 450, đạt 90%

kế hoạch; Chương trình hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địabàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 - 2015 (đã tổ chức 64 cuộc hội thảohội nghị tập huấn với hơn 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia) Tổng thể giaiđoạn 2011- 2015, các cấp, các ngành đã tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp nghềcho 100.279 lao động (2.969 lớp), giải quyết việc làm cho 83.355 lao động (đạt83,12%); tập huấn nâng cao năng lực cho 600 cán bộ [78, tr.10]

Nét nổi bật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho pháttriển KTTN ở giai đoạn này là Thành phố đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tưphối hợp với Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại họcStamsord Thái Lan và Học viện Công nghệ Thái Lan tổ chức thí điểmChương trình đào tạo CEO trên địa bàn Thành phố Chương trình được triểnkhai từ tháng 9/2012, tính đến hết năm 2015 đã tổ chức được 12 khóa với sốlượng CEO được đào tạo là 300 học viên

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc triển khai công tác dạy nghềcho lao động ở nông thôn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểmcủa từng vùng, ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạchtổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường

1.2.4 Kiểm tra, giám sát các hoạt động của kinh tế tư nhân

Ngày 18/1/2012, Thành ủy Hà Nội ban hành Thông tri 06-TT/TU về:

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanhtrong tình hình mới” Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu các cấp, các ngành,MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố tập trung chỉ đạo thựchiện tốt 4 nhiệm vụ quan trọng; trong đó, nhấn mạnh công tác tuyên truyền để

Trang 37

nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân, các hộ kinh doanh

và doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thực hiện chỉ đạo trên, ngày 30/10/2012, UBND thành phố Hà Nội đãban hành Quyết định số 29/2012-QĐ/UBND về: “Ban hành quy chế quản lýdoanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bànthành phố Hà Nội” Quy chế nêu rõ mục tiêu: Một là, đảm bảo quyền tự dokinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp và hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định củapháp luật Hai là, phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổchức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật Ba là, phát hiện và xử lýkịp thời những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật Bốn

là, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạtđộng kinh doanh Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các sở, ngành có liênquan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Thủ đô

Đối với lĩnh vực thuế: ngày 20/11/2012 UBND Thành phố đã ban hànhQuyết định số 747-QĐ/UBND về việc: “Ban hành quy trình kiểm tra thuế” vớimục tiêu: tăng cường công tác kiểm tra thuế theo quy định của Luật quản lý thuế

2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012 Trên cơ

sở đó, Cục Thuế Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thu thuế, đảmbảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước Trong giai đoạn từnăm 2011 - 2015, Cục Thuế Hà Nội đã hoàn thành 38.702 cuộc thanh, kiểm tra,đạt 112% kế hoạch được giao; tổng số truy thu, truy hoàn và phạt là 3.711 tỷ;giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: 435,1 tỷ; giảm lỗ: 7.089 tỷ Khi thấydấu hiệu có vi phạm, Cục Thuế đã chuyển hồ sơ phối hợp đến cơ quan Công an

286 vụ, đề nghị xác minh hóa đơn liên quan đến 9.805 số hóa đơn với tổng tiềnthuế là 162 tỷ Trong công tác hoàn thuế, Cục Thuế đã thực hiện chi hoàn thuế

Trang 38

giá trị gia tăng cho 1.510 hồ sơ với số tiền thuế GTGT được hoàn là 7.075 tỷ,trong đó hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu và dự án đầu tư là 1.081 hồ sơ với số tiềnđược hoàn là 6.740 tỷ [20, tr.45].

Ngày 14/04/2012, UBND Thành phố ban hành Chỉ thị số 08-CT/UBND

về việc: “Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ănđường phố” nhằm tuyên truyền nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thựcphẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tới các nhóm đối tượng, trọng tâm làngười chủ cơ sở và người chế biến; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các cơ

sở vi phạm quy định, kịp thời thông báo tên các cơ sở vi phạm trên đài phátthanh xã, phường để người tiêu dùng biết không sử dụng Nhờ sự triển khaiđồng bộ các hoạt động và nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát an toànthực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trong giaiđoạn 2012 - 2015, đã có 99% các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kếtđảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm với chính quyền địa phương, việcchấp hành các quy định an toàn thực phẩm của chủ cơ sở được cải thiện

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác đảm bảo an toànthực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố cũng còn một sốtồn tại như: khoảng 17 % cơ sở chưa đạt các điều kiện an toàn thực phẩm; cơ sởchật hẹp, vệ sinh mặt nền chưa gọn sạch, trang thiết bị dụng cụ chưa thay thế kịpthời, việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm an toàn, lấn chiếm vỉa hè…

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại vàhàng giả, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo UBND Thành phố ban hành Quyết định số3902/QĐ-UBND ngày 22/7/2014, về việc: “Thành lập Ban Chỉ đạo Thành phốchống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là BCĐ 389/TP)” đồngthời giao cho Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn là Trưởng banChỉ đạo Quyết định cũng quy định rõ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389/TP là: xâydựng kế hoạch, chương trình và giúp Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo và tổ

Trang 39

389/QĐ-chức phối hợp giữa các sở, ngành 389/QĐ-chức năng và UBND quận, huyện, thị xã trongcông tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo 389/TP đã tích cực, chủ động trongcông tác tham mưu giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và UBNDThành phố Hà Nội các giải pháp, chỉ đạo điều hành, thực hiện tốt công tác đấutranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố.Kết quả chỉ tính riêng năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắtgiữ, xử lý 23.589 vụ việc vi phạm, khởi tố 205 vụ đối với 222 đối tượng Trong

đó, có 3.147 vụ hàng cấm nhập lậu; hơn 19.100 vụ gian lận thương mại; hơn1.300 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ Tổng thu nộp ngân sách Nhà nướcgần 3.875,6 tỷ đồng; phạt hành chính hơn 1.400 tỷ đồng (tăng hơn 760 tỷ đồng

so với năm 2014); truy thu thuế, thu thuế sau thanh tra, kiểm tra hơn 2.444 tỷđồng; tiền bán hàng tịch thu gần 12 tỷ đồng Tang vật vi phạm chủ yếu các lựclượng đã bắt giữ rất đa dạng, như chất gây nghiện, vàng, thuốc tân dược, ngàvoi, động vật hoang dã, gỗ quý hiếm, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chứcnăng [104, tr.3]

*

* *Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều lợi thế và tiềm năng về điều kiện tựnhiên, KT -XH để phục vụ phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng.Xuất phát từ thực trạng phát triển KTTN trước năm 2010, Đảng bộ thành phố

Hà Nội đã thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền nhằm nâng caonhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai tròcủa KTTN trong sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô Đồng thời, Thành ủy cũng đãchú trọng đến việc tạo môi trường thuận lợi; công tác đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực; công tác kiểm tra, giám sát để KTTN phát triển Dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Thành ủy, UBND và sở, ban, ngành các cấp,

Trang 40

từ năm 2010 đến năm 2015, KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cónhững bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong đó có nhiều DNTNtiêu biểu như Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu

tư Thăng Long, Tập đoàn Sunhouse, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổnghợp Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ…, đóng góp không nhỏ vàongân sách nhà nước đồng thời tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức thunhập cho người lao động, góp phần thúc đầy tăng trưởng KT - XH của Thủ

đô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, cơ bản hoàn thành cácmục tiêu về phát triển kinh tế mà Đại hội đại biểu lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010

- 2015) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra Tuy nhiên, việc phát triển KTTNcòn chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của Thủ đô; một số cơ chế, chínhsách nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát triển chưa đáp ứng kịp thời sự pháttriển chung của nền kinh tế đất nước; chưa khuyến khích doanh nhân đầu tư,đổi mới công nghệ nhằm thực hiện CNH, HĐH Thủ đô

Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTN từ năm 2010 đếnnăm 2020 nói trên là cơ sở, tiền đề quan trọng để Đảng bộ thành phố Hà Nội tiếptục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển KTTN trong giai đoạn 2015 - 2020

Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2015 - 2020) 2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân

2.1.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế tư nhân

* Thời cơ, thách thức đối với phát triển KTTN ở Hà Nội

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử; thế và lực, sức mạnh tổng hợp, uy tín quốc tế của đất nước ngàycàng được nâng cao Đối với lĩnh vực kinh tế, với những cam kết sâu và rộng hơn

Ngày đăng: 28/10/2024, 06:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w