* Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT có nội hàm rất rộng, để bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT, như: yêu nước, đoàn kết, lạc quan, yêu đời… luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận trên một số vấn đề cơ bản: Hoàn thiện thể chế chính sách, hiệu lực quản lý Nhà nước; tổ chức truyền dạy, tôn vinh, khen thưởng; phát huy giá trị VHPVT với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; phát triển đi đôi với quản lý hệ thống thông tin đại chúng. Về thời gian Từ năm 1998 đến năm 2014, (năm 1998, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ban hành Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ban hành Nghị quyết số 33 Về xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước). Tuy nhiên, để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT trước và sau mốc thời gian trên. Về không gian Luận văn nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT ở Việt Nam được UNESCO công nhận.
Trang 1Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
MỤC LỤC
Trang
Trang 2PHI VẬT THỂ (1998 - 2005)
1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng về bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2005)
11
1.2 Đảng chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
phi vật thể (1998 - 2005)
26
Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ (2006 - 2014)
40
2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng
về đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phivật thể (2006 - 2014)
40
2.2 Đảng chỉ đạo đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa phi vật thể (2006 - 2014)
52
3.1 Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2014)
67
3.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2014)
77
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giá trị văn hóa phi vật thể là các giá trị tư tưởng, niềm tin, cảm xúc, cácchuẩn mực ứng xử của con người trong đời sống xã hội, trong môi trường tựnhiên, nơi cộng đồng người sinh sống Các biểu hiện của giá trị VHPVT chỉxuất hiện khi con người, cộng đồng tìm cách biểu thị tư tưởng, niềm tin, cảmxúc, thái độ, tri thức của mình trong ứng xử với tự nhiên và xã hội, thông quacác vật thể, ngôn từ, âm thanh, màu sắc, hình khối, hành động, chữ viết…
Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là một chính sách lớn, xuyên suốtcủa Đảng và Nhà nước ta, có vai trò quan trọng trong xây dựng nền văn hóatiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa VIII xác định: “Hết sức coi trọng bảo tồn, kếthừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), vănhóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [38, tr.309]
Trong những năm 1998 - 2014, công tác bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyềncác cấp từ Trung ương đến cơ sở đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiềugiá trị VHPVT được nghiên cứu, nhận diện bảo vệ và phát huy, góp phầngiáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phầntích cực vào sự phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa Đại hội IX của Đảng (2001) khẳng định: “Chú trọng gìngiữ, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các disản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử” [39, tr.208] Đại hội XI của Đảng(2011) khẳng định: “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, pháthuy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng” Một VHPVT sẽ dễdàng “biến mất” nếu không được quan tâm bảo tồn Đặc biệt, những chứngtích của VHPVT không hiển thị rõ ràng, thường phải được thể hiện thôngqua các nhân chứng sống Vì thế, việc gìn giữ và bảo tồn các giá trịVHPVT thường diễn ra phức tạp hơn
Trang 4Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiệnnay, dưới tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, vấn đề bảo tồn vàphát huy giá trị VHPVT còn bộc lộ những hạn chế, bất cập và phải đối diệnvới nhiều khó khắn, trở ngại như: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền
cơ sở về vị trí, vai trò của bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT chưa đầy đủ;công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý VHPVT còn nhiều bất cập; tình trạng maimột các giá trị VHPVT, biến tướng các lễ hội truyền thống ở một số địaphương còn diễn ra; lối sống thực dụng, xem nhẹ các giá trị của VHPVT,…
Từ năm 1998 đến 2014 đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa
và VHPVT ở các quy mô, phạm vi và các phương pháp tiếp cận khác nhau, đãcông bố dưới các dạng ấn phẩm như sách, đề tài nghiên cứu khoa học, thamluận hội thảo, các bài báo đăng tạp chí, các luận văn, luận án… Tuy nhiênchưa có công trình nghiên cứu nào về sự lãnh đạo của Đảng về bảo tồn vàphát huy giá trị VHPVT
Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT từ năm 1998 đến năm 2014, để làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo củaĐảng; đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đúc kết những kinhnghiệm, vận dụng trong thời gian tới là việc làm cần thiết Từ những lý do
trên, tác giả chọn đề tài “Đảng lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể từ năm 1998 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là chủ trương lớn trong xây dựngcác giá trị văn hóa dân tộc, có ý nghĩa to lớn trong xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Do đó đã thu hút nhiều cơ quan, cácnhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và đượccông bố rộng rãi Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn có thểkhái quát thành các nhóm như sau:
Trang 5* Nhóm công trình nghiên cứu chung về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc
Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc [101], đã đề cập đến những vấn đề lý luận về văn hóa dân tộc, vai
trò, chức năng của di sản văn hóa đối với việc lựa chọn mô hình phát triểnvăn hóa dân tộc, đồng thời đưa ra khái niệm di sản văn hóa; giới thiệu một sốbài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại một sốnước và nhấn mạnh vai trò, chức năng, nhiệm vụ của di sản văn hóa trong quátrình phát triển bền vững của đất nước
Lê Thị Hoài Phương (chủ biên 2004), Hợp tác quốc tế văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - chính sách, thực trạng và định hướng phát triển,
[69], đã giới thiệu khái quát chính sách của Nhà nước Việt Nam và của BộVăn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) trong lĩnh vựchợp tác quốc tế về văn hoá từ năm 1986 đến nay Khảo cứu thực trạng tìnhhình thực hiện những chính sách đó Đánh giá kết quả, những mặt ưu điểmcũng như yếu kém, trên cơ sở đó nêu lên những kiến nghị giải pháp mang tínhđịnh hướng về lĩnh vực này, góp phần để các cơ quan lãnh đạo chức năng đề
ra những chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế về văn hoá phù hợp vớinội dung, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay [49], đã khẳng định vấn đề bản sắc dân tộc và
việc giữ gìn bản sắc dân tộc là vấn đề quan trọng được quan tâm thườngxuyên của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì một trong nhữngthách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với sự phát triển của các nước là sựnhạt nhòa, mai một bản sắc dân tộc Trước thực trạng đó đòi hỏi mỗi quốc giaphải có những phương thức xử lý để đưa đất nước phát triển đi lên, hội nhậpcùng thế giới và phát huy được sức mạnh vốn có của mình, đưa bản sắc dântộc thành động lực nội sinh thúc đẩy KT - XH phát triển
Trang 6Nguyễn Danh Tiên (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới [92], đã khái quát quá trình Đảng lãnh đạo xây
dựng và phát triển văn hóa từ năm 1986 đến nay Tác giả đã phân tích vai trò,
vị trí của văn hóa, Đảng đã từng bước đổi mới tư duy lý luận và đường lối vănhóa, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối văn hóa của Đảng từ Nghịquyết Đại hội VI đến Nghị quyết Đại hội XI, trong đó tập trung vào Hội nghịTrung ương 5, khóa VIII là bước đột phá, đánh dấu bước phát triển mới trong
tư duy lý luận của Đảng về văn hóa, đề ra được một chiến lược văn hóa phùhợp với công cuộc CNH, HĐH đất nước
Bùi Bạch Đằng (2014), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1998 đến năm 2014 [46], đã trình bày cơ sở lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, bản sắc văn hóa dântộc; đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc; làm rõyêu cầu khách quan, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát huy bản sắc vănhóa dân tộc; nhận xét về hoạt động lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộccủa Đảng, rút ra một số kinh nghiệm vận dụng xây dựng nền văn hóa và pháttriển con người Việt Nam hiện nay
Những công trình trên đã giúp tác giả nhận thức rõ những vấn đề lý luậnchung về văn hoá, di sản văn hóa; ví trí, tầm quan trọng của việc xây dựng vàphát triển văn hóa cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, có cáinhìn đúng đắn, phục vụ cho lý giải các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Viện Văn hóa - Thông tin (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi
vật thể ở Việt Nam [99], đã tập hợp những bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa
VHPVT và du lịch; giới thiệu một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT của một số quốc gia trên thế giới, cũng như các hoạt động bảo tồn vàphát huy giá trị VHPVT ở Việt Nam
Trang 7Võ Quang Trọng (chủ biên 2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội [94] Công trình được biên soạn trên cơ sở kế
thừa kết quả của chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước KX.09 về điều kiện tựnhiên, KT - XH và giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Tácgiả đã đưa ra cơ sở lý luận và luận giải các vấn đề về khái niệm văn hóa; VHPVT;bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHPVT… quan điểm của Đảng và Nhà nước,của UNESCO về bảo tồn và phát huy di sản VHPVT Từ đó đề xuất các giải phápnhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHPVT ở Thăng Long - Hà Nội
Nguyễn Hữu Thái (2012), Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái
[76], đã khái quát những nét tiêu biểu về lịch sử hình thành và phát triển củadân tộc Thái, người Thái, một số hình thức di sản VHPVT trong vòng quayđời người và tín ngưỡng cổ truyền của người Thái
Trương Quốc Bình (2014), Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là di sản thế giới [12] Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế,
chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản VHPVT ở Việt Nam;phân tích những thuận lợi và thách thức; chỉ ra những việc đã làm được vàchưa làm được của ngành Văn hóa cũng như của các địa phương trong việcthực hiện các cam kết với UNESCO; đúc kết những bài học kinh nghiệm vềbảo tồn và phát huy giá trị di sản của thế giới
Nguyễn Quang Vinh (2014), Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền
bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam [102].
Đề tài làm rõ những điểm chung về di sản VHPVT, làm rõ một số vấn đềVHPVT âm nhạc Tập trung làm rõ bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sảnVHPVT âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam tại phòng Công nghệ lưu trữ
âm thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam; trên 4 loại hình báo chí của Đài tiếngnói Việt Nam là: phát thanh hệ VOV1, hệ VOV2, hệ VOV3, hệ VOV4, hệVOV5; báo trực tuyến VOV; báo in: Báo Tiếng nói Việt Nam; báo hình:VOVTV và Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam
Trang 8Ngô Bình Nam Giang (2017), Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ [47] Đề tài đã
trình bày những yếu tố tác động đến quản lý Nhà nước về di sản VHPVT ở ViệtNam đã được UNESCO công nhận, làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạnchế trong công tác quản lý các di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phạm Cao Quý (2020), Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa, Viện Văn
hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam [72], đã tập trung vào nghiên cứu về nghệnhân thực hành di sản VHPVT, hệ thống chính sách hiện có đối với nghệnhân và thực tiễn thi hành chính sách, từ đó đề xuất, khuyến nghị xây dựng hệthống chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản VHPVT
Nghiên cứu các công trình trên cho thấy, nhiều tác giả đã quan tâm nghiêncứu về bảo tồn và phát huy các giá trị VHPVT Nhưng dưới góc độ Lịch sửĐảng, chưa có một công trình khoa học nào trình bày một cách có hệ thống vềchủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị VHPVT từ năm
1998 đến năm 2014 Luận văn có thể kế thừa một số nội dung, phương pháptrong quá trình nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT từnăm 1998 đến năm 2014; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vậndụng trong thời thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn
Trang 94 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT có nội hàm rất rộng, để bảo tồn và
phát huy giá trị VHPVT, như: yêu nước, đoàn kết, lạc quan, yêu đời… luận
văn tập trung nghiên cứu, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảotồn và phát huy giá trị VHPVT ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận trênmột số vấn đề cơ bản: Hoàn thiện thể chế chính sách, hiệu lực quản lý Nhànước; tổ chức truyền dạy, tôn vinh, khen thưởng; phát huy giá trị VHPVT vớitiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; phát triển đi đôi với quản lý hệ thống thôngtin đại chúng
Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2014, (năm 1998, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ban hành Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Năm 2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI, ban hành Nghị quyết số 33 Về xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước) Tuy nhiên, để đạt
được mục đích nghiên cứu, luận văn còn đề cập đến bảo tồn và phát huy giátrị VHPVT trước và sau mốc thời gian trên
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị VHPVT
Trang 10ở các đề tài khoa học, các luận văn, luận án liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp logíc.Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và pháthuy giá trị VHPVT trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Kết quả nghiên cứu góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn
và phát huy giá trị VHPVT trong thời kỳ đổi mới
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạyLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục truyền thống ở các học viện, nhàtrường trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu luận văn
Đề tài gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ (1998 - 2005)
1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2005)
1.1.1 Những yếu tố tác động đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2005)
* Văn hóa phi vật thể và vai trò của VHPVT
Giá trị VHPVT là các giá trị tư tưởng, niềm tin, cảm xúc, các chuẩnmực ứng xử của con người trong đời sống xã hội, trong môi trường tự nhiên,nơi cộng đồng người sinh sống Các biểu hiện của giá trị VHPVT chỉ xuấthiện khi con người, cộng đồng tìm cách biểu thị tư tưởng, niềm tin, cảm xúc,thái độ, tri thức của mình trong ứng xử với tự nhiên và xã hội, thông qua cácvật thể, ngôn từ, âm thanh, màu sắc, hình khối, hành động, chữ viết…
Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là hoạt động có mục đích của cánhân và cộng đồng nhằm lưu giữ, kế thừa, sàng lọc, duy trì và làm phong phúthêm giá trị vốn có của nó vào thực tiễn xã hội để trở thành tiềm năng, nộilực, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH, mang lại cả lợi ích vật chất vàtinh thần cho cá nhân và cộng đồng dân tộc
Chủ thể bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là cá nhân và cộng đồngdân tộc Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT gồm: Bảo tồn và pháthuy giá trị yêu nước; bảo tồn và phát huy giá trị đoàn kết; bảo tồn và phát huygiá trị lạc quan Phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là: Tăngcường công tác tuyên truyền giá trị VHPVT; hoàn thiện thể chế chính sáchpháp luật và quản lý Nhà nước về VHPVT; tổ chức truyền dạy và thực hành
di sản nghệ thuật; mở trại sáng tác để có nhiều tác phẩm mới có nội dung phùhợp, phục vụ các nhiệm vụ chính trị và đời sống văn hóa tinh thần của nhândân; tổ chức tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân, cộng đồng có nhiều đóng
Trang 12góp trong việc giữ gìn, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trịVHPVT; gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân,thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT.
Văn hóa phi vật thể là một động lực của đa dạng văn hóa, là nguồn lựccủa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển
KT - XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
* Toàn cầu hóa văn hóa, sự phát triển của truyền thông và giao lưu quốc tế về văn hóa, đã tác động đến sự phát triển VHPVT của dân tộc.
Quá trình toàn cầu hóa văn hóa, truyền thông toàn cầu đang hướng đến
sự quy chuẩn và làm gia tăng về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chúng,phương tiện kỹ thuật, cách thức tiếp nhận thông tin, các loại hình hoạt độngmới như một hiện tượng, quá trình văn hóa đặc thù
Về mặt tích cực: Công ước của UNESCO đã đóng vai trò quan trọng trongquá trình bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT trên khắp các châu lục bởi các điềukhoản chung mà các nước thành viên đã bỏ phiếu thông qua [Phụ lục 4]
Truyền thông góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của cá nhân và cộngđồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT, hình thành lối sốngtích cực, định hình những giá trị chuẩn mực; giáo dục lối sống lành mạnh,trách nhiệm của các thành viên trong xã hội Đặc biệt, truyền thông toàn cầuđang góp phần giáo dục, bảo vệ, quảng bá những giá trị VHPVT của dân tộcđến bạn bè quốc tế; thúc đẩy tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Sự phát triểncủa văn hóa truyền thông không chỉ bao hàm sự phát triển công nghệ, mà còn
là sự hội tụ của các giá trị về KT - XH và văn hóa
Về mặt tiêu cực: Sự phát triển không đồng đều của truyền thông đã dẫnđến hiện tượng một số quốc gia lợi dụng truyền thông để can thiệp vào các vấn
đề chính trị, KT - XH và văn hóa… vì quyền lợi của mình Mặt khác, truyềnthông cũng đưa đến những thông tin bất lợi, phản giá trị, tiêu cực tác động đến
sự phát triển của văn hóa các dân tộc nói chung và VHPVT nói riêng
Trang 13Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan,vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh bảo vệ lợiích quốc gia Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạothuận lợi cho giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời cũngdiễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT củadân tộc mình.
* Sự chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại đã tác động đến biến đổi giá trị VHPVT của dân tộc.
Trong xã hội truyền thống, những giá trị VHPVT được hình thành từquá trình lao động nông nghiệp - nông dân và nông thôn Hiện nay, quá trìnhCNH, HĐH và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađang tác động mạnh mẽ đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT củadân tộc Không gian văn hóa có sự biến đổi to lớn cả ở nông thôn, thành thị,
du lịch, thương mại và không gian nghệ thuật Chủ thể sáng tạo VHPVT làlực lượng đông đảo, đa dạng và phong phú như: công nhân, nông dân, tríthức, đặc biệt là tầng lớp doanh nhân Lực lượng này đang đóng vai trò chủđạo trong phát triển kinh tế của thời kỳ chuyển đổi văn hóa từ truyền thốngđến hiện đại
Cùng với đó, sự biến đổi giá trị VHPVT đã và đang diễn ra theo cáchướng: Một số giá trị truyền thống tiếp tục được bảo tồn (có thể có sự biếnđổi nhất định về nội dung); một số giá trị truyền thống đang bị suy thoái và có
xu hướng mất đi; một số phi giá trị có nguồn gốc nội sinh hoặc ngoại nhậpnảy sinh và đang tồn tại; một số giá trị mới đang hình thành và phát triển
Đặc biệt, trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn xuất hiện tình trạng một
số người chưa thực sự tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp, mục tiêu phát triểncủa đất nước; xuất hiện các tệ nạn xã hội núp bóng dưới các lễ hội truyềnthống của dân tộc… tác động tiêu cực đén sự phát triển văn hóa Đồng thời,những giá trị văn hóa lạc hậu, lỗi thời có nguồn gốc từ tính cộng đồng làng
Trang 14xã có xu hướng lây lan tư tưởng cục bộ địa phương, cảm tính, manh mún;thói cào bằng, đố kỵ, bệnh hẹp hòi, ích kỷ; bệnh háo danh; bệnh thành tích;bệnh phong trào, hình thức; bệnh nói xấu sau lưng; bệnh vô cảm…
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa
đa dạng và rất phong phú của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta Nền vănhóa của dân tộc do nhân dân sáng tạo nên và ngày càng phát huy giá trị trongđời sống Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ra đời, ghi nhận, đánh giá vị trí,vai trò của VHPVT trong đời sống xã hội, là một bộ phận của nền văn hóa, disản văn hóa xứng đáng là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH Vì vậy, Đảng chủ trương:
Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả vănhóa vật thể và phi vật thể Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh
lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm cả văn hóa bác học và văn hóadân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệukho tàng văn hóa Hán Nôm Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa vàdanh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống… Trọng đãi các nghệnhân bậc thầy trong các ngành nghề truyền thống [38, tr.318-319]
* Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trước năm 1998.
Ưu điểm:
Thứ nhất, bảo tồn và phát huy giá trị yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam là một truyền thống quý báu,được sinh dưỡng từ cộng đồng dân cư của một nước nông nghiệp luôn gắn
bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địchhọa Giá trị yêu nước được biểu hiện qua các làn điệu dân ca, các lễ hộitruyền thống của dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng ở mỗi địa phương
Đó là tình yêu quê hương, làng xóm, yêu thương con người Việt Nam và nóđược kết tinh ở tình cảm đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
Trang 15lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũbán nước và lũ cướp nước” [62, tr.38]
Sau năm 1945, đất nước Việt Nam non trẻ đã phải đứng lên chống lạithực dân Pháp, để phát huy giá trị yêu nước, khích lệ nhân dân đứng lênchống giặc ngoại xâm, VHPVT trong giai đoạn này có nhiều các sáng tác, tácphẩm mới ra đời mục đích thúc đẩy phát huy giá trị yêu nước của dân tộc
Vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khiCNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam rơi vào tình thế vô cùng khókhăn, khủng hoảng về KT - XH, sản xuất tăng chậm, kinh tế mất cân đốinghiêm trọng, lưu thông phân phối rối ren Nhưng một lần nữa, nhân dân ViệtNam đã thể hiện bản lĩnh của mình, kế thừa và phát huy truyền thống yêunước, yêu CNXH, trong hoàn cảnh mới, quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc,kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dám nghĩ, dám làm, phát huy sức mạnhnội lực, tranh thủ ngoại lực, từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, đưa đấtnước thoát khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ CNH, HĐH
Thứ hai, bảo tồn và phát huy giá trị đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng yếu tố đoàn kết dân tộc.Người căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công,đại thành công” Đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Người nhấn mạnh,nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc mang bản sắc riêng nhưngđều nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và Người kêu gọi đồng bào cácdân tộc không phân biệt Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,… phải thương yêugiúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng xâydựng Tổ quốc, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc Đoàn kết là giá trị,biểu tượng, truyền thống, phong tục tập quán, lịch sử và truyền thuyết chungcủa một cộng đồng, dân tộc, quốc gia
Bảo tồn và phát huy giá trị đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là sựđồng tâm, hợp sức của tất cả mọi người Việt Nam vì lợi ích chung của dân
Trang 16tộc, vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Đại đa số các tầng lớpnhân dân vẫn vì lợi ích chung, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cánhân Hàng loạt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ra đờinhư: “lá lành đùm lá rách”, “giúp người gặp lũ lụt, thiên tai”, “hiến máunhân đạo”…Thông qua VHPVT giá trị đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhaungày càng được phát huy, biểu hiện tại nhiều địa phương, các sinh hoạt vănhóa truyền thống đã được khôi phục như các lễ hội: mừng xuân, mừng ngàymùa; các lễ hội kỷ niệm tưởng nhớ các danh nhân văn hóa, anh hùng dântộc, các vị tổ nghề…Những hoạt động đó được khuyến khích góp phần tăngcường giá trị đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau góp phần xây dựng, nâng cao đờisống tinh thần của dân tộc, đẩy lùi các yếu tố ngoại lai, độc hại trong xu thế
mở cửa, hội nhập của đất nước
Thứ ba, bảo tồn và phát huy giá trị lạc quan, yêu đời, sống có lý
tưởng, hoài bão
Lạc quan, yêu đời, sống có lý tưởng, hoài bão là một trong những giátrị cốt lõi của VHPVT Thông qua VHPVT của dân tộc giá trị lạc quan, yêuđời, sống có lý tưởng, hoài bão ngày càng được bảo tồn và phát huy
Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà cách mạng luôn lạc quan, yêu đời trong mọihoàn cảnh Khi Người sang Trung Quốc, bị quân Tưởng bắt giam đày quahàng chục nhà tù, chịu bao gian nan, vất vả, nhưng Người vẫn thể hiện tinhthần lạc quan:
“Ngâm thơ ta vốn không hamNhưng vì trong ngục biết làm chi đâyNgày dài ngâm ngợi cho khuâyVừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
(Khai quyển - Nhật ký trong tù) [61 tr.306]
Giá trị của VHPVT góp phần quan trọng trong việc xây dựng và giữvững tinh thần lạc quan, yêu, thông qua VHPVT đã tạo sức mạnh to lớn; có
Trang 17những tác phẩm đã làm xao xuyến, rung động bao trái tim, thúc giục baongười hăng say chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu hisinh cho Tổ quốc
Trong thời kỳ mới, giá trị lạc quan, yêu đời luôn được giữ vững vàphát huy bằng chính những hành động cụ thể của nhân dân như cần cù, vui
vẻ trong lao động, sản xuất; luôn kiên định, tin tưởng với con đường CHXH
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; luôn có thái độ vui tươitrong cuộc sống…
Nguyên nhân ưu điểm:
Một là, dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều giá
trị VHPVT của các cộng đồng dân tộc khác nhau, có sự cố kết cộng đồng chặtchẽ, có ý thức tự tôn dân tộc cao, được hình thành và phát triển trải qua hàngngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên sự gắn bó, chặt chẽ vớinhau rất tự nhiên, thông qua tiếng hát, câu hò, thông qua các lễ hội truyềnthống… Truyền thống văn hóa là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, cổ vũ vàđộng viên con người Việt Nam vươn lên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hai là, có sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực to lớn của
các lực lượng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT là trách nhiệm và quyền lợi củamọi cấp, mọi ngành, mọi người và của toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước Trong đó, sự tham gia của toàn dân và lựclượng chuyên trách là yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT của dân tộc
Nhờ có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương,các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân có nhận thức đầy đủ hơn về công tácbảo tồn và phát huy giá trị VHPVT; tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạtđộng, phong trào do Đảng, Nhà nước và các địa phương phát động
Trang 18Ba là, Đảng, Nhà nước có định hướng đúng đắn, từng bước hoàn thiện
cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT của dân tộc
Với cách nhìn toàn diện về VHPVT Đảng, Nhà nước đã xác định rõmối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy; giữa bảo tồn, phát huy với phát triển
KT - XH; thấy được vai trò, nguồn lực nội sinh của bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT đối với sự phát triển của đất nước Vì vậy, quá trình xây dựng, pháttriển đất nước cũng chính là quá trình mà Đảng, Nhà nước bổ sung, phát triển
và từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT của dân tộc, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đặt ra
Hạn chế
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, chưa có
nhiều giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền Nạn tham nhũng,dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không đượcngăn chặn có hiệu quả Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễunhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết kháphổ biến Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổnthương uy tín của Đảng, của Nhà nước [38, tr.298]
Thứ hai, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân
tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuầnphong mỹ tục của dân tộc [38, tr.297]
Biểu hiện rõ nét nhất đó là xu hướng “thương mại hóa”, chiều theo nhữngthị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của giá trịVHPVT bị suy giảm Đặc biệt, trước sự ảnh hưởng của lối sống phương Tây,nhiều người mà chủ yếu là thanh niên đã xa rời lý tưởng và đạo đức cách mạng,
xa rời các giá trị văn hóa dân tộc, đề cao tư tưởng thực dụng, cá nhân chủ nghĩa,bất chấp đạo lý, pháp lý để tạo ra cuộc sống hoàn toàn mới theo kiểu phươngTây Ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp phát triển, giá trị văn hóa cũng bị
Trang 19tàn phá ghê gớm Nguyên nhân chính là do KT - XH thay đổi quá nhanh Khimất đi cơ sở xã hội, các loại hình nghệ thuật - các VHPVT dần bị lung lay, ởViệt Nam đã hiển hiện thực trạng nhiều giá trị truyền thống không còn duy trìđược như trước đây hoặc phát triển theo chiều hướng không tích cực
Thứ ba, một số chính sách bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT chậm
được ban hành Các cấp, các ngành ở nhiều địa phương còn ít quan tâm đếnviệc bảo tồn và phát huy các VHPVT của địa phương mình, còn để nhiềuVHPVT bị mai một, thất truyền, việc quản lý các hoạt động nghệ thuật biểudiễn ở các lễ hội, tham quan, du lịch còn nhiều lúng túng, còn chưa có cơ chếchính sách cụ thể để bảo tồn và phát huy các VHPVT đặc thù ở mỗi địaphương nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Mỹ kết thúc năm 1975, Việt Nam đã phải tiến hành hàng trăm cuộc chiếnchống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc, trong đó có thời Bắcthuộc hơn nghìn năm, Minh thuộc 20 năm, Pháp thuộc gần một thế kỷ Thờigian chống giặc ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài lên đến trên 12 thế kỷ,chiếm quá nửa thời gian lịch sử đã gây ra nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng đếncông tác bảo tồn VHPVT
Thứ hai, cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác
động tích cực to lớn, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ýthức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta [38, tr.301]
Điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đếncông tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT Những năm đầu đổi mới, kinh
tế nước ta đã có sự phát triển, từng bước hội nhập và hợp tác quốc tế về kinh
Trang 20tế Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước nghèo, có thu nhập thấp, việc đầu tư kinhphí cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị VHPVT còn nhiều hạn chế
và bất cập Sự phân hóa xã hội trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng diễn
ra mạnh mẽ, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống văn hóa
và mức độ thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của các vùng nông thôn, miềnnúi và đời sống văn hóa, nghệ thuật của những nhóm xã hội nghèo so vớicác đô thị và các đối tượng có thu nhập cao khoảng cách ngày càng xa Đờisống văn hóa, nghệ thuật của công nhân, nông dân và đồng bào dân tộc thiểu
số ngày càng tụt hậu so với các đô thị lớn, ít được đầu tư cơ sở vật chất choviệc phát triển các VHPVT
Thứ ba, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công
tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnhvực VHPVT còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn,cuộc sống của lực lượng cán bộ làm công tác văn hóa, VHPVT còn gặpnhiều khó khăn Cơ chế, chính sách và công tác quản lý của các cấp, cácngành thiếu chặt chẽ, còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triểnnhanh chóng của đời sống văn hóa - tinh thần, hoặc cơ chế; chưa tạo được sựnhất trí, đồng thuận cao của nhân dân… “chưa có cơ chế và chính sách pháthuy nội lực của nhân dân; chưa tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽtham gia phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ văn hóadân tộc” [38, tr.302-303]
1.1.2 Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2005)
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vănhóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ Các văn kiện Hội nghị Trungương khóa VII, VIII, IX của Đảng đều khẳng định văn hóa là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT -
XH Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo định hướng các vấn đề xây dựng,phát triển văn hóa, quản lý và bảo vệ các giá trị VHPVT, tạo điều kiện để tổ
Trang 21chức thực hiện, phục hồi, truyền dạy, nghiên cứu, quảng bá để đảm bảo sứcsống của VHPVT trong xã hội đương đại và tương lai.
* Phương hướng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ rõ:
Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các disản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước Trong điều kiện kinh tếthị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ
và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thốngđạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc [37, tr.111]
Trên cơ sở kết quả bước đầu sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hộiVIII của Đảng (1996), phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT,trọng tâm là giá trị truyền thống đoàn kết, yêu ước, tinh thần lạc quan… đượcthể hiện rõ nét trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương khóa VIII của Đảng
Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ýthức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa…tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dântrí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh, tiến bộ, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [38, tr.303].Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT trong Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII (1998), Đảng đã xác định rõ vai trò của giá trịVHPVT, thông qua đó góp phần thúc đẩy cá nhân và cộng đồng dân tộc pháthuy hơn nữa tinh thần yêu nước, đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết Đại hội IX (2001) của Đảng, bổ sung phương hướng bảo
tồn và phát huy giá trị di sản VHPVT của dân tộc là: “Động viên toàn dântham gia phát triển kinh tế - xã hội Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo
Trang 22tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sựgiao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu vănhóa bên ngoài” [39, tr.296] Với quan điểm coi văn hoá là nguồn lực để pháttriển KT - XH của Đảng là quan điểm khoa học, hiện đại và mang tính thựctiễn cao, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế trithức và hội nhập quốc tế Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT không phải lànhững gì bất biến, mà cần được bổ sung, phát triển Quá trình toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế, các dân tộc và các nền văn hóa có cơ hội xích lại gần nhauhơn, đoàn kết, thông hiểu nhau hơn Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Nêu caotinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, đồng thời mở rộngquan hệ với bạn bè trên thế giới; rèn luyện bản lĩnh, nắm vững thời cơ, khắcphục nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đất nước” [39, tr.345].
Như vậy, phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT của dântộc được Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn, được thể hiện ở
sự gắn kết giữa bảo tồn, phát huy VHPVT với phát triển KT - XH, là sự phảnánh mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát huy những giá trịđạo đức tốt đẹp và truyền thống của dân tộc trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa
* Mục tiêu
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
(1998), lần đầu tiên Đảng đã ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định sự
phát triển nhận thức và tư duy lý luận của Đảng về văn hóa, nội dung bảo tồn
và phát huy giá trị di sản VHPVT nói riêng, là sản phẩm từ tổng kết lý luận vàthực tiễn của Đảng trong quá trình lãnh đạo văn hóa Nghị quyết đã xác định:
Di sản vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõicủa bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vǎnhóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị vǎn hóatruyền thống (bác học và dân gian), vǎn hóa cách mạng, bao gồm cảvǎn hóa vật thể và phi vật thể [38, tr.309]
Trang 23Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng đã xác định rõ hơn nộihàm của khái niệm di sản văn hóa bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể,
đó là những giá trị tinh thần và vật chất của văn hoá thế giới hay một quốcgia, một dân tộc để lại, có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dântộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo giá trị mới và giao lưuvăn hóa Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nói chung trong đó có giá trịVHPVT nói riêng có vai trò quan trọng trong “gắn kết cộng đồng”, dân tộc.Một cộng đồng, dân tộc được gắn kết bởi nhiều yếu tố, nhưng yếu tố văn hóa
là vai trò quyết định nhất, nó là động lực tạo nên những thắng lợi của cáchmạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII đã đề cập cụ thể đến mục tiêu phát triển văn hóa, định hướngphát triển giá trị văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT
* Nhiệm vụ và giải pháp
Cùng với xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn ý thức sâu sắc vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị yêunước, tinh thần đoàn kết, lạc quan, nhằm tăng cường sức mạnh nội sinh, thựchiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng đã xác định cácnhiệm vụ, giải pháp:
Một là, hoàn thiện thể chế chính sách, hiệu lực quản lý của Nhà nước
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT [38, tr.316]
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộcViệt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Để bảo vệ và phát huyVHPVT, nhất thiết phải ban hành các văn bản pháp quy, xây dựng thể chế chínhsách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHPVT của dân tộc
Trang 24Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII, xác định: “Xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnhcác hoạt động trên lĩnh vực văn hóa Bổ sung những luật đã ban hành cho phùhợp với tình hình mới Nghiên cứu xây dựng Luật Di sản văn hóa dân tộc, LuậtQuảng cáo, Pháp lệnh Thư viện…” [38, tr.316] Nghị quyết chỉ rõ “Tiến hànhsớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóabác học và văn hóa dân gian) của người việt và các dân tộc thiểu số” [38, tr.318].
Lập hồ sơ khoa học, tư liệu hóa, kiểm kê di sản VHPVT có vai trò quantrọng trong xác định thực trạng VHPVT ở từng địa phương Tiến hành tổngkiểm kê VHPVT, xác định kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu cũng như bảo tồn vàphát huy giá trị VHPVT, nhằm thống kê số lượng, chất lượng để lập kế hoạchbảo vệ di sản Hoạt động cụ thể của công tác kiểm kê là để nhận diện, xácđịnh giá trị, sức sống của di sản, từ đó đề xuất khả năng bảo tồn và phát huy
Hai là, tổ chức truyền dạy, tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân có
nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huygiá trị VHPVT
Khẳng định vai trò của nghệ nhân đối với hoạt động thực hành VHPVTNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định: “chú trọng đầu tư hỗ trợ nhữngtác giả có uy tín, những tài năng trẻ, đầu tư cho lực lượng chuyên nghiệp và cảnhững phong trào quần chúng Có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với các vănnghệ sĩ tuổi cao tiêu biểu, các mầm non nghệ thuật suất xắc” [38, tr.319]
Nghệ nhân có vai trò quan trọng trong thực hành, bảo vệ, phát huy giátrị VHPVT, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), xác định: “Tiến hành sớmviệc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóabác học và văn hóa dân gian) của người Việt… Trọng đãi các nghệ nhân bậcthầy trong các ngành, nghề truyền thống” [38, tr.318] Theo đó, Nghị quyếtchỉ rõ: nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, phải có chính sách đối với cácnghệ nhân bậc thầy
Trang 25Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng, xác định “Chăm sóc đời sống vậtchất, tinh thần của văn nghệ sĩ, nhất là những người cao tuổi; đãi ngộ thỏađáng đối với các văn nghệ sĩ tài năng Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo thế hệvăn nghệ sĩ trẻ” [39, tr.115]
Ba là, phát huy giá trị VHPVT với tiếp thu tinh hoa văn hóa của các
dân tộc trên thế giới
Cùng với bảo tồn và phát huy các giá trị VHPVT, Nghị quyết Hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, xác định 10 nhiệm
vụ cụ thể để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước, nhấn mạnh: “Làm tốt việc giới thiệu vǎn hóa, đấtnước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhânvǎn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài” [38, tr.313]
Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng, về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhấn mạnh: “Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm
phong phú thêm nền văn hóa nhân loại” [39, tr.38]
Bốn là, phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
trong khai thác, quảng bá giá trị VHPVT
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đã xác định rõ:Củng cố, xây dựng, phát triển, từng bước hiện đại hóa hệ thống thôngtin đại chúng Sắp xếp lại và quy hoạch hợp lý hệ thống truyền hình,phát thanh, thông tấn, báo chí, xuất bản, thông tin mạng nhằm tăng hiệuquả thông tin, tránh lãng phí; phối hợp hoạt động của các loại hìnhthông tin, báo chí, giữa thông tin, báo chí với các lĩnh vực văn hóa -nghệ thuật [38, tr.310]
Bảo tồn và phát huy các giá trị VHPVT, phát huy vai trò thông tin đạichúng nhằm truyền bá, tôn vinh và phát huy các giá trị VHPVT của Việt Nam
ở trong và ngoài nước Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống thông tinđại chúng đối với bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT, Đảng đã kịp thời xác
Trang 26định đây là một nhiệm vụ chính trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng, tiếp tục khẳngđịnh nhiệm vụ:
Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng Báo chí,xuất bản… làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới,cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, nhữngđiển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn nhữngnhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái [39, tr.116] Nghị quyết chỉ rõ phải phát triển và quản lý tốt hệ thống thông tin đạichúng, đặc biệt đối với giá trị VHPVT để có thể phát huy những giá trị tuyềnthống tốt đẹp của cộng đồng, dân tộc thì sự góp mặt của hệ thống thông tinđại chúng là yêu cầu thiết yếu, bắt buộc, thông qua công tác thông tin, tuyêntruyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, hình ảnh đấtnước, con người Việt Nam trên trường quốc tế
1.2 Đảng chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (1998 - 2005)
1.2.1 Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
* Chỉ đạo hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật
Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 29/6/2001 là một bước tiến lớn, cơ
sở pháp lý quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể ở Việt Nam Luật Di sản văn hóa có 7 chương và 74 điềuđều đề cập đến nhiều khía cạnh của công việc bảo tồn, phát huy các giá trịVHPVT Luật Di sản văn hóa năm 2001 của Việt Nam là một trong số khôngnhiều nước trên thế giới, bên cạnh di sản văn hóa vật thể, đã đưa VHPVTthành một chương riêng với 11 điều quy định rõ trách nhiệm và quyền hạncủa Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, của UBND
Trang 27tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Nhà nước, cũng như cácchính sách bảo vệ và phát huy giá trị VHPVT.
Sau khi Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua vào 6/2001 và chính thức có hiệu lực từ01/01/2002, ngày 11/11/2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số92/2002/NĐCP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản vănhóa Nghị định này đã cụ thể hóa việc bảo tồn và phát huy giá trị các VHPVT
Phiên họp ngày 17/10/2003, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Côngước về Bảo vệ di sản VHPVT Việt Nam là thành viên của UNESCO từ năm
1976 Theo Công ước thì vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ VHPVT được dànhriêng chủ yếu cho các quốc gia thành viên Công ước đã nhấn mạnh rằng cácquốc gia thành viên sẽ phải xác định được các yếu tố khác nhau của di sảnVHPVT ở tại lãnh thổ của họ và đưa ra một hay nhiều bản kê khai về di sản,Công ước còn thông qua một chính sách chung nhằm nâng cao chức năng của
di sản VHPVT trong xã hội Công ước sẽ đưa ra những cơ chế về hợp tác quốc
tế Công ước coi việc bảo vệ di sản VHPVT là trách nhiệm từng thành viên Disản VHPVT là nguồn thưởng thức của toàn thể loài người Hơn nữa nó là mộtyếu tố giúp cho người ta gần lại nhau hơn và có thể trao đổi, hiểu biết lẫn nhauhơn Ngoài ra trong Công ước về Bảo vệ di sản VHPVT còn đề cập đến các nộidung khác như: Thường xuyên cập nhật xuất bản Danh sách di sản VHPVT vàcác di sản VHPVT cần bảo vệ cấp bách; xây dựng quỹ bảo vệ di sản VHPVTdựa trên những đóng góp chính của các quốc gia thành viên
Xuất phát từ yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới,ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg
về việc lấy ngày 23/11 hằng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”, nhằm
“phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tácbảo tồn và phát huy giá trị VHPVT Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hộitham gia tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT của dân
Trang 28tộc” Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định 5 yêu cầu của Ngày Di sảnVăn hóa Việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ýthức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thứctrách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo tồn, giữ gìn vàphát huy giá trị VHPVT dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [86, tr.1]
Tuy nhiên trong giai đoạn 1998 - 2005 “Việc xây dựng thể chế văn hóa,các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách trên lĩnh vực văn hóa, đặcbiệt là chính sách về quan hệ giữa kinh tế và văn hóa còn chậm” [40, tr.388]
* Chỉ đạo tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước
Tổ chức kiểm kê, tư liệu hóa, lập hồ sơ khoa học VHPVT là một trongnhững chỉ đạo quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước,ngay từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định 19/QĐ-TTg ngày
24/01/1998 đã cho đổi tên Chương trình văn hóa thành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với các nhiệm vụ khác nhau, trong đó có nhiệm vụ
sưu tầm, bảo tồn và phát huy các VHPVT của các dân tộc Việt Nam
Luật Di sản văn hóa (2001) Điều 18 quy định rõ: “Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóaphi vật thể ở địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị” [70, tr.16]
Để thực hiện có hiệu quả của công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cácVHPVT, Bộ Văn hóa và Thông tin đã ban hành Quyết định số: 43/2004/QĐ-
BVHTT, ngày 28/06/2004, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa Trong đó nhấn mạnh: “Tổ chức lập hồ sơ
để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáodục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa di sảnVHPVT tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục kiệt tác di sản truyền khẩu vàphi vật thể của nhân loại, báu vật nhân văn sống của thế giới” [14, tr.2]
Trang 29Trong Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phêduyệt danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2001 - 2005,trong đó có nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản VHPVT trong đó đề
ra mục tiêu là tiến hành tổng điều tra di sản VHPVT ở các địa phương trong
cả nước và xây dựng các dự án để bảo tồn và phát huy các giá trị VHPVT
Trước những biến động về văn hóa trong tình hình mới và sự tác độngmạnh mẽ của toàn cầu hóa, để cụ thể hóa các Chương trình mục tiêu quốc giagiai đoạn 2001 - 2005, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số:
19/2003/QĐ-TTg ngày 28/01/2003 Về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005” trong đó tập trung thực hiện nhiệm
vụ: Hệ thống hóa VHPVT ở các địa phương; Sưu tầm toàn diện VHPVT tiêubiểu của một số địa phương và của các dân tộc ít người; nghiên cứu phụcdựng và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật truyền thốngtiêu biểu; Thành lập ngân hàng dữ liệu về VHPVT; Đào tạo cán bộ sưu tầm,quản lý VHPVT [83, tr.2]
Kết quả tổng dự án đã thực hiện: 405 dự án, trong đó 287 các dự án dođịa phương thực hiện, 102 dự án do Viện Văn hóa - Thông tin thực hiện, 18
dự án do Viện Âm nhạc (Nhạc viện quốc gia Hà Nội) thực hiện [99, tr.514]
Phân loại cụ thể các dự án như sau:
Dự án điều tra tổng quan văn hóa các dân tộc: 30 dự án
Dự án điều tra tổng quan VHPVT của cả tỉnh (hoặc một huyện, haihuyện): 29 dự án
Dự án về tín ngưỡng và lễ hội dân gian: 92 dự án
Dự án về nghệ thuật biểu diễn dân gian: 62 dự án
Dự án về phong tục tập quán: 13 dự án
Dự án về văn học dân gian: 6 dự án
Các dự án này đều có 4 loại sản phẩm: văn bản bằng lời (hay là tài liệuvăn tự); băng ghi âm; album ảnh; băng ghi hình
Trang 30Kinh phí cho mục tiêu của chương trình:
đã lưu trữ 1.100 băng với 860 băng Betacam, băng VHS tư liệu gốc với thờilượng 55.000 phút, 240 phim khoa học với thời lượng 7.200 phút, 240 albumảnh với 17.000 ảnh; 350 băng casset, gần 400 báo cáo điền dã về các di sảnVHPVT của các dân tộc ở Việt Nam Trang web của ngân hàng dữ liệu này
đã đi vào hoạt động” [99, tr.514]
Năm 2003 Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận làKiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại Năm 2005 Không gian văn hóaCồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại sau Nhã nhạc cung đình Huế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 1998
-2005 công tác kiểm kê di sản VHPVT còn bộc lộ một số hạn chế đó là: “Các
cơ quan nghiên cứu của các địa phương cũng chưa được trang bị đồng bộ cácphương tiện hiện đại để theo kịp trình độ lưu giữ và bảo quản các tư liệu hình
và âm thanh theo chuẩn quốc tế” [99, tr.30]
1.2.2 Chỉ đạo truyền dạy, tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Nghệ nhân là người nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những hiểubiết, kỹ năng, kỹ thuật về di sản VHPVT, người được gọi là nghệ nhân còn làngười được cộng đồng thừa nhận không chỉ về kỹ năng, kỹ thuật, hiểu biết về
Trang 31di sản VHPVT mà họ đang nắm giữ mà còn cả về đạo đức tốt trong lối sống,thực hành di sản.
Thực hiện chủ trương của Đảng về thực hiện truyền dạy và tôn vinhkhen thưởng các nghệ nhân thực hành VHPVT, Luật Di sản văn hóa (2001)ghi rõ tại Điều 26 “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệnhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyếtnghề nghiệp có giá trị đặc biệt” [70, tr.6]
Ngày 11/11/2002, Chính phủ tiếp tục ra Nghị định số: 92/2002/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá Tại Điều 3
của Nghị định nêu rõ “Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việcbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thực hiện các chính sách ưu đãi vềtinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biếnnghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt” và Điều 7quy định “Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phụcdựng các loại hình di sản văn hoá phi vật thể” [23, tr.2]
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtiếp tục ban hành Luật Thi đua Khen thưởng theo Quyết định Số:15/2003/QH11.Luật Thi đua Khen thưởng được ban hành đã giải quyết được những vấn đềnảy sinh về chế độ, ưu đãi đối với nghệ nhân thực hành VHPVT mà Luật Disản văn hóa ban hành trước đó một năm còn vướng mắc Luật Thi đua Khenthưởng được xây dựng với 8 chương và 103 điều quy định chi tiết đến cácvấn đề thi đua, khen thưởng trong đó có tiêu chuẩn cụ thể về danh hiệu
“Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” Việc xây dựng các văn bản quyphạm pháp luật này xuất phát từ những chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Luật Di sản văn hóa
và Luật Thi đua, Khen thưởng là hai văn bản luật chủ đạo để cho ra đời cácnghị định, thông tư sau đó Quá trình xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các vănbản này được thực hiện với sự đúc rút ra từ thực tiễn, lắng nghe ý kiến củacộng đồng, xã hội
Trang 32Năm 2002 - 2003, Cục Di sản văn hóa đã triển khai dự án thí điểmNghiên cứu xây dựng danh sách Nghệ nhân Quan họ tiêu biểu tỉnh Bắc Ninhtrên cơ sở khuyến nghị của UNESCO về việc Thiết lập Hệ thống Báu vậtnhân văn sống Tham gia dự án có các cơ quan Trung ương như Bộ Văn hóaThể thao, Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ,
và các cơ quan địa phương và các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực VHPVT
ở Trung ương và địa phương Mục đích của dự án là triển khai thí điểm nhậndiện, lựa chọn nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trên cơ sở đó tiến tới việc xâydựng văn bản quy phạm pháp luật về việc phong tặng danh hiệu cho nghệnhân thực hành VHPVT trên phạm vi cả nước
Dự án đã xây dựng được 59 bộ hồ sơ lý lịch về các nghệ nhân Quan họcủa 44 làng Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở các Hồ sơ, dự án đã đưa ramột danh sách dự kiến gồm 06 nghệ nhân Quan họ tiêu biểu và đưa ra một sốkhuyến nghị về hình thức tôn vinh, chính sách hỗ trợ nghệ nhân tiêu biểu như:cần sớm có hình thức tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các “Nghệnhân Quan họ tiêu biểu”; tặng danh hiệu “Nghệ nhân Quan họ tiêu biểu” (cấptỉnh) cùng với khoản tiền thưởng 2 triệu đồng/người; được hưởng chế độ trợcấp hàng tháng; được thăm hỏi khi ốm đau… kinh phí lấy từ nguồn ngân sáchcủa Nhà nước giao cho chính quyền địa phương thực hiện
Đây là hình thức thể hiện sự hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước vềVHPVT ở Trung ương và địa phương, tạo cơ sở thực tiễn để có những kiếnnghị sát thực với Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành chính sách đốivới nghệ nhân thực hành VHPVT
Để nâng cao chất lượng truyền dạy các giá trị VHPVT cho đội ngũ nghệnhân thực hành VHPVT Ngày 18/08/2005, Bộ Nội vụ ra Quyết định Số:
85/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt điều lệ (sửa đổi) Hội những người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam (gọi tắt là Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) Tại Điều lệ (sửa đổi) đã nêu rõ:
Trang 33Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết những người hoạt động về văn hóa vănnghệ dân gian để giúp đỡ nhau tiến hành các hoạt động nghề nghiệp với tinhthần tự nguyện nhằm giữ gìn, phát huy, kế thừa những tinh hoa văn hóa vănnghệ dân gian phong phú, quý báu của các dân tộc, các địa phương trong cảnước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, mở rộng các hoạt động giao lưu giới thiệu ở trong nước và quốc tế di sảntinh hoa văn hóa Việt Nam nhằm góp phần phát triển sự nghiệp nền văn hóatiến bộ của nhân loại, củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫnnhau giữa các nước, các dân tộc vì nền hòa bình lâu dài trên trái đất.
Điều lệ này được ban hành với mục đích nhằm tôn vinh tài năng sángtạo, công lao gìn giữ, thực hành, truyền dạy giá trị, kỹ năng, bí quyết của vănhóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam Những người này có khảnăng truyền dạy toàn bộ hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ Đồng thời, khiđược Hội yêu cầu thì sẵn sàng cung cấp, thực hành, trình diễn những vốn hiểubiết của mình về văn hóa - văn nghệ dân gian để Hội tiến hành sưu tầm, lưugiữ Bên cạnh đó, họ có quyền lợi là được tặng Bằng công nhận và huychương Nghệ nhân dân gian của Hội
Như đánh giá của đồng chí Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội, danh hiệunày thể hiện sự đánh giá cao những giá trị văn hóa dân gian mà nghệ nhânđang nắm giữ; đồng thời là sự ghi nhận công lao các nghệ nhân đã lưu giữ vàtruyền dạy cho thế hệ sau những giá trị đó Qua đây, mỗi nghệ nhân đều nhậnthức được đó là của cải quý báu của dân tộc và càng thấy rõ hơn trách nhiệmcủa mình trong việc hết lòng truyền dạy cho con cháu Các cấp lãnh đạo Đảng
và Chính quyền cùng đông đảo nhân dân nhận thức rõ hơn về giá trị quý báu,độc đáo của di sản văn hóa văn nghệ dân gian trong địa bàn và lĩnh vực màmình phú trách, sở hữu Nhiều lãnh đạo đã có những quyết sách thích hợpnhằm giữ gìn và phát huy di sản quý báu đó Nhiều làng, nhân dân đóng gópmay trang phục và khuyến khích con cháu học, luyện tập và trình diễn những
Trang 34vốn di sản này Các nghệ nhân tham gia tích cực hơn vào công tác phục dựng,sưu tầm vốn văn hóa - văn nghệ dân gian góp phần giúp Hội hoàn thànhnhiệm vụ đã đề ra [52, tr.75].
Đây chính là kết quả đạt được từ sáng kiến của một tổ chức xã hội với
sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng các nghệ nhân ở nhiều tỉnh, thànhphố trên cả nước trong việc thực hiện chính sách đối với các nghệ nhân thựchành di sản VHPVT Một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân bao giờ cũng cósức lan tỏa xã hội rộng khắp
1.2.3 Chỉ đạo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể với tăng cường hợp tác quốc tế
Luật Di sản văn hóa (2001) quy định rất rõ tại Điều 63 “Nhà nước có
chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức,
cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóatrên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bêncùng có lợi…” [70, tr.14]
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa Trong Nghị địnhnêu rõ: “Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hoá; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tếtheo quy định của pháp luật” [23, tr.3]
Bộ Văn hóa và Thông tin đã ban hành Quyết định số
43/2004/QĐ-BVHTT, ngày 28/06/2004, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Di sản văn hóa Trong đó khẳng định: “xem xét đưa di sản văn
hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục kiệt tác di sản truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại, Báu vật nhân văn sống của thế giới” [14, tr.2]
Quyết định số: 43/2004/QĐ-BVHTT cũng nêu rõ nhiệm vụ của Cục Disản văn hóa là: “Trình Bộ trưởng quyết định việc cho phép người Việt Nam ởnước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóaphi vật thể ở Việt Nam” [14, tr.2]
Trang 35Những chủ trương, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về văn hóacủa Đảng và Nhà nước đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạtđộng giao lưu, hợp tác các VHPVT của Việt Nam với nước ngoài.
Trong quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác về văn hóa, Việt Nam đã tổchức thành công nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở nước ngoài, đặc biệt
là tổ chức thành công Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan mạch, Ôxtrâylia, HoaKỳ… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật quốc tế cũng đã diễn
ra sôi động ở Việt Nam như: Liên hoan nhạc Jazz quốc tế, trại điêu khắc quốc
tế tại Nha Trang, Huế; tuần văn hóa ASEAN, tuần phim Ôxtrâylia, Tây BanNha, Thụy Điển, Nga, Nhật Bản, tuần phim châu Âu, Liên hoan phim quốc tếlần thứ nhất tại Việt Nam, Hòa nhạc Toyota Classic; Những ngày văn hóaTrung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam…[92, tr.193]
Ngoài ra dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chứcthành công 3 kỳ Festival Huế vào các năm 2000, 2002, 2004 Festival Huế đãtrở thành một “thương hiệu” thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam
và tạo được tiếng vang trong khu vực và quốc tế [96, tr.1]
Các đoàn nghệ thuật của các nước cũng đến Việt Nam để biểu diễnnhư: Dàn nhạc giao hưởng Côn Minh biểu diễn tại Hà Nội và thành phố HồChí Minh, triển lãm thư pháp hiện đại Nhật Bản, triển lãm tranh khắc Mêhicô,triển lãm nghệ thuật đương đại Ấn Độ; múa dân gian hiện đại Trung Quốc,Tây Ban Nha và các nước ASEAN, Bănglađét… Số lượng các đoàn quốc tếđến Việt Nam và các đoàn Việt Nam ra nước ngoài giao lưu, trao đổi văn hóatăng lên nhanh chóng Nếu như năm 1998, có 155 đoàn của Việt Nam ra nướcngoài với 721 người và 109 đoàn nước ngoài vào Việt Nam với 1.029 ngườithì đến năm 2004 có 414 đoàn cán bộ, nghệ sĩ Việt nam với 2.161 lượt người
ra nước ngoài công tác, biểu diễn và 218 đoàn nước ngoài với 1.856 lượtngười nước ngoài vào Việt Nam giao lưu hợp tác văn hóa [92, tr.194]
Trang 36Từ tư liệu thu thập được ở các năm qua, Viện Văn hóa - Thông tin đã
ký hợp đồng với Công ty On Line Production của Cộng hòa Pháp để làm 10phim dân tộc học với chủ đề lễ hội các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mỗi phim
26 phút để giới thiệu ở các nước trên thế giới Tổng số kinh phí làm phim tớihơn 300.000 Euro mà phía Viện Văn hóa - Thông tin góp vốn có ¼ bằngchính những tư liệu này [99, tr.518]
1.2.4 Chỉ đạo phát huy hệ thống thông tin đại chúng trong việc quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
đã xác định, phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng là nhiệm vụquan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT của dân tộc Chủ trương
đó của Đảng đã được cụ thể hóa thông qua Luật Di sản văn hóa (2001) trong
đó Điều 11 đã quy định: “Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có tráchnhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị
di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ýthức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân” [70, tr.3]
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu về kinh tế với sự bùng nổ của côngnghệ thông tin, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho hệ thốngthông tin đại chúng phát triển Trong những năm 1998 - 2005, Chính phủ banhành các nghị định về hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài;hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam và nghị định quy định chi tiết thihành Luật Báo chí… Những văn bản pháp quy của Nhà nước về báo chí, xuấtbản đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của lĩnh vực này phát triển
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, VHPVT nóiriêng Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của những người làm công tác nghiệp
vụ ngành văn hóa và những người thực hành di sản VHPVT ngày 03/4/2002,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định số: 10/2002/QĐ-BVHTTthành lập Tạp chí Di sản văn hóa trực thuộc Cục Bảo tồn Bảo tàng Theoquyết định này, Tạp chí Di sản văn hóa có nhiệm vụ “1 Tuyên truyền, phổ
Trang 37biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàđịnh hướng, chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin về các lĩnh vực hoạt độngcủa ngành Bảo tồn Bảo tàng 2 Là diễn đàn trao đổi lý luận và kinh nghiệmthực tiễn; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội về các hoạt động bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa 3 Giới thiệu những di sản văn hóa Việt Nam
và thế giới 4 Thông tin về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa ở trong nước và quốc tế” [19, tr.2]
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hệ thống thôngtin đại chúng (1998 - 2005) có nhiều đổi mới và tiến bộ, đội ngũ cán bộ thôngtin đại chúng tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng là “chiến sĩ xung kích” trênmặt trận văn hóa, tư tưởng Hệ thống thông tin đại chúng trong giai đoạn này
đã làm tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và là diễn đàncủa nhân dân; tích cực cổ vũ động viên nhân dân bảo tồn và phát huy giá trịVHPVT đồng thời quảng bá các giá trị VHPVT của Việt Nam ra thế giới
Cho đến năm 2005, UNESCO đã chính thức công nhận Việt Nam lưugiữ 02 di sản VHPVT của nhân loại gồm Nhã nhạc cung đình Huế và Khônggian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Ngoài 02 di sản VHPVT đã đượcUNESCO công nhận, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề cử và hoàn thiện hồ sơxin duyệt các loại hình di sản VHPVT khác như: Ca trù, Quan họ…Để pháthuy được các di sản VHPVT trên, hệ thống thông tin đại chúng đã trực tiếptham gia truyền bá từng loại hình di sản đến cộng đồng và phổ quát những giátrị tốt đẹp của giá trị VHPVT đó đến bạn bè quốc tế
Năm 2003 thời điểm Nhã nhạc cung đình Huế được chính thức côngnhận là di sản VHPVT của nhân loại được báo chí ghi nhận như một dấu mốcquan trọng, đồng thời thông qua phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,truyền hình, đài phát thanh… đã góp phần tuyên truyền quảng bá Nhã nhạccung đình đến với du khách Nhạc cung đình Huế đã được thế giới biết đếnnhiều qua khách du lịch quốc tế đến Cố đô
Trang 38Cùng với Nhã nhạc cung đình, Không gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên là di sản VHPVT thứ hai được UNESCO công nhận là kiệt tác Di sảntruyền miệng và phi vật thể của nhân loại tại Việt Nam Sự kiện này đánh dấuviệc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bước ra khỏi biên giới đấtnước, đến với toàn thế giới Thông qua hoạt động khai thác, truyền bá nhữnggiá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của các phương tiệnthông tin đại chúng UNESCO đánh giá rất cao giá trị văn hóa và cả cuộcsống tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên Theo đó, UNESCO cũngđưa ra kế hoạch sẽ giới thiệu di sản này với thế giới bằng một cuộc ra mắt khálong trọng, như từng làm trong lễ công nhận chính thức Nhã nhạc cung đìnhHuế năm 2003
Có thể khẳng định rằng thông qua phương tiện thông tin đại chúng đãgóp phần quảng bá các giá trị VHPVT đến với cộng đồng đồng thời rung lêntiếng chuông cảnh tỉnh với đất nước rằng: cần phải quan tâm nhiều hơn nữađến những di sản VHPVT quý giá mà cha ông để lại Nếu hậu duệ chúng taquá chìm đắm trong cơn lốc toàn cầu hóa thì rất có thể chỉ trong ngày mộtngày hai, đất nước sẽ đánh mất hẳn những gì là tinh hoa đỉnh cao của một thờiquá vãng trong lịch sử
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp của hệ thống phương tiện thôngtin đại chúng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT thì vẫn cònmột số ấn phẩm văn hóa phải đình bản và thu hồi Chất lượng, nội dung củamột số bài báo còn bị mặt trái của cơ chế thị trường chi phối, thao túng nên đãchạy theo khuynh hướng “thương mại hóa”, coi nhẹ nhiệm vụ chính là thôngtin những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, biểu dương những nhân
tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [92, tr.155]
*
* *
Trang 39Bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT có vai trò rất quan trọng trong quátrình phát triển KT - XH, là điều kiện để bồi đắp, nền tảng tinh thần xã hội; làbước đi căn bản, để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy và thực hiện quyền làm chủtrong sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, xây dựng lối sống văn minh, tạonền tảng xã hội vững chắc, thúc đẩy KT - XH phát triển
Dưới sự chỉ đạo của Đảng trong những năm (1998 - 2005) công tác bảotồn và phát huy giá trị VHPVT có chuyển biến mạnh mẽ; nhận thức của cáccấp, các ngành và toàn thể nhân dân về bảo tồn và phát huy giá trị VHPVTđược nâng lên rõ rệt, công tác sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa các VHPVT đượctiến hành thường xuyên, hợp tác quốc tế về VHPVT có bước phát triển; cónhiều di sản VHPVT được bảo tồn và phát huy trong đó có 02 di sản VHPVTđược UNESCO vinh danh vào di sản VHPVT đại diện của nhân loại Đó lànhững tiền đề quan trọng để Đảng tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh phát triển bảotồn và phát huy giá trị VHPVT trong những năm tiếp theo
Tuy nhiên, một số nội dung bảo tồn và phát huy VHPVT trong giaiđoạn này còn chưa đạt được so với yêu cầu đề ra, như: một số cấp ủy, chínhquyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn, phát huy VHPVT, côngtác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế; thiếu sựgắn kết giữa bảo tồn và phát huy; chế độ chính sách đối với nghệ nhân thựchành di sản VHPVT còn chưa được quan tâm đúng mức
Những thành tựu và khó khăn trên là cơ sở để Đảng rút ra kinh nghiệmtrong công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT cho giai đoạn tiếp theo
Trang 40Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ (2006 - 2014) 2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng về đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (2006 - 2014)
2.1.1 Những yếu tố mới tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (2006 - 2014)
* Tình hình thế giới, trong nước tác động đến bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT trong thời kỳ mới.
Bước vào những năm 2006 - 2014, bảo tồn và phát huy giá trị VHPVTchịu sự tác động mới từ tình hình thế giới và khu vực Trước hết, cuộc đấutranh giai cấp, dân tộc vẫn diễn ra phức tạp Trên lĩnh vực VHPVT đây làcuộc đấu tranh quyết liệt giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, giữabảo tồn và phát huy giá trị VHPVT của từng dân tộc với xu hướng phát triểngiá trị VHPVT của nhân loại Đấu tranh giữa xây dựng nền văn hóa tiên tiếnvới các luồng văn hóa phản động, lạc hậu, lai căng do vậy bảo tồn và phát huygiá trị VHPVT là một nguyên tắc trong thời kỳ đổi mới đất nước
Quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến cácquốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại Song những
gì mà toàn cầu hóa mang lại cho con người trong những thời gian qua đã làmcho không ít các quốc gia băn khoăn, lo lắng Toàn cầu hoá vừa đem lại những
cơ hội lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là đối với các nướcđang phát triển trên tất cả các lĩnh vực nhất là trên lĩnh vực văn hóa
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động Cộngđồng ASEAN tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu, ngày càng khẳng định vaitrò quan trọng trong một cấu trúc khu vực đang định hình và phải đối phó vớinhững thách thức mới, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp, quyết liệttrên tất cả các lĩnh vực, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị VHPVT