Luận văn Thạc sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (2010 - 2015) 14 1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp 14 1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển công nghiệp 29 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (2015 - 2020) 48 2.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về đẩy mạnh phát triển công nghiệp 48 2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp 58 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 74 3.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp (2010 - 2020) 74 3.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp (2010 - 2020) 85 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 116
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Trang 21.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
1.2 Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển công nghiệp 29
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (2015 - 2020) 48 2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh về đẩy mạnh phát triển công nghiệp 48 2.2 Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
3.1 Nhận xét Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển
3.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh
đạo phát triển công nghiệp (2010 - 2020) 85
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất vật chất, chế tạo, chế biến ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng xã hội Đây là lĩnh vực sản xuất có quy mô lớn, sử dụng máy móc, thiết bị được hỗ trợ, thúc đẩy bởi tiến bộ khoa học, công nghệ Hoạt động sản xuất công nghiệp hết sức đa dạng, trực tiếp đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa; tạo nên các ngành công nghiệp khác nhau thúc đẩy kinh
tế phát triển, thể hiện trạng thái, trình độ phát triển của một nền công nghiệp hiện đại Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công nghiệp, trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã luôn quan tâm phát triển công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thực hiện chủ trương của Đảng, đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đã lãnh đạo phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tích cực, chủ động phát triển công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, hội nhập nhanh, hiệu quả và bền vững
Hà Tĩnh là một trong 6 tỉnh thuộc khu vực trọng điểm Bắc Trung Bộ,
có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển KT - XH của cả nước Sau khi được tái lập (1991), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung khắc phục khó khăn, để phát triển triển KT - XH bằng việc
đề ra chủ trương phát triển công nghiệp nhằm đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi tình trạng Tỉnh nghèo, trở thành Tỉnh có công nghiệp phát triển Nhờ đó, đến năm 2020, Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao, là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Tuy nhiên, thực tiễn phát triển công nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, mới chủ yếu phát triển chiều
Trang 4rộng, chưa đi vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu các mặt còn chậm; tình trạng
ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, bảo đảm an sinh xã hội đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải tập trung giải quyết Những kết quả đạt được cùng với những mặt còn hạn chế, bất cập trên rất cần được nghiên cứu, nhìn nhận một cách khách quan, thấu đáo để đúc rút những kinh nghiệm, tìm ra chủ trương, giải pháp mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thúc đẩy công nghiệp trong Tỉnh phát triển mạnh mẽ
Mặt khác, trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp ở các cấp độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính
hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp (2010 - 2020), dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ về phát triển công nghiệp, chỉ ra nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào những năm tiếp theo là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận văn thạc
sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
* Nhóm công trình nghiên cứu chung về phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [14] Công trình làm rõ cơ sở lý luận về CNH,
HĐH ở Việt Nam, khái quát những điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và các yếu tố cho phát triển công nghiệp; đồng thời phân tích quá trình tác động của tình hình thế giới, khu vực, trong nước tới chính sách, xu thế phát triển của công nghiệp nước ta; dự báo xu hướng, đưa ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp của đất
nước trong thời gian tới
Trang 5Nguyễn Xuân Hinh (2003), Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới [35] Trên cơ sở trình bày có hệ thống cơ sở
khoa học quá trình hình thành, phát triển KCN trên thế giới và Việt Nam, tác giả khẳng định vai trò và sự cần thiết của việc xây dựng các KCN ở Việt Nam Đồng thời, chỉ ra những mô hình, phương pháp lựa chọn địa điểm, quy
mô, cơ chế chính sách, giải pháp quy hoạch, xây dựng các KCN ở Việt Nam
Nguyễn Pháp (Chủ biên, 2009), Bước khởi đầu hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam [60] Khẳng định sự cần thiết phải hiện đại hóa nền
công nghiệp, tác giả khẳng định:
Khi công nghiệp được hiện đại hóa không những thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nâng cao đời sống của nhân dân trong nước, đồng thời có ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế thế giới Cho nên tiến trình hiện đại hóa nền công nghiệp của đất nước cùng với việc xây dựng chiến lược hiện đại hóa các ngành công nghiệp còn quan tâm đến cả việc xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia về thương mại và dịch vụ [60, tr.218]
Võ Thanh Thu (2010), “Những giải pháp cho sự phát triển bền vững
các khu công nghiệp ở Việt Nam” [81] Nghiên cứu chỉ rõ: Phát triển bền
vững là yêu cầu cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của các KCN Trên
cơ sở khảo sát thực tiễn, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững trong phát triển của các KCN Từ đó, xác định nội dung, giải pháp cho sự phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam
Trần Hoàng Long, (2012), Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [56] Dưới góc độ kinh tế, luận
án làm rõ những vấn đề lý luận chung về chính sách thương mại, công nghiệp
hỗ trợ và sự tác động của chính sách thương mại đến công nghiệp hỗ trợ, phân tích và đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ, sự tác động của chính sách
Trang 6thương mại đến phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện nay ở Việt Nam Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra quan điểm, định hướng và các nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
Ban Kinh tế Trung ương (2015), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
cơ chế, chính sách phát triển các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế [7] Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về các
chính sách thúc đẩy phát triển các KCN; chỉ rõ những bất cập về cơ chế chính sách đối với KCN, nhất là chính sách ưu đãi đối với KCN thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi Trên cơ sở đó, xác định nội dung, phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KCN theo hướng hiện đại và hội nhập
Trương Nam Trung (2016), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay” [103] Tác giả trình bày hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ một số ngành ở nước ta như: ngành sản xuất ô tô, ngành điện tử, ngành công nghiệp phần mềm, ngành dệt may, trên cơ sở đó đưa ra ba nhiệm vụ giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất
Nguyễn Văn Phúc (2017), Công nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới [62] Cuốn sách khái quát quá trình hình thành và
phát triển của công nghiệp Việt Nam, vai trò của công nghiệp và phát triển công nghiệp trong phát triển KT - XH, những điều kiện, tiềm năng để phát triển công nghiệp; chính sách phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn; những cơ hội thách thức phát triển công nghiệp, quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới
Hoàng Văn Thành (2023), “Phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới: Thực trạng và một số giải pháp” [79] Tác giả trình bày khái quát quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp Phân tích làm rõ thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề ra một số giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Trang 7Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác như: Nguyễn Văn Kha
(2005), “60 năm công nghiệp Việt Nam” [53] Nguyễn Chí Thành (2011), Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chính sách công nghiệp [78] Vũ Thị Kim Oanh (2014), “Phát triển các khu công nghiệp Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp” [59] Bùi Hoài Sơn (2018), “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, thực trạng và giải pháp” [77] Trần Tuấn Anh (2020), “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, nhận thức và định hướng chính sách” [2] Các bài viết trên đã phân tích, luận giải về những khía cạnh khác nhau có ý nghĩa lý luận, thực tiễn rất quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Đồng thời, đưa ra các định hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu quả, hiện đại, bền vững
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở các địa phương
Nguyễn Xuân Hoàn (2014), “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” [36] Tác giả đánh giá thực trạng chỉ rõ ưu điểm, hạn chế về phát triển ngành công nghiệp môi trường của Tỉnh, trên cơ sơ đó đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp môi trường tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn tiếp theo
Bùi Đình Tiệp (2015), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [99] Dưới góc độ khoa học Lịch sử
Đảng, luận án đi sâu nghiên cứu về chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 Trên cơ sở phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tác giả đúc rút 4 kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp
Phạm Văn Toàn (2017), Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 [100] Tác giả đã khẳng định sự đúng
Trang 8đắn, sáng tạo trong việc đề ra chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về lãnh đạo phát triển công nghiệp (2005 - 2015); đánh giá những thành công và hạn chế; rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận
dụng vào lãnh đạo phát triển công nghiệp của Tỉnh trong giai đoạn tiếp theo
Nguyễn Văn Linh (2018), Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 [55] Dưới góc độ khoa học
Lịch sử Đảng, luận án hệ thống một cách khá toàn diện chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp trong những năm 1997 - 2015; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra một
số kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng
Nguyễn Thị Vân Anh (2019), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2015 [1] Luận án hệ thống
hóa chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1996 đến năm 2015, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra 5 bài học kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
trong những năm tiếp theo
Nguyễn Đức Hùng (2021), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 [51] Luận án đã làm rõ
những yếu tố tác động; hệ thống, phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển khu công nghiệp Trên cơ sở đánh giá
ưu điểm, hạn chế chỉ rõ nguyên nhân, tác giả rút ra 4 kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng
Nguyễn Văn Lợi (2022), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020 [57] Công trình đã tổng hợp, hệ
thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2010 - 2020), đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân, đúc rút những kinh nghiệm để tiếp tục thúc đẩy công nghiệp Đồng Nai phát triển trong giai đoạn tiếp theo
Trang 9Hà Ngọc Văn (2023), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020 [143] Luận văn trình bày chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong lãnh đạo phát triển công nghiệp Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế, tác giả đúc rút bốn kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác như: Lê Hữu Đốc (2004),
Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp phát triển [34] Nguyễn Ngọc Dũng (2010), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội [22] Bùi Viết Sơn (2012), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [76] Đỗ Trọng Hưởng (2013), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005 [52] Phạm Kim Thư (2016), Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội [88] Vũ Xuân Phú (2020), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020 [61]… Các công trình trên đã
khẳng định vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp; luận giải chủ trương và sự chỉ đạo của các đảng bộ địa phương về phát triển công nghiệp; nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, từ
đó đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trần Thị Anh Trúc (2009), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996-2006) [102] Dưới góc độ
khoa học Lịch sử Đảng, luận văn nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006, qua đó khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong việc đề ra các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh; trên cơ sở
Trang 10đánh giá những thành công và hạn chế, xác định phương hướng, nhiệm
vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng để công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập III (1975 - 2010) [4] Cuốn sách gồm 7 chương, đã phản ánh quá
trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KT - XH của Tỉnh trong giai đoạn 1975 - 2010 Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, chỉ rõ những hạn chế, đồng thời khẳng định: Hà Tĩnh là tỉnh thuần nông, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, để đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực, tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu đưa
Hà Tĩnh từ một nền nông nghiệp sớm trở thành Tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung [4, tr.382-383]
Nguyễn Thị Thùy Dung (2016), Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh [23] Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của
nguồn nhân lực trong phát triển các khu công nghiệp ở Hà Tĩnh; đồng thời, nêu lên thực trạng và một số hạn chế cần khắc phục như: trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật của công nhân, doanh nghiệp Từ đó, đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh, nhất là lao động
có trình độ tay nghề cao, tác phong công nghiệp cho các KCN
Mai Như Ánh (2017), “Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh” [3] Tác giả chỉ rõ, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, Hà Tĩnh đã thu hút được 65 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký đạt gần 11 tỷ USD, đứng vị trí thứ 8 trong danh sách các địa phương thu hút FDI lớn của cả nước Tác giả nhấn mạnh: Sở
Trang 11dĩ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút mạnh vốn FDI bởi vì đây
là lĩnh vực Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và lợi thế như lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và những chính sách
ưu đãi của tỉnh Hà Tĩnh trong thu hút đầu tư
Nguyễn Huy Hoàng (2019), Hoàn thiện chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay [37] Dưới góc độ Kinh tế, luận án đi sâu nghiên cứu chiến lược thu hút đầu
tư vào phát triển KCN, CCN là định hướng chiến lược phát triển trong dài hạn, giúp nâng cao vị thế cũng như tiềm lực của tỉnh Hà Tĩnh, từng bước cải thiện đời sống của người dân địa phương, từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức thị trường nhằm xây dựng chiến lược với những điều chỉnh phù hợp
Hoàng Trung Dũng (2022), “Phát triển bền vững các ngành công
nghiệp và du lịch gắn với biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” [24] Tác giả khẳng
định những thành tựu về phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh nhất là các ngành công nghiệp ven biển, đồng thời cần phải phát huy tốt tiềm năng lợi thế phát triển công nghiệp gắn với du lịch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, thu hút các nguồn lực, tạo cú hích, nâng cao khả năng liên kết giữa các vùng địa phương trong Tỉnh, để nâng cao hiệu quả sản xuất phát triển công nghiệp của Tỉnh
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu về phát triển công nghiệp là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách cơ bản, có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đây chính là “khoảng trống” khoa học
để tác giả quyết định lựa chọn và nghiên cứu làm rõ Vì vậy, đề tài luận văn
“Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020” là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã
Trang 12công bố Các công trình khoa học trên là nguồn tài liệu quý, có giá trị để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020; đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp (2010 - 2020)
Hệ thống, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020
Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp (2010 - 2020)
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát
triển công nghiệp trên các vấn đề: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Đồng thời, làm rõ sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp trên các nội dung: (1) Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp; (2) Phát triển khu, cụm công nghiệp; (3) Phát triển các ngành công nghiệp; (4) Huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp
Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020 Tuy nhiên, để bảo đảm tính
hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn đề cập đến một số nội dung liên quan trước năm 2010 và sau năm 2020
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trang 135 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu, đồng thời sử dụng một số phương pháp khác như: phân kỳ, thống kê, so sánh, đồng đại, lich đại, tổng hợp để làm rõ nội dung của đề tài
6 Ý nghĩa của đề tài luận văn
Góp phần vào việc tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)
Cung cấp thêm những luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo nhằm tiếp tục phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công
trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (2010 - 2015) 1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp
1.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp
* Tình hình thế giới và trong nước
Tình hình thế giới: Giai đoạn 2010 - 2015, bên cạnh những thời cơ,
thuận lợi, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường Trong
đó, đáng chú ý là kinh tế thế giới phục hồi chậm, tình trạng khủng hoảng chính trị diễn ra ở nhiều nước; hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là
xu thế lớn, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia sau khủng hoảng Trong bối cảnh đó, phát triển công nghiệp được xem là một trong những khâu then chốt để khôi phục lại nền kinh tế, ổn định đời sống xã hội Đặc biệt, dưới tác động mạnh mẽ của xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, các nước tập trung đẩy mạnh triển khai các chiến lược hợp tác về kinh tế trên nhiều lĩnh vực, mở rộng thị trường quốc tế, buôn bán, lưu thông hàng hóa, giảm bớt sức ép về thuế Hội nhập kinh tế, hợp tác và phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy các nhân tố sản xuất, như: vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu tạo động lực công nghiệp phát triển, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa của các nước Vì vậy, tham gia quá trình sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu của các quốc gia, dân tộc Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề thị trường và sức ép cạnh tranh từ các nước có nền kinh tế phát triển Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần phải tranh thủ thời cơ, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế, đặc biệt là đẩy
Trang 15nhanh quá trình CNH, HĐH, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, từng bước khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, ổn định, phát triển, nâng cao đời sống nhân dân
Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh, đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất trên thế giới, trực tiếp tác động đến các ngành công nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành các khu, CCN sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường Phát triển công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao theo hướng hiện đại, bền vững đã trở thành xu thế của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Tình hình trong nước: Thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH (10 năm
2001 - 2010), Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 7% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH “Tỷ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% (năm 2005) tăng lên 41,1% (năm 2010)” [30, tr.152] Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tạo động lực lớn cho sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, nhanh, bền vững; từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân
Tuy nhiên, tình hình KT - XH của Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như “kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng” [30, tr.165], tác động ảnh hướng lớn đến quá trình phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, trong đó có ngành công nghiệp Mặc dù, công nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song công nghiệp phát triển chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên khoáng sản, nguồn viện trợ của nước ngoài; chất lượng và
Trang 16giá trị sản phẩm còn thấp, giá trị tăng thêm không lớn; chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, sản phẩm công nghiệp, sức cạnh tranh doanh nghiệp còn hạn chế, công nghệ còn lạc hậu
Có thể thấy, những yếu tố của tình hình thế giới, trong nước đã tác động trực tiếp đến việc phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015
Về thuận lợi, đó là xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, đặc biệt cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế đất nước có sự phục hồi… Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015 cũng chịu ảnh hưởng của những khó khăn, thách thức từ tình hình thế giới và trong nước, như: thị trường xuất khẩu hàng hóa vẫn lệ thuộc vào thị trường của các nước lớn, các tổ chức kinh tế thế giới; sản phẩm công nghiệp chủ yếu chế biến thô, hàm lượng khoa học thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế; hệ thống pháp luật, thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập so với luật pháp quốc tế Do đó, cần nhận thức đúng những thuận lợi, khó khăn để có chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả là vấn đề cần thiết trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp
Xuất phát từ vị trí, vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước, tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp trong giai đoạn trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), xác định:
Về phương hướng: Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp
tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ
Trang 17nông nghiệp, nông thôn [30, tr.38] Đây là sự kế thừa và phát triển chủ trương của Đảng về công nghiệp trong giai đoạn trước, Nghị quyết Đại hội XI khẳng định công nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đồng thời phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hiện đại, bền vững là vấn đề mang tính chiến lược đối với nước ta
Trong giai đoạn 2010-2015, Đại hội XI cũng xác định phát triển công nghiệp một cách toàn diện, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế giữa các vùng, miền, địa phương, các loại hình sản xuất, kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam Đây là hướng đi đúng đắn trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, do đó công nghiệp ngày càng khẳng định được vai trò đầu tàu của nền kinh tế nước ta
Về mục tiêu: Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng xác định: Phấn đấu giá trị
gia tăng công nghiệp bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%/năm [30, tr.195]
Về nhiệm vụ và giải pháp
Một là, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp
Đại hội XI xác định: Phát triển mạnh công nghiệp và phát triển hợp lý công
nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động [30, tr.194]; đồng thời, ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản [30, tr.193]
Hai là, cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có nền tảng, có lợi thế so sánh
Đại hội XI chỉ rõ: “Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị nhập khẩu cho công nghiệp; công nghiệp công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử; công nghiệp dầu khí, điện than, khai khoáng, luyện thép, công nghiệp hỗ trợ” [30, tr.193] Đồng thời, Nghị quyết khẳng định: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng;
Trang 18phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao” [30, tr.195]
Ba là, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ hiện đại vào phát triển công nghiệp
Đại hội XI nhấn mạnh: “Phát triển năng lực, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất
là các máy điều khiển kỹ thuật số, có khả năng xuất khẩu, nhanh chóng hình thành một số viện công nghệ công nghiệp” [30, tr.194]
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, ngày 16/01/2012,
BCHTW Đảng ra Nghị quyết số 13-NQ/TW Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Nghị quyết xác định: “Quy hoạch phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [5, tr.2] Đồng thời, Nghị quyết đưa ra định hướng phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh
tế Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… cho lao động các khu công nghiệp
Chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa thành nhiều chính sách để đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh
quá trình CNH, HĐH đất nước Ngày 21/5/2012, Chính phủ ra Nghị định
số 45/2012/NĐ-CP Về khuyến công, nội dung tập trung thực hiện tốt các
chính sách: Tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn
Trang 19trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành Quyết định số
399/2013/QĐ-TTg Về tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020; tiếp đó, ngày 09/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 879/QĐ-TTg Về phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trên cơ sở đó ngày 03/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP Về phát triển công nghiệp hỗ trợ,
tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung như: chính sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; ứng dụng và chuyển giao; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ; phát triển thị trường
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghiệp trong chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam, trong đó tập trung vào quy hoạch, phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng quá trình CNH, HĐH đất nước Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đề ra chủ trương và sự chỉ đạo phù hợp, để công nghiệp của Tỉnh phát triển một cách vững chắc
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có tọa
độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với Lào; có diện tích tự nhiên là 5.990,7 km, gồm 12 đơn vị hành chính trong đó có 01 thành phố là thành phố Hà Tĩnh, 01 thị xã là thị xã Hồng Lĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp huyện Với vị trí địa lý thuận lợi, Hà Tĩnh có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua
Trang 20như: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt dài 71 km, đường biển, quốc lộ 15, 15B, quốc lộ 8, 8B, quốc lộ 12C Ví trí địa lý thuận lợi là cơ sở để phát triển toàn diện KT-XH của địa phương, trong đó có lĩnh vực công nghiệp
Về địa hình, khí hậu, sông ngòi
Hà Tĩnh có địa hình hẹp và tương đối dốc, đồi núi chiếm 80% diện tích
tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt, là Tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với trên 30 con sông lớn, nhỏ với chiều dài trên 400 km, trữ lượng nước từ 9-10 tỷ m3/năm, có nhiều con sông lớn với trữ lượng nước dồi dào như: Sông La, sông Cửa Sót, sông Cửa Nhượng , là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất phân phối điện, nhất là các dự án thủy điện Tuy nhiên, thời tiết và sông ngòi bên cạnh thuận lợi cho phát triển công nghiệp, cũng đặt ra nhiều khó khăn tác động tới phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh như thu hút vốn, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu, CCN
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Hà Tĩnh có tài nguyên đất khá đa dạng, bao gồm 9
nhóm đất, trong đó: nhóm đất có diện tích lớn nhất là đất xám có tỷ trọng 64,72% diện tích tự nhiên; nhóm đất phù sa 16,98% diện tích tự nhiên; nhóm đất cát 6,47% diện tích tự nhiên; nhóm đất tầng mỏng 5,25% diện tích tự nhiên, còn lại các nhóm đất khác có diện tích không đáng kể, phân bố rải rác trên toàn tỉnh
Tài nguyên rừng: Hà Tĩnh có trữ lượng rừng khá phong phú, tập
trung nhiều loại động, thực vật quý hiếm Tính đến năm 2010, tổng diện tích rừng của Hà Tĩnh là 318.225ha, trong đó rừng tự nhiên là 210.103ha, chiếm 66,02%, rừng trồng là 108.122ha, chiếm 33,98% [15, tr.167] Tài nguyên rừng là một lợi thế lớn để Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là các loại gỗ, hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 21Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137 km, là một trong
những tỉnh có bờ biển dài nhất Việt Nam, với diện tích mặt nước là 18.400
km2 và nhiều vịnh nước sâu rất thuận lợi để xây dựng, phát triển khu, CCN, các ngành công nhiệp ven biển, trọng tâm là sản xuất thép, các sản phẩm sau thép, sản xuất điện, dịch vụ cảng biển và logistics
Tài nguyên khoáng sản: Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên
khoáng sản phong phú và đa dạng, một số khoáng sản có trữ lượng lớn, trong đó
có các khoáng sản như: than, vàng, sắt, mangan, titan, ziricon, thiếc, thạch anh sạch, sericit, đá xây dựng, sét, cát, sỏi,… Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng
và có ý nghĩa rất lớn để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó thúc đẩy công nghiệp của Tỉnh phát triển
Có thể thấy, Hà Tĩnh là địa phương có điều kiện tự nhiên phong phú, đặc biệt có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai để phát triển công nghiệp, tạo ra một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đặc trưng của Tỉnh trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh với các địa phương khác trên cả nước Tuy nhiên, những đặc điểm về điều kiện địa lý, khí hậu khắc nghiệp, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, vùng đồng bằng, thung lũng nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven biển, hàng năm chịu tác động của nhiều cơn bão lớn… cũng gây ra không ít khó khăn cho phát triển KT - XH, đặc biệt là trong thu hút nguồn vốn đầu tư, từ đó ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh Hà Tĩnh là cần nhận thức đúng, đề ra chủ trương, chính sách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, tập trung phát triển công nghiệp của Tỉnh theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững
Về kinh tế - xã hội
Trong những năm 2006 - 2010, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh từng bước xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý, quan tâm đến công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ sở, tiền đề phát triển các ngành, các lĩnh vực KT - XH Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trang 22bình quân hàng năm đạt 8,3%, trong đó, khu vực công nghiệp tăng bình quân hàng năm 17,88% [16, tr.13] GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng [15, tr.18] Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cấp, xây xựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp trong thời gian tiếp theo
Tính đến năm 2010, dân số của tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.227.673 người, mật độ dân số đạt 205 người/km, cao hơn một số tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ, như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 189.910 người, chiếm 15,49% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.037.763 người, chiếm 84,61% [15, tr.25-26] Tổng số lao động trên địa bàn
Hà Tĩnh đạt 653.380 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 101.040 người, chiếm 61,26% [16, tr.33] Đây là nguồn nhân lực quan trọng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của Tỉnh
* Thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh trước năm 2010
Khi tái lập tỉnh (1991), Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông, số cơ sở công nghiệp còn ít, giá trị sản xuất chỉ đạt hơn 29 tỷ đồng, chiếm hơn 7,5% cơ cấu tổng sản phẩm của Tỉnh Để thúc đẩy KT-XH phát triển, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng “tập trung nguồn vốn phát triển công nghiệp, đầu tư các ngành công nghiệp phù hợp với địa phương, xúc tiến lập các dự án thu hút đầu
tư vào Khu công nghiệp Vũng Áng” [4, tr.333], đồng thời “đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp” [4, tr.384] Do đó, đến năm 2010, công nghiệp của Tỉnh từng bước đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:
Về xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp: Tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành phê duyệt các quy hoạch tổng thể chung của Tỉnh và rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020; quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, phát triển công
nghiệp [4, tr.388] “Chú trọng thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy
Trang 23hoạch nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực và góp phần
cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho đầu tư phát triển và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật” [26, tr.20]
Về phát triển khu, CCN: Đã thu hút đầu tư một số sự án trọng điểm có quy mô quốc gia, từng bước hình thành trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn tại Khu kinh tế Vũng Áng với các sản phẩm chủ lực là gang thép, nhiệt điện, công nghiệp phụ trợ, cảng biển Một số công trình, dự án đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp như: Nhà máy Tuyển quặng sắt Vũ Quang, nhà máy thủy điện Hương Sơn, nhà máy sản xuất que hàn LILAMA, nhà máy chế biến tinh bột sắn Vedan [26, tr.18-19] Đến năm 2010, “100% các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chung và triển khai các quy hoạch xây dựng chi tiết” [26, tr.20]
Về phát triển các ngành công nghiệp: Với chủ trương, chính sách phù hợp, những tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp được khai thác phát huy toàn diện và hiệu quả Giai đoạn 2005 - 2010, công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho CNH, HĐH; sản xuất công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp từ 25,56% tăng lên 32,4%, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,7% Chất lượng sản phẩm được nâng cao,
tỉ trọng công nghiệp khai khoáng từ 24,4% giảm còn 19,5%, công nghiệp dệt may, da giày, sản xuất phân phối điện, tăng từ 75,6% lên 78,3% [26, tr.18]
Về huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách, ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu, CCN; việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển công nghiệp được quan tâm; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư Đến năm 2010, “đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 133 dự án với tổng vốn đăng ký 192.247 tỉ đồng” [26, tr.20], trong đó có nhiều dự án công nghiệp có mức đầu tư lớn như: khu liên hợp gang thép Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và II
Trang 24Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng lao động trong các ngành công nghiệp Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,5% (2005) lên 35% (2010), trong đó đào tạo nghề tăng từ 20% lên 31% Đến năm 2010, “tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 13,05%” [26, tr.35] Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh phát triển Mặc
dù, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng “công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, trong 5 năm 2006 - 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,9%/năm” [16, tr.35] Đây là kết quả quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp của Tỉnh trong giai đoạn tiếp theo
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Hà Tĩnh trước năm 2010 vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là:
Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chưa mang tính tổng thể, quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp, sản phẩm công nghiệp chủ yếu ở dạng thô chế, chưa có các sản phẩm chủ lực làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp [26, tr.54]
Việc phát triển các khu, CCN sản xuất quy mô lớn còn ít; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển công nghiệp còn hạn chế; sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ thấp
Các ngành công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; giai đoạn 2006 - 2010, “tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân chỉ đạt 18,7% (mục tiêu Đại hội đến năm 2010 là 33%)” [26, tr.53], tốc độ
tăng trưởng GRDP của khu vực công nghiệp đạt 9,29% do ngành khai khoáng giảm mạnh và ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2010 [21, tr.55]
Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp chưa cao, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hướng đến tiến độ triển khai các dự
án công nghiệp Đến năm 2010, “sản phẩm ngành công nghiệp chỉ đạt 20,27% thấp nhất trong tổng sản phẩm kinh tế của Tỉnh” [21, tr.22]
Trang 25Từ những ưu điểm và hạn chế đã chỉ ra trong phát triển công nghiệp trước năm 2010, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra chủ trương phù hợp, nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có của Tỉnh, khắc phục hạn chế, bất cập, để tiếp tục đưa công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp
Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn và thực trạng công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các nghị quyết lãnh đạo phát triển KT - XH hàng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã xác định chủ trương về phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 trên những nội dung sau:
Phương hướng
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010
- 2015 xác định: “Đối với công nghiệp phải thu hút đầu tư, tập trung phát triển các ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển” [26, tr.67]
Phương hướng trên xuất phát từ quan điểm, chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH của Đảng trong giai đoạn mới, đồng thời phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn của địa phương cần phải khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp Đây là chủ trương lớn, định hướng quan trọng để phát triển công nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, ngày 12/12/2013, tại Hội nghị lần thứ
19 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (khóa XVII) đã ra Nghị quyết số
07-NQ/TU Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014, tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ
khu công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghiệp hỗ trợ” [92, tr.3] Qua đó, góp phần thúc đẩy khu, CCN, các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh phát triển; đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh
Trang 26Mục tiêu
Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của Tỉnh đạt 41,6%; GDP bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm [26, tr.68] Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 35%/năm, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp là 23,3% [26, tr.71]; 80% khu, cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung,
Có thể thấy, trong bối cảnh nền KT - XH của Việt Nam nói chung, tỉnh
Hà Tĩnh nói riêng phục hồi chậm sau thời kỳ suy thoái, sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn… việc xác định đúng các mục tiêu phấn đấu phát triển công nghiệp của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 đã thể hiện quyết tâm của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong khôi phục phát triển công nghiệp, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, để đưa Hà Tĩnh thoát nghèo, trở thành Tỉnh có công nghiệp phát triển trong những năm tiếp theo
Nhiệm vụ và giải pháp
Để đạt được các mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:
Một là, thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch, phát triển công
nghiệp toàn diện, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh
Để công tác xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, nhấn mạnh: Triển khai thực hiện tốt công tác xây
Trang 27dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sau quy hoạch, công bố quy hoạch, triển khai đầu tư tuyệt đối tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công tác quy hoạch [26, tr.73]
Mặt khác, tỉnh Hà Tĩnh đang trong giai đoạn đầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng hiện đại Vì vậy, bên cạnh phát triển toàn diện, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định cần tập trung thu hút đầu tư để phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như “khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp gắn với kinh tế biển” [26, tr.70], bảo đảm tăng trưởng hợp lý, bền vững đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển
Đồng thời, tiếp tục khẳng định: “Phát triển công nghiệp theo hướng khuyến khích, ưu tiên các dự án sử dụng ít đất đai, tiêu tốn ít năng lượng, công nghệ thiết
bị hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường” [26, tr.85] Qua đó, thể hiện rõ chủ trương nhất quán của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển toàn diện, bền vững, đẩy nhanh quá trình CNH, HDH, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: “Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định xã hội” [26, tr.71]
Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, chỉ đạo đẩy nhanh phát triển các cụm ngành trọng điểm,
ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khai thác chế biến, dịch vụ logicstic Đẩy mạnh tái cơ cấu nội ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ngành công nghiệp, chuyển từ sơ chế, gia công sang chế biến sâu; phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến, khuyến khích các doanh nghiệp hiện có đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất [93, tr.5]
Trang 28Hai là, tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển công nghiệp
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2020 xác định: “Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, huy động tối đa nội lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh” [26, tr.72] Chú trọng xã hội hóa thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tập trung cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động
Ba là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực
trực tiếp sản xuất phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
Nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: Triển khai thực hiện tốt chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các công trình, dự án trọng điểm; đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong vùng dự án gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ lao động ngành công nghiệp đạt 27% [26, tr.88] Bên cạnh
đó, cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Tỉnh
Bốn là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các
ngành công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp
Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh cần có
cơ chế, chính sách “phát triển các ngành công nghiệp, các cụm công nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các công trình, dự
án mới theo quy hoạch, kế hoạch và cam kết đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ” [26, tr.71] Đồng thời, “tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư đúng tiến độ nhất là các dự án trong
Trang 29khu kinh tế, khu công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tập trung cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp” [26, tr.82] Bên cạnh đó, “cần phải cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính và
rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu
tư, chính sách đất đai, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, chính sách phát triển nguồn nhân lực” [26, tr.85] Để phát triển công nghiệp của Tỉnh bền vững, hiệu quả, Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ trong các cụm công nghiệp, các dự án sử dụng nhiều lao động” [93, tr.5] Đây là những giải pháp quan trọng trong việc hoàn thiện
cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, tạo bước đột phá để thu hút đầu
tư phát triển các ngành công nghiệp, khu, CCN của Tỉnh
Có thể thấy, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển công nghiệp giai đoạn 2010-2015 thể hiện sự quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Trong đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh những vấn đề như phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công tác xây dựng quy hoạch, phát triển khu, CCN, huy động mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển công nghiệp Đây là tiền đề, động lực quan trọng để phát huy những tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, đồng thời là cơ sở, căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển công nghiệp của Tỉnh theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững
1.2 Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển công nghiệp
1.2.1 Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Do đó, quá trình chỉ đạo, đã tập trung hoàn thành phê duyệt các quy
Trang 30hoạch tổng thể chung của Tỉnh cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực quan trọng Thực tiễn, trong những năm 2010-2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2451/QĐ-
UBND, ngày 17/9/2007 của UBND Tỉnh Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2015 tầm nhìn đến năm 2020 Theo đó, nội dung quy hoạch tập trung phát triển các
ngành có tiềm năng, lợi thế của địa phương như: công nghiệp khai khoáng, luyện kim, công nghiệp chế biến , vừa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử và công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu UBND Tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2015, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18.196 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 23,49%; giá trị tăng thêm công nghiệp đạt 3.900,4 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22,4%; tỷ trọng công nghiệp trong GDP năm 2015 chiếm 25,93% [104, tr.2] Đồng thời, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, để thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, các khu, CCN phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Ngày 08/10/2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 2938/QĐ-UBND
Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Với quan điểm
công nghiệp hỗ trợ là động lực thúc đẩy CNH, HĐH trong giai đoạn 2010 -
2015 và tầm nhìn đến năm 2020 UBND Tỉnh chỉ đạo ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo nền tảng vững chắc để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Tỉnh một cách bền vững; công tác quy hoạch tập trung vào các lĩnh vực như: sản phẩm điện, thép, cơ khí chế tạo, hóa dầu, dệt may, sợi, giày dép , Từng bước tham gia sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp của Tỉnh và các tỉnh lân cận; với mục tiêu giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2015 phấn đấu đạt 2.700
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 107,61%/năm Tỷ trọng của
Trang 31công nghiệp hỗ trợ so với giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 30,2% [105, tr.2], UBND tỉnh Hà Tĩnh xác định quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh về các ngành công nghiệp của Tỉnh, với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao; bước đầu gắn phát triển công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực Đây
là nội dung quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy công nghiêp của Tỉnh phát triển
Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 về công tác xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, ngày 16/12/2011, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết số
22/2011/NQ-HĐND Về việc phê duyệt đề án phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 Theo đó, UBND Tỉnh chỉ đạo: Xây
dựng quỹ đất phục vụ công tác xây dựng quy hoạch các khu, CCN; đồng thời coi trọng việc khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy CNH, HĐH bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của Tỉnh
Trên cơ sở đó, ngày 19/7/2012, HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết số
31/2012/NQ-HĐND Về việc thông qua đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, do Tập đoàn
Monitor (Mỹ) tư vấn, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 Trong đó, tập trung chỉ đạo quy hoạch các ngành, lĩnh vực cơ bản như: quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển khu, CCN; quy hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch bảo
vệ môi trường, quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn,… Đây là nội dung quan trọng, bước đột phá chiến lược có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển KT-
XH của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng
Nhất quán với quan điểm trên, ngày 26/12/2014, UBND tỉnh Hà
Tĩnh ra Quyết định số 4226/QĐ-UBND Về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến
Trang 32năm 2050 Trong đó, UBND Tỉnh xác định nội dung định hướng quy
hoạch hệ thống công nghiệp: Tổng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp đến năm 2030 khoảng 34.500ha bao gồm đất công nghiệp thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, KCN Hạ Vàng (huyện Can Lộc), KCN Gia Lách (huyện Nghi Xuân), các khu, CCN tại các huyện, thành phố, thị xã của Tỉnh [126, tr.4] Đồng thời, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo quy hoạch các dự
án ưu tiên để kêu gọi đầu tư trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2030, gồm các dự án đầu tư xây dựng thuộc Khu kinh tế, KCN trong vùng (nhà máy nhiệt điện; nhà máy đóng tàu; cầu cảng; hệ thống xử lý rác thải, nước thải…); dự án xây dựng các tuyến đường kết nối giữa các trung tâm đô thị của vùng với các khu, CCN [126, tr.9]
Trên cơ sở đó, ngày 27/12/2014, Sở Công thương đã có Tờ trình số
509/TTr-SCT Về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Theo đó,
Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để xây dựng quy hoạch bảo đảm tính khách quan, khoa học, hiệu quả trong công tác quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh
Với chủ trương đúng đắn, giai đoạn 2010-2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, góp phần thúc đẩy “cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp” [27, tr.16], giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, năm 2011 đạt 5.827.835 triệu đồng đến năm 2015 tăng gấp 3 lần đạt 16.442.576 triệu đồng [16, tr.150] Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn một số hạn chế như: việc triển khai quy hoạch có nội dung còn chậm, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án còn khó khăn, ảnh hưởng thu hút đầu tư
Trang 331.2.2 Chỉ đạo phát triển khu, cụm công nghiệp
Phát triển khu, CCN là một trong những chủ trương quan trọng được Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh thu hút vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng các khu, CCN theo quy hoạch chung của Tỉnh
Thực hiện chủ trương trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh xác định: Đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng các CCN “phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện, thị xã, thành phố có từ 2-3 cụm công nghiệp” [104, tr.5] Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về quy hoạch các khu, CCN giai đoạn 2010 - 2015, ngày 11/7/2011 UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết
định số 18/2011/QĐ-UBND Về ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Theo đó, UBND Tỉnh chỉ đạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và các cơ quan, ban, ngành phát triển các khu, CCN đã được phê duyệt, cụ thể:
Khu công nghiệp Gia Lách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 02/8/2006, theo đó ngày 25/10/2010, UBND tỉnh Hà
Tĩnh ra Quyết định số 3088/QĐ-UBND Về việc thành lập Khu công nghiệp Gia Lách, phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 100ha, trong đó đất công nghiệp
là 64,56ha, với các ngành công nghiệp ưu tiên thu hút là: sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và chăn nuôi; sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao; lắp ráp cơ khí, chế tạo phụ tùng, điện, điện tử Dự án đầu tư hạ tầng KCN có tổng mức đầu tư là 455,851 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện đầu tư 51,27 tỷ đồng, tập trung vào đường giao thông nội bộ
Khu công nghiệp Hạ Vàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 29/01/2008, với diện tích 207ha, trong đó đất công nghiệp là 122,16ha; các lĩnh vực ưu tiên
Trang 34kêu gọi đầu tư gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; ngành chế biến nông lâm, thuỷ sản; lắp ráp, cơ khí, chế tạo phụ tùng, điện, điện tử, vật liệu xây dựng sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gia dụng
Cùng với việc phát triển các KCN tập trung, thực hiện chủ trương phát triển CCN để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đầu tư sản xuất kinh doanh,
ngày 29/6/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND
Về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 UBND Tỉnh
chỉ rõ: Đây là sơ cở để quản lý và lập kế hoạch phát triển các CCN trên địa bàn Tỉnh; căn cứ để hoạch định không gian phát triển hợp lý, đồng bộ, tiết kiệm đất đai và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tận dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn như đất đai, khoáng sản, lao động, vốn, các nguồn tài nguyên khác, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái; cơ sở để thực hiện quản lý chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước việc hình thành, đầu tư xây dựng và phát triển các CCN trên địa bàn [111, tr.1]
Để phát triển công nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã dành những vị trí đất thuận lợi quy hoạch các CCN, tăng cường thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo diện mạo mới cho bức tranh công nghiệp của Tỉnh Ngoài các vùng có lợi thế phát triển CCN như TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Đức Thọ, một số địa phương khác trước đây gặp nhiều khó khăn trong phát triển CCN thì đã triển khai thành công như Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 18 CCN đã được phê duyệt với diện tích 492,25ha, trong đó 15 CCN được UBND Tỉnh phê duyệt, 2 CCN được UBND Huyện phê duyệt và 1 CCN do BQL Khu Kinh tế phê duyệt Tuy nhiên, nhiều dự án công nghiệp đã được cấp phép đầu tư nhưng chưa triển khai, hoặc chậm tiến độ; hạ tầng các khu, CCN chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ như giao thông, môi trường, hệ thống điện, nước, dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư các dự án công nghiệp; tính liên kết phát triển trong hệ thống khu, CCN có mặt còn hạn chế [64, tr.36]
Trang 35Nhằm khắc phục những hạn chế trên, ngày 27/11/2013 UBND tỉnh Hà Tĩnh
ra Quyết định số 3774/QĐ-UBND Về phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, nhấn mạnh: Phát triển
CCN nhằm phát huy vai trò công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh của các các
dự án khu, CCN Quy mô phát triển CCN phù hợp với từng giai đoạn bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đồng bộ, bền vững và bảo vệ mội trường; phát triển CCN trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực, đầu tư hạ tầng, phát triển theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo: Đến năm 2015, quy hoạch mới 03 CCN với tổng diện tích 85ha, gồm (CCN Cổng Khánh 1 (75ha), CCN Thạch Châu (5ha), CCN Cẩm Nhượng (5ha), tổng cộng quy hoạch 19 CCN với tổng diện tích sử dụng đất 488,62ha, chuyển đổi chức năng 01 CCN, đưa ra khỏi quy hoạch 01 CCN, điều chỉnh quy hoạch chi tiết, chuyển vị trí 04 CCN [117, tr.2] Đây là cơ sở quan trọng để các CCN được quy hoạch tổng thể, thống nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trên cơ sở đó, ngày 28/12/2013, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ra Nghị quyết số
73/2013/NQ-HĐND Về phát triển cụm công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020
Nghị quyết xác định: Phát triển CCN nhằm phát huy vai trò công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh gắn với bảo vệ mội trường và phát triển bền vững; phát triển CCN phải tính toán sử dụng đất hiệu quả, huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư hạ tầng CCN [41, tr.1-2] Đồng thời, xác định mục tiêu đến năm 2015 có 19 CCN với tổng diện tích 488,62ha; trong đó điều chỉnh 04 CCN gồm (CCN Nam Hồng, CCN Yên Huy, CCN Phù Việt và CCN Nam thị trấn Kỳ Anh), thành lập mới 03 CCN gồm (CCN Cổng Khánh 1, CCN Thạch Châu và CCN Cẩm Nhượng), đưa ra khỏi quy hoạch 02 CCN gồm (CCN Bắc thị trấn Hương Khê, CCN Sơn Lễ); thu hút các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong cụm với
tỉ lệ lấp đầy đạt 45-50%, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động [41, tr.3] Đây là một trong những Nghị quyết quan trọng để nâng cao chất lượng
Trang 36quy hoạch, phát triển khu, CCN của Tỉnh góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo
Cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Tĩnh, ngày
28/3/2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND Về triển khai thực hiện nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND về phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 Theo đó, UBND Tỉnh chỉ đạo rà soát các CCN hiện
có; thành lập mới các CCN đã được quy hoạch theo từng giai đoạn; điều chỉnh quy hoạch các CCN hiện có, quy hoạch chi tiết các CCN mới thành lập; đầu tư kết cấu hạ tầng CCN, đào tạo cung ứng nguồn nhân lực [122, tr.2-3]
Trên cơ sở định hướng phát triển khu, CCN đã tích hợp vào Quy hoạch Tỉnh giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030, để bảo đảm phát triển hiệu quả các khu, CCN, ngày 28/3/2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số
16/2014/QĐ-UBND Về quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 UBND Tỉnh chỉ đạo tập
trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thuận lợi, tạo quỹ đất, triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách phát triển công nghiệp, tạo động lực thu hút, xã hội hóa đầu tư các hạ tầng CCN trên địa bàn
Tiếp đó, ngày 04/4/2014, Sở Công thương có Hướng dẫn số 132/HD-SCT
về thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND và Quyết định số
16/2014/QĐ-UBND Tỉnh Về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Sở Công thương chỉ đạo, hướng dẫn UBND
các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung như: thành lập mới các CCN đã được quy hoạch, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh trong CCN; đầu tư kết cấu hạ tầng CCN
Cụ thể hóa cơ chế, chính sách trên, ngày 26/8/2014, Liên ngành Sở Tài Chính - Sở Công thương - Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Hướng dẫn
Liên ngành số 03/LN/TC-CT-KH&ĐT Về một số nội dung liên quan đến
Trang 37quy trình, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 của UBND tỉnh Trong
đó, tập trung thực hiện tốt các nội dung như: hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, hỗ trợ dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN, hỗ trợ dự án sản xuất, kinh doanh di dời vào CCN
Với những chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2015 “toàn tỉnh có 02 khu kinh tế, 19 khu, cụm công nghiệp” [27, tr.20] Các CCN đã thu hút được 2023 dự án với số vốn đăng ký là 2.450 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 2.316
tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014; giải quyết việc làm cho 2.893 lao động; tỉ
lệ lấp đầy các khu, CCN đạt 88% [67, tr.4] Tuy nhiên, chính sách về đầu tư hạ tầng, thu hút xã hội hóa đầu tư hạ tầng CCN chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư; nhiều CCN chưa có nước sạch, chưa có khu xử lý rác thải; việc thu hút đầu tư vào CCN còn yếu, các doanh nghiệp đã đầu tư vào CCN cơ bản là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức kéo, tính lan tỏa, hỗ trợ chưa cao [67, tr.5]
1.2.3 Chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, chỉ rõ: Đối với công nghiệp phải thu hút đầu tư để tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp luyện kim; dệt may, da giày; công nghiệp sản xuất phân phối điện, [26, tr.70]
Về phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
Để khai thác tốt tiềm năng khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, ngày 21/4/2009, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số
41-CT/TU Về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Chỉ thị xác định rõ định hướng phát triển
công tác điều tra địa chất, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời đưa ra các giải pháp quan trọng
Trang 38như: xây dựng chiến lược tài nguyên khoáng sản; chính sách đầu tư khoa học, công nghệ; hợp tác đầu tư nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Để nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU của Ban thường vụ
Tỉnh ủy, ngày 13/4/2012 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND Về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Đây là
Chỉ thị rất quan trọng nhằm nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế trong khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững
Quán triệt và cụ thể hóa Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò khai thác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, ngày
16/5/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND Về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh UBND Tỉnh chỉ đạo:
“Tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về khái thác khoáng sản, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về khoáng sản” [110, tr.3]; đồng thời, chỉ đạo Sở Công thương phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và
sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND Tỉnh
Tiếp đó, ngày 06/02/2014, UBND Tỉnh ra Quyết định số
431/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thăm dò, khai thác,
sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 Với mục tiêu: “Xây dựng ngành công nghiệp thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh Hà Tĩnh phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 đạt khoảng 18%/năm” [119, tr.2]; để thực hiện mục tiêu đề ra, UBND Tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp như: làm tốt công tác quản lý nhà nước; huy động các nguồn vốn đầu tư; tìm kiếm và mở rộng thị trường; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường
Nhờ sự chỉ đạo hiệu quả, đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng (theo giá so sánh năm 2010) đạt 693 tỉ đồng, tăng 25,9% so với năm 2006 và tăng 27,86% so với năm 2011 Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 27,7%, trong đó công nghiệp khai khoáng chiếm 1,58% [16, tr.38]
Trang 39Phát triển công nghiệp dệt may, da giày
Công nghiệp dệt may, da giày là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh, để ngành công nghiệp dệt may, da giày phát triển mang lại hiệu quả cao, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 2451/QĐ-UBND, ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020 UBND Tỉnh chỉ đạo: Phát triển các cơ
sở quy mô vừa và nhỏ để sử dụng lao động tại chỗ, sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong Tỉnh và làm vệ tinh cho các nhà máy lớn Đồng thời, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt liên doanh với Tập đoàn dệt may Việt Nam thành lập các Công ty cổ phần dệt, may, cọc sợi Tiến tới xây dựng CCN Sợi - Dệt - May, với các sản phẩm may, sợi, dệt vải cao cấp, dệt kim, sản xuất phụ liệu theo nhiều hình thức: liên doanh, 100% vốn của nước ngoài hoặc công ty cổ phần; nghiên cứu phát triển công nghiệp kéo sợi và đan dệt, đáp ứng nhu cầu thị trường trong Tỉnh và khu vực
Tiếp đó, ngày 13/9/2010 Sở Công Thương có Tờ trình số 759/TTr-SCT
Về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 Theo đó, tập trung quy
hoạch phát triển các ngành công nhiệp hỗ trợ; quy hoạch phát triển dịch vụ công nghiệp; các giải pháp để thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ của Tỉnh Để đạt được mục tiêu trên, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương, Sở
Kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền các Huyện, Thị xã thực hiện chính sách về thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, CCN, tập trung vào ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu như: dệt may, da giày
Thống nhất quan điểm trên, ngày 08/10/2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh
ban hành Quyết định số 2938/QĐ-UBND Về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2015 tầm nhìn đến năm 2020 UBND tỉnh chỉ đạo quy hoạch phát triển
Trang 40công nghiệp hỗ trợ sản phẩm dệt may, da giày Với mục tiêu: Từng bước đưa ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày Hà Tĩnh trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển và ổn định sản xuất cho ngành công nghiệp dệt may, da giày, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất của công nghiệp
hỗ trợ sản phẩm dệt may, da giày đạt 100 tỷ đồng, chiếm 1,12% giá trị sản xuất toàn ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ sản phẩm dệt may, da giày giai đoạn 2011 - 2015 là 118,67% [105, tr.10]
Với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh và sự triển khai có hiệu quả của các sở, ban, ngành địa phương, sản phẩm sản xuất công nghiệp dệt may,
da giày giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 140 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 01 triệu USD Giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt may, da giày năm 2011 đạt 24.235 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đạt 287,37 tỷ đồng [15, tr.326] Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu là gia công, thiếu công nghiệp phụ trợ và áp lực cạnh tranh cao trong nước và khu vực
Phát triển công nghiệp sản xuất phân phối điện
Quán triệt và thực hiện Quyết định số 5320/QĐ-BCT ngày 13/9/2012 của Bộ
Công thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2011-2015 có xét đến năm 2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo huy động mọi nguồn
lực phát triển ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, trong đó tập trung thực hiện quy hoạch bố trí quỹ đất cho đầu tư hạ tầng hệ thống điện, đầu tư công trình điện lực, xác định nguồn vốn đầu tư , ưu tiên phát triển các dự án, lĩnh vực có thế mạnh như nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời
Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2938/QĐ-UBND,
ngày 08/10/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp hỗ
trợ sản phẩm điện đạt 900 tỷ đồng chiếm tỷ động 10,06% giá trị sản xuất công