1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của bộ máy nhà nước nguyên tắc 5 nguyên tắc bình Đẳng, Đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Bình Đẳng, Đoàn Kết, Tôn Trọng Và Giúp Nhau Cùng Phát Triển Giữa Các Dân Tộc
Tác giả Hoàng Ngọc Anh, Giang Ngọc Phương Anh, Hà Trần Linh Đan, Lê Trương Tuyết Hân, Võ Nguyệt Hằng, Bùi Phan Quỳnh Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Lê Hoàng Bách, Phan Anh Đức, Trương Thị Lệ Huyền, Đỗ Nguyễn Diệu Anh, Nguyễn Thúy Hằng
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại bài viết
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 244,81 KB

Nội dung

+ Khoản 2: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.” + Khoản 4: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa: Luật Dân sự Lớp: 163-DS49(A)

************************

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Nguyên tắc 5: Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và

giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.

Thành viên thực hiện:

1 Hoàng Ngọc Anh MSSV: 2453801012016

2 Giang Ngọc Phương Anh MSSV: 2453801012015

3 Hà Trần Linh Đan MSSV: 2453801012057

4 Lê Trương Tuyết Hân MSSV: 2453801012087

5 Võ Nguyệt Hằng MSSV: 2453801012093

6 Bùi Phan Quỳnh Anh MSSV: 2453801012010

7 Phan Thị Ngọc Anh MSSV: 2453801012030

8 Lê Hoàng Bách MSSV: 2453801012036

9 Phan Anh Đức MSSV: 2453801012065

10 Trương Thị Lệ Huyền MSSV: 2453801012119

11 Đỗ Nguyễn Diệu Anh MSSV: 2453801012012

Trang 2

12 Nguyễn Thúy Hằng MSSV: 2453801012091

Trang 3

Làm rõ nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.

1 Cơ sở pháp lý:

- Thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn

nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển, gắn

bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng Việt Nam Giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đóng ngữ, truyền thống tốt đẹp

của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính

sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các

dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số1

- Tại Điều 5 Hiến pháp 2013 đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về

nguyên tắc bình 1đẳng giữa các dân tộc:

+ Khoản 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc

gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt

Nam.”

(Bổ sung, phát triển năm 2011)

Trang 4

+ Khoản 2: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp

nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân

tộc.”

+ Khoản 4: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn

bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tạp quán, truyền thông và văn

hóa tốt đẹp của mình.”

- Luật về quyền con người và bình đẳng dân tộc

+ Luật bình đẳng giới 2006: Mặc dù tập trung về vấn đề giới tính,

luật này cũng khẳng định sự bình đẳng vầ giới không phân biệt dân

tộc, góp phần bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của phụ

nữ các dân tộc thiểu số

+ Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Đảm bảo quyền bình đẳng của

mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, trong việc hưởng

quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

+ Luật Giáo dục 2019: Khẳng định quyền bình đẳng của các dân

tộc trong việc tiếp cận giáo dục, với các chính sách hỗ trợ học sinh,

sinh viên thuộc dân tộc thiểu số

Trang 5

+ Luật Người cao tuổi 2009 và Luật Trẻ em 2016: Các luật này

cũng nhấn mạnh quyền bình đẳng của người cao tuổi và trẻ em,

không phân biệt dân tộc

+ Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015: Theo luật

này, mọi dân tộc đều có quyền ứng cử, bầu cử, và tham gia vào các

cơ quan quyền lực nhà nước mà không bị phân biệt đối xử

- Luật Đất đai 2013 (Điều 27): Luật quy định các chính sách ưu

đãi đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là trong việc

phân bổ đất rừng, đất sản xuất

- Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương

về công tác dân tộc: Nghị quyết này là định hướng chiến lược về

công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, nhấn mạnh việc thực hiện bình đẳng và đoàn kết giữa đồng

thời phát triển toàn diện các khu vực dân tộc thiểu số

-Với bản chất là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

thì nhà nước ta cũng là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh

sống trên đất nước Việt Nam, chứ không phải là nhà nước của riêng

một dân tộc nào Vì vậy, các dân tộc phải cùng nhau đoàn kết, tôn

Trang 6

trọng và giúp đỡ nhau phát triển để cùng chung tay vào sự phát

triển chung của đất nước

- Nước ta là một nước đông dân, nhiều dân tộc, đa dạng các bản sắc

văn hoá, có lịch sử đấu tranh lâu đời, sự chênh lệch về trình độ văn

hoá giữa các dân tộc, đều có chung vận mệnh xây dựng đất nước…

Vậy nên việc đảm bảo bình đẳng cùng nhau phát triển, đoàn kể chỉ

thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà còn là nền

tảng quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống sự xuyên tạc, chia rẽ của thế lực

thù địch

Trang 7

2 Nội dung chính

Thứ nhất, các dân tộc bình đẳng với nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…

Về chính trị, mỗi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc

-đều có quyền những quyền chính trị cơ bản như: bầu cử, ứng cử;

tham gia quản lý nhà nước và xã hội; biểu quyết khi Nhà nước tổ

chức trưng cầu ý dân; khiếu nại tố cáo Ngoài ra, về mặt tổ chức,

nhà nước luôn đảm bảo một tỷ lệ nhất định người ứng cử đại biểu

Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số Quy

định trong: khoản 2 Điều 8 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu

Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Số lượng người dân tộc

thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường

vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số”, hay Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật bầu cử

đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 trong đó

có nhấn mạnh “1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố

Trang 8

trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội

đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân

tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của

từng địa phương; 2 Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường,

thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) dực kiến cơ cầu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trì, tổ chức chính trị-xã hội, tố chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (sau đây gọi chung là tổ dân phố), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới

Trang 9

thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là

phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được

xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương”.

- Về kinh tế, xã hội, văn hóa, mỗi công dân Việt Nam không phân

biệt dân tộc - đều có những quyền cơ bản như: có quyền sở hữu về

thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu

sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức

kinh tế khác; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà

pháp luật không cấm; quyền được bảo đảm an sinh xã hội,…

* Bình đẳng giữa các dân tộc:

Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ: Tất cả các dân tộc, bất kể đông

hay ít người, đều có quyền bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội Điều này bao gồm việc không phân biệt

trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế, lao động, và các nguồn

lực kinh tế

Trang 10

Bình đẳng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa: Các dân tộc thiểu số

có quyền bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập

quán riêng của mình Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các

dân tộc thiểu số tổ chức các lễ hội, nghi lễ truyền thống

Thứ hai, các dân tộc đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

- Nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời với nội dung

“bình đẳng” đã phân tích ở trên Theo đó, sự đoàn kết, tôn trọng và

giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc thể hiện qua nhiều hoạt

động, như: các dân tộc cùng nhau kiên trì thực hiện chính sách dân

tộc của Đảng và Nhà nước; Nhà nước hỗ trợ các dân tộc thiểu số về

phát triển kinh tế (hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất ), văn hóa (hỗ trợ

việc học tập, giúp đỡ đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giúp các

dân tộc giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy các phong tục tập quán,

truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ), xã hội (chăm lo, hỗ trợ

các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực y tế, sức khỏe sinh sản ); Mặt

trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân động viên, tạo điều kiên để các

tổ chức thành viên, các hội viên và cả cộng đồng giúp đỡ các dân

Trang 11

tộc thiểu số, để các dân tộc phát huy nội lực vươn lên cùng phát

triển với đất nước.(2)

- Hiến pháp năm 2013 còn khẳng định “nghiêm cấm mọi hành vi kỳ

thị, chia rẽ dân tộc” Đây là một nội dung rất quan trọng, đặc biệt

trong tình hình hiện nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước

thường lợi dụng “vấn đề dân tộc” để chống phá nhà nước ta bằng

chiến lược “diễn biến hòa bình” thông qua nhiều hoạt động như: lợi

dụng sự thiếu thông tin, hiểu biết về luật pháp của một bộ phận

đồng bào các dân tộc thiểu số để tuyên truyền chống phá, gây chia

rẽ dân tộc; tổ chức các vụ biểu tình, gây mất trật tự, an toàn xã hội,

thậm chí gây bạo loạn chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số(3)

Những hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc như trên không những bị

nghiêm cấm mà còn bị Nhà nước ta xử lý nghiêm minh theo quy

định của pháp luật

2 Tòng Thị Phóng, "Hiến pháp 2013 và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước" [https://bqllang.gov.vn/hien-phap-2013/4010-hien-phap-2013-va-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-cua-dang-va-nha-nuoc.html] (truy cập ngày 21/7/2021).

3 Đặng Văn Hường, "Vấn đề dân tộc trong Hiên pháp năm 2013"

[http://tapchiqptd.vn/vi/tuyen-truyen-ve-thuc-hien-hien-phap/van-de-dan-toc-trong-hien-phap-nam-2013/5763.html] (truy cập ngày 21/7/2021).

Trang 12

* Đoàn kết giữa các dân tộc:

Đoàn kết trong phát triển kinh tế: Các dân tộc cùng sinh sống trên

lãnh thổ Việt Nam phải hỗ trợ lẫn nhau, không để sự khác biệt về

kinh tế gây chia rẽ Các dân tộc thiểu số được hỗ trợ từ các chính

sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp,

nhằm thúc đẩy đời sống và thu nhập

Đoàn kết trong đời sống xã hội: Các dân tộc không chỉ sống hòa

thuận mà còn cùng nhau hợp tác trong các hoạt động cộng đồng,

xây dựng các tổ chức đoàn thể, cùng chia sẻ kinh nghiệm và nguồn

lực

* Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc:

Tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc: Nhà

nước và xã hội khuyến khích các dân tộc bảo tồn những giá trị văn

hóa, nghệ thuật truyền thống như ngôn ngữ, âm nhạc, và kiến trúc

Trang 13

Đồng thời, các phong tục tập quán đặc thù của mỗi dân tộc cũng

được tôn trọng nếu không trái với lợi ích chung của cộng đồng

Bảo vệ quyền tự do tôn giáo: Các dân tộc thiểu số có quyền tự do

thực hành tôn giáo và tín ngưỡng của mình, miễn là tuân thủ quy

định của pháp luật

* Giúp đỡ nhau cùng phát triển:

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước có các chính sách đặc thù

để hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, như hỗ trợ vốn,

phát triển hạ tầng, giáo dục và y tế Các chương trình 135, 134, Nghị

quyết 30a,… đã được triển khai với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo,

cải thiện đời sống của người dân tộc thiểu số

Chính sách giáo dục và y tế: Nhà nước ưu tiên xây dựng trường học,

bệnh viện và các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,

đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được với các dịch

vụ y tế và giáo dục

* Thực tiễn áp dụng:

Trang 14

Chính trị: Với quan điểm mọi công dân đều được bảo đảm quyền

tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,

ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những năm gần

đây tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày

càng tăng Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn

chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số Cụ thể, Trong danh sách 499

người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (2021 – 2026) có 89 đại

biểu là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc: Tày, Thái, Mông,

Mường, Khmer,…(4) Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng

Nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%,

cấp xã là 22,5%.(5)

Chính sách phát triển kinh tế-xã hội: Nhà nước đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cho vùng

dân tộc thiểu số, quan tâm phát triển mạng lưới y tế, hệ thống giáo

dục Cụ thể, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

4 Việt Nam: Những thành tựu trên hành trình bình đẳng dân tộc và bình đẳng giới | VTV.VN

5 Bình đẳng giữa các dân tộc - Biểu hiện cụ thể của quyền con người ở Việt Nam (qdnd.vn)

Trang 15

Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc

gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai

đoạn 2021 - 2030, giai đoạn

1: 2021 - 2025 Trong Chương trình có Dự án "Bảo tồn, phát huy giá

trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với

phát triển du lịch".(6) Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực

ngày 23/01/2024 quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em

là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một của Bộ giáo dục và

đào tạo.(7)

Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc: Nhà nước có nhiều chính

sách bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các

dân tộc Cụ thể, tổ chức 01 đến 02 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm

văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi khu vực

hoặc toàn quốc; tổ chức 01 đến 02 hội thảo khoa học về công tác

sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số cấp khu vực hoặc

toàn quốc là nội dung đáng chú ý trong Đề án “Bảo tồn và phát huy

giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” tại

6 Bảo đảm thực thi quyền bình đẳng - cốt lõi đoàn kết các dân tộc Việt Nam | Báo Dân tộc

và Phát triển (baodantoc.vn)

7 Văn bản pháp luật về Chính sách dân tộc thiểu số tại Việt Nam (thuvienphapluat.vn)

Trang 16

Quyết định 3875/QĐ-BVHTTDL năm 2022 có hiệu lực từ ngày

30/12/2022.(8)

3 Ý nghĩa:

a Về chính trị: Nguyên tắc này góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

tộc, đưa cách mạng nước ta giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải

phóng dân tộc, tạo ra một nền tảng chính trị ổn định, đảm bảo sự đồng thuận trong xã

hội Đoàn kết giữa các dân tộc là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định chính trị, tránh

những xung đột sắc tộc, giữ gìn hòa bình và an ninh quốc gia

b Về kinh tế: Khi các dân tộc thiểu số được bình đẳng và hỗ trợ phát triển,

điều này giúp tăng cường sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững cho cả nước Các

chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, và các dự án

phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái tại các khu vực dân tộc thiểu số đã góp phần

giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, tăng cường liên kết kinh tế giữa các

dân tộc

c Về văn hóa - xã hội: Nguyên tắc này bảo đảm sự bảo tồn và phát huy bản

sắc văn hóa của các dân tộc, từ đó tạo ra sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa

8 Văn bản pháp luật về Chính sách dân tộc thiểu số tại Việt Nam (thuvienphapluat.vn)

Ngày đăng: 27/10/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w