1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ DPI
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Dịu
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Văn Thạch
Trường học Trường Đại Học Bình Dương
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu của nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN (14)
    • 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (14)
      • 1.1.1. Kế toán tiền mặt (14)
      • 1.1.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng (18)
    • 1.2. KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU (20)
      • 1.2.1. Kế toán phải thu của khách hàng (20)
      • 1.2.2. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (22)
      • 1.2.3. Kế toán phải thu nội bộ (24)
      • 1.2.4. Kế toán nợ phải thu khác (26)
      • 1.2.5. Kế toán tạm ứng (29)
    • 1.3. KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ (31)
      • 1.3.1. Kế toán nợ phải trả người bán (31)
      • 1.3.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33)
      • 1.3.3. Kế toán phải trả người lao động (36)
      • 1.3.4. Kế toán phải trả nội bộ (38)
      • 1.3.5. Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác (41)
      • 1.3.6. Kế toán vay và nợ thuê tài chính (44)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN (46)
    • 2.1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CÔNG TY (46)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (46)
      • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Công ty (47)
      • 2.1.3. Tình hình nhân sự của công ty (48)
      • 2.1.4. Tổng quan tài chính công ty (49)
      • 2.1.5. Giới thiệu bộ phận tài chính, bộ phận kết toán (51)
      • 2.1.6. Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty (52)
      • 2.1.7. Tổ chức công tác tài chính - kế toán (53)
      • 2.1.8. Nghiệp vụ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp (55)
      • 2.1.9. Tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp (59)
    • 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN (59)
      • 2.2.1 Kế toán tiền mặt (59)
      • 2.2.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng (63)
      • 2.2.3 Kế toán phải thu của khách hàng (66)
      • 2.2.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (69)
      • 2.2.5 Kế toán phải thu nội bộ (72)
      • 2.2.6 Kế toán nợ phải thu khác (72)
      • 2.2.7 Kế toán tạm ứng (72)
      • 2.2.8 Kế toán phải trả cho người bán (73)
      • 2.2.9 Kế toán thuế GTGT phải nộp Nhà nước (75)
      • 2.2.10 Kế toán phải trả người lao động (78)
      • 2.2.11 Kế toán phải trả nội bộ (81)
      • 2.2.12 Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác (81)
      • 2.2.13 Kế toán vay và nợ thuê tài chính (83)
  • CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (84)
    • 3.1. NHẬN XÉT (84)
      • 3.2.1. Nhận xét về cơ cấu bộ máy của Công ty (84)
      • 3.2.2. Nhận xét về Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty (85)
    • 3.2. Kiến nghị (86)
      • 3.2.1. Kiến nghị về cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty (86)
      • 3.2.2. Kiến nghị về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu phải trả tại Công ty (86)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính – kế toán, một trong những khoản mục quan trọng của một doanh nghiệp.. Nhận thấy được sự quan trọng

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI

Khảo sát thực tế kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI

So sánh kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán giữa lý thuyết và thực tế

Kiến nghị nhằm hoàn chỉnh về vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI.

Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập số liệu: Quan sát quy trình thực hiện, mô tả thực tế công việc kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI kê, xử lý số liệu cần thiết để phục vụ cho đề tài

 So sánh thực tế kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI với chế độ kế toán

 Phương pháp phỏng vấn: Tiếp xúc, học hỏi, tham khảo thông tin qua anh/chị bộ phận kế toán Công ty

 Phương pháp phân tích: Dựa trên số liệu có sẵn, phân tích ưu điểm, nhược điểm đưa ra nhận định của bản thân cũng như giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh

 Phương pháp hạch toán kế toán: Dựa vào chứng từ, tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.

Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu và kết luận thì nội dung khóa luận gồm có 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền và khoản thanh toán

 Chương 2: Giới thiệu về công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI – thực trạng kế toán vốn bằng tiền và khoản thanh toán tại công ty

 Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng Với tính lưu hoạt cao nhất – Tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí

1.1.1 Kế toán tiền mặt a) Khái niệm 1

Tiền mặt là một loại tài sản có thể chuyển thành một loại tài sản khác, tiền mặt có thể được dùng để mua vật tư hàng hóa hoặc để trả nợ đễ dàng hơn các loại tài sản khác b) Nguyên tắc kế toán 2

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ Chỉ phản ánh vào TK 111

“Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK

113 “Tiền đang chuyển”.Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm

- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm

1 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

2 Theo Điều 12 thông tư 200/2014/TT_BTC

- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

- Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành

- Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc: Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định c) Chứng từ sử dụng

Theo Phụ lục 04 Thông tư 200/2014/TT_BTC các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt: Phiếu thu; Phiếu chi; bảng kiểm kê vàng bạc, đá quý; bảng kiểm kê quỹ

Kế toán sử dụng Tài khoản 111 – Tiền mặt để phản ánh tình hình thu, chi, tồn

3 Theo Điều 12 thông tư 200/2014/TT_BTC quỹ tiền mặt Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

 Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 111 – Tiền mặt

Nợ TK 111 – “Tiền mặt” Có

SDĐK: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm đầu kỳ báo cáo

 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ;

 Số tiền mặt, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo

 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ xuất quỹ;

 Số tiền mặt, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ giảm tại thời điểm báo cáo

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm cuối kỳ báo cáo e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 4

Rút TGNH về nhập quỹ Gửi tiền mặt vào Ngân hàng

Bán, thu hồi các khoản Đầu tư bằng TM

Thu hồi nợ phải thu, các khoản ký quỹ, ký cược

Chi tạm ứng và chi phí phát sinh bằng TM

Các khoản đi vay bằng TM Thuế GTGT

Nhận vốn được cấp, nhận vốn góp bằng TM

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ, BĐSĐT

Doanh thu, thu nhập khác bằng TM

Thanh toán nợ phải trả bằng TM

TM thừa phát hiện qua kiểm kê

TM thiếu phát hiện qua kiểm kê

Sơ đồ 1.1 Kế toán tiền mặt

4 Điều 12 Thông tư 200/2014/TT_BTC

1.1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng a) Khái niệm 5

Tiền gửi Ngân hàng là tiền được gửi trong các tài khoản ngân hàng Trên thực tế nó chính là số liệu về khoản nợ của một ngân hàng đối với người gửi tiền b) Nguyên tắc kế toán 6

- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê

KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị thiếu chưa xử lý…

1.2.1 Kế toán phải thu của khách hàng a) Khái niệm 8

Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa nhà cung cấp và khách hàng dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch phát sinh trong giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mà khách hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp b) Nguyên tắc kế toán 9

Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá

12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán

Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán hàng hoặc trả lại số hàng đã giao c) Chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng, phiếu thu, phiếu chi…

8 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

9 Bộ Tài Chính (2014), Điều 17, Thông tư 200/2014/TT_BTC. d) Tài khoản sử dụng

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có

SDĐK: Số tiền còn phải thu của khách hàng

SDĐK: Số tiền nhận trước hoặc số đã thu của khách hàng

 Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, BĐSDT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính;

 Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

 Số tiền khách hàng đã trả nợ;

 Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;

 Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại;

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Số tiền còn phải thu của khách hàng e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 10

Doanh thu bán hàng Chiết khấu thanh toán cho khách hàng

Thuế GTGT CKTM, giảm giá hàng bán bị trả lại

Thu nhập do thanh lý Thuế GTGT bán TSCĐ

Các khoản chi hộ KH KH thanh toán trước hoặc ứng trước

Sơ đồ 1.3 Kế toán phải thu khách hàng

10 Bộ Tài Chính (2014), Điều 17, Thông tư 200/2014/TT_BTC

1.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ a) Khái niệm 11

Thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp khi được cung cấp các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được gọi là thuế GTGT được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào thực chất là một khoản nợ phải thu đối với cơ quan thuế Thuế GTGT được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp được hoàn thuế hoặc doanh nghiệp sẽ ghi nhận như một khoản còn phải thu để tiếp tục khấu trừ cho kỳ sau b) Nguyên tắc kế toán 12

Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133 Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của cửa hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT c) Chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng bao gồm: hóa đơn thuế GTGT, bảng kê kèm theo d) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2:

 Tài khản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

 Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

11 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

12 Bộ Tài Chính (2014), Điều 18, Thông tư 200/2014/TT_BTC.

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” Có

SDĐK: Số tiền còn được khấu trừ cho kỳ sau

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

 Thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu, giảm giá

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 13

Mua vật tư, HH, DV

Thuế GTGT đầu vào của

33312 HH mua, trả lại người bán

Thuế GTGT hàng NK được giảm giá phải nộp được khấu trừ Thuế GTGT được hoàn

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

Sơ đồ 1.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

13 Bộ Tài Chính (2014), Điều 17, Thông tư 200/2014/TT_BTC

1.2.3 Kế toán phải thu nội bộ a) Khái niệm 14

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp (đơn vị cấp trên) với đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp dưới) hoặc giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc với nhau Các đơn vị cấp dưới là đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán như chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy… b) Nguyên tắc kế toán 15

Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng tài khoản phải thu nội bộ Doanh nghiệp cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu nội bộ trong kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”, tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” với từng đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng tài khoản của từng đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc hoặc đơn vị nội bộ khác, đồng thời hạch toán bù trừ trên hai tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” (theo chi tiết từng đối tượng) Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời c) Chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu thanh toán nội bộ, giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05TT) d) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ, có 2 tài khoản cấp 2:

 Tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

 Tài khoản 1368 – Phải thu nội bộ khác

14 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

15 Bộ Tài Chính (2014), Điều 20, Thông tư 200/2014/TT_BTC

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 136 – Phải thu nội bộ

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ Có

SDĐK: Số tiền còn tồn phải thu đầu kỳ

 Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới;

 Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ khác;

 Các khoản phải thu nội bộ khác

 Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới;

 Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;

 Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ với cùng một đối tượng

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 16

1361-VKD ở các đơn vị trực thuộc

Giao vốn cho đơn vị trực Thu hồi vốn KD ở các thuộc bằng tiền đơn vị trực thuộc

152, 155, 156 211 giao vốn cho đơn vị trực thuộc bằng hàng tồn kho

Thu hồi VKD ở đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ

Cấp vốn cho đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ Giá trị hao mòn lũy kế

Giá trị hao mòn lũy kế

Sơ đồ 1.5 Kế toán phải thu nội bộ (vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc)

16 Bộ Tài Chính (2014), Điều 20, Thông tư 200/2014/TT_BTC.

111, 112 1368-Phải thu nội bộ khác 336

Phải thu về các khoản đã 111,112 chi hội, trả hộ Khi thu được Khi thanh toán tiền các khoản phải thu, nhận tiền cấp dưới về lãi KD các khoản phải trả

Phải thu về lãi hoạt động

SXKD, hoạt động khác của đơn vị cấp trên từ đơn vị cấp dưới

Khi nhận tiền, vật tư, tài sản của cấp trên hoặc DN nội bộ khác thanh toán về khoản phải thu

Trường hợp ghi nhận doanh thu đối với SP, HH chuyển giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Ghi nhận giá vốn khi đơn vị hạch toán phụ thuộc thông báo đã tiêu thụ SP, HH

Các khoản thuế phải nộp (nếu có)

Trường hợp không ghi nhận doanh thu đối với SP,HH chuyển giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Sơ đồ 1.6 Kế toán phải thu nội bộ khác

1.2.4 Kế toán nợ phải thu khác a) Khái niệm 17

Kế toán nợ phải thu để phản ánh các tài khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở tài khoản phải thu (TK 131,133,136,141) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này

17 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM b) Nguyên tắc kế toán 18

Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;

Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,… đã được xử lý bắt bồi thường;

Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận ủy thác xuất, nhập khẩu chi hộ cho bên giao ủy thác xuất, nhập khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế,…

Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tưu tài chính;

KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

1.3.1 Kế toán nợ phải trả người bán a) Khái niệm 22

Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp b) Nguyên tắc kế toán 23

Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xấy lắp hoàn thành, bàn giao

Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

22 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

23 Điểm 1, điều 51 Thông tư 200/2014/TT_BTC

Người nhận tạm ứng thanh toán

Số tạm ứng chi không hết

Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong đơn hàng c) Chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng bao gồm: Hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua bán,… d) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 331 – “Phải trả cho người bán” để hạch toán

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 331 – “Phải trả cho người bán” Có

SDĐK: Số tiền đã trả cho người bán đầu kỳ

SDĐK: Số tiền phải trả cho người bán đầu kỳ

 Số tiền đã trả cho người bán

 Số tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được tiền

 Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

 Số tiền phải trả cho người bán

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Số tiền đã ứng trước, số tiền đã trả cho người bán

SDCK: Số tiền còn phải trả cho người bán e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 24

Sơ đồ 1.9 Kế toán phải trả cho người bán

1.3.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước a) Khái niệm 25

Kế toán thuế GTGT phải nộp phản ánh các giao dịch liên quan đến khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ kế toán b) Nguyên tắc kế toán 26

- Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào

24 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT_BTC

25 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

26 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT_BTC

Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm

- Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn

- Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác

- Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp c) Chừng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng bao gồm: Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có,… d) Tài khoản sử dụng

 Tài khoản 333 – Thuế GTGT phải nộp nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

 Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp, có 2 tài khoản cấp 3:

 Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra

 Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

 Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

 Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

 Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

 Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên

 Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất

 Tài khoản 3338 – Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác

 Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 333 – Thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước

Nợ TK 333 – “Thuế GTGT phải nộp” Có

SDĐK: Thuế GTGT nộp thừa đầu kỳ SDĐK: Thuế GTGT phải nộp đầu kỳ

 Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp cho nhà nước

 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá

 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Số thuế GTGT phải nộp cuối kỳ e) Phương pháp hạch toán một số tài khoản chủ yếu 27

Sơ đồ 1.10 Kế toán thuế GTGT phải nộp

1.3.3 Kế toán phải trả người lao động a) Khái niệm 28

Khoản phải trả người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ người lao động về lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ b) Nguyên tắc kế toán 29

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động c) Chứng từ sử dụng

27 Điểm 3, điều 52 Thông tư 200/2014/TT_BTC

28 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

29 Điểm 1, điều 53 Thông tư 200/2014/TT_BTC

Chứng từ sử dụng gồm: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê các khoản trích, nộp theo lương, phiếu thu, phiếu chi d) Tài khoản sử dụng

Kết cấu nội dung phản ánh tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Nợ TK 334 – “Phải trả người lao động” Có

SDĐK: Phải trả NLĐ đầu kỳ

 Trả lương người lao động;

 Kết chuyển sang các khoản phải thu khác, phải trả khác;

 Lương phải trả người lao động;

 Các khoản trợ cấp, BHXH, BHYT…

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

SDCK: Phải trả NLĐ cuối kỳ e) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Sơ đồ 1.11 Kế toán phải trả người lao động

1.3.4 Kế toán phải trả nội bộ a) Khái niệm 30

Tài khoản phải trả nội bộ dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp (đơn vị cấp trên) với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (đơn vị cấp dưới) Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau b) Nguyên tắc kế toán 31

Các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” bao gồm khoản phải trả về vốn kinh doanh và các đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp, phải trả đơn vị hạch toán phụ thuộc khác Các khoản doanh nghiệp

30 “Kế toán tài chính 1”, Đại học Kinh Tế HCM

31 Bộ Tài Chính (2016), TT 133/TT-BTC, Điều 44. phải cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc Các khoản phải trả, phải nộp có thể là quan hệ nhận tài sản, vốn, thanh toán vãng lai, chi hộ trả hộ,…

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CÔNG TY

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DPI

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng Địa chỉ: 306/30 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế Bình Thạnh

Ngày hoạt động: 23/11/2010 Đại diện pháp luật: Nguyễn Thanh Tùng

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính: Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống camera quan sát (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở);

- Xây dựng nhà các loại;

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;

- Lắp đặt hệ thống điện;

Thuận lợi và khó khăn hiện tại của Công ty

- Thuận lợi: Hiện nay kinh tế đang phát triển nên thu nhập của người dân ngày càng tăng cao Lắp đặt hệ thống camera quan sát không còn là một tài sản xa xỉ mà đã trở thành thiết bị quen thuộc với nhiều người Với niềm tin sâu rằng thiết bị an ninh giám sát là một trong những sản phẩm công nghệ thông minh có vai trò đặc biệt trong cuộc sống công việc của con người trên thế giới và Việt Nam nói riêng Từ một doanh nghiệp non trẻ DPI đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng

- Khó khăn: Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tự gạch tên mình ra khỏi thị trường, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến mức tiêu thụ giảm sút đáng kể Ngoài ra công ty mới mở rộng thị trường hoạt động nên cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng còn hạn chế Lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu so với nhu cầu từ các công trình trong hoạt động xây dựng của công ty

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Công ty a) Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty

Nguồn: Phòng nhân sự công ty Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan nắm giữ quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, quyết định thay đổi điều lệ công ty, quyết đinh loại cổ phần, số cổ phần công ty, cơ quan quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty

Hội đồng quản trị: Định hướng chiến lược và phát triển của công ty, thẩm định và thông qua kế hoạch kinh doanh, ngân sách và báo cáo tài chính của công ty, quyết định về việc phát hành cổ phiếu, chia cổ tức và phân phối lợi nhuận, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty

Giám đốc, Tổng giám đốc: Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định; Thông báo cho công ty những vấn đề được yêu cầu; Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty ; Đưa ra các quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty ; Điều hành các bộ phận khác trong công ty

Ban kiểm soát: Ban giám sát có nhiệm vụ giám sát và đánh giá hoạt động của công ty để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, khi thực hiện công việc được giao của công ty Thực hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, tính nhất quán, hệ thống của hoạt động điều hành

Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là tìm kiếm và phát triển các cơ hội kinh doanh mới, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho công ty

Phòng sản xuất: Nhiệm vụ của phòng sản xuất là sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, quản lý quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động và môi trường

Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là thiết kế, phát triển và bảo trì các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống kỹ thuật của công ty

Phòng hành chính – nhân sự: Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự là quản lý và điều hành các hoạt đọng liên quan đến nhân sự và hành chính như tuyển dụng nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên và các thông tin liên quan đến bảo hiểm, phúc lợi, tiền lương…

Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng kế toán là quản lý tài chính và kế toán của công ty, lập báo cáo tài chính và thuế, đảm bảo tuân thủ các quy định về kế toán và thuế

2.1.3 Tình hình nhân sự của công ty

Vào năm 2023, cùng với sự thay đổi kinh tế một số vùng, kéo theo đó là việc nguồn nhân sự biến động, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2023 Đơn vị tính: người

Số TT Chỉ tiêu Số cán bộ CNV Tỷ trọng (%)

1 - Tổng số cán bộ CNV 96 100

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Nhân sự tại công ty ở thời điểm tháng 11 năm 2023 là 96 người, trong đó tỷ trọng của những người có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chiếm 87,5% trong tổng số nhân viên toàn công ty, và nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, nam chiếm tỷ lệ 66.67%

2.1.4 Tổng quan tài chính công ty

Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh và thực trạng kinh tế suy thoái, tổng quan tài chính của công ty có một số biến động qua các năm 2020-2022

Bảng 2.2: Phân tính kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2020-2022

Biểu đồ: 2.1 Biến động của kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2020-2022

Nhận xét: Theo bảng phân tích ta thấy:

Lợi nhuận sau thuế của năm 2021 giảm mạnh so với năm 2020 4.357.435đ tương đương với 69%, năm 2022 so với năm 2020 giảm 1.019.817đ tương đương với 16% Tuy nhiên năm 2022 so với năm 2021 lại tăng mạnh 3.337.618đ Điều này cho thấy tự tác động rõ rệt của dịch COVID 19 và sự suy thoái của nền kinh tế Doanh thu bán hàng đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả bán hàng của công ty, tuy nhiên chỉ tiêu này giảm đều qua các năm Năm 2021 giảm 1.015.430.490 đ so với năm 2020 tương đương với 33%, năm 2022 giảm 1.699.101.426 đ so với năm

2020 tương đương với 56% Năm 2022 giảm 683.670.936 đ so với năm 2021 Các khoản giảm trừ doanh thu: Đây là chỉ tiêu làm giảm doanh thu của Công ty Ta thấy trong 3 năm không phát sinh các khoản này Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm Cùng với sự biến động của doanh thu thì chi phí của doanh nghiệp cũng giản dần qua các nă Giá vốn hàng bán năm 2021 giảm so với năm 2020 749.803.760 đ, năm 2022 giảm so với năm 2020 1.514.057.276 đ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 giảm 264.358.482 đ so năm 2020 tương đương với giảm 56%

2.1.5 Giới thiệu bộ phận tài chính, bộ phận kết toán

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng nhân sự công ty

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN

a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT

Người nộp tiền Kế toán bán hàng Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc

Sơ đồ 2.4 Luân chuyển Phiếu thu

Người đề nghị thanh toán

Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ

Sơ đồ 2.5 Luân chuyển Phiếu chi b) Tài khoản sử dụng Đề nghị nộp tiền

Nhận phiếu thu, thu tiền

Nộp tiền và ký xác nhận

Lưu Đề nghị thanh toán tiền

Duyệt và ký phiếu chi

Nhận phiếu chi, chi tiền

Ký xác nhận và nhận tiền

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản

1111 Tiền Việt Nam c) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Một số nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt

Nghiệp vụ 1: Ngày 07/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 7003 (Phụ lục 1a) mua

Camera quan sát của Công ty Cổ Phần TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Lê Hoàng Số tiền 4.095.080 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 020 thanh toán hóa đơn

7003 (Phụ lục 1b) Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nghiệp vụ 2: Ngày 07/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 801 (Phụ lục 2a), mua dây cáp của Công ty TNHH Phân Phối Công Nghệ Đất Việt Số tiền 3.025.000 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 032 thanh toán hóa đơn 801 (Phụ lục 2b)

Kế toán ghi nhận bút tán như sau:

Nghiệp vụ 3: Ngày 18/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 1527 (Phụ lục 3a), mua bộ chuyển đổi quang điện của Chi nhánh công ty Cổ Phần Công Nghệ Tin Học Anh Ngọc Số tiền 2.100.001 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 045 thanh toán háo đơn 1527 (Phụ lục 3b) Kế toán ghi nhận bút tán như sau:

Nghiệp vụ 3: Ngày 20/04/2023, căn cứ vào Phiếu chi 048 chi tiền tạm ứng công tác phí cho nhân viên Nguyễn Văn An – Bộ phận bán hàng (Phụ lục 4) Số tiền

4.000.000 VNĐ Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

 Một số nghiệp vụ liên quan đến thu tiền mặt

Nghiệp vụ 1: Ngày 11/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 14 (Phụ lục 5a) Bán hàng cho công ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành Số tiền 16.159.000 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Thu 017 (Phụ lục 5b) thu tiền từ công ty Phước Thành theo hóa đơn số 14 Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nghiệp vụ 2: Ngày 11/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 15 (Phụ lục 6a), Cung cấp thiết bị, vật tư và thi công lắp đặt hệ thống mạng cho Công ty ANABUKI NL HOUSING SERVICE VIỆT NAM Số tiền 14.964.180 VND, thuế GTGT 10%.Kế toán lập Phiếu Thu 018 (Phụ lục 6b) thu tiền từ công ty ANABUKI NL HOUSING SERVICE VIỆT NAM theo hóa đơn số 15 Kế toán ghi nhận bút toán như sau::

Nghiệp vụ 3: Ngày 28/04/2023, Nhân viên Nguyễn Văn An thanh toán tiền tạm ứng theo phiếu chi 048 ngày 20/04/2023 Kế toán lập phiếu thu số 037 (Phụ lục 7)

Số tiền 4.000.000 VNĐ Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Có TK 141: 4.000.000 d) Sổ sách và báo cáo kế toán

 Sổ Cái tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam

2.2.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Giấy báo Có, giấy báo Nợ, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác có liên quan

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ Kế toán tiền gửi Ngân hàng

Người đề nghị Ngân hàng Kế toán bán hàng

Kế toán trưởng/ Giám đốc Đề nghị nộp tiền

Nhận tiền và lập giấy báo có

Nhận giấy báo có và lập chứng từ thu

Kiểm tra và ký duyệt

Sơ đồ 2.6 Luân chuyển chứng từ thu tiền gửi Ngân hàng

Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán công nợ Ngân hàng

Sơ đồ 2.7 Luân chuyển chứng từ chi tiền gửi Ngân hàng b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tài khoản cấp 3 Tên tài khoản

Duyệt và ký ủy nhiệm chi

Tiếp nhận ủy nhiệm chi

Thực hiện lệnh chi c) số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Một số nghiệp vụ liên quan đến tăng tiền gửi Ngân hàng

Nghiệp vụ 1: Ngày 15/04/2023, căn cứ Giấy báo Có của ngân hàng ACB (Phụ lục 8), thu tiền tạm ứng hợp đồng từ công ty Xây lắp điện số 5 Số tiền 87.701.180 VND Kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 2: Ngày 20/04/2023, căn cứ Giấy báo Có của ngân hàng ABC (Phụ lục 9), nộp tiền mặt vào tài khoảng ngân hàng của công ty số tiền 66.500.000 VND

Kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 3: Ngày 25/04/2023, căn cứ Giấy báo Có của ngân hàng ACB (Phụ lục 10) Nhận tiền lãi từ ngân hàng ACB số tiền 682 VND công ty cho nhận vốn Kế toán ghi nhận bút toán:

 Một số nghiệp vụ liên quan đến giảm tiền gửi Ngân hàng

Nghiệp vụ 1: Ngày 05/04/2023, căn cứ Ủy nhiệm chi của ngân hàng ACB (Phụ lục 11a) Công thanh toán chi phí nhân công cho công ty Phát Triển Thương Mại Dịch Vụ Diễm Trinh theo hóa đơn số 837 (Phụ lục 11b), số tiền 154.000.000 VND

Kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 2: Ngày 18/04/2023, căn cứ Giấy báo Nợ của ngân hàng ACB (Phụ lục 12) Công ty rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, số tiền 243.000.000 VND

Kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 3: Ngày 25/04/2023, căn cứ Giấy báo Nợ của ngân hàng ACB (Phụ lục 13) Công ty TNHH MTV Ô Tô Hoài Xuân thanh toán phí dịch vụ SMS tháng 04/2023 Số tiền 55.000 VND Kế toán ghi nhận bút toán:

Có TK 112: 55.000 d) Sổ sách và báo cáo

 Sổ Cái tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân Hàng

2.2.3 Kế toán phải thu của khách hàng a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ Kế toán nợ phải thu khách hàng

Thủ kho Kế toán bán hàng

Giám đốc/Kế toán trưởng

Sơ đồ 2.8 Luân chuyển chứng từ Kế toán phải thu khách hàng

Nhận đơn hàng Ký duyệt

Lập phiếu đề nghị xuất kho

Nhận hàng và chứng từ

Làm thủ tục thanh toán

Ghi sổ theo dõi công nợ

Thu bằng chuyển khoản Ký duyệt Chưa thanh toán

Thanh toán b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tên tài khoản

131 Phải thu khách hàng c) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

Nghiệp vụ 1: Ngày 05/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 17 (Phụ lục 14) cung cấp dịch vụ bảo trì camera tháp 1 tháng 4/2023 cho Công Ty TNHH Keppel Land Watco -II Số tiền 9.900.000 VND Thuế GTGT 10% Khách hàng chưa thanh toán kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 2: Ngày 05/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 18 (Phụ lục 15) cung cấp dịch vụ bảo trì camera tháp 2 tháng 4/2023 cho Công Ty TNHH Keppel Land Watco -II Số tiền 15.400.000 VND Thuế GTGT 10% Khách hàng chưa thanh toán kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 3: Ngày 23/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 20 (Phụ lục 16) bán hàng cho Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Ben Group Số tiền 3.795.000 VND Thuế GTGT 10% Khách hàng chưa thanh toán kế toán ghi nhận bút toán:

Nghiệp vụ 4: Ngày 24/05/2023 căn cứ vào hóa đơn phiếu thu 50 (Phụ lục 17) và hóa đơn GTGT số 20 (Phụ lục 16) thu tiền bán hàng cho Công Ty Cổ Phần Dịch

Vụ Ben Group Số tiền 3.795.000 VND Thuế GTGT 10% Kế toán ghi nhận bút toán:

Có TK 111: 3.795.000 d) Sổ sách và báo cáo kế toán

 Sổ Cái tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

2.2.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu chi

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Nhà cung cấp Kế toán công nợ

Giám đốc/ Kế toán trưởng Thủ quỹ

Sơ đồ 2.9 Luân chuyển chứng từ Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Kế toán trưởng kiểm tra, ký

Nhận hóa đơn GTGT bản gốc

TH1: Chi TM b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản

133 Thuế GTGT được khấu trừ

1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ c) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ 1: Ngày 07/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 7003 (Phụ lục 1a) mua

Camera quan sát của Công ty Cổ Phần TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Lê Hoàng Số tiền 4.095.080 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 020 thanh toán hóa đơn

7003 (Phụ lục 1b) Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nghiệp vụ 2: Ngày 07/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 801 (Phụ lục 2a), mua dây cáp của Công ty TNHH Phân Phối Công Nghệ Đất Việt Số tiền 3.025.000 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 032 thanh toán hóa đơn 801 (Phụ lục 2b)

Kế toán ghi nhận bút tán như sau:

Nghiệp vụ 3: Ngày 18/04/2023, căn cứ vào hóa đơn số 1527 (Phụ lục 3a), mua bộ chuyển đổi quang điện của Chi nhánh công ty Cổ Phần Công Nghệ Tin Học Anh Ngọc Số tiền 2.100.001 VND, thuế GTGT 10% Kế toán lập Phiếu Chi 045 thanh toán háo đơn 1527 (Phụ lục 3b) Kế toán ghi nhận bút tán như sau:

Có TK 111: 2.100.001 d) Sổ sách và báo cáo

 Sổ cái tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

2.2.5 Kế toán phải thu nội bộ

Năm 2023, tại công ty Cổ phần phát triển công nghệ DPI không phát sinh các nghiệp vụ kế toán phải thu nội bộ

2.2.6 Kế toán nợ phải thu khác

Năm 2023, tại công ty Cổ phần phát triển công nghệ DPI không phát sinh các nghiệp vụ kế toán nợ phải thu khác

Năm 2023, tại công ty Cổ phần phát triển công nghệ DPI không phát sinh các nghiệp vụ kế toán tạm ứng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DPI Địa chỉ: 306/30 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Số hiệu tài khoản: 1331 Tên tài khoản: Thuế GTGT được khấu trừ hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính: VNĐ

Số phát sinh trong tháng

07/04/2023 7001 07/04/2023 Thuế VAT được khấu trừ theo hđ 7001 111 372,280

07/04/2023 801 07/04/2023 Thuế VAT được khấu trừ theo hđ 801 111 275,000

18/04/2023 1527 18/04/2023 Thuế VAT đẩu ra theo hóa đơn 1527 111 190,909

30/06/2023 KC.01 30/06/2023 Kết chuyển TK 3331 sang TK 1331 3,331 3,795,000

Cộng số phát sinh tháng 838,189 3,795,000

Cộng luỹ kế từ đầu quý

Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

2.2.8 Kế toán phải trả cho người bán a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn, phiếu chi, biên lai thu tiền

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán nợ phải trả cho người bán

Kế toán bán hàng Kế toán kho Kế toán công nợ

Giám đốc/ Kế toán trưởng

Sơ đồ 2.10 Luân chuyển chứng từ Kế toán nợ phải trả cho người bán

Xác nhận đơn mua hàng

Làm thủ tục thanh toán

Nhập kho và lập phiếu nhập kho

Thu bằng chuyển khoản b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tên tài khoản

331 Phải trả cho người bán c) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ 1: Ngày 03/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 8610 (Phụ lục

18) Mua hàng từ công ty Lê Hoàng số tiền 6.751.601 VNĐ, bao gồm thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nghiệp vụ 2: Ngày 17/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 4 (Phụ lục 19)

Mua bàn ghế phân bổ luôn cho bộ phận quản lý doanh nghiệp từ công ty Tín Nghĩa số tiền 18.673.600 VNĐ, bao gồn thuế GTGT 10% Chưa thanh toán cho người bán

Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Kế toán lập UNC thanh toán hóa đơn số 4 cho công ty Tín Nghĩa Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nghiệp vụ 3: Ngày 29/05/2023 căn cứ vào hóa đơn GTGT số 93 (Phụ lục 20)

Mua tủ đựng hồ sơ phân bổ luôn cho bộ phận quản lý doanh nghiệp từ công ty Tín Nghĩa số tiền 15.697.000 VND, bao gồm thuế GTGT 10% Chưa thanh toán cho người bán Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Sổ sách và báo cáo

 Sổ Cái tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

2.2.9 Kế toán thuế GTGT phải nộp Nhà nước a) Chứng từ và luân chuyển chứng từ

Chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DPI Địa chỉ: 306/30 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Số hiệu tài khoản: 331 Tên tài khoản: Phải trả cho người bán Đơn vị tính: VNĐ

Số phát sinh trong tháng

03/05/2023 8610 03/05/2023 Mua hàng từ công ty Lê Hoàng theo hđ 8610 156 6,137,819 03/05/2023 8610 03/05/2023 Thuế VAT được khấu trừ theo hđ 8610 1331 613,782

17/05/2023 4 17/05/2023 Mua hàng từ công ty Tín Nghĩa theo hđ 4 642 16,976,000 17/05/2023 4 17/05/2023 Thuế VAT đẩu ra theo hóa đơn 4 1331 1,697,600

17/05/2023 UNC 17/05/2023 Thanh toán hđ 4 cho công ty Tín Nghĩa 112 18,673,600

Cộng số phát sinh tháng 18,673,600 25,425,201

Số dư cuối tháng Cộng luỹ kế từ đầu quý

Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán thuế GTGT phải nộp

Ngân hàng Kế toán công nợ Kế toán trưởng Giám đốc

Sơ đồ 2.11 Luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản

Lập giấy nộp tiền vào NSNN

Nộp giấy nộp tiền, nộp tiền thuế

Thực hiện lệnh chi c) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

NHẬN XÉT

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường, cùng với sự giúp đỡ của thầy Th.S Huỳnh Văn Thạch và các anh chị phòng kế toán công ty Tại đây em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế, có được cái nhìn tương đối sát thực với tình hình hạch toán kế toán tại đơn vị đứng trên quan điểm của mình, em xin có một số nhận xét như sau:

3.2.1 Nhận xét về cơ cấu bộ máy của Công ty a) Ưu điểm

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được tổ chức hợp lý và hoạt động có khoa học, mọi công việc đều được thực hiện theo tuần tự và giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới Giám đốc luôn theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của công ty, kịp thời giải quyết công việc phát sinh trong công ty Đồng thời luôn quan tâm, hỏi thăm đến đời sống của nhân viên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên hoàn thành tốt công việc và tạo ra môi trường làm việc để họ phát huy hết thế mạnh của mình

Chứng năng của các phòng ban của công ty phân chia trách nhiệm rõ ràng và có hệ thống, được phân quyền và liên kết chặt chẽ theo thứ tự khi thực hiện công việc Việc phân chia công việc rõ ràng cho từng chức vụ, như vậy sẽ đẩy nhanh tiến độ công việc và nâng cao trách nhiệm của mỗi người, nhưng các phòng ban vẫn có tác động qua lại với nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện công việc được giao một cách hiệu quả nhất

Hệ thống sổ kế toán áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chung” ưu điểm mẫu sổ đơn giản, thuận tiện, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, việc ghi chép phản anh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đặc biệt là hệ thống sổ chi tiết được lập dựa trên cơ sở là các nhu cầu về quản lý của Công ty đảm bảo quan hệ đối chiếu với sổ Tổng hợp, cung cấp thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo Công ty

Phòng kế toán có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế, hoàn thành tốt công việc được giao, hạn chế tồn đọng công việc ở mức tối đa b) Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mang tính tích cực trong công tác kế toán nêu trên thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau:

Về phần mềm kế toán sử dụng: Công ty sử dụng phần mềm SmartPro để tạo lập biễu mẫu, hạch toán và lưu trữ dữ liệu Tuy nhiên phần mềm tương đối khó sử dụng, không có hệ thống tính lương tự động và khi nhập số liệu vào phần mềm, phần mềm tự động làm tròn số nên không khớp với hóa đơn, kế toán phải mất thời gian sửa lại hoặc dẫn đến sai lệch nếu không phát hiện kịp thời

Kế toán tại Công ty kiêm nhiệm quá nhiều công việc, Kế toán trưởng đảm nhiệm công việc của kế toán tổng hợp điều này vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, khiến cho khối lượng công việc nhiều và áp lực cao

3.2.2 Nhận xét về Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty a) Ưu điểm

Hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách và chứng từ kế toán hiện nay công ty áp dụng theo Thông tư 200, phù hợp với từng đặc điểm của công ty nên dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu và tổng hợp số liệu

Các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc luân chuyển chứng từ tương đối tốt b) Nhược điểm

Về cơ bản tổ chức công tác quản lý Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán đã tuân thủ theo đúng chế độ hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể cũng như đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nói chung Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau Doanh nghiệp chưa đưa ra mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể, cũng như kế hoạch thanh toán công nợ thống nhất nên dẫn đến số tiền mặt tồn tại quỹ không ổn định Công ty chưa có hình thức giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi khách hàng thanh toán trước hạn Điều này là một hạn chế của công ty.

Kiến nghị

Qua thời gian thực tập tại tại công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ DPI, tuy thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại công ty tác giả còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong tìm hiểu công tác kế toán Công ty Căn cứ vào những tồn tại hiện nay của Công ty, tác giả xin nêu lên suy nghĩ chủ quan của mình, đề xuất đóng góp một vài ý kiến mong muốn góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán tại công ty

3.2.1 Kiến nghị về cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty

Công ty cần trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán., đồng thời phải tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên về chương trình kế toán để dễ dàng quản lý chính xác con số

Công ty nên tuyển thêm nhân lực, cụ thể là tuyển thêm kế toán tổng hợp và kế toán tiền lương

Công ty nên phân chia giữa người phụ trách thu chi tiền mặt và người phụ trách lập phiếu và lưu trữ chứng từ

3.2.2 Kiến nghị về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu phải trả tại Công ty

Hạn chế thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt và chuyển qua thanh toán bằng Ngân hàng

Công ty chỉ nên duy trì tiền mặt ở mức độ vừa phải, đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của công ty

Công ty nên áp dụng chiết khấu đối với khách hàng thanh toán trước hạn Hạn chế đi vay nợ để giảm áp lực trả nợ lãi.

Ngày đăng: 26/10/2024, 14:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Kế toán tiền mặt. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.1 Kế toán tiền mặt (Trang 17)
Sơ đồ 1.7  Kế toán phải thu khác. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.7 Kế toán phải thu khác (Trang 29)
Sơ đồ 1.9 Kế toán phải trả cho người bán. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.9 Kế toán phải trả cho người bán (Trang 33)
Sơ đồ 1.10 Kế toán thuế GTGT phải nộp. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.10 Kế toán thuế GTGT phải nộp (Trang 36)
Sơ đồ 1.11 Kế toán phải trả người lao động. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.11 Kế toán phải trả người lao động (Trang 38)
Sơ đồ 1.11 Kế toán phải trả nội bộ. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.11 Kế toán phải trả nội bộ (Trang 40)
Sơ đồ 1.12 Kế toán phải trả, phải nộp khác. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 1.12 Kế toán phải trả, phải nộp khác (Trang 43)
Sơ đồ 2.3:  Hình thức kế toán Nhật ký chung - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung (Trang 54)
Sơ đồ 2.4 Luân chuyển Phiếu thu. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.4 Luân chuyển Phiếu thu (Trang 60)
Sơ đồ 2.6 Luân chuyển chứng từ thu tiền gửi Ngân hàng - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.6 Luân chuyển chứng từ thu tiền gửi Ngân hàng (Trang 64)
Sơ đồ 2.8 Luân chuyển chứng từ Kế toán phải thu khách hàng. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.8 Luân chuyển chứng từ Kế toán phải thu khách hàng (Trang 67)
Sơ đồ 2.9. Luân chuyển chứng từ Kế toán thuế GTGT được khấu trừ. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.9. Luân chuyển chứng từ Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (Trang 70)
Sơ đồ 2.11 Luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.11 Luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT (Trang 76)
Sơ đồ 2.12 Luân chuyển chứng từ phải trả người lao động. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Sơ đồ 2.12 Luân chuyển chứng từ phải trả người lao động (Trang 79)
Hình 2.2 Trích sổ Cái tài khoản 338 – BHXH. - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần phát triển công nghệ dpi
Hình 2.2 Trích sổ Cái tài khoản 338 – BHXH (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w