Huỳnh Văn Thạch đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình cho em trong suốt quá trình làm nội dụng bài khóa luận tốt nghiệp “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu của công ty TNHH Môi trư
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán tiền mặt
Kế toán tiền mặt là việc ghi nhận chính xác các giao dịch tiền mặt như thu chi tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ Phân loại và kiểm soát các khoản tiền khác nhau, đối chiếu và rà soát các số liệu tiền mặt với các chứng từ liên quan Nhằm mục đích quản lý dòng tiền một cách minh bạch, chính xác và tuân thủ các quy định của kế toán và thuế.
Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng.
1.1.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Các giao dịch tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ
- Tiền mặt, ngoại tệ và vàng tiền tệ khi kiểm kê phát hiện bị thừa
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái so với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáọ
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ xuất quỹ.
- Tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ khi kiểm kê phát hiện bị thiếu hụt.
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái so với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
Tài khoản 111 - Tiền mặt, gồm có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ
1.1.4 Phương pháp hạch toán kế toán
Thường phương pháp hạch toán của tài khoản 111 – Tiền mặt thường tuân theo nguyên tắc ghi nợ - có và nguyên tắc ghi nhân tăng – giảm.
1.1.4.1 Khi bán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thu tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu:
- Với đối tượng đã chịu các loại thuế thu nhập, thuế GTGT, … thì phản ánh doanh thu theo giá bán chưa bao gồm thuế, các loại thuế này được tách riêng theo từng loại, ghi:
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cug cấp dịch vụ (Chưa bao gồm thuế)
Có TK 333 - Thuế và khoản phải nộp Nhà nước
- Với trường hợp không tách được liền các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm thuế, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.1.4.2 Khi nhận được tiền Ngân sách nhà nước thanh toán tiền trợ cấp bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.1.4.3 Khi phát sinh các khoản thu nhập, các khoản thu về hoạt động tài
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
1.1.4.4 Rút tiền từ tài khoản ngân hàng nhập vào quỹ tiền mặt, vay ngắn hạn hoặc dài hạn bằng tiền mặt, ghi:
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
1.1.4.5 Thu hồi các khoản vay, nợ phải thu bằng tiền mặt Nhận ký quỹ của doanh nghiệp khác, ghi:
1.1.4.6 Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận sự chênh lệch của số tiền thu được và giá vốn của khoản đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
1.1.4.7 Khi nhận vốn góp của CSH bằng tiền mặt, ghi:
Có TK 411 - Vốn đầu tư của CSH
Có TK 388 - Phải trả, phải nộp khác
1.1.4.9 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, ký gửi, ký cược, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược
1.1.4.10 Mua chứng khoán, cho vay, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh bằng tiền mặt, ghi:
1.1.4.11 Mua hàng tồn kho, TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB bằng tiền mặt, ghi:
- Nếu được khấu trừ thuế GTGT
Nợ TK 152, 153, 157, 213, 241, 211,151 (không bao gồm thuế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế
1.1.4.12 Mua NVL bằng tiền mặt sử dụng vào sản xuất, kinh doanh
- Nếu được khấu trừ thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ ghi nhận chi phí bao gồm cả thuế 1.1.4.13 Thanh toán các khoản vay, nợ phải trả bằng tiền mặt, ghi:
1.1.4.14 Xuất tiền mặt sử dụng cho các HĐTC, hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
1.1.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.1 Hạch toán tiền mặt tại quỹ
Kế toán tiền gửi Ngân hàng
Kế toán tiền gửi ngân hàng là việc ghi nhận, kiểm soát, phân loại và báo cáo các giao dịch liên quan đến tiền gửi vào tài khoản ngân hàng Đảm bảo chính xác các giao dịch và theo dõi sự thay đổi của số dư trong tài khoản ngân hàng.
Biên lai gửi tiền, phiếu gửi tiền, sao kê tài khoản ngân hàng, báo cáo lãi suất tiền gửi, phiếu rút tiền, ủy nhiệm chi.
1.2.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ được gửi vào tài khoản ngân hàng
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái so với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáọ (Tỉ giá tăng)
- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ rút ra từ tài khoản ngân hàng
Chênh lệch tỉ giá hối đoái so với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáọ (Tỉ giá giảm)
- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, gồm có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam
1.2.4 Phương pháp hạch toán kế toán
1.2.4.1 Khi bán các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa bằng tiền gửi ngân hàng
- Đối với các sản phẩm, hàng hóa, dich vụ thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, …kế toán phản ánh doanh thu chưa bao gồm thuế, các khoản thuế được tách riêng theo từng loại, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Đối với các trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu đã bao gồm thuế phải nộp:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.2.4.2 Khi nhận được tiền Ngân sách nhà nước thanh toán tiền trợ cấp bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.2.4.3 Khi phát sinh các khoản thu nhập, các khoản thu về hoạt động tài chính bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
1.2.4.4 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 313 - Phải thu của khách hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
1.2.4.6 Thu hồi các khoản nợ, vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng. Nhận ký quỹ, ký cược của các công ty khác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.2.4.7 Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận sự chênh lệch của số tiền thu được và giá vốn của khoản đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
1.2.4.8 Khi nhận vốn góp của CSH bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411 - Vốn đầu tư của CSH
1.2.4.9 Khi nhận được tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác để trang trải cho các hoạt động chung bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 388 - Phải trả, phải nộp khác
1.2.4.10 Rút tiền từ tài khoản ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi ngân hàng đi ký quỹ, ký cược:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.2.4.11 Mua chứng khoán, cho vay, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.2.4.12 Mua hàng tồn kho, TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
- Nếu được khấu trừ thuế GTGT
Nợ TK 152, 153, 157, 213, 241, 211, 151 (không bao gồm thuế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế
1.2.4.13 Mua NVL bằng tiền gửi ngân hàng sử dụng vào sản xuất, kinh doanh
- Nếu được khấu trừ thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ ghi nhận chi phí bao gồm cả thuế
1.2.4.14 Thanh toán các khoản vay, nợ phải trả bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.2.4.15 Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.2.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
Kế toán tiền đang chuyển (TK 113)
Là các khoản tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, hay đã làm các thủ tục chuyển tiền trả tiền cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo có hay bản sao kê của ngân hàng.
Phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển khoản
1.3.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Các khoản tiền mặt hoặc bằng séc tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào tài khoản ngân hàng hoặc gửi cho bưu điển để chuyển vào ngân hàng nhưng chưa có giấy báo có hoặc chưa nhận được
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo là tiền đang chuyển
- Các khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản liên quan khác
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái với số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo là tiền đang chuyển
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam
1.3.4.1 Thu tiền bán hàng, thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được hoặc chưa có giấy báo có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
1.3.4.2 Nộp tiền mặt vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
1.3.4.3 Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo có, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
1.3.4.5 Khách hàng trả tiền bằng séc, doanh nghiệp nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
1.3.4.6 Nhận được giấy báo có các khoản tiền đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
1.3.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tiền đang chuyển
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
Kế toán các khoản phải thu của khách hàng (TK 131)
Là các khoản nợ phải thu của khách hàng khi doanh nghiệp đã cung cấp
Hóa đơn, biên lai thu tiền, báo cáo công nợ khách hàng, sổ cái khách hàng.
1.4.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Số tiền phải thu của khách hàng khi bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu tư, …
- Số tiền thừa cần trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản thu bằng ngoại tệ
- Số tiền đã thu nợ của khách hàng
- Số tiền khách hàng trả trước
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi giao hàng và khách hàng khiếu nại
- Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản thu bằng ngoại tệ
1.4.4 Phương pháp hạch toán kế toán
1.4.4.1 Khi bán hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ chưa thu tiền
- Đối với các sản phẩm, hàng hóa, dich vụ thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, …kế toán phản ánh doanh thu chưa bao gồm thuế, các khoản thuế được tách riêng theo từng loại, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Đối với các trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.4.4.2 Hàng bán bị khách hàng trả lại
Nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
1.4.4.3 Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
- Trường hợp ghi số tiền chiết khấu, giảm giá ngay trên hóa đơn , kế toán phản ánh doanh thu theo số tiền đã trừ giá giảm, chiết khấu và không phản ánh số tiền đã giảm
- Trường hợp hóa đơn chưa ghi số tiền chiết khấu, giảm giá do khách hàng chưa đủ điều kiện được hưởng Nếu sau thời điểm ghi nhận doanh thu, khách hàng đã đủ điều kiện nhận được chiết khấu, giảm giá đó thì phải ghi nhận riêng khoản tiền được chiết khẩu, giảm giá:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
1.4.4.4 Số tiền chiết khấu thanh toán phải trả cho khách hàng do khách hàng trả tiền trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
1.4.4.6 Các khoản phải thu của với nhà thầu với khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng
- Trường hợp hợp đồng được thanh toán theo tiến độ kế hoạch:
Khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính một cách đang tin cậy, căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu và phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu xác định, ghi:
Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khi căn cứ vào hóa đơn theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền người mua trả theo tiến độ kế hoạch trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp hợp đồng thanh toán theo khối lượng thực hiện , kết quả thực hiện hợp đồng được xác định là đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn dựa trên phần công việc đã hoàn thành và được xác nhận bởi khách hàng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt chỉ tiêu đã đề ra trong hợp đồng hoặc các khoản bồi thường từ khách hàng hay các bên liên quan để bù vào các chi phí không nmafw trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
1.4.4.7 Khi khách hàng thanh toán bằng hàng hóa, căn cứ vào giá trị vật tự, hàng hóa để nhận trao đổi hoặc trừ vào số nợ phải trả của khách hàng, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
1.4.4.8 Khi phát sinh những khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng cáo không thể thu nợ được thì phải được xử lý xóa nợ căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
1.4.4.9 Khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận được ủy thác xuất nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
1.4.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.4 Hạch toán các khoản phải thu của khách hàng
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
Kế toán các khoản phải thu nội bộ (TK 136)
Là quá trình ghi nhận và xử lý các khoản tiền mà doanh nghiệp hay tổ chức đang đợi thu từ các bên nội bộ, liên quan như công ty liên doanh liên kết, công ty con hoặc các đơn vị khác trong các tổ chức đó.
Báo cáo công nợ nội bộ, phiếu xác nhận ứng trước, phiếu xin ứng trước
1.5.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Số vốn kinh doanh đã được bàn giao cho các đơn vị cấp dưới
- Kinh phí ban quản lý dự án nhận được từ chủ đầu tư và các khoản được ghi tăng số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án
- Các khoản tiền đã chi trả hộ các doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ
- Các khoản tiền mà các đơn vị cấp dưới phải thu về và cấp trên phải giao xuống
- Các khoản tiền phải thu về hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ
- Các khoản tiền phải thu nội bộ khác
- Thu hồi lại vốn, quỹ ở các đơn vị cấp dưới
- Quyết toán những khoản kinh phí đã cấp và đã sử dụng với các đơn vị cấp dưới
- Giá trị tài sản cố định hoàn thành chuyển lên từ ban quản lý dự án, các khoản được ghi giảm số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án
- Các khoản tiền thu đã thu về trong nội bộ
- Bù trừ các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng
Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ, có 4 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1363 - Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa
- Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác
1.5.4 Phương pháp hạch toán kế toán
1.5.4.1 Khi các đơn vih cấp dưới không có tư cách pháp nhân để hạch toán phụ thuộc
- Khi chi trả hộ các doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi được cấp về số quỹ khen thưởng, phúc lợi căn cứ vào thông báo của doanh nghiệp cấp trên, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
- Khi bán các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp, các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Khi nhận được tiền, vật tư hoặc tài sản của các đơn vị nội bộ thanh toán về khoản phải thu, ghi:
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
1.5.4.2 Hạch toán ở các doanh nghiệp cấp trên
- Trường hợp các doanh nghiệp cấp dưới không có tư cách pháp nhân để hạch toán phụ thuộc nhận được vốn kinh doanh do các doanh nghiệp cấp trên giao cho, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi giao bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
- Trường hợp ngân hàng nhà nước trược tiếp giao vốn kinh doanh cho các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp cấp trên ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 411 - Vốn đầu tư của CSH
- Khi cấp dưới nhận được kinh phí sự nghiệp, dự án do doanh nghiệp cấp trên cấp, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi các donah nghiệp cấp trên nhận được khoản hoàn lại vốn kinh doanh từ các đơn vi không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi:
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
- Số vốn kinh doanh các đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp vào ngân sách nhà nước theo ủy quyền của cấp trên căn cứ vào báo cáo của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:
Nợ TK 411 - Vốn đầu tư CSH
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
1.5.4.3 Kế toán tại chủ dầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư
- Khi chủ đầu tư quyết định giao vốn đầu tư bằng tiền, vật tư hoặc tài sản cố định cho ban quản lý dự án đầu tư
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211- TSCĐ hữu hình
- Tiền lãi gửi ngân hàng do chưa sử dụng vốn đầu tư của ban quảng lý dự án đầu tư chuyển lên cho CĐT, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp chủ dầu tư kết chuyển chi phí đi vay đã đủ điều kiện được vốn hóa vào giá trị của công trình cho ban quản lý dự án đầu tư tính vào chi phí xây dưng, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi nhận được các khoản doanh thu, thu nhập khác, doanh thu HĐTC do ban quản lý dự án đầu từ nộp lên:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi chủ đầu tư nhận được tiền thuế GTGT đầu vào của ban quản lý dự án đầu tư khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, dịch vụ để thực hiện dự án đầu tư, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
- Khi nhận được giá vốn cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính, do ban quản lý dự án đầu tư chuyển lên, ghi:
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
- Trường hợp hoàn thành bàn giao công trình, dự án đã được quyết toán và ghi nhận giá trị công trình là giá được quyết toán, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
- Trường hợp hoàn thành bàn giao công trình, dự án chưa được quyết toán và ghi nhận giá trị công trình là giá tạm tính, ghi:
Có các TK liên quan Nếu giá nhỏ:
Nợ các TK liên quán
1.5.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.5 Hạch toán khoản phải thu nội bộ về vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Sơ đồ 1.6 Hạch toán khoản phải thu nội bộ khác
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Kế toán các khoản phải thu khác (TK 138)
Bảng lương, giấy báo nợ, phiếu chi,
1.6.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Các giá trị tài sản bị thiếu đang chờ giải quyết
- Các tài sản bị thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý đối với cá nhân hay tập thể trong và ngoài công ty
- Thu hồi các khoản nợ phải thu khác, hoặc các khoản đã chi hộ cho bên thứ 3
- Các khoản phải thu khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Thu tiền lãi cho vay, tiền gửi, lợi nhuận, …được chia từ HĐTC
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ khi tỷ giá tăng
- Kết chuyển các khoản tiền thiếu và tài khoản liên quan theo biên bản xử lý
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Số tiền đã thu từ các khoản phải thu
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ khi tỷ giá giảm
Tài khoản 138 - phải thu khác có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hóa
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác
1.6.4 Phương pháp hạch toán kế toán
1.6.4.1 TSCĐ hữu hình trong HĐ sản xuất kinh doanh phát hiện thiếu
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
1.6.4.2 TSCĐ hữu hình trong HĐ sự nghiệp, dự án, phát hiện thiếu những chưa xác nhận được nguyên nhân, đang chờ xử lý
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình Đồng thời, ghi những giá trị còn lại của tài sản bị thiếu và đang chờ xử lý
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
1.6.4.3 Khi kiểm kê phát hiện thiếu tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng hóa, ghi:
Khi chưa xác định rõ nguyên nhân
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Khi xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý, căn cứ vào biên bản xử lý, ghi:
Nợ TK 1388 - Phải thu khác
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Nợ TK 138 - phải thu khác
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
1.6.4.4 Các khoản tiền cho mượn tài sản tạm thời:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
1.6.4.5 Thu hồi các khoản nợ phải thu khác, hoặc các khoản đã chi hộ cho bên thứ 3, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có các TK liên quan
1.6.4.6 Giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu tại bên nhận ủy thác
Khi bên nhận ủy thác chi hộ cho bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Nợ TK 3388 - Phải trả phải nộp khác
Khi doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu thanh toán bù các khoản đã chi hộ, kế toán nhận ủy thác xuất khẩu ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả khác
Có TK 138 - Phải thu khác
1.6.4.7 Xác định các tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi , lợi nhuận, cổ tức định kỳ được chia phải thu, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 515 - Doanh thu HĐTC
1.6.4.8 Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 138 - Phải thu khác
1.6.4.9 Khi có quyết định xử lý các khoản nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 138 - Phải thu khác
1.6.4.10 Khi hoàn thành thủ tục bán khoản phải thu khác cho công ty mua bán nợ
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
Nợ các TK liên quan
Có TK 138 - Phải thu khác
1.6.4.11 Phát sinh thêm chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ghi:
Nợ 1385 - Phải thu về cổ phần hóa
1.6.4.12 Thu hồi các khoản chi phí hoạt động sự nghiệp, dự án, đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất kinh doanh những không được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Sơ đồ 1.7 Hạch toán kế toán tài sản thiếu chờ xử lý
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Sơ đồ 1.8 Hạch toán kế toán phải thu về cổ phần hóa
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Sơ đồ 1.9 Hạch toán kế toán phải thu khác
Kế toán các khoản tạm ứng (TK 141)
Là các khoản tiền do doanh nghiệp cho người nhận tạm ứng trước để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh hoặc giải quyết các công việc khác đã được phê duyệt.
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,
1.7.3 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
- Các khoản tiền hoặc vật tư mà doanh nghiệp cho người lao động tạm ứng.
- Các khoản tiền tạm ứng đã được thanh toán
- Nhập quỹ hoặc trừ vào lương các khoản tiền tạm ứng không dùng hết
- Nhập kho các vật tư không dùng hết vào kho
1.7.4 Phương pháp hạch toán kế toán
1.7.4.1 Trường hợp tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động của doanh nghiệp
1.7.4.2 Sau khi hoàn thanh công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng và kèm theo các chứng từ gốc đã ký duyệt để quyết toán các khoản tạm ứng, ghi:
1.7.4.3 Nhập quỹ hoặc trừ vào lương các khoản tiền tạm ứng không dùng hết
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
1.7.4.4 Trường hợp số tiền thức tế đã chi lớn hơn số tiền tạm ứng đã nhận, kế toán phải lập thêm phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng
1.7.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Sơ đồ 1.10 Hạch toán kế toán tạm ứng
(Nguồn: Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚ TIẾN
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚ TIẾN
- Tên quốc tế: PHU TIEN ENVIRONMENT COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Lô K48 – Căn 85, Đường NK14A, Khu dân cư Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật: THẠCH KHÔI TIẾN
- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng ( Bảy tỷ đồng)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty TNHH Môi Trường Phú Tiến được Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnhBình Dương cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 3702857182 vào ngày04/03/2020 Được thành lập từ những người dày dặn kinh nghiệm như các chuyên gia từ các trường đại học, cơ quan nhà nước về quản lý môi trường, các chủ đầu tư KCN, họ có kinh nghiệp về các lĩnh vực xử lý chất thải, quản lý và tư vấn các vấn đề về môi trường tại các tổ chức, doanh nghiệp.
- 2016: Công ty bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa đăng kí giấy phép kinh doanh
- 2020: Chính thức đăng kí giấy phép hoạt động kinh doanh với Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
- 2020-2024: Phát triển thêm và hoạt động dần ổn định
2.1.1.3 Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Môi Trường Phú Tiến thường chuyên về các dịch vụ về môi trường sau:
+ Tư vấn các hồ sơ môi trường như:
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Quan trắc đo đạc môi trường lao động;
- Lập hồ sơ xin giấy phép hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành;
- Lập kế hoạch quản lý môi trường hằng năm;
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
- Lập hồ sơ đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (tư vấn quản lýCTNH);
- Lập Giấy pháp khai thác nước dưới đất;
- Lập giấy phép xã thải.
+ Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải,
+ Thiết kế hệ thông xử lý cấp nước , cung cấp hóa chất và các thiết bị môi trường,
+ Cung cấp các thiết bị và hóa chất xử lý môi trường,
+ Vận hành và bảo trị các hệ thống khí thải, nước thải,
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là người đứng đầu, lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong một công ty Đại diện cho công ty tham gia các hoạt dộng cổ đông và các hoạt động liên quan đến ngành Về lãnh đạo, giám đốc là người xây dựng định
PHÒNG TỔNGHỢP cực trong công ty, quản lý bộ máy hoạt động của công ty mình bao gồm hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự.
Về quản lý tài chính thì giám đốc là người luôn xây dựng và quản lý chặt chẽ ngân sách và theo dõi, kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, quản lý được các rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo thực hiện tuân thủ các quy định về pháp luật Về nhân sự, giám đốc luôn phải tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân lực của công ty, hỗ trợ và cung cấp cho sự phát triển của họ trong công ty Xây dưng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích nhân viên thể hiện tối đa tiềm năng của bản thân Thực hiện khảo sát và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên Về khách hàng, giám đốc là người xác định nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với đối tác, khách hàng và các cổ đông Đảm bảo khách hàng trung thành và luôn hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý và lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của công ty Định hướng và triển khai các chiến lược của công ty theo sự hướng dẫn của giám đốc Đại diện tham gia cácgiao dịch, cuộc họp và các sự kiện với các bên liên quan Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và nhân viên Về quản lý, phó giám đốc thường quản lý và điều hành một số phòng ban hoặc bộ phận cụ thể nào đó trong công ty Đảm bảo thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.Ngoài ra còn giám sát và đưa ra biện pháp để tăng năng suất làm việc hiệu quả Về dự án, phó giám đốc phải đảm bảo các dự án được diễn ra một cách trôi chảy và đạt được kết quả tốt Phân công và quản lý ngân sách, thời gian tăng năng lực của nhân viên Về quản lý tài chính thì tham gia lập kế hoặc và quản lý ngân sách của công ty Theo dõi và kiểm soát các hoạt động tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính.
- Phòng tư vấn: Đóng vai trò quan tọng trọng việc đưa ra những thông tin và lời khuyên hữu ích giúp công ty có đường đi, chiến lược hiệu quả Phòng tư vấn cung cấp tư vấn chiến lước cho công ty, trong đó nghiên cứu và phân tích các chiến lược, thị trường kinh doanh và định hướng, đưa ra lời khuyên giúp công ty xác định được chiến lược phát triển Phòng tư vấn còn giúp công ty phát triển trong lĩnh vực quản lý và tổ chức công ty, tư vấn về quy trình làm việc, phân chia thẩm quyền, trách nhiệm và cách quản lý hiệu quả Ngoài ra phòng còn tư vấn về tài chính và chiến lược tiếp thị và thu hút khách hàng, quản lý nhân sự.
- Phòng kỹ thuật: là phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho doanh nghiệp hoặc tổ chức Tham gia vào quá trình nghiên cứu sản phẩm mới và sự phát triển của sản phẩm đó bao gồm quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện các quy trình kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật Ngoài ra, phòng còn hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng ban, bộ phận khác trong công ty và nghiên cứu thị trường và phân tích để đánh giá sự cạnh tranh và ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Phòng dự án: Có nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết cho các dự án mới, bao gồm xác định mục tiêu, lịch trình, phạm vi và các bước thực hiện của dự án.Phòng dự án có trách nhiệm quản lý và phân bổ những tài nguyên cần thiết cho dự án như quản lý nhân lực, ngân sách và nguồn lực để đảm bảo rằng dự án thực hiện đúng theo tiến độ đề ra và trong phạm vi tài nguyên đã xác định. Phòng còn điều phối và quản lý các công việc của thành viên trong dự án. Đảm bảo cho công việc được giao đúng người, đúng thời gian Theo dõi tiến độ của công việc, đảm bảo rằng các thành viên làm việc có hiệu quả Ngoài ra, phòng dự án còn xác định rủi ro và quản lý những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án Đánh giá các rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa để đảm bảo dự án kh bị trì hoãn và gặp các vấn đề ngoài ý muốn. Theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá kết quả của dự án đó.
- Phòng tổng hợp: Hay còn gọi là phòng nhân sự, đây là phòng mang nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng trong công ty Phòng tổng hợp có trách nhiệm quản lý các khía cạnh liên quan đến nhân sự gồm tuyển dụng, giữ chân, và quản lý nhân viên Xử lý các vấn đề liên quan đến nhân lực như lương bổng, phúc lợi, kỷ luật, …Phòng đào tạo và phát triển các nguồn nhân lực, nhân viên mới Phòng tổng hợp luôn triển khai và tuân thủ các chính sách và thủ tục nhân sự như hướng dẫn quy trình liên quan đến nhân sự, đẩm bảo tính công bằng và quyền lợi của nhân sự, …Phòng tổng hợp còn quản lý và đánh giá năng lực của nhân viên để đảm bảo đội ngũ nhân viên công ty luôn năng động và đạt hiệu quả công việc cao Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm quản lý chính sách và quy trình liên quan đến tiền lương và phúc lợi của nhân viên, chế độ nghĩ phép, các khoản trợ cấp, Và luôn đảm bảo công ty tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến nhân sự và lao động.
Từ khi mới thành lập năm 2016 đến nay, số lượng nhân sự của công ty không ngừng lớn mạnh theo quy mô hoạt động của công ty.
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của công ty TNHH Môi Trường Phú Tiến giai đoạn 2022 – T3/2024
I Cơ cấu về giới tính 45 100 48 100 54 100
II Trình độ lao động 45 100 48 100 54 100
1 Đại học và trên đại học 30 66,7 31 64,6 33 61,1
2 Cao đẳng và Trung cấp 7 15,5 7 14,5 9 16,6
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)
Số lượng nhân sự của công ty tăng theo hằng năm, cụ thể năm 2022 số lượng nhân viên là 45 người, qua năm 2023 là 48 người tăng 6,6 % so với năm 2022.
Và tháng 3 năm 2024 số lượng nhân viên là 54 người, tăng 12,5 so với 2023 và tăng 20% so với 2022.
Biểu đồ 1: Biểu đồ tình hình nhân sự của công ty TNHH Môi Trường Phú
Qua biểu đồ trên cho thấy, công ty có tỷ trọng nam giới cao hơn nữ giới bởi vì tính chất công việc đòi hỏi làm việc ngoài trời, điều kiện khó khăn và cần sức nhiều Bên cạnh đó ngành công nghiệp môi trường thường có mối quan hệ liên quan tới các ngành khoa học và kỹ học như sinh học, hóa học, vật lý và công nghệ thông tin, xây dựng Những ngành này thường có tỷ lệ nam giới theo học cao hơn dẫn đến ngành môi trường luôn có tỷ lệ nhân viên nam cao hơn Như biểu đồ qua từng năm, 2022 có số lượng nhân viên nam là 23 người và nhân viên nữ là 22 người, năm 2023 có số lượng nhân viên nam là 25 người (tăng 8,6% so với 2022) và nhân viên nữ là 23 người (tăng 4,5 % so với 2022) Đến tháng 3 năm 2024 số lượng nhân viên nam đã lên 28 người (tăng 12% so với
2023 và tăng 21,7% so với 2022) và nhân viên nữ là 26 người (tăng 13% so với
2023 và tăng 18,2 % so với 2022) cao và kỹ năng kỹ thuật cao Trình độ đại học /trên đại học luôn chiếm