Đánh giá hiệu quả điều trị đau dây thần kinh tọa bằng điện châm kết hợp với kéo giãn cột sống bằng máy tại Trung tâm Y tế huyện Nam Đông năm 2022
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Đau thần kinh tọa, được điều trị nội trú hoặc ngoại trú bằng điện châm kết hợp với kéo giãn cột sống bằng máy tại khoa YHCT và PHCN Trung tâm Y tế huyện Nam Đông từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2022.
Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Đau thần kinh tọa, được điều trị nội trú hoặc ngoại trú bằng điện châm kết hợp với kéo giãn cột sống bằng máy tại khoa YHCT và PHCN Trung tâm Y tế huyện Nam Đông từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2022.
Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
*Tiêu chuẩn chọn bệnh theo y học hiện đại
+ Lâm sàng: đau vùng thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông, đau liên tục, đau tăng lên khi thời tiết lạnh, đau tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế có thể khám thấy có điểm đau cạnh sống,
Dấu hiệu Lasegue ( + );Dấu hiệu Walleix ( +);Dấu hiệu Shoober (+)
+ Xquang : có hình ảnh thoái hoá đốt sống vùng thắt lưng, hẹp khe khớp, đặc xương, nứt đốt sống ( gai đôi đốt sống ), cùng hoá, thắt lưng hoá
- Bệnh nhân có thời gian điều trị ít nhất 10 ngày.
*Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học cổ truyền
- Bệnh nhân đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp
- Đau dọc theo kinh Bàng quang hoặc đau dọc theo kinh đởm hoặc phối hợp cả
- Có triệu chứng như sau: Đau ê ẩm từ vùng thắt lưng lan xuống chân và bàn chân, ngón chân Bệnh đau âm ỉ lâu ngày hay tái phát, đau tăng khi trời lạnh, ẩm thấp, chân có cảm giác tê bì hoặc kiến bò thường kèm theo triệu chứng teo cơ kèm ăn kém ngủ ít, cơ thể suy nhược, mạch trầm nhược.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân già yếu, suy kiệt, có các bệnh lý nặng kèm theo, đau dây thần kinh tọa do nguyên nhân khác như u tủy, ung thư vùng thắt lưng, viêm cột sống do vi khuẩn, lao cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng.
- Không tuân thủ theo quy trình điều trị.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng (so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm).
Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu Phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm I: (Nhóm nghiên cứu), điều trị bằng điện châm kết hợp với kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy
+ Nhóm II: (Nhóm đối chứng): bệnh nhân điều trị bằng điện châm, không kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy
+ Nhóm I: Được điều trị bằng phương pháp điện châm, 1lần/ ngày, sau ngày 10 sẽ đánh giá lại Phương huyệt châm cứu:
Công thức 1: Áp dụng cho đau thần kinh tọa theo đường kinh bàng quang (tương đương tổn thương rễ S1 theo Y học hiện đại) Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Thừa Sơn, Côn lôn, Uỷ trung; Châm bổ: Thận du.
- Kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy ngày 01 lần.
Công thức 2: Áp dụng cho đau dây thần kinh tọa theo đương kinh đởm (tương đương tổn thương rễ L5 theo Y học hiện đại) Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung , Túc tám lý, Uỷ trung.
- Kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy ngày 01 lần.
+ Nhóm II: Được điều trị bằng phương pháp điện châm, 1lần/ ngày, sau 10 ngày sẽ đánh giá lại Phương huyệt châm cứu:
Công thức 1: Áp dụng cho đau thần kinh tọa theo đường kinh bàng quang(tương đương tổn thương rễ S1 theo Y học hiện đại); Châm tả: Đại trường du,
Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Thừa Sơn, Côn lôn, Uỷ trung
Công thức 2: Áp dụng cho đau dây thần kinh tọa theo đương kinh đởm (tương đương tổn thương rễ L5 theo Y học hiện đại)
Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung , Túc tám lý, Uỷ trung.
Không kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy
2.2.3 Phương pháp điều trị sử dụng trong nghiên cứu
Chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu là di sản lâu đời trong y học phương Đông Mục đích của châm cứu là “điều khí”, tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nên trạng thái cân bằng âm - dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường.[2] Điện châm là một phát triển của ngành châm cứu, kết hợp YHCT và YHHĐ, phương pháp dùng dòng xung điện tác động kích thích lên huyệt vị, huyệt đạo châm cứu để chữa bệnh.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý Vogralic và Kassin (Liên Xô cũ) căn cứ vào vị trí và tác dụng của nơi châm đề ra 3 loại phản ứng của cơ thể đó là: phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn và phản ứng toàn thân.
- Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý như làm giảm đau, giải phóng sự co cơ
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu, làm giảm xung huyết, giảm đau
Phản ứng tiết đoạn thần kinh: Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nếu có kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó.
Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân Khi nhắc đến phản ứng toàn thân, cần nhắc lại nguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế của vỏ não Khi châm cứu gây những biến đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất trung gian hóa học như Enkephalin, Catecholamin, Endorphin như số lượng bạch cầu tăng, số lượng kháng thể tăng cao.
Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương Sự mất cân bằng gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng yếu (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý Châm cứu có tác dụng điều hòa âm dương, đó chính là mục đích cuối cùng của việc chữa bệnh trong Y học cổ truyền.[2]
Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân- tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (nội nhân- chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh Châm cứu có tác dụng điều hòa cơ năng của hệ kinh lạc. Nếu tà khí thịnh thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ) Một khi chính khí của cơ thể được nâng cao, kinh khí trong các đường vận hành được thông suốt thì tà khí sẽ bị đẩy lùi, bệnh tật ắt sẽ tiêu tan.[2]
Chỉ định và chống chỉ định
- Dùng để cắt chứng đau cấp và mạn tính trong một số bệnh: đau khớp, đau răng, đau dây thần kinh, đau sau mổ, sau chấn thương, đau đầu, đau lưng…
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh ngoại biên…
- Bệnh cơ năng như rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, táo bón,…
- Bệnh ngũ quan: như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn…
- Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu: Viêm ruột thừa…
- Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai…
- Tránh châm vào những vùng có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da và một số huyệt cấm châm như Phong phủ, Nhũ trung…
Cách tiến hành điện châm
- Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành châm kim đạt tới đắc khí Kích thích các huyệt bằng máy điện châm (tăng dần cường độ đến khi đạt ngưỡng).
Gồm có 02 công thức áp dụng cho 02 đường đi của đau dây thần kinh tọa.
Công thức 1: Áp dụng cho đau thần kinh tọa theo đường kinh bàng quang (tương đương tổn thương rễ S1 theo Y học hiện đại); Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Thừa Sơn, Côn lôn, Túc tám lý, Uỷ trung. + Châm bổ: Thận du
Nội dung nghiên cứu
2.3.1.Các chỉ số biến số cần theo dõi:
+ Phân bố bệnh nhân theo tuổi.
+ Phân bố bệnh nhân theo giới.
+ Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.
+ Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.
2.3.2.1 Đánh giá trước điều trị và sau điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp với kéo giãn cột sống
- Phương pháp điều trị điện châm
Phương tiện: + Máy điện châm hai tầng số bổ, tả.
+ Kim châm cứu vô khuẩn dùng 01 lần + Panh, khay quả đậu, bông băng cồn, gạc
Công thức 1: Áp dụng cho đau thần kinh tọa theo đường kinh bàng quang (tương đương tổn thương rễ S1 theo Y học hiện đại); Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Thừa Sơn, Côn lôn, Uỷ trung.
Công thức 2: Áp dụng cho đau dây thần kinh tọa theo đương kinh đởm (tương đương tổn thương rễ L5 theo Y học hiện đại); Châm tả: Đại trường du, Yêu dương quang, Chí thất, Giáp tích L1-L5, Thứ Liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung , Túc tám lý, Uỷ trung.
- Phương pháp kéo giãn cột sống
Chúng tôi sử dụng máy kéo giãn cột sống Daeyang MT- 202 của HànQuốc, là loại máy kéo giãn cột sống được điều khiển hoạt động bằng bộ vi xử lý cho chế độ kéo liên tục và ngắt quãng Máy được thiết kế hiện đại và dễ sử dụng, an toàn Máy gồm hai phần: đầu máy và bàn kéo được liên hệ với nhau bởi một dây kéo Thời gian kéo từ 15-20 phút/lần, 1lần/ngày, lực kéo ban đầu bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, sau đó tăng dần lên theo sự đáp ứng của bệnh nhân,tối đa là 2/3 trọng lượng cơ thể
2.3.2.2.Đánh giác mức độ cảm giác đau theo thang điểm QDSA
(Questionnaire Douleur Saint Antoine) Để việc đánh giá giảm phần chủ quan, bệnh nhân được giải thích cặn kẽ và tự đánh giá theo mức độ cảm giác đau như sau:
0: không đau 1: đau ít 2: đau vừa 3: đau nhiều 4: đau dữ dội. Đánh giá điểm trung bình QDSA trước và sau điều trị.
3.3.2.3 Đo độ giãn cột sống thắt lưng (nghiệm pháp Schober)
Phương pháp tiến hành: Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu một điểm cách khe L5-S1 khoảng 10 cm về phía trên, cho bệnh nhân cúi gập tối đa, đo lại ở khoảng cách đã đo và đánh dấu, bình thường khoảng cách này tăng thêm khoảng
4 - 5 cm, chỉ số Schober bình thường 14 – 15 cm Nếu giảm là do cột sống thắt lưng hạn chế vận động do đau. Đánh giá độ giãn trung bình cột sống thắt lưng bằng phương pháp Schober trước và sau điều trị.
- Gọi d là hiệu số khoảng cách giữa 2 điểm được đánh dấu.
+ Trung bình (2 điểm) : 2cm ≤ d 80% so với trước điều trị
+ Loại B (Khá): Tổng số sau điều trị giảm từ 61- 80% so với trước điều trị
+ Loại C (Trung bình): Tổng số điểm sau điều trị giảm từ 40%- 60% so với trước điều trị
+ Loại D (Kém): Tổng số điểm sau điều trị giảm < 40% so với trước điều trị
2.3.2.8 Thời gian theo dõi, đánh giá: Mỗi bệnh nhân được đánh giá 2 lần:
- Lần 1(T0): Trước khi điều trị.
- Lần 2(T10): Sau khi điều trị.
2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu Điều tra theo mẫu đã thiết kế sẵn Tiếp nhận bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám bệnh khoa YHCT và PHCN vào các ngày trong tuần và được khám bệnh nhân theo đúng qui trình khám bệnh để đánh giá mức độ, đồng thời cho bệnh nhân tự mô tả mức độ đau của mình bằng thang điểm QDSA sau đó hướng dẫn bệnh nhân đến nơi điều trị để thực hiện các phương pháp điều trị.
Xử lý số liệu: Mã hóa số liệu theo phiếu điều tra nghiên cứu Số liệu xử lý bằng toán thống kê Y học, và chương trình SPSS 19.0
2.5 Y đức trong nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích phục vụ sức khỏe nhân dân, được sự đồng ý của hội đồng khoa học TTYT huyện Nam Đông. Bệnh nhân được giải thích rõ về tác dụng của phương pháp điện châm và kéo giãn cột sống bằng máy, bệnh nhân tự nguyện tham gia và có thể rút khỏi nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến người được nghiên cứu hoàn toàn được bảo mật.
Ngừng nghiên cứu nếu tình trạng bệnh nhân nặng thêm, hoặc người bệnh không muốn tiếp tục tham gia nữa.
Không phân biệt đối xữ trong nghiên cứu, trong việc lựa chọn đối tượng theo các khía cạnh giới tính, tôn giáo, đảm bảo nghiên cứu trung thực.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy sự phân bố tuổi chủ yếu tập trung vào nhóm >P tuổi với tỷ lệ ở nhóm nghiên cứu và đối chứng lần lượt là 76,7% và 83,3% Điều này chứng tỏ ở cả 2 nhóm, bệnh này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi
>50 tuổi Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng với p>0,05.
20%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3.2 Phân bố giới chung của 2 nhóm Nhận xét: Trong tổng số 60 bệnh nhân của cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nam (65%>35%).
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhóm tuổi Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân lao động chân tay (nhẹ và nặng) chiếm tỷ lệ cao hơn hơn hẳn tỷ lệ lao động trí óc (văn phòng) Ở nhóm đối chứng 53,4% nhóm lao động chân tay và 3,3% nhóm lao động trí óc Ở nhóm nghiên cứu Lao động chân tay là 73,3% và 10% động trí óc
Lao động nặng Lao động nhẹ Văn phòng Khác
Nhóm NC Nhóm ĐC Biểu đồ 3.3 Phân bố nghề nghiệp của 2 nhóm Nhận xét: Giữa 2 nhóm đối chứng và nghiên cứu, sự khác biệt về nghề nghiệp không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc
Dân tộc Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét : Ở cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng, tỷ lệ bệnh nhân có dân tộc kinh cao hơn dân tộc kơ tu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy sự phân bố tuổi chủ yếu tập trung vào nhóm >P tuổi với tỷ lệ ở nhóm nghiên cứu và đối chứng lần lượt là 76,7% và 83,3% Điều này chứng tỏ ở cả 2 nhóm, bệnh này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi
>50 tuổi Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng với p>0,05.
20%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3.2 Phân bố giới chung của 2 nhóm Nhận xét: Trong tổng số 60 bệnh nhân của cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nam (65%>35%).
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhóm tuổi Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân lao động chân tay (nhẹ và nặng) chiếm tỷ lệ cao hơn hơn hẳn tỷ lệ lao động trí óc (văn phòng) Ở nhóm đối chứng 53,4% nhóm lao động chân tay và 3,3% nhóm lao động trí óc Ở nhóm nghiên cứu Lao động chân tay là 73,3% và 10% động trí óc
Lao động nặng Lao động nhẹ Văn phòng Khác
Nhóm NC Nhóm ĐC Biểu đồ 3.3 Phân bố nghề nghiệp của 2 nhóm Nhận xét: Giữa 2 nhóm đối chứng và nghiên cứu, sự khác biệt về nghề nghiệp không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc
Dân tộc Nhóm NC Nhóm ĐC n % n %
Nhận xét : Ở cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng, tỷ lệ bệnh nhân có dân tộc kinh cao hơn dân tộc kơ tu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3.4 Phân bố dân tộc chung của 2 nhóm Nhận xét: Trong tổng số 60 bệnh nhân của cả 2 nhóm tham gia nghiên cứu, dân tộc kinh cao hơn dân tộc Kơ tu (77%>23%).
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh ở nhóm đối chứng < 1 tháng là 56,7%,
1-3 tháng là 30% và >3 tháng là 13,3% Ở nhóm nghiên cứu thời gian đau < 1 tháng là 53,3%, 1-3 tháng là 30% và >3 tháng là 16,6% Sự khác biệt về thời gian đau giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với ( p>0,05 ).
Biểu đồ 3.5 Phân bố thời gian mắc bệnh của 2 nhóm
Kết quả điều trị
3.2.1 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau
3.2.1.1 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau trước điều trị
Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau trước điều trị
Mức độ đau trước điều trị
Không đau 0 0.0 0 0.0 Đau ít 0 0.0 0 0.0 Đau vừa 5 16.7 11 36.7 Đau nhiều 25 83.3 17 56.7 Đau dữ dội 0 0.0 2 6.7
Nhận xét: Ở cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng đa số bệnh nhân có mức độ đau nhiều (lần lượt là 83,3% và 56,7%), đau dữ dội chỉ có 2 người ở nhóm đối chứng chiếm 6,7% Không có sự khác biệt về mức độ đau trước điều trị giữa 2 nhóm với p>0,05.
3.2.1.2 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau sau điều trị
Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau sau điều trị
Mức độ đau sau điều trị
Không đau 26 86.7 15 50.0 Đau ít 4 13.3 15 50.0 Đau vừa 0 0.0 0 0.0 Đau nhiều 0 0.0 0 0.0 Đau dữ dội 0 0.0 0 0.0
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, có 26/30 bệnh nhân sau khi điều trị không đau (86,7%), 4/30 bệnh nhân đau ít (13,3%) Ở nhóm đối chứng, 50% bệnh nhân sau điều trị đau ít và 50% bệnh nhân không đau Có sự khác biệt về mức độ đau sau điều trị giữa 2 nhóm với p0,05.
3.2.2.2 Độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị
Bảng 3.9 Độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị Độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, 100% bệnh nhân sau khi điều trị có độ giãn cột sống thắt lưng ở mức độ tốt Ở nhóm đối chứng, chỉ có 66,7% bệnh nhân sau điều trị có độ giãn cột sống thắt lưng ở mức độ tốt, 33.3% ở mức độ khá Có sự khác biệt về mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị giữa 2 nhóm với p0,05.
3.2.3.2 Khoảng cách bàn tay – đất sau điều trị
Bảng 3.11 Khoảng cách bàn tay – đất sau điều trị
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, 100% bệnh nhân sau khi điều trị có
Khoảng cách bàn tay – đất ở mức độ tốt Ở nhóm đối chứng, chỉ có 56,7% bệnh nhân sau điều trị có Khoảng cách bàn tay – đất ở mức độ tốt, 43.3% ở mức độ khá Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ Khoảng cách bàn tay – đất sau điều trị giữa 2 nhóm với p0,05.
Bảng 3.13 Dấu Lasgues sau điều trị
Dấu Lasgues sau điều trị
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, 96.7% bệnh nhân sau khi điều trị có Dấu
Lasgues ở mức độ tốt, 3.3% ở mức độ khá Ở nhóm đối chứng, chỉ có 76,7% bệnh nhân sau điều trị có Dấu Lasgues ở mức độ tốt, 23.3% ở mức độ khá. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Dấu Lasgues sau điều trị giữa 2 nhóm với p>0,05.
Bảng 3.14 Dấu Valleix trước điều trị
Dấu Valleix trước điều trị
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, 96.7% bệnh nhân trước khi điều trị có
Dấu Valleix ở mức độ trung bình, 3.3% ở mức độ kém Ở nhóm đối chứng, 86.7% bệnh nhân trước khi điều trị có Dấu Valleix ở mức độ trung bình, 13.3% ở mức độ kém Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dấu Valleix trước điều trị giữa 2 nhóm với p>0,05.
Bảng 3.15 Dấu Valleix sau điều trị
Dấu Valleix sau điều trị
Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu, 100% bệnh nhân sau khi điều trị có Dấu
Valleix ở mức độ Tốt Ở nhóm đối chứng, 80% bệnh nhân sau khi điều trị có Dấu Valleix ở mức độ tốt, 20% ở mức độ khá Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dấu Valleix sau điều trị giữa 2 nhóm với p50 tuổi chiếm 80% Không có sự khác biệt về nhóm tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng (p>0,05).
4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới
Trọng nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân nữ và nam tương đương nhau, tỉ lệ 1:1, còn ở nhóm đối chứng nữ giới hơn nam giới (80%>20%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).Trong tổng số 60 bệnh nhân của cả 2 nhóm tham gia nghiên cứu, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nam (65%>35%) Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân (2013), nữ (66,7%), nam (33,3%) [26] Ngày nay phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực xã hội, ngang bằng với nam giới và cấu trúc dây chằng, đĩa đệm, cơ, đốt xương cột sống thắt lưng của nữ yếu hơn nam giới nên tỷ nữ bị bệnh cao hơn nam trong thời gian gần đây.
4.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.3, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân lao động chân tay (nhẹ và nặng) chiếm tỷ lệ cao hơn hơn hẳn tỷ lệ lao động trí óc (văn phòng) Ở nhóm đối chứng 53,4% nhóm lao động chân tay và 3,3% nhóm lao động trí óc Ở nhóm nghiên cứu Lao động chân tay là 73,3% và 10% động trí óc
Nghiên cứu của Huỳnh Hương Giang cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu chúng tôi Số người lao động nặng chiếm tỉ lệ cao nhất 67,4% tiếp đến là lao động nhẹ chiếm 18,6 % và hưu trí chiếm 14%[27] Một số nghiên cứu khác cũng có kết quả tương đồng như nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân (2013),Bùi Việt Hùng (2014) [26] Tình trạng lao động nặng gây áp lực quá tải lên sụn khớp đĩa đệm dẫn đến tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.
4.1.4 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc
Biểu đồ 3.4, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: Trong tổng số 60 bệnh nhân của cả 2 nhóm tham gia nghiên cứu, dân tộc kinh cao hơn dân tộc Kơ tu (77%>23%) Khác với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Thị Thanh Duy [6], [25] trong nghiên cứu của họ 100% dân tộc Kinh, cũn nghiờn cứu của chỳng tụi cú gần ẳ là dõn tộc Kơtu, đú là đặc điểm của huyện miền núi Nam Đông.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh ở nhóm đối chứng
< 1 tháng là 56,7%, 1-3 tháng là 30% và >3 tháng là 13,3% Ở nhóm nghiên cứu thời gian đau < 1 tháng là 53,3%, 1-3 tháng là 30% và >3 tháng là 16,6% Sự khác biệt về thời gian đau giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với ( p>0,05 ).
Nghiên cứu của nguyễn Thị Tân cho thấy: Thời gian mắc bệnh < 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%)[26] Kết quả này cùng với một số nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng và Nguyễn Thị Minh Hương khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi Điều này có thể được giải thích là do ý thức về bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao nên đến khám và điều trị sớm hơn[11].
Kết quả điều trị
Việc đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa của bất kỳ một phương pháp nào không chỉ dựa vào một khía cạnh đơn thuần nào như: mức độ giảm đau, sự cải thiện chèn ép rễ thần kinh…mà bao gồm tổng hòa của nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, đánh giá kết quả điều trị dựa trên các chỉ số: mức độ đau,mức độ chèn ép rễ, độ giãn CSTL, nghiệm pháp tay đất.
4.2.1 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau trước điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Trước khi điều trị, ở cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng đa số bệnh nhân có mức độ đau nhiều (lần lượt là 83,3% và 56,7%), đau dữ dội chỉ có 2 người ở nhóm đối chứng chiếm 6,7% Không có sự khác biệt về mức độ đau trước điều trị giữa 2 nhóm với p>0,05.
Sau điều trị: Ở nhóm nghiên cứu, có 26/30 bệnh nhân sau khi điều trị không đau (86,7%), 4/30 bệnh nhân đau ít (13,3%) Ở nhóm đối chứng, 50% bệnh nhân sau điều trị đau ít và 50% bệnh nhân không đau Có sự khác biệt về mức độ đau sau điều trị giữa 2 nhóm với p