1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại Trung tâm Y tế Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2018 đến năm 2022

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại Trung tâm Y tế Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2018 đến năm 2022
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn PTS. Lê Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại học Y Dược Huế
Chuyên ngành Y học
Thể loại Nghiên cứu khoa học cấp ngành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 11,92 MB
File đính kèm đề tài bs vĩ 2022.rar (11 MB)

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (7)
    • 1.1. Giải phẫu ống hậu môn (7)
    • 1.2. Sinh lý hậu môn (10)
    • 1.3. Sinh lý bệnh bệnh trĩ (12)
    • 1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ (13)
    • 1.5. Phẫu thuật longo (16)
    • 1.6. Các nghiên cứu nước ngoài (20)
    • 1.7. Các nghiên cứu trong nước (20)
    • 1.8. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (21)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (23)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (24)
    • 2.4. Phương pháp xử lý số liệu (28)
    • 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (28)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. Đặc điểm chung (29)
    • 3.2. Kết quả điều trị trong mổ (35)
    • 3.3. Kết quả sau phẫu thuật Longo (37)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (40)
    • 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu (40)
    • 4.2. Kết quả điều trị trong mổ (43)
  • KẾT LUẬN (47)
    • 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (47)
    • 2. Kết quả điều trị (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại Trung tâm Y tế Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2018 đến năm 2022

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu mô tả về các đặc điểm bệnh trĩ và kết quả điều trị bằng phẫu thuật Longo tại Trung tâm Y tế Nam Đông từ 01/01/2018 đến 30/10/2022.

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ

- Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật Longo tại Trung tâm Y tế Nam Đông từ 01/01/2018 đến 30/10/2022.

- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ độ III, độ IV bao gồm cả hình thái trĩ hỗn hợp, trĩ nội riêng lẻ, trĩ nội dạng vòng, và: o Bệnh nhân chưa hoặc đã từng được điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật trĩ trước đó. o Bệnh nhân có thể có tổn thương vùng hậu môn phối hợp như: da thừa hậu môn, polyp ống hậu môn.

Tất cả đều có đầy đủ hồ sơ, bệnh án với các tiêu chuẩn đầy đủ:

- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

- Tình trạng sau mổ, tình trạng ra viện.

- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ nhưng điều trị không phải bằng phẫu thuật Longo.

- Bệnh nhân có áp xe vùng hậu môn, hẹp hậu môn, sa toàn bộ niêm mạc trực tràng.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi thu thập được gồm: 37 bệnh nhân.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm hồi cứu: Các bệnh nhân từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2021 gồm

+ Phân loại bệnh trĩ theo mô tả trong hồ sơ bệnh án

+ Mời bệnh nhân tái khám, gọi điện thoại phỏng vấn để đánh giá kết quả điều trị.

- Nhóm tiến cứu: Các bệnh nhân từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2022: gồm

Thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán, phương pháp điều trị, phát hiện xử trí các biến chứng, kiểm tra kết quả điều trị sau phẫu thuật và tái khám.

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20

Sử dụng thống kê mô tả (tần số và tỷ lệ %)

Sử dụng test thống kê X2 test với độ tin cậy 95%.

Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi: tính số năm từ năm sinh đến năm phẫu thuật.

Giới tính: nam hay nữ.

Nghề nghiệp: theo ghi nhận của hồ sơ hoặc bệnh nhân khai báo: nhân viên văn phòng, hưu trí, giáo viên, kinh doanh… Được gọi là nghề tự do khi không có việc làm ổn định hay không thể phân vào các nghề kể trên.

2.3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Tiền sử bệnh: xơ gan, tăng huyết áp, táo bón, sau sinh đẻ…

- Thời gian mắc bệnh: tính theo năm từ khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ cho đến thời điểm thăm khám

- Các biện pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo: nội khoa, đông y, thủ thuật (tiêm xơ, thắt vòng cao su, phẫu thuật (cắt trĩ bằng phương pháp Ferguson, Milligan-Morgan…, mổ Longo).

- Lý do vào viện: o Đại tiện ra máu: khi bệnh nhân sau khi đi đại tiện thấy máu dính theo phân, thấy giấy vệ sinh có dính máu hoặc máu chảy thành giọt. o Đau vùng hậu môn: bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng hậu môn có thể liên quan hoặc không với đại tiện. o Khối sa vùng hậu môn: khi bệnh nhân sờ trực tiếp thấy có khối vùng hậu môn, có thể xuất hiện liên tục hoặc chỉ khi bệnh nhân đi đại tiện.

- Các triệu chứng thực thể: o Phân độ sa của trĩ: theo phân độ của Banov (1985)

 Độ I: trĩ cương tụ, chỉ to lên trong lòng ống hậu môn.

 Độ II: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.

 Độ III: sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.

 Độ IV: trĩ sa thường xuyên, đẩy không lên được. o Phân loại hình thái búi trĩ:

 Trĩ ngoại: búi trĩ xuất phát từ đám rối trĩ ngoại, gốc ở dưới đường lược.

 Trĩ nội: búi trĩ xuất phát từ đám rối trĩ nội, gốc ở trên đường lược.

 Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau

 Trĩ nội dạng vòng: các búi trĩ nội liên kết với nhau trên toàn bộ chu vi ống hậu môn, không có ranh giới niêm mạc bình thường giữa các búi trĩ.

 Vị trí búi trí: xác định dựa trên vị trí tương ứng các múi giờ trên mặt đồng hồ.

 Số lượng búi trĩ: trong trường hợp các búi trĩ nội riêng lẻ. o Ghi nhận các đặc điểm khác kèm theo:

 Nứt kẽ hậu môn… o Hình thái và chức năng của hậu môn trước mổ:

 Có hẹp hậu môn không.

- Cận lâm sàng trước mổ: o Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi:

 Thu thập các chỉ số: số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu, số lượng bạch cầu.

2.3.3 Kết quả của phẫu thuật Longo

- Tính chất phẫu thuật: mổ phiên hoặc mổ cấp cứu.

- Thời gian phẫu thuật: tính từ thời điểm bắt đầu đặt ống nong hậu môn đến khi đắp gạc vết thương.

- Các xử trí bổ sung:

- Đốt điện cầm máu: dùng dao diện đốt cầm máu các điểm chảy máu tại diện cắt vòng niêm mạc.

- Khâu cầm máu diện cắt: dùng chỉ đơn sợi, tiêu, đường kính nhỏ khâu các mũi chữ X các điểm chảy máu tại diện cắt vòng niêm mạc.

- Cắt da thừa, cắt polyp hậu môn, mở búi trĩ lấy huyết khối.

- Kết quả gần sau phẫu thuật Longo.

- Đau sau mổ: đánh giá bằng thang điểm VAS.

- Được coi là có biến chứng chảy máu sau mổ khi cần phải can thiệp nhét meche, đắp gạc adrenalin, khâu cầm máu, mổ lại

- Biện pháp điều trị: điều trị bảo tồn, hay mổ cầm máu. o Rối loạn tiểu tiện sau mổ: bí tiểu phải chườm ấm hay đặt sonde tiểu. o Đại tiện lần đầu sau mổ: tính chất phân, thời điểm, cảm giác của bệnh nhân. o Thời gian sau mổ bệnh nhân có thể tự vệ sinh cá nhân o Thời gian nằm viện.

- Kết quả xa sau phẫu thuật Longo: đánh giá tất cả bệnh nhân tại thời điểm tháng 08/2018 bằng hình thức phỏng vấn hoặc hẹn thăm khám lại trực tiếp tại phòng khám chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện đại học y Hà Nội. o Trĩ tái phát: Vì phẫu thuật Longo không phải là cắt trĩ, vì vậy, khi nói đến trĩ tái phát sau mổ Longo là nói đến sự tồn tại các triệu chứng như trước mổ, ví dụ: đau, đại tiện lòi khối, còn chảy máu hậu môn không phải từ vết mổ cũ. o Hẹp hậu môn: cơ bản dựa theo tiêu chuẩn phân loại hẹp của Milsom và Mazier [96], thực tế các phẫu thuật viên cho rằng van nong hậu môn Hill- Ferguson như trong mổ tả của Milsom và Mazier là không phù hợp với người Việt Nam, vì vậy chúng tôi phân loại hẹp hậu môn như sau:

 Hẹp nhẹ: ống hậu môn hẹp còn đưa lọt ngón trỏ.

 Hẹp vừa: Phải nong hậu môn trước mới đưa được lọt ngón trỏ.

 Hẹp nặng: Phải nong hậu môn trước mới đưa được lọt ngón út. o Mất tự chủ hậu môn: Phân loại theo Browning G.G và Parks A.G. khả năng tự chủ hậu môn chia làm 4 nhóm:

 Nhóm A: có khả năng tự chủ cả phân rắn, phân lỏng và hơi.

 Nhóm B: khả năng làm chủ được việc đại tiện với các chất đặc,lỏng, không có khả năng giữ được hơi.

 Nhóm C: còn khả năng tự chủ với phân rắn nhưng không còn khả năng giữ được hơi và phân lỏng.

 Nhóm D: mất tự chủ hậu môn, không còn khả năng giữ được hơi, phân lỏng và cả phân đặc. o Vấn đề của vòng cắt: vòng cắt có tạo sẹo xơ hay không, có gây hẹp không. o Sự hài lòng về kết quả phẫu thuật của bệnh nhân: bệnh nhân tự chấm điểm theo thang điểm 10 với: 10 điểm là rất hài lòng, 0 điểm là hoàn toàn không hài lòng.

Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu được ghi lại trong mẫu thu thập số liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS20.

- Trình bày bảng biểu bằng word 2010 và excel 2010.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đây là một đề tài nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu tất cả các bệnh nhân đều được thu thập từ phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế Nam Đông một cách trung thực và khách quan.

Tất cả các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu đều nhằm mục đích vì người bệnh và phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn Không phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu.Vì vậy tất cả các bệnh nhân khi được hỏi ý kiến đều đồng tình ủng hộ, đồng thuận và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Đề tài đã được hội đồng khoa học phê duyệt trước khi cho tiến hành nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính

Nhận xét: Số bệnh nhân nam và nữ trong nghiên cứu là tương đương nhau, với 19 bệnh nhân nam và 18 bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ lần lượt là 51,0% và 49,0%.

Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi Nhận xét: Nhóm tuổi mắc bệnh trĩ nhiều nhất trong nghiên cứu thuộc vào nhóm

Bảng 3.1 Phân bố tuổi theo giới

Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 39,6 ± 11,9 (thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 69 tuổi) Nhóm bệnh nhân là nam giới và có độ tuổi từ

30 đến dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 13 BN (65%).

Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghề nghiệp nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh nhân nghiên cứu với 89,2% Cán bộ và nghề khác chiếm tỷ lệ thấp 5,4 %.

Biểu đồ 3.3 Phân bố thời gian mắc bệnh

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật là trong vòng 5 năm với tỉ lệ là 54,1%, nhưng cũng có đến 20,3% trường hợp tiến hành phẫu thuật sau 10 năm Thời gian mắc bệnh trung bình là 6.11 năm, thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 10 năm.

3.1.5 Các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh trĩ

Bảng 3.3 Các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh trĩ Yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh trĩ Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Viêm đại tràng mãn tính 14 37.8

Nhận xét: Về các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh trĩ, đa số bệnh nhân có bệnh táo bón từ trước chiếm tỷ lệ cao (67,6%), lao động nặng chiếm 54,1%, viêm đại tràng mãn tính chiếm 37,8%, bệnh nội khoa 2,7%.

3.1.6 Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo

Bảng 3.4 Các biện pháp điều trị đã áp dụng

Các phương pháp đã điều trị

Nhận xét: 100% bệnh đã điều trị nội khoa trước đây Hai bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp đông y (5,4%).

3.1.7 Triệu chứng lâm sàng và hình thái tổn thương

Biểu đồ 3.4 Lý do vào viện

Nhận xét: Hai triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân nhất là đi cầu ra máu với

33 trường hợp (chiếm 89,2%) và khối sa hậu môn với 23 trường hợp (chiếm 61,2%) Số bệnh nhân có có đủ cả 3 triệu chứng là 3 (chiếm 8,1%).

Phân loại trĩ Số lượng bệnh nhân

Nhận xét: Trong tổng 37 bệnh nhân, có 12 bệnh nhân trĩ nội (32,4%), 17 bệnh nhân trĩ ngoại (45,9%), 8 bệnh nhân trĩ hỗn hợp (21,6%).

Phân độ trĩ Số lượng bệnh nhân

Tỉ lệ Độ III 12 32.4 Độ IV 25 67.6

Nhận xét: Trong tổng số 37 bệnh nhân, có 12 bệnh nhân mắc trĩ độ III (32,4%), 25 bệnh nhân mắc trĩ độ IV (67,6%).

3.1.7.2 Phân loại trĩ theo độ

Bảng 3.7 Phân loại trĩ theo độ

Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Trĩ ngoại Độ III 6 16,2 Độ IV 11 29,7

Trĩ nội Độ III 03 8,1 Độ IV 09 24,3

Nhận xét: Trĩ hỗn hợp chiếm 21,6% số bệnh nhân trong nghiên cứu Trĩ ngoại có

17 ca, trĩ nội có 12 ca Trong đó, trĩ ngoại độ III có 6 ca chiếm 16,2%, trĩ ngoại độ

IV có 11 ca chiếm 29,7% Trĩ nội độ III có 2 ca chiếm 8,1% Trĩ nội độ IV có 9 ca chiếm 24,3%.

3.1.7.3 Số lượng búi trĩ trong nhóm trĩ nội

Bảng 3.8 Số lượng búi trĩ trong nhóm trĩ nội

Số lượng búi Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có 2 búi trĩ chiếm tỷ lệ 59,5%, 1 búi 37,%, 3 búi chỉ có

3.1.7.4 Các bệnh lý phối hợp ở vùng hậu môn

Bảng 3.9 Các bệnh lý phối hợp ở vùng hậu môn

Các bệnh lý phối hợp ở vùng hậu môn

Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Nhận xét: Có 8 trường hợp có da thừa hậu môn (21,6%), viêm trực tràng có 4 ca

(10,8%), polyp hậu môn có 2 ca (5,4%), bệnh khác 1 ca (2,7%).

Kết quả điều trị trong mổ

Bảng 3.10 Thời gian phẫu thuật Thời gian phẫu thuật Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Nhận xét: Tất cả phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi đều diễn ra từ 40 đến 60 phút, trung bình thời gian phẫu thuật là 55 phút.

3.2.2 Thời gian phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng

Bảng 3.11 Thời gian phẫu thuật và các yếu tố

Thời gian mổ (phút) (trung bình ± độ lệch chuẩn) p

Trĩ ngoại 55,8± 7,9 Độ sa búi trĩ Độ III 52,0 ± 9,8

Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian phẫu thuật và phân loại trĩ, độ sa búi trĩ (p>0,05).

3.2.3 Cách xử trí kèm theo khi phẫu thuật

Bảng 3.12 Cách xử trí kèm theo khi phẫu thuật

Cách xử trí kèm theo khi phẫu thuật

Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ Đốt điện cầm máu tại chỗ miệng nối 0 0

Khâu cầm máu bằng chỉ 8 21,6

Không xử lý gì thêm 28 75,7

Nhận xét: Có 8 trường hợp khâu cầm máu bằng chỉ (21,6%), có 1 trường hợp cắt da thừa (2,7%).

Kết quả sau phẫu thuật Longo

Biểu đồ 3.5 Thời gian nằm viện

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm viện từ 5-7 ngày với 62,2% Thời gian nằm viện là từ 1 đến 8 ngày, thời gian năm viện trung bình là 5,6 ngày.

Bảng 3.13 Biến chứng sau mổ (n7)

Biến chứng sau mổ Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Chảy máu sau mổ 0 0 Đau sau mổ 31 83.8

Mất tự chủ hậu môn 0 0

Nhận xét: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và khám lại trực tiếp 37 bệnh nhân sau phẫu thuật từ 2 tháng trở lên, có 31 trường hợp bệnh nhân đau sau mổ (83,8%), không có bệnh nhân nào chảy máu sau mổ, hẹp miệng nối và mất tự chủ hậu môn.

Bảng 3.14 Các mức độ đau sau mổ (n1) Đau sau mổ Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Không đau 6 19.4 Đau ít 19 61.3 Đau vừa 10 32.3 Đau nhiều 2 6.5 Đau dữ dội 0 0.0

Nhận xét: Trong số 31 bệnh nhân có biến chứng đau sau mổ, có 19 bệnh nhân đau ở mức độ it, 10 bệnh nhân đau mức độ vừa, 2 bệnh nhân đau mức độ nhiều và không có trường hợp nào đau dữ dội.

Bảng 3.15 Thời gian trở lại công việc bình thường

Thời gian trở lại công việc

Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ

Nhận xét: Thời gian trở lại công việc trung bình của bệnh nhân là 6,2 ± 3,4 ngày.

Bệnh nhân trởl ại công việc sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất 16 ngày.

BÀN LUẬN

Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Các nghiên cứu khác nhau đưa ra tỉ lệ nam và nữ là khác nhau nhưng nhìn chung là tương đương giữa 2 giới Trong nghiên cứu của Vũ Văn Quân thực hiện tại bệnh viện Đại học y Hà Nội (2013) [16] cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam là 57,9% cao hơn 1,38 lần bệnh nhân nữ Nghiên cứu của Mạc Xuân Huy (2016), tỷ lệ nam cao hơn so với tỷ lệ nữ (nam: 62,35% và nữ: 37,65%)[9] Nghiên cứu của Huỳnh Văn Lượm (2018) tại Bệnh viên đa khoa Cần Thơ lại cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam (chiếm 55%)[13] Nghiên cứu của Phan Thanh Lương cũng cho thấy nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ lệ lần lượt là 56,5% và 43,5% Trong một nghiên cứu khác, Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Thành Quang (2012) đã báo cáo tỉ lệ nam/ nữ là 1,19. Biểu đồ 3.1 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nam là 51%, cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nữ là 49% Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Mai Trang (2011) với tỷ lệ nam là 50.5%, nữ là 49.5%[19].

Những nghiên cứu trong nước cho kết quả độ tuổi trung bình thấp hơn kết quả của nước ngoài, tuy nhiên một vài điểm chung có thể chỉ ra đó là bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở người trưởng thành trong độ tuổi lao động, rất hiếm gặp ở độ tuổi dưới 20 Nghiên cứu của Johanson J.F và Sonnenberg A.[20] cho thấy ở cả hai giới gặp nhiều nhất là độ tuổi 45 – 65 Trịnh Hồng Sơn trong hai nghiên cứu của mình cho biết tuổi trung bình (thấp nhất - cao nhất) lần lượt là 47,7 (19 - 86) tuổi và 48 (20 - 86) tuổi [16] Theo Phan Thanh Lương (2012), những bệnh nhân được phẫu thuật Longo tại bệnh viện tỉnh Thái Bình và bệnh viện Đại học y Thái Bình có tuổi trung bình là 50,2 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 84 tuổi NguyễnHoàng Diệu (2007) [5] cho biết trung bình là 45,6 tuổi, cao nhất là 85 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi còn theo Triệu Triều Dương (2015) trung bình là 41,2 tuổi Vũ VănQuân cũng đưa ra số liệu tương đồng, trong đó trung bình là 46,7 tuổi, thấp nhất là

18 tuổi, cao nhất là 86 tuổi [16] Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng bệnh trĩ có thể xuất hiện từ lứa tuổi học sinh, sinh viên cho đến độ tuổi hưu trí, tuy nhiên đa số bệnh nhân (94,6%) là từ 18 đến 69 tuổi, trung bình là 40 tuổi Chúng tôi cho rằng sinh hoạt thiếu khoa học cũng như không đề cao vai trò của tập thể dục là các yếu tố làm khác biệt về độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu trong nước và nước ngoài Các yếu tố nguy cơ gây sang chấn liên tục và kéo dài lên tổ chức trĩ sinh lý khiến bệnh trĩ phổ biến ở tuổi lao động mà hiếm gặp ở dưới 20 tuổi.

Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều độ tuổi, và cũng có thể gặp ở nhiều ngành nghề khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau trong cộng đồng Bảng 3.2 cho thấy rằng bệnh nhân làm nghề nông dân gặp đến trên 89.2%, cao nhất trong các ngành nghề, nghề cán bộ và khác chỉ chiếm 5,4% Vấn đề bệnh nhân làm nghề nông ở huyện miền núi chúng tôi chiếm tỉ lệ cao, vì vậy không xác định được cụ thể các yếu tố nguy cơ liên quan đến nghề nghiệp này Kết quả nghiên cứu của Bùi Mạnh Côn (2016) cũng cho kết quả tương tự: nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao 85% và nhóm lao động trí óc chiếm tỷ lệ thấp chỉ 15% trong số 177 bệnh nhân mắc bệnh trĩ [4].

Nguyễn Thành Quang (2010 báo cáo thời gian bị bệnh trung bình là 6,3 năm và có 16,7% bệnh nhân bị bệnh trên 10 năm mới phẫu thuật NguyễnHoàng Diệu (2007) [5] thông báo 56,9% bệnh nhân bị dưới 5 năm và trên 10 năm là 18,5% Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc trung bình là 6,1 năm, đa số bệnh nhân có thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật là trong vòng 5 năm với tỉ lệ là 54,1% Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân bị bệnh rất lâu (trên 10 năm) mới tiến hành phẫu thuật Có thể thấy rằng bệnh trĩ là một bệnh mãn tính với diễn biến lâu dài và tăng dần, người bệnh có thể phát hiện ra triệu chứng đầu tiên từ hàng năm trời nhưng chưa tiến hành can thiệp do triệu chứng chưa rầm rộ hay do hiệu quả tạm thời của các biện pháp điều trị bảo tồn, chỉ đến khi các triệu chứng nặng hơn mà các phương pháp khác đã thất bại thì người bệnh mới tìm đến phẫu thuật.

4.1.5 Các biện pháp điều trị bệnh trĩ đã áp dụng trước phẫu thuật Longo

Vũ Văn Quân (2013) [16] báo cáo số bệnh nhân đã từng điều trị bằng các can thiệp trực tiếp lên búi trĩ là 10,3%, đa số là điều trị kết hợp cả tây y và đông y (chiếm 50,7%) Nguyễn Thành Quang (2010) cho thấy 10,7% đã điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật, con số này ở nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Diệu [5] là 10,8% Phan Thanh Lương và cộng sự báo cáo 8,7% đã điều trị bằng thủ thuật và 4,3% đã được phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp kinh điển từ trước. Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trí (2018), cho kết quả: Có 59,5% bệnh nhân có điều trị trước khi nhập viện (thuốc tây và thuốc nam) Nghiên cứu của Trịnh Văn Đại (2015) cho kết quả: Có 64% bệnh nhân đã áp dụng điều trị một hoặc nhiều phương pháp: trong đó nội khoa là 54%, đông y là 37%, thủ thuật là 10%, phẫu thuật là 12% Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở Bảng 3.4 cho biết, 100% bệnh đã điều trị nội khoa trước đây Có 2 bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp đông y (5,4%)[20]

Bệnh nhân đến khám và phát hiện bệnh trĩ do có các triệu chứng tại vùng tầng sinh môn trong đó khối ở hậu môn, đại tiện ra máu và cảm giác đau vùng hậu môn là những triệu chứng đã được nhiều tác giả đề cập đến trong y văn [2],

[3], Vũ Văn Quân [16] thì cho biết khối vùng hậu môn gặp ở tất cả bệnh nhân và có 80,3% bệnh nhân có máu theo phân Nguyễn Hoàng Diệu [5] cũng cho thấy sự tương đồng với 100% có khối sa khi đại tiện và 57% đại tiện ra máu. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đi cầu ra máu là phổ biến nhất với 89,2% sau đó là khối sa hậu môn với 61,2%, đau hậu môn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các lý do vào viện chỉ 21,6% Tuy nhiên, bệnh nhân có thể phối hợp của nhiều triệu chứng, có 8,1% bệnh nhân có đầy đủ cả 3 triệu chứng Đau hậu môn hay đại tiện ra máu có thể gặp ở những bệnh lý khác ngoài trĩ như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hay khối u đại tràng do đó cần thăm khám kĩ càng và làm thêm các thăm dò cận lâm sàng khi cần thiết.

4.1.7 Hình thái và số lượng búi trĩ

Vũ Văn Quân [16] báo cáo tỉ lệ trĩ nội trong nghiên cứu của mình là 57,2%, phẫu thuật Longo được áp dụng cho 8,6% bệnh nhân có trĩ độ II, chủ yếu là độ III. Nguyễn Hoàng Diệu [5] thông báo tỉ lệ trĩ hỗn hợp là 32,3%, tỉ lệ trĩ độ IV phải mổ là 66,2% Nguyễn Thành Quang thì chỉ ra 61,1% bệnh nhân được phẫu thuật là có trĩ độ IV Trĩ hỗn hợp trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 21,6% các trường hợp được phẫu thuật Longo; trĩ nội chiếm 32.4%, trong đó trĩ nội độ III là 8,1% và trĩ nội độ IV là 24,3% Trĩ ngoại có 17/37 bệnh nhân chiếm 45,9%, trong đó trĩ ngoại độ III chiếm 16,2%, trĩ ngoại độ IV chiếm 29,7%.

Số lượng búi trĩ thay đổi ở các nghiên cứu khác nhau, theo Nguyễn Hoàng Diệu [5] 47,7% có 3 búi, tối đa là 7 búi trĩ; còn Vũ Văn Quân [16] báo cáo tỉ lệ gặp bệnh nhân có 3 búi trĩ là 55,9% Trong nghiên cứu của chúng tôi, Bảng 3.8 cho thấy đa số bệnh nhân chỉ có 2 búi với 59,5%

4.1.8 Các bệnh lý phối hợp ở vùng hậu môn

Một vài tổn thương ở vùng hậu môn trực tràng được phát hiện khi bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng của bệnh trĩ, các tổn thương này có thể được chỉ định phẫu thuật phối hợp trong cùng một thì Theo Vũ Văn Quân [16] da thừa hậu môn chiếm 2%, 15,1% có polyp hậu môn và có 12,5% là kèm theo sa niêm mạc trực tràng Nguyễn Hoàng Diệu [5] cho kết quả có 24,6% có da thừa hậu môn, có polyp hậu môn là 9,2% Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 8 trường hợp có da thừa hậu môn (21,6%), viêm trực tràng có 4 ca (10,8%), polyp hậu môn có 2 ca (5,4%),bệnh khác 1 ca (2,7%).

Kết quả điều trị trong mổ

Bệnh trĩ là bệnh mạn tính và đa số sẽ được mổ có chuẩn bị, tuy nhiên vẫn có các biến chứng cấp tính đôi khi cần phải mổ cấp cứu Theo Vũ Văn Quân [16] thời gian trung bình của một phẫu thuật Longo là 26 phút, ngắn nhất là 15 phút và dài nhất là 50 phút Tạ Quang Minh và cộng sự [14] cho biết thời gian trung bình của phẫu thuật Longo tại bệnh viện 19-8 Bộ công an là 37,7 phút Nghiên cứu của

Trịnh Văn Đại (2015), thời gian mổ trĩ trung bình là 30,44 phút, thời gian ngắn nhất là 20 phút, lâu nhất là 50 phút Nghiên cứu của Hoàng Lê Minh (2013) ở trường Đại học Y dược Thái Nguyên, cho kết quả: thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 20 phút, lâu nhất là 50 phút Trung bình là 30,2±6,1 phút Số ca phẫu thuật trong khoảng 20-30 phút chiếm 72,8% Phẫu thuật Longo có thời gian thực hiện ngắn, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả cuộc mổ diễn ra trong vòng 51-60 phút, trung bình là 55 phút Thời gian trung bình phẫu thuật ở nghiên cứu của chúng tôi có dài hơn so với các tác giả khác có thể do việc xử trí bổ sung các thương tổn đi cùng với trĩ như lấy da thừa hậu môn

4.2.2 Các xử trí bổ sung khác

Những tổn thương đi kèm vùng hậu môn cũng được chỉ định xử lý trong cùng thì với phẫu thuật Longo Theo Nguyễn Trung Học (2009 thì tỉ lệ cắt da thừa hậu môn là 8,9% và cắt polyp hậu môn là 8,9%; con số này theo Nguyễn Hoàng Diệu [5] lần lượt là 16,9% và 9,2% Nghiên cứu của Trịnh Văn Đại (2015) cho kết quả: có 16% bệnh nhân được xử trí bổ sung trong đó: cắt polyp (8%), lấy da thừa (8%) Nghiên cứu của Huỳnh Văn Lượm [13], có 3.3% bệnh nhân được khâu tăng cường vị trí nối máy và 38.3% bệnh nhân được cắt da thừa hậu môn Trong nghiên cứu của chúng tôi, Bảng 3.12 cho thấy: Có 8 trường hợp khâu cầm máu bằng chỉ (21,6%), có 1 trường hợp cắt da thừa (2,7%).

Một trong những ưu điểm khác của phẫu thuật Longo là thời gian nằm viện ngắn Laughlan K và cộng sự (2009) [9] tổng kết các nghiên cứu trong y văn và đưa ra kết luận phẫu thuật Longo cho thời gian nằm viện ngắn hơn so với phương pháp Milligan-Morgan và Ferguson Thời gian nằm viện trung bình theo Vũ VănQuân [16] là 3,1 ngày, 68,5% là nằm trong 3 ngày trở xuống, hẫu phẫu dài nhất trong 13 ngày Theo Tạ Quang Minh [14] thì thời gian hậu phẫu trung bình là 4,5 ngày Triệu Triều Dương và Phan Thanh Lương báo cáo thời gian nằm viện trung bình lần lượt là 3 ngày và 4,3 ngày, dài nhất theo thứ tự là 4 ngày và 10 ngày.

Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trí (2018) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho thấy thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 6,8 ± 1,8 ngày [20] Kết quả ở biểu đồ 3.5, cho thấy: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm viện từ 5-7 ngày với 62,2% Thời gian nằm viện là từ 1 đến 8 ngày, thời gian năm viện trung bình là 5,6 ngày.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và khám lại trực tiếp 37 bệnh nhân sau phẫu thuật từ 2 tháng trở lên, có 31 trường hợp bệnh nhân đau sau mổ (83,8%), không có bệnh nhân nào chảy máu sau mổ, hẹp miệng nối và mất tự chủ hậu môn.

Nguyễn Hoàng Diệu (2007) [5] và Vũ Văn Quân (2013) [16] báo cáo kết quả không gặp bệnh nhân nào có tình trạng hẹp vòng cắt sau mổ Các yếu tố có thể làm tăng tỉ lệ hep hậu môn đó là: trĩ sa nhiều, tăng trương lực cơ thắt, vòng niêm mạc cắt đến lớp cơ Nghiên cứu của Trần Thị Mai Trang (2011), cho kết quả: Biến chứng chảy máu sau mổ xảy ra ở 7 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 7,22%. Trong đó, 5 bệnh nhân (5,15%) ra máu hậu môn trong tuần đầu tiên sau mổ, 2 bệnh nhân (2,06%) đi cầu ra máu lượng nhiều ở ngày hậu phẫu thứ 8 và thứ 9

[19] Chỉ có 1 bệnh nhân phải chèn gạc hậu môn để cầm máu, các bệnh nhân còn lại đều được điều trị khỏi bằng thuốc, không có trường hợp nào phải mổ lại hoặc phải khâu cầm máu.

4.3.3 Các mức độ đau sau mổ

Nghiên cứu của chúng tôi: Trong số 31 bệnh nhân có biến chứng đau sau mổ, có 19 bệnh nhân đau ở mức độ ít, 10 bệnh nhân đau mức độ vừa, 2 bệnh nhân đau mức độ nhiều và không có trường hợp nào đau dữ dội

Nghiên cứu của Bùi Mạnh Côn (2016) cho kết quả: Trong tổng số 117 bệnh nhân trĩ, có 57 bệnh nhân (49%) đau sau mổ ở mức độ ít, 19 bệnh nhân đau mức độ vừa (16%), 3 bệnh nhân đau nhiều (3%) và 1 bệnh nhân đau dữ dội (1%)[4].

Nghiên cứu của Mạc Xuân Huy (2016) ở Bệnh viện trường Đại học Y khoaThái Nguyên cho thấy: Đau ít: có 62 bệnh nhân (72,94%) Đau vừa: Có 20 bệnh nhân (23,53%) Đau nhiều: Có 3 bệnh nhân (3,53%)[9].

4.3.4 Thời gian trở lại công việc bình thường

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở bảng 3.15 cho thấy: Thời gian trở lại công việc trung bình của bệnh nhân là 6,2 ± 3,4 ngày Bệnh nhân trở lại công việc sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất 16 ngày.

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Quang (2010), tại bệnh viện Việt Đức báo cáo kết quả: Thời gian trở lại công việc trung bình của bệnh nhân là 8,2 ± 3,15 ngày Bệnh nhân trở lại công việc sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất 21 ngày [22].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương (2012) tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An cho kết quả: Bệnh nhân trở lại công việc cũng như sinh hoạt bình thường trong vòng 2 tuần [17].

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w