1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Anhchị hãy trình bày một câu chuyện hoặc hiện vật mà anh chị tâm Đắc trong quá trình tham quan thực tế tại bảo tàng hồ chí minh

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/chị hãy trình bày một câu chuyện hoặc hiện vật mà anh chị tâm đắc trong quá trình tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tác giả Võ Thị Linh Nhi, Hoàng Thị Thu Thảo, Ngô Quang Thưởng, Phạm Văn Sĩ, Ngô Lý An
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Thể loại Bài Tập Giữa Kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

“Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc Cho mai sau thỏa lòng mong ước Của Bác Hồ đêm ngày hằng mong” Với những câu hát trong bài “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” của nhạc sĩ Triều Dâng, đã làm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP GIỮA KÌ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

Trang 2

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày một câu chuyện hoặc hiện vật mà anh chị tâm đắc trong quá trình tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc Cho mai sau thỏa lòng mong ước Của Bác Hồ đêm ngày hằng mong”

Với những câu hát trong bài “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” của nhạc sĩ Triều Dâng, đã làm khơi gợi cho những người nghe nó phải luôn luôn có tinh thần ý chí quyết tâm xây dựng và bảo

vệ tổ quốc của chúng ta, để không phụ lòng sự hy sinh của Bác cũng như của các anh liệt sĩ

đã hy sinh xương máu của mình vì một đất nước được độc lập, nhân dân được ấm no - hạnh phúc Ngoài ra câu hát trên còn gợi nhắc cho chúng ta về một sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp của Bác đó chính là sự kiện Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc vào ngày 5/6/1911 tại bến cảng Nhà Rồng Và để tìm hiểu về bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác

ra đi tìm đường cứu nước, nên vào ngày 17/4/2024 tụi em đã có dịp đến bảo tàng Hồ Chí Minh (hay còn gọi là bến Nhà Rồng) trước là để tham quan sau là để tìm hiểu phục vụ cho công tác học tập

Hình: Nhóm tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguồn: Nhóm tự chụp vào ngày 17/4/2024

Khi đến đây, tụi em được tận mắt nhìn thấy những mô hình, di vật gắn liền với cuộc sống hằng ngày của Bác Những di vật ấy đã đem lại cho tụi em những hồi tưởng về quá khứ cũng như là những cảm xúc bồi hồi về những năm tháng mà Bác đã hy sinh vì dân tộc, vì

Trang 3

đất nước Có lẽ, chính đôi dép cao su của Bác là một trong số những hiện vật mà để lại cho tụi em một cái nhìn ấn tượng về sự chân chất, rất đỗi giản dị của Bác trong cuộc sống hằng ngày

Đôi dép là kỷ vật vô cùng quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bước đường Trường Chinh vạn dặm vì độc lập tự do của Tổ quốc Đôi dép cao su ấy đã đi vào thơ ca nhạc họa hiện thân cho đời sống của nhân dân như một huyền thoại Đôi dép của bác ra đời vào năm

1947 chế tạo từ viết lốp ô tô quân sự - chiến lợi phẩm của ta trong trận phục kích địch tại Việt Bắc Đôi dép của Bác cắt không dày lắm quay trước to bản, quay sao nhỏ rất vừa chân Bác

Hình: Đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguồn: Nhóm tự chụp vào ngày 17/4/2024

Quai dép được cố định lại bằng cách xuyên qua những lỗ đục được rạch trên dép Sự tiện lợi

và tiết kiệm của đôi dép làm nó trở nên phổ biến trong hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của các anh bộ đội cụ Hồ, Bác cũng đi đôi dép ấy Đôi dép nhẹ và êm giúp người đi có thể lội nước và bùn một cách dễ dàng, bảo vệ bàn chân lành lặn ngay cả

Trang 4

khi giẫm lên mảnh chai hay thép gai, lửa đỏ.

Đôi dép đi qua bao vùng miền, cùng Bác trèo đèo lội suối mà vẫn bền chắc như thường, có khi chỉ cần thay quai dép là lại đi được tiếp Đôi dép như trơ như lì thách thức với thời gian, thể hiện đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của người cách mạng trong tình cảnh đất nước còn đói nghèo, lạc hậu Đôi dép lốp gắn liền với sự giản dị thanh cao của Bác Hồ Bác Hồ luôn lắng nghe và quan tâm đến cuộc sống của những người sống trong vùng miền núi, và đi dép cao su là một cách để Người tạo sự gần gũi và đồng cảm với họ

Đôi dép lốp đã cùng Bác bôn ba khắp mọi nơi, trở thành một huyền thoại đối với người dân Việt Nam và nhân dân thế giới Đối với Bác, đôi cao su còn có ý nghĩa đặc biệt bởi vì nó in dấu biết bao kỉ niệm, cùng Bác vào sinh ra tử trên con đường dẫn dắt nhân dân ta thoát khỏi kiếp bùn đen nô lệ, từng bước giành lại độc lập, hòa bình, tự chủ cho đất nước Đôi dép tưởng chừng như đơn sơ ấy đã trở thành cảm hứng nghệ thuật cho biết bao văn nhạc sĩ Tố Hữu đã từng viết về đôi dép Bác Hồ:

“Còn đôi dép cũ, mòn quai gót, Bác vẫn thường đi giữa thế gian".

Ngoài ra, đôi dép ấy còn đồng hành cùng Bác ngay cả khi Bác đi công tác nước ngoài gặp nguyên thủ các quốc gia Trong chuyến thăm Ấn Độ khi Bác ngồi trong buồng riêng trên máy bay thì các đồng chí trong tổ bảo vệ Bác đã lập kế hoạch giấu đi đôi dép của Bác Nhưng khi máy bay đáp xuống, Bác đã đi tìm đôi dép, mọi người trong đoàn liền nối dối với Bác rằng có lẽ đôi dép đã được cất dưới khoang máy bay Bác biết rằng các đồng chí trong

tổ bảo vệ đã giấu nó đi nên kêu các đồng chí ấy trả lại đôi dép cho Bác Bác ôn tồn nói với các đồng chí ấy, đất nước ta còn chưa độc lập, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Bác đi đôi dép ấy nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ mà vẫn lịch sự Vậy là các đồng chí đành phải trả lại đôi dép cho Bác vì bên dưới nước chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi Trong suốt thời gian Người ở Ấn Độ, đôi dép của Người trở thành trung tâm sự quan tâm của nhiều chính khách, nhà báo và nhà quay phim, và họ thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, cố gắng ghi lại hình ảnh và tìm hiểu về đôi hài thần kì này

Qua hình ảnh đó ta thấy được Bác là một người rất thương dân, luôn nghĩ đến dân, luôn đặt lợi ích của dân lên trên hết Điều này được thể hiện qua việc Bác không bao giờ nghĩ đến cho mình, không đòi hỏi cho mình bất cứ thứ gì, kể cả những trang phục của bác cũng rất là đơn sơ, giản dị Không dừng lại ở những điều đó mà Bác còn nói rằng “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” điều này khẳng định vị thế làm chủ của nhân dân, luôn đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên trên để phát huy những sức mạnh và vai trò yêu nước của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

Và Bác còn nhấn mạnh rằng: mọi chủ trương, chính sách của Đảng đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, do dân và vì dân Tất cả những điều này là minh chứng quan trọng cho

Trang 5

thấy Bác Hồ là một người rất thương dân, vì dân và luôn đặt lợi ích của chung của dân - lợi ích giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Với hình ảnh đôi dép cao su được coi như là người bạn đồng hành của Bác trên mọi hành trình gợi cho ta thấy được lối sống giản dị, đức tính tiết kiệm đáng quý của Bác Đồng thời

nó cũng dạy cho chúng ta những bài học quý báu về sự tiết kiệm cũng như là sự giản dị không xa hoa đua đòi của Bác Bằng việc sống một cuộc sống đơn giản như Bác, điều đó có thể mang lại cho chúng ta giảm bớt những áp lực về tài chính và cảm thấy tự do hơn trong cuộc sống của mình

Và chúng ta hãy luôn nhớ rằng: tính giản dị và tiết kiệm không nhất thiết đồng nghĩa với việc chúng ta sống trong một hoàn cảnh nghèo khó hoặc từ chối tiền bạc hoàn toàn Mà thay vào đó, nó liên quan đến việc chúng ta lựa chọn cách sử dụng tiền bạc sao cho phù hợp, có ý thức và tập trung vào những giá trị quan trọng hơn Và tất cả những điều trên đều chứa đựng trong mình những bài học bổ ích mà Bác Hồ muốn dạy cho thế hệ con cháu, đó là những bài học về cách làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân

Tài liệu tham khảo

1.Bùi Kim Hồng (2011), Học tập phong cách sống giản dị và tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo báo Nhân Dân

2.Học tập đức tính giản dị của Bác qua mẫu chuyện “Đôi dép Bác Hồ.(2021) Viện kiểm soát nhân dân tỉnh Gia Lai

Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa và bình luận về quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hồ Chí Minh Từ đó, anh chị hãy nêu quan điểm của mình về những thành tựu, hạn chế và việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa:

Văn hóa được coi là mục tiêu của cuộc sống vì văn hóa là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển cảu con người và xã hội Nó được coi là mục tiêu vì nó định hình và thể hiện những giá trị của xã hội, văn hóa phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của nhân dân góp phần vào nâng cao chất lượng cuộc sống Nó cũng là động lực cho cuộc sống

vì nó có khả năng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội Không những vậy, văn hóa còn có thể tạo ra sự đoàn kết trong tình yêu quê hương và lòng yêu nước

Nói đến mối quan hệ giữa văn hóa với con người, quan niệm của Hồ Chí Minh cho thấy văn hóa là toàn bộ những phát minh và sáng tạo của con người Con người phát minh ra những

Trang 6

thứ đó nhằm mục đích phục vụ cho đời sống bản thân.

Phạm vi của văn hóa trong quan điểm này của Hồ Chí Minh, cho thấy văn hóa có phạm vi rất rộng và bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh còn bao gồm cả đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo và văn hóa vật thể và các phương thức sử dụng

Mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với chính trị, kinh tế và xã hội, Người cho rằng văn hóa không thể tách rời khỏi các lĩnh vực này mà phải cùng nhau phát triển và tương tác với nhau

Về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, văn hóa có khả năng tạo ra ý thức cách mạng, thức tỉnh tinh thần dân tộc và tạo nên động lực cho cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do và chủ quyền của dân tộc Đối với mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thông qua việc sau khi giành được độc lập từ chế độ thực dân thì phải đặt văn hóa lên hàng đầu để đầu tư vào con người, khoa học công nghệ, tạo nguồn lực cho phát triển đất nước

Còn mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội, Người nhấn mạnh văn hóa phản ánh và tác động lên các khía cạnh của xã hội như tư tưởng, giáo dục, quan hệ gia đình, sinh hoạt hằng ngày Ngoài ra, văn hóa được coi là phương tiện giữ gìn và truyền bá những giá trị truyền thống của dân tộc

Quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hồ Chí Minh

Quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hồ Chí Minh là một quan điểm cơ bản và quan trọng trong tư tưởng văn hóa của Bác Bác coi văn hóa như một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển quốc gia, và văn hóa cần phục vụ cho quốc dân đi, tức là phải phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt và vận dụng trong các chương trình và chính sách văn hóa Để xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và để đạt được mục tiêu đó thì Đảng ta đã cho ban hành nhiều văn kiện quan trọng nên ngay từ cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nhắc đến vấn đề về phát triển văn hóa dân tộc của nước ta Trong các văn kiện đầu tiên của Đảng và đặc biệt là đến Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) thì mới thể hiện rõ tư tưởng của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa cách mạng Ba năm sau ngày nước Việt Nam độc lập được khai sinh những tinh thần của bản Đề cương văn hóa đã được tiếp thu và phát triển tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất -hội nghị này được ví như -hội nghị Diên Hồng về văn hóa và khát vọng non sông Thời điểm diễn ra hội nghị là một thời điểm vô cùng nhạy cảm trong lịch sử bởi vì vào thời điểm

đó thì thực dân Pháp lộ rõ bộ mặt là sẽ gây chiến ở miền Bắc để mà đánh chiếm toàn bộ

Trang 7

miền Bắc cùng với miền Nam là coi như hoàn thành cột mốc tái xâm lược Tại hội nghị này hơn 200 đại biểu sẽ được truyền tải những tư tưởng về văn hóa và bên cạnh đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Đảng ta vẫn xác định bên cạnh công việc chuẩn bị kháng chiến thì còn rất nhiều việc khác và vẫn phải hoạt động vẫn phải tiến hành bởi vì chúng ta chủ trương

là kháng chiến toàn diện chứ không phải là chỉ đánh bằng quân sự mà đánh bằng tất cả các lực lượng khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp” Hội nghị đã xác định rất rõ nội dung văn hóa ở đây là gì? Văn hóa ở đây là vừa phục vụ cuộc sống nhân dân nhưng vừa phục vụ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cái chính là phải xác định được là chúng ta chiến đấu hàng mấy nghìn năm là chiến đấu cái gì? Vì một nền văn hóa hay vì sức mạnh vật chất, ta phải xác định được rằng dân tộc ta chiến đấu không phải vì sức mạnh vật chất mà chiến đấu vì sức mạnh tinh thần và chiều sâu của nền văn hóa dân tộc đó mới chính là cốt lõi Tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu dài 40 phút Người tha thiết mong muốn nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở Học tập những nét văn hóa hay của các nước trên thế giới để tạo nên một nền văn hóa thuần túy của Việt Nam, học hỏi những nét văn hóa tốt đẹp và đưa sâu vào tâm trí người dân, văn hóa có thể thay đổi quan niệm xã hội, đánh tan các khía cạnh tiêu cực trong xã hội cũ và tạo ra một xã hội mới, công bằng và tiến bộ hơn Văn hóa phải lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp, tích cực đến với quốc dân gợi lên tinh thần yêu nước vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng Cũng chính tại hội nghị này người đã khẳng định: “ Số phận của dân ta là ở trong tay của dân ta, văn hóa phải soi đường trong quốc dân đi tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập tự cường và tự chủ” Tiếp nối con đường mà Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân xây dựng một nước Việt Nam mới với những tư tưởng văn hóa tiến bộ nhưng không xa rời quần chúng nhân dân Văn hóa đã cùng với dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sau cùng là văn hóa cùng với dân tộc ta tiến vào thời kỳ đổi mới Con tàu văn hóa sẽ không thể chuyển động hoặc vận hành được nếu chúng ta không xác định đúng hệ động lực cần thiết rộng hơn là hệ động lực toàn vẹn thúc đẩy cả con tàu tiến lên với sức bền cần thiết và đúng hướng Kinh tế làm nên sức mạnh vật chất thì văn hóa làm nên sức mạnh tinh thần Nó là đôi chân của sự phát triển đất nước, đất nước không thể tiến lên phía trước một cách mạnh mẽ và bền vững nếu bằng một đôi chân khập khiễng có thể ở một thời điểm nào đó sự phát triển đạt được nhưng vấn

đề lại là sức bền của sự phát triển lại nằm ở chỗ có hay không một nền văn hóa mang tầm chiến lược ngày nay nói đến văn hóa là nó đứng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm xây dựng cho người dân Việt Nam phát triển một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,…nhằm để đạt được mục tiêu dân giàu,

Trang 8

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đến cuối cùng quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” nhằm để đất nước ta tiến vững chắc trên con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội

Quan điểm về những thành tựu của văn hóa:

Hồ Chí Minh khuyến khích và nêu cao tinh thần độc lập, tự do dân tộc, người coi văn hóa là động lực, đồng thời là mục tiêu của công cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc Nó như một chất kết dính các dân tộc và sự hiểu biết lẫn nhau Hồ Chí Minh cùng các chiến sĩ cách mạng tuyên truyền cho mọi người biết bản chất của chủ nghĩa thực dân ở tại các nước thuộc địa và cho mọi người biết con đường cách mạng chân chính Văn hóa có thể thay đổi quan niệm xã hội, đánh tan các khía cạnh tiêu cực trong xã hội cũ và tạo ra xã hội mới tiến bộ hơn

Người nêu lên quan điểm về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ở các nước trên thế giới Việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc có yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của mỗi quốc gia, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người trong việc bảo tồn và phát huy những những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Đồng thời, học hỏi và tiếp thu những nét văn hóa mới mang tính tính cực ở các nước phương Đông và phương Tây

Bác chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác Văn hóa nhìn bên ngoài có vẻ không liên quan đến kinh tế và chính trị, tuy nhiên văn hóa lại nằm trong kinh tế

và chính trị, đồng thời kinh tế và chính trị cũng nằm trong văn hóa Bác cho thấy văn hóa là một bộ phận hợp thành của xã hội, là một mắt xích trong tổng thể nên thiếu nó xã hội sẽ không thể hoàn thiện được

Văn hóa đóng vai trò trong việc phụng sự nhân dân, chăm lo đến lợi ích và hạnh phúc của nhân dân Hồ Chí Minh coi văn hóa là một phương tiện để nâng cao tinh thần và đời sống vật chất nhân dân Văn hóa có thể khắc phục được những khó khăn thách thức trong việc xây dựng đất nước và mang lại sự tiến bộ cho đất nước Văn hóa phải phục vụ cho nhân dân mang lại lợi ích và làm cho nhân dân hạnh phúc

Tóm lại, văn hóa Việt Nam có nhiều thành tựu to lớn và rất đáng tự hào Những thành tựu này càng góp phần vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời nó cũng là nguồn động lực để thế hệ trẻ Việt Nam tiếp tục học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước

Quan điểm về những hạn chế của văn hóa:

Cùng với những thành tựu về các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh thì những thành tựu về lĩnh vực văn hóa nó vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng đủ tầm nhìn cũng như là vai trò của nó để tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh Và một trong những nguyên nhân quan trọng cho vấn đề trên là do những quan

Trang 9

điểm bất cập trong việc tiếp cận và triển khai các vấn đề chưa được quán triệt chặt chẽ Ví

dụ như, đối với mỗi một vùng, miền lại có những đặc thù văn hóa riêng biệt và chúng luôn luôn biến đổi theo từng cái nhu cầu của con người - chủ nhân của văn hóa Tuy nhiên, một

số chính sách văn hóa được ban hành và việc triển khai còn khá cứng nhắc, chưa phù hợp

với tình hình hiện tại, điều này dễ dàng dẫn đến sự nhất thể hóa, bất biến hóa văn hóa một

cách khiên cưỡng Ngoài ra, ở nước ta thì đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng

xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn

Bên cạnh những hạn chế trên thì bên trong môi trường văn hóa của chúng ta vẫn còn tồn tại một số các biểu hiện như sau:

Sự lan truyền của văn hóa ngoại lai: Ngày nay cùng với sự phát triển của mạng internet sẽ góp phần làm cho chúng ta có thể tiếp thu những nền văn hóa khác nhau, nhưng đồng thời

nó cũng tác động làm cho người dân của chúng ta dễ dàng đánh mất đi những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc (đặc biệt là giới trẻ) Do đó, chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc, có ý thức, không mù quáng mà đánh mất đi các giá trị văn hóa của dân tộc

Làm gia tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội: Hiện nay, một số các hoạt động mê tín dị đoan phát triển khá là phổ biến ở một số tầng lớp nhân dân lao động Hoạt động này khiến cho các giá trị văn hóa của ta ngày càng mai một, mà thay vào đó là những quan niệm, hành vi trái khoa học, sai lệch với đạo lý của ta, đồng thời làm gia tăng các vấn đề tệ nạn cho xã hội

Quan điểm về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay:

Như mọi người cũng đã biết, thì việc xây dựng một nền văn hóa không phải là một việc làm đơn giản, ngày một ngày hai là xong Mà nó cần phải có sự xác định cũng như là xây dựng những phương hướng phát triển sao cho phù hợp với tình hình hiện nay của nước ta Ở Việt Nam hiện nay, thì việc phát triển văn hóa luôn là một trong những nhiệm vụ cần thiết và chiếm vị trí rất là quan trọng trong mọi chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước Theo quan điểm của Bác có nói, một nền văn hóa cần hội tụ các tính như sau: đó là tính hội

tụ dân tộc, khoa học và đại chúng Cùng với đó, một nền văn hóa mang tính đại chúng tức là nền văn hóa đó do quần chúng nhân dân nắm giữ và xây dựng Với góc độ này, việc xây dựng quần chúng cần phải thực hiện và nó cũng là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho ta Cần xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, luôn có tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc, đặc biệt là luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Vì nhân dân chính là sản phẩm của quá trình xã hội hóa thông qua các hoạt động giáo dục (từ gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội) và nó cũng chính là nền tảng để tạo ra con người văn hóa - cộng đồng văn hóa

Bên cạnh những việc trên, thì chúng ta cũng cần tăng cường thực hiện theo các định hướng,

Trang 10

chính sách nhằm xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Một số các chính sách được kể đến như sau:

Thứ nhất, là xây dựng các chính sách môi trường văn hóa: Việc xây dựng môi trường này như là một cái nôi để nuôi dưỡng những nhân cách và giáo dục cho chúng ta những nếp sống cao đẹp, chủ động tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng phù hợp với những đức tính cao đẹp của con người Việt

Thứ hai, là cần đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa: Ở Việt Nam hiện nay thì việc đầu tự cho ngành công nghiệp văn hóa này còn gặp rất nhiều những khó khăn và chưa thật sự được chú trọng Vốn dĩ, Việt Nam của chúng ta có tiềm năng về ngành công nghiệp văn hóa rất lớn như với bề dày lịch sự hàng trăm năm cùng với sự đa dạng về các thành phần dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thực sự là cả một kho tàng văn hóa tiêu biểu của nước ta mà không một quốc gia nào có thể sánh bằng Hy vọng với những tiềm năng này trong tương lai thì Việt Nam sẽ phát triển ngành công nghiệp văn hóa này một cách có hiệu quả và góp phần quảng bá nền văn hóa nước ta với bạn bè thế giới

Thứ ba, chúng ta cần phải thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp lãnh đạo: Bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Thường xuyên bồi dưỡng những quan niệm lý luận của Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, đường lối phát triển của Đảng

Thứ tư, nâng cao ý thức cho người dân: Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn

luyện nhân cách, đạo đức, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Ngày nay có rất nhiều cách tiếp cận về văn hóa, như vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, dù với bất kì cách tiếp cận nào thì văn hóa cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Do đó, mỗi chúng ta cần phải nhận thức cho đúng về những giá trị của văn hóa,

nó như là “chiếc chìa khóa” tạo xây dựng nên một xã hội Việt Nam phát triển bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Nguyễn Giáo (6/2020), Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay - thành tựu và những vấn đề đặt ra, theo Tạp chí Cộng sản

2 Đoàn Hiền (12/2022), Phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay, theo Tạp chí Cộng sản

3 ‘‘Văn hóa soi đường cho quốc dân đi’’ từ quan điểm Hồ Chí Minh đến sự vận dụng của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2023) Tạp chí Lịch Sử Đảng

4 Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (2021) Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w