1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tƣ tƣơng hồ chí minh bài thu hoạch tham quan bảo tàng hồ chí minh

15 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Quí Huỳnh Long, Tăng Gia Bảo, Huỳnh Minh Hưng, Phan Khánh Linh, Nguyễn Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Thu Nguyên, Võ Thị Lan Nhi, Phạm Trọng Quỳnh, Lê Quang Ấn, Nguyễn Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học chính trị
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Tiến Dũng

Mã lớp học phần: POLI200509

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH SÁCH HÌNH ẢNH ii

NỘI DUNG 1

1 Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh 1

2 Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920) 3

3 Ý nghĩa sau chuyến đi Bảo tàng Hồ Chí Minh 7

4 Liên hệ thế hệ trẻ ngày nay: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Toàn cảnh Bến Nhà Rồng 1

Hình 1.2 Bến Nhà Rồng về đêm 1

Hình 1.3 Trụ sở hãng Messageries Maritimes trên một tấm bưu thiếp thời Pháp thuộc 1

Hình 1.4 Ảnh con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) 2

Hình 1.5 Tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” 3

Hình 2.1 Nơi nhà quê ngoại nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 4

Hình 2.2 Nơi nhà quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh 4

Hình 2.3 Cụ Nguyễn Sinh Sắc 4

Hình 2.4 Cụ Hoàng Thị Loan 4

Hình 2.5 Bà Nguyễn Thị Thanh 5

Hình 2.6 Ông Nguyễn Sinh Khiêm 5

Hình 2.7 Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân An Nam 6

Hình 2.8 Toàn cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp 7

Hình 2.9 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp 7

Trang 4

NỘI DUNG

1 Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4 Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước

Hình 1.1 Toàn cảnh Bến Nhà Rồng Hình 1.2 Bến Nhà Rồng về đêm

Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng

đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi

là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng

Hình 1.3 Trụ sở hãng Messageries Maritimes trên một tấm bưu thiếp thời Pháp thuộc

Trang 5

Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn - trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản

lý Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất

Tổ quốc

Hình 1.4 Ảnh con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville)

Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh”

Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình

Trang 6

cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ

Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác

Hồ ra đi tìm đường cứu nước Với chất liệu bằng kim loại cao 330 cm, nặng 1000 kg Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi đến với bảo tàng

Hình 1.5 Tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”

2 Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày

19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh

Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân

Trang 7

Hình 2.1 Nơi nhà quê ngoại nơi sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hình 2.2 Nơi nhà quê nội của Chủ tịch

Hồ Chí Minh

Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929 Ông xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm

1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con

Hình 2.3 Cụ Nguyễn Sinh Sắc Hình 2.4 Cụ Hoàng Thị Loan

Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954 Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là

Trang 8

Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950 Em của Người là bé Xin, sinh năm

1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời

Hình 2.5 Bà Nguyễn Thị Thanh Hình 2.6 Ông Nguyễn Sinh Khiêm

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt

và Nguyễn Tất Thành

Từ nhỏ Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sớm được cha giáo dục lòng yêu nước thương nòi và thường được nghe cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước Mặc dù rất kính trọng các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,… những nhà yêu nước lúc bấy giờ nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước phương Tây

Ngày 5-6-1911 với tên Văn Ba, Người làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành rời thương cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao

cả của mình

Trang 9

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động thế giới Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp hội nghị ở Versailles nhằm chia lại thị trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam

Hình 2.7 Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân An Nam

Tháng 7-1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây

Trang 10

Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách đại biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc Từ một người với lý tưởng yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả

Hình 2.8 Toàn cảnh Đại hội Đại biểu

toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp

Hình 2.9 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18

Đảng Xã hội Pháp

3 Ý nghĩa sau chuyến đi Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ

Một cuộc đời tận hiến: Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh, tư liệu, hiện

vật chân thực thông qua các chuyên đề, phòng chủ đề về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Bác, từ những ngày đầu hoạt động ở nước ngoài cho đến khi trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Tình yêu nước nồng nàn: Qua các hiện vật, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nước

sâu sắc, mãnh liệt của Bác, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo

Trang 11

Phong cách sống giản dị: Bạn sẽ thấy được lối sống giản dị, thanh bạch của Bác,

một con người luôn đặt lợi ích của đất nước và nhân dân lên hàng đầu

Nâng cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước

Tinh thần đấu tranh bất khuất: Qua các cuộc kháng chiến gian khổ, bạn sẽ hiểu

rõ hơn về tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam Cũng như những tội

ác mà chiến tranh đã mang lại cho nhân dân Việt Nam Từ đó cảm thấy biết ơn, tự hào

vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu nước nhất thế giới

Thành quả cách mạng: Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thành tựu mà dân tộc

ta đã đạt được sau những năm tháng đấu tranh gian khổ Một dân tộc hùng cường với lịch sử 4000 năm, luôn chiến thắng những kẻ xâm lược hùng mạnh của thời đại Từ đó bạn có thể tự hào mình là người Việt Nam ở bất cứ đâu trên thế giới vì có một lịch sử thật hào hùng

Rèn luyện đạo đức cách mạng

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Bạn sẽ được tiếp cận với tư tưởng, lối sống,

phong cách Hồ Chí Minh, một kho tàng tư tưởng vô cùng quý báu Từ đó giúp chính bản thân mình tốt đẹp hơn

Rèn luyện phẩm chất tốt đẹp: Qua cuộc đời và sự nghiệp của Bác, bạn sẽ học

được nhiều phẩm chất cao quý như: trung thực, giản dị, cần cù, sáng tạo, nhân đạo, tiết kiệm,

Thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện

Bác Hồ là một tấm gương sáng về việc học tập suốt đời: Bác không ngừng học

hỏi, tìm tòi để nâng cao trình độ của mình, thậm chí Bác đã dành gần nửa phần đời của mình để ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam Vì thế để có thể học tập tốt hơn ta có thể noi gương Bác như là học đi đôi với hành, không được coi thường

lý luận, phải biết vận dụng sáng tạo học thuyết vào điều kiện của bản thân,

Học tập để phục vụ Tổ quốc: Việc học tập không chỉ để bản thân mà còn để đóng

góp cho sự phát triển của đất nước.Do đó là một công dân Việt Nam, ta phải có trách

Trang 12

9

nhiệm học tập suốt đời để không ngừng phát triển đất nước, không phụ lòng của Bác

Hồ kính yêu

Cảm nhận được ý nghĩa của hòa bình

Khủng khiếp của chiến tranh: Các hiện vật trưng bày sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về

những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra Từ đó, bạn sẽ trân trọng hơn cuộc sống hòa bình hiện tại và có ý thức hơn trong việc giữ gìn hòa bình

Tin tưởng hơn vào đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Đảng trong việc giải phóng dân tộc: Từ đó

một lòng kiên định với đường lối của Đảng, và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Phê phán, ngăn chặn các phần tử phản động, cũng như tránh bị lay động bởi các thông tin sai lệch

4 Liên hệ thế hệ trẻ ngày nay: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, song cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương cho các thế hệ noi theo Người luôn khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng và r n luyện đạo đức cách mạng là nhu cầu tự thân, đồng thời là yêu cầu tất yếu đối với m i người Người không chỉ nêu ra, yêu cầu m i người phải r n luyện đạo đức cách mạng, mà suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mà “giàu sang không thể quyến rũ, ngh o khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”

Với quan điểm đạo đức là gốc của người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, r n luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà Trong lần nói chuyện với thanh niên tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II ngày 7-5-1958, Người nhấn mạnh: Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình Tức là thanh niên phải có đức, có tài

Trang 13

Trong Di chúc thiêng liêng của mình, ngay sau phần nói về Đảng, Người đã căn dặn: Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa

“chuyên”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên Năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu

Ngay từ tháng 1-1946, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn

ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà Muốn thực hiện được vai trò của mình, m i thanh niên cần cố gắng thực hiện tốt những điều sau:

Thứ nhất, đoàn viên, thanh niên sống phải có lý tưởng, có mục tiêu phấn đấu,

hoàn thành mục tiêu của bản thân là tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu lớn của đất nước Đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Xuất phát từ

đó mà Lý Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”

Thứ hai, đoàn viên, thanh niên phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc: Lợi ích cá nhân nhất định

phải phục tùng lợi ích của Đảng Lợi ích của m i bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài

Thứ ba, đoàn viên, thanh niên phải có đạo đức cách mạng Đây là yêu cầu “gốc”,

“nguồn” đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu Đây cũng chính là quan điểm xuất phát, một yêu cầu có tính chất tiên quyết đối với cán bộ cách mạng Không ít lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý rằng: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”,

Ngày đăng: 26/10/2024, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w