1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch thăm quan bảo tàng hồ chí minh

42 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 7,88 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Đề tài lựa chọn (4)
    • 2. Lý do chọn đề tài (4)
    • 3. Phạm vi nghiên cứu (4)
    • 4. Phương pháp giải quyết (4)
    • 5. Kết cấu đề tài (4)
  • B. NỘI DUNG (5)
    • 1. Chương 1: Giới thiệu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” (5)
    • 2. Chương 2: Hành trình Bác ra đi tìm đường cứu nước (1911 – 1930). .5 1. Tiểu sử Hồ Chí Minh (trước 1911), hoàn cảnh quốc tế, đất nước (5)
      • 2.1.1. Tiểu sử Hồ Chí Minh (trước 1911) (5)
      • 2.1.3. Bối cảnh đất nước (8)
      • 2.2. Quá trình hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam (9)
        • 2.2.1. Hành trình bôn ba thế giới (9)
        • 2.2.2. Thời gian quay lại Pháp (11)
        • 2.2.3. Bước đầu tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản (13)
        • 2.2.4. Nhìn lại hành trình 10 năm của Người (1911 – 1920) (16)
      • 2.3. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, sáng lập Đảng Cộng sản, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước (1921–1930) (18)
        • 2.3.1. Những năm tháng ở lại Pháp (1921 – 1923) (18)
        • 2.3.2. Những ngày tháng ở Liên Xô (1923 – 1924) (21)
        • 2.3.3. Giai đoạn ở Trung Quốc và sự kiện thành lập Đảng Cộng Sản Việt (28)
        • 2.3.4. Nhìn lại 10 năm hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1921–1930) (33)
    • 3. Chương 3: Mở rộng (36)
      • 3.1. Nhận định chung (36)
      • 3.2. Bài học thực tiễn từ hành trình Người đi tìm hình của nước (37)
      • 3.3. Liên hệ bản thân (39)
  • C. KẾT LUẬN (41)

Nội dung

Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu sắc về những bước điquan trọng mà Người đã thực hiện, những quyết định quan trọng mà Người đã đưara, từng bước đưa Việt Nam vượt qua thử thách và đạt được s

NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”

Đối mặt với hoàn cảnh khó khăn và áp bức của đất nước, vào năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình tìm kiếm con đường cứu nước Cuộc hành trình này kéo dài suốt nhiều năm, vượt qua hàng loạt khó khăn và gian khổ, nhằm đưa tổ quốc Việt Nam theo hướng chủ nghĩa Cộng sản. Đến năm 1930, Người đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là nguồn sáng soi đường dẫn nối để Việt Nam thoát khỏi bóng tối của ải đày đọa Các hoạt động của Người từ năm 1911 đến năm 1930 đã đặt nền móng quan trọng cho con đường giải phóng và phát triển của quê hương Hành trình "Người đi tìm hình của nước" không chỉ là sự tìm kiếm con đường cứu nước mà còn là hành trình định hình và xây dựng nền tảng cho sự giải phóng của Việt Nam Chuyên đề "Người đi tìm hình của nước" đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu và thảo luận về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn quan trọng đó Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu sắc về những bước đi quan trọng mà Người đã thực hiện, những quyết định quan trọng mà Người đã đưa ra, từng bước đưa Việt Nam vượt qua thử thách và đạt được sự giải phóng mong đợi.

“Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước”

Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vin hoa cho 25 triệu con người.” Đây là một đoạn thơ ngắn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơChế Lan Viên viết về chuyên đề này Dưới bàn tay tài năng của nhà thơ Chế LanViên, bài thơ "Người đi tìm hình của nước" trở nên một tác phẩm thơ ngắn đầy cảm xúc, làm xúc động mọi người với những tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn bày tỏ trước hành trình vĩ đại của Bác Ngoài ra còn có nhiều bài báo, chương trình truyền hình, cũng như các cuộc triển lãm về chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” Qua đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn cuộc hành trình của Nguyễn Ái Quốc, cũng như những khó khăn Người phải vượt quá Và từ đó ta trân quý thành quả mà Người và dân tộc ta đã đạt được.

Chương 2: Hành trình Bác ra đi tìm đường cứu nước (1911 – 1930) .5 1 Tiểu sử Hồ Chí Minh (trước 1911), hoàn cảnh quốc tế, đất nước

2.1 Tiểu sử Hồ Chí Minh (trước 1911), hoàn cảnh quốc tế, đất nước

2.1.1 Tiểu sử Hồ Chí Minh (trước 1911)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 (năm Canh Dần) tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An Thuở nhỏ (từ 1 đến 10 tuổi) Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn SinhCung, sau đó đổi tên là Nguyễn Tất Thành Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lũ, mất mùa thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong tiềm thức của người dân Nam Đàn nói riêng, xứ

Nghệ nói chung Những khó khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:

“Làng Sen đóng khố thay quần Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm."

Mặc dù, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệ rất giàu truyền thống văn hoá và đánh giặc, giữ nước Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hoá gắn với tên tuổi chiến công của các bậc anh hùng dân tộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm từ bao đời nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước Thân phụ của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), (1862 – 1929), quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn” Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đói lại bọn quan trên và thực dân Pháp Vì vậy sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức Ông vào Nam Bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch đến cuối đời Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan (1868 – 1901), là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm

1954 Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950 Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày Chính trong hoàn cảnh xã hội khi ấy và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu Vì vậy mà Người đã tham gia các phong trào biểu tình yêu nước khi còn ở độ tuổi niên thiếu.

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu Ở các nước này, giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân Và cũng tại đây, phong trào công nhân phát triển từ "tự phát" đến "tự giác", mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vực gồm các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương Tây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế còn lạc hậu, thường được gọi là phương Đông Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là làm thế nào để được giải phóng Thế giới hình thành mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân Nó trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.

Sang đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dồn dập, báo trước sự chuyển biến của tình hình quốc tế Cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ápganixtan, Inđônêxia, v.v… Bão táp cách mạng với "phương Đông thức tỉnh" là nét đặc sắc của tình hình quốc tế trong giai đoạn này.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản và các dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng với thắng lợi của cuộc Cách mang Tháng Mười năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới, nhất là cách mạng ở thuộc địa Năm 1919,Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước thành lập Quốc tế Cộng sản - một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi hoàn thành bình định về quân sự, chúng thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” hết sức tàn bạo đối với nước ta, gây ra sự biến động to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, đảo lộn cuộc sống mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng bị bần cùng hoá Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày càng gia tăng. Những mâu thuẫn trên trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đứng trước những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt, nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng cứu nước khác nhau Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương; nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo. Đó là trang sử vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập Mặc dù diễn ra rộng khắp cả nước, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh đều thất bại Có thể nói,

"Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam".

H nh 1: Chân dung một số nhà yêu nước

Hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc Vì vậy, đến đầu thế kỷ XX, việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc, mở đường cho đất nước phát triển, trở thành đòi hỏi khách quan, cấp bách của dân tộc Việt Nam.

Trước tình cảnh như vậy, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn đến thế giới với ý chí mãnh liệt và hoài bão sẽ tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc Đó là mở đầu cho cuộc hành trình dài kéo dài 2 thập kỉ của Người Trong suốt quãng thời gian đó, Người đã đi chu du nhiều nơi, đến nhiều vùng đất để có thể nhìn thấu nỗi khổ của người dân lao động trên thế giới cũng như tội ác của kẻ thù.Trên cuộc hành trình ấy , Ngưỡi cũng đã tìm ra được chân lý cho con đường giải phóng tổ quốc là con đường cách mạng Cộng sản Khi đã tìm hiểu, thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, người đã đào tạo những người Việt Nam yêu nước thành những chiến sĩ Cộng sản và cuối cùng là thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.2 Quá trình hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản (1911 – 1920)

2.2.1 Hành trình bôn ba thế giới

Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseill Pháp Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) với 72 thủy thủ trên tàu, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Sau đó, tàu di chuyển từ Sài Gòn tới Singapore trong 3 ngày Ngày 8/6/1911, tàu cập cảng Keppel của Singapore Từ cảng Keppel, tàu lại tiếp tục hành trình của mình trên Ấn Độ Dương để tới Quốc đảo Sri Lanka Vượt qua phần còn lại của Ấn Độ Dương, tàu đi vào vùng biển đỏ, qua tiếp kênh đào rồi cập cảng Said phía Bắc

Ai Cập Từ cảng Said, Ai Cập, tàu lại tiếp tục hành trình vượt qua Địa Trung Hải để tới cảng Marseille ngày 6/7/1911 Tàu Amiral Latouche Tréville tiếp tục hành trình về phía Bắc của nước Pháp Ngày 15/7/1911, tàu cập cảng Le Harve, cảng chính ở phía Bắc nước Pháp.

Chương 3: Mở rộng

Hành trình ra đi cứu nước của Bác kéo dài suốt 19 năm từ năm 1911 đến năm

1930 Từ những thành quả mà dân tộc Việt Nam đã đạt được trong lịch sử, ta có thể khẳng định rằng quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Người là một quyết định đúng đắn, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu rộng cũng như nhận thức đúng của Người về con đường giải phóng dân tộc Thành quả ấy đạt được còn nhờ rất nhiều vào các yếu tố trên cuộc hành trình cũng như các hoạt động tích cực của Người.

Vào đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong số ít các nhà cách mạng đương thời có điều kiện đi nhiều nơi, có sự hiểu biết rõ ràng, tường tận về chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa của chúng Suốt gần 10 năm vừa lao động kiếm sống, vừa khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ…, Người đã có được nhận thức quan trọng: Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người Cách mạng tư sản dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến Nhưng khi cách mạng đã xong, đời sống nhân dân vẫn khổ cực, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn ấp ủ mong muốn làm cách mạng Từ đó, Bác đã đi tới kết luận rằng: chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này Nguời đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “Ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị Điều đó đã giúp Hồ Chí Minh đúc rút ra được một bài học vô cùng sâu sắc, đó chính là nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị, cùng nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do. Vào cuối năm 1917, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga diễn ra thắng lợi, mở ra hướng phát triển mới trong lịch sử loài người Đây là sự kiện có ảnh hướng lớn đến tư tưởng và nhận thức của Người, khiến Người mong muốn tìm hiểu về con đường cách mạng đó Khi Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã đến với chủ nghĩaMác – Lênin Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc Đêm kết thúc Đại hội Tours của Đảng xã hội Pháp (30/12/1920), Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định,nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị củaNgười – từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản Đồng thời, sự kiện đó cũng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng ViệtNam, mở đầu quá trình kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập,dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản Người kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Từ đây, cách mạng Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bắt đầu hình thành.Khi Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam như: Truyền bá chủ nghĩa

Mác – Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp Nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng Các văn bản: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Người dự thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất, chứng tỏ đến năm 1930, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành cơ bản Đường lối này khi được Đảng, Hồ Chí Minh truyền bá, cả dân tộc đã hưởng ứng đi theo Đó là sự lựa chọn của chính lịch sử của toàn dân tộc Việt Nam.

Từ một sự lựa chọn đúng và khởi đầu một hướng đi đúng, với ý chí, quyết tâm và sự phấn đấu không mệt mỏi cho con đường mình đã chọn, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ra đi từ bến cảng Sài Gòn năm xưa đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến độc lập và thống nhất, tự do và hạnh phúc, ngày một phát triển bền vững.

3.2 Bài học thực tiễn từ hành trình Người đi tìm hình của nước

Chuyến hành trình kéo dài hàng chục năm đó không chỉ mở ra con đường cho đất nước Việt Nam khi ấy, mà còn mang giá trị đến hiện tại Chuyến đi ấy, đã để lại nhiều bài học quý báu, truyền cảm hứng cho thế hệ hiện nay cũng như mai sau: Thứ nhất là bài học về lòng yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập dân tộc, phát triển đất nước.

Trước những nỗi đau của đồng bào bị áp bức, bóc lột, chịu ách thống trị của thực dân, nước mất, nhà tan; tình yêu quê hương đất nước, nhân dân cùng với khát vọng cháy bỏng về độc lập dân tộc của Người càng trở nên mãnh liệt Chính tình yêu và khát vọng đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Khi tìm thấy chân lý cách mạng và con đường giải phóng cho dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp lực lượng, gây dựng phong trào, tổ chức đấu tranh cách mạng, giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập của Người luôn soi đường cho các thế hệ thanh niên Việt Nam Ngày hôm nay, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng, hoài bão của mỗi thanh niên được thể hiện bằng niềm tin vững chắc vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bằng đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, được thể hiện từ những công việc rất cụ thể, hằng ngày, trong học tập, lao động, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; bằng sự dấn thân làm những điều tốt đẹp, dám đột phá và tiên phong trong hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thứ hai là bài học về sự mạnh dạn t m hướng đi sáng tạo và đột phá.

Trước những thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nguyễn Tất Thành tuy rất khâm phục tinh thần cứu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành các con đường cứu nước ấy, bởi bên cạnh những mặt tích cực, Người cũng nhận ra nhiều điểm hạn chế trong cách tiếp cận của họ Vì vậy, Người quyết tâm đi tìm con đường cứu nước mới, đó là sang Pháp và nhiều nước khác, để xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào và trở về giúp đồng bào Việt Nam Bằng lao động và hòa mình vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, với trí tuệ thiên tài và sự nhạy bén với thời cuộc, Người đã tiếp thu, chắt lọc những giá trị chung và mới của nhân loại để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà, với sự vận động, xu thế phát triển của lịch sử nhân loại

Tuổi trẻ thanh niên luôn gắn liền với sáng tạo Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, học theo Bác, mỗi thanh niên phải thực sự chủ động và sáng tạo trong các lĩnh vực, hoạt động của mình Bên cạnh đó, phải luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo, luôn tìm hướng đi mới, cách tiếp cận mới đối với mỗi vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra; dám thử thách, dấn thân vào những nhiệm vụ mới, khó; chủ động đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tổ quốc.

Thứ ba là bài học về kết hợp những giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc, dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu.

Trong suốt hàng chục năm rời xa Tổ quốc và đi ra nước ngoài để học hỏi nhằm trở về đất nước giúp đồng bào ta, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, học tập, nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại Người đã mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết của mình thông qua thực tiễn các cuộc đấu tranh cách mạng ở nhiều nước và tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người Với thế giới quan khoa học và cách mạng, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, thực tiễn cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật, xu thế phát triển của lịch sử nhân loại Theo Người: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Bên cạnh đó, dù rất coi trọng sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên trên thế giới, song, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” Bài học đó của Người truyền cảm hứng cho thanh niên ngày nay là phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo những trào lưu tư tưởng, giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam Bối cảnh hội nhập, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp thanh niên có điều kiện thuận lợi để tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại và các trào lưu tư tưởng tiến bộ trên thế giới, tuy nhiên, việc tiếp thu phải có chọn lọc, trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc, để làm giàu thêm bản sắc dân tộc Đồng thời, phải tự mình nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; luôn tự trau dồi, nâng cao năng lực và phẩm chất của bản thân, trở thành những công dân toàn cầu.

Thứ tư, bài học về ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn và sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên không ngừng.

Hành trình tìm đường cứu nước và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên không ngừng Học theo những phẩm chất đó của Người, thanh niên thời đại hiện nay phải luôn có ý thức tự rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên nghịch cảnh, vượt qua mọi thử thách, chông gai Mỗi thanh niên phải tự làm giàu cho bản thân về tri thức, sức khỏe, kỹ năng, hun đúc khát vọng vươn tới những tầm cao và không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ còn nhiều gian khó, đòi hỏi lực lượng thanh niên phải ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao nghị lực, ý chí quyết tâm, ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ quốc.

Thứ năm, bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia, nhiều châu lục trong suốt hành trình đi tìm đường cứu nước của mình Dù ở đâu, Người cũng tìm mọi cách để học tập và tự tìm hiểu để nâng cao tri thức, để kiếm sống và để hoạt động cách mạng Người từng làm rất nhiều nghề khác nhau như phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, viết báo, viết kịch, thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ…; tự học rất nhiều thứ tiếng, như Pháp, Anh, Trung Quốc, Italy, Đức, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nhờ đó, Người đã đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam Cuộc đời của Người là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, học tập suốt đời Học tập để hoạt động cách mạng, để đạt được mục tiêu, lý tưởng của mình và ngược lại, thông qua hoạt động cách mạng để không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.

Tinh thần tự hoc, học tập suốt đời của Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo Mỗi thanh niên ngày nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, đồng thời coi tự học là nhu cầu, thói quen hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt được Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu, đòi hỏi mỗi thanh niên phải tự nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, năng lực nắm bắt công nghệ để chủ động tham gia và tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số, trở thành những công dân toàn cầu, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.

Thứ sáu, bài học về việc chăm lo cho thế hệ tương lai.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ - lúc mới độ tuổi đôi mươi Người tham gia hoạt động cách mạng, đến với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin, tìm ra chân lý cứu nước, cứu dân cũng trong tuổi thanh xuân của mình Vì vậy, Người luôn đặc biệt coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên Người đã lựa chọn đối tượng đầu tiên để truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam là thanh niên, giác ngộ cho họ đi trên con đường cách mạng vô sản, thức tỉnh cho thanh niên về bổn phận và trách nhiệm của mình với vận mệnh dân tộc.

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

H nh 2. Sơ đồ hành tr nh của tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin - bài thu hoạch thăm quan bảo tàng hồ chí minh
nh 2. Sơ đồ hành tr nh của tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w