1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch buổi trải nghiệm thực tế tại bảo tàng hồ chí minh

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch: Buổi Trải Nghiệm Thực Tế Tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Tác giả Đặng Thu Huệ, Ngô Thị Hương
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 8,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (3)
  • 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài (4)
  • 3. Ý nghĩa của đề tài (4)
  • 4. Kết cấu của đề tài (4)
  • CHƯƠNG I: TÓM TẮT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH (6)
    • 1. Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911 (6)
    • 2. Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920 (7)
    • 3. Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930 (8)
    • 4. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945 (9)
    • 5. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969 (11)
  • CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA DI CHÚC (13)
    • 1. Vài nét về Di chúc (13)
    • 2. Hoàn cảnh ra đời (14)
    • 3. Bản Di chúc công bố năm 1969 (16)
  • CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG BẢN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (17)
    • 1. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân (17)
    • 2. Tư tưởng bình đẳng, bác ái và niềm tin ở con người (21)
    • 3. Những nghĩ suy về thời hậu chiến (26)
  • CHƯƠNG IV: NỘI DUNG LỊCH SỬ CỦA BẢN DI CHÚC (31)
    • 1. Giá trị tư tưởng trong Di chúc Hồ Chí Minh (31)
      • 1.1. Tư tưởng về xây dựng Đảng (31)
      • 1.2. Tư tưởng về con người và giải phóng con người; chính sách phát triển (33)
      • 1.3. Tư tưởng về sự nghiệp trồng người và chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau (35)
      • 1.4. Tư tưởng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (36)
      • 1.5. Tư tưởng về tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng thế giới. .38 2. Ý nghĩa định hướng cho Thanh niên Việt Nam của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (37)
  • KẾT LUẬN (49)

Nội dung

Đây là một trong những văn kiện lý luậnđầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam sau này.Ngoài ra, Người còn viết rất nhiều tác phẩm và nhiều bài trên báo Vi

Ý nghĩa của đề tài

Di chúc thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo Cho đến ngày nay, bản Di chúc vẫn được coi là một văn kiện có giá trị lịch sử quan trọng mà trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp đã làm nên giá trị chân chính và bền vững của Di chúc Bác Hồ Di chúc kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạc h ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai Những lời căn dặn, những điều mong muốn của Bác luôn hiện diện và là kim chỉ nam trên mỗi chặng đường phát triển của dân tộc Bản di chúc đó mãi mãi vẫn là tấm gương chiếu rọi cho các lớp hậu thế trên mỗi đoạn thác ghềnh của lịch sử ta sâu sắc hơn , những phẩm chất cao quý của Người M lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, cùng chung , văn minh, ấm no và tay xây

Kết cấu của đề tài

5 Đề tài gồm 3 phần : phần mởi đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm gồm 4 chương :

Chương I: Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh Chương II : Nội dung của Di chúc

Chương III : Giá trị nhân văn của Di chúc

Chương IV: Giá trị lịch sử của Di chúc

Trong quá trình trình bày đề tài chúng em không thể tránh khỏi những nhầm lẫn và sai sót, mong các thầy cô thông cảm.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Vài nét về Di chúc

Tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình ảnh ghi lại tình cảm của toàn dân khắp bốn phương, bản Di chúc của Bác Hồ kính yê u được công bố Theo đó, năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Di chúc đầu tiên gồm

4 trang, do tự tay Người đánh máy ở cuối trang đề ngày 15-5-1965 Bản Di chúc Người viết năm 1965 là bản duy nhất hoàn chỉnh, dưới có chữ ký của Người và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Năm 1968 Người viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay Ngày 10 - 5- 1969 Người viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay (những năm 1966, 1967 không có bản viết riêng).

Bản Di chúc công bố năm 1969 chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1965(trong đó đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968) Đến năm 1989, Bộ Chính trị cho phép công bố các Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Căn cứ theo tài liệu công bố của Bộ Chính trị(trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập – Tập 12) các Bản thảo Di chúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian Người viết, các bản bút tích được in trước, sau đó các bản đánh máy và bản in được in tiếp sau đó Cuối cùng là bản Di chúc công bố chính thức năm 1969.

Hoàn cảnh ra đời

Cuộc đười của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả một đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghãi, vì độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh " Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (Hồ Chí Minh VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN

Trước khi người ra đi, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản lớn, đó chính là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Người, Như một bài học lớn cho bao lớp thế hệ con cháu.

Bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc nhưu PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch Sử- Trường Đại học khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia

Hà Nội) đã phân tích: "Tinh thần của Di chúc xuyên suốt 40 năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa Đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thế giới này Và công việc

15 đó là công việc một đời người không làm được, hai đời người không làm được mà có thể nhiều đời, toàn Đảng, toàn dân có thể làm được Đó là tầm nhìn hết sức lớn và tôi cho rằng ý nghĩa thời đại chính là ở chỗ đó, một tầm nhìn xuyên thế kỷ" Đọc bản di chúc của Người, đối với mỗi vấn đề liên quan, bản thân tôi lại rút ra đưuọc nhiều bài học kình nghiệm, bổ ích Trong bản di chúc, Người không quên nhắc đến tất cả các tổ chức, tầng lớp nhân dân Người nói về Đảng:" TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhớ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Người nhắc chúng ta về tinh thần Đoàn Kết dân tộc:" ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của cả dân ta Các đồng chí từ Trung Ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhầm đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chi công vô tư Phải giữu gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.:

Người nói về Đoàn viên thanh niên, về Nhân dân lao động, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về phong trào cộng sản thế giới tất cả đều là những lời ngợi khen nhưng không kém phần động viên, chỉ bảo, nhắc nhở mọi người cũng cố gắng nỗ lực bảo vệ và phát huy những gì chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến tranh hết sức gian khổ.

Bản Di chúc của Người là lời tiên tri, là di sản lớn mà đến cuối cuộc đời Bác đã để lại cho nhân dân ta, cho dân tộc ta và cho toàn thế giới Bản di chúc đã cho thấy sự hi sinh của một con người vĩ đại, một vĩ nhân. Đến cuối đời, Người vẫn một lòng lo cho vận mệnh của dân tộc, về việc riêng của bản thân, Người chỉ có mong cầu đơn giản:"Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân".

Tôi yêu cầu thi hài được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng" Tôi mong rằng cách "hỏa táng" dần dần sẽ được phổ biến Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất Bao giờ ta có nhiều điện, thì " điện táng " càng tốt hơn. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi Ai đến thăm thì trồng cây làm kỉ niệm Trồng cây nào phải tốt cây ấy Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn và tình yêu cho toàn dân, toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bổ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng ý, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta ddaonf kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giơi."

Một vị lãnh tụ của dân tộc mà chỉ có những mong cầu giản đơn sau khi qua đời, vẫn dành phần lớn suy nghĩ, trăn trở của mình cho nhân dân cho đất nước Quả thật tôi vô cùng xúc động và nghẹn ngào khi đọc những dòng Di chúc của người Như những câu thơ mà nhà thơ Tô Hữu đã thốt lên:

"Bác ơi Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông một kiếp người"

Bản Di chúc công bố năm 1969

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG BẢN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân

Một trong những nội dung bao trùm của bản Di chúc là vấn đề con người và tư tưởng của Người về giá trị nhân văn Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã được hình thành sớm, là nhân tố hằng xuyên trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của Người, thể hiện khát vọng, ý chí đấu tranh giải phóng con người, giải phóng gia cấp, giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam đồng thời góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Trải xuyên qua lịch sử hàng ngàn năm lịch sử dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kiệt xuất, biểu tượng của Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam Với Hồ Chí Minh, các giá trị về con người được biểu đạt bằng lòng. nhân ái, đức khoan dung, tình yêu nước nhiệt thành và sự trung thành tuyệt đối với sứ mệnh mà Tổ quốc, nhân dân giao phó Cuộc đời Người là cả một chặng đường đấu tranh gian khổ vì hòa bình, nền độc lập của dân tộc Việt Nam và cho tất cả các dân tộc bị nô dịch Lòng yêu thương, quý trọng con người của Hồ Chí Minh có cội nguồn sâu xa từ cốt cách nhân văn của gia đình, dòng họ, quê hương và của dân tộcViệt Nam Bằng ý chí và hành động cách mạng, Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho quá trình đấu tranh khẳng định sức sống văn hóa, ý chí độc lập và vị thế của một dân tộc.

Trong tư tưởng nhân văn của Người, khái niệm “giải phóng” là điểm cốt yếu, có giá trị trung tâm Sự nghiệp đấu tranh giải phóng không chỉ là nhằm xóa bỏ xích xiềng nô lệ mà còn là quá trình giải phóng mang tính toàn xã hội, hướng đến một nền tự do thực sự và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người Trong suốt cuộc đời mình, bao giờ, ở đâu, với cương vị nào, Người cũng luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân, nhất là những người lao khổ từng bao đời phải sống trong đói nghèo, lạc hậu, thất học Tư tưởng của Người thể hiện những khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại Chủ nghĩa yêu nước của Người xuất phát từ lòng yêu thương vô hạn đối với nhân dân bị áp bức Nó không dừng lại trong phạm vi dân tộc mà mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Chính vì thế, không chỉ nhân dân Việt Nam yêu quý Người, mà nhân dân thế giới cũng đáp lại tình cảm của Người và coi Người như người bạn thân thiết”.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ là những giá trị kết tinh của truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam mà còn là sự hợp luyện tinh hoa của văn hóa châu Á và thế giới Xuất thân từ một xứ nông nghiệp lạc hậu, trong một gia đình Nho giáo, nhưng trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước, “những đất tự do, những trời nô lệ”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, tìm hiểu

19 nhiều khuynh hướng chính trị, nghiên cứu nhiều hệ tư tưởng khác nhau Người đã qua cả hai bờ Đại Tây Dương, định cư ở Luân-đôn, Pa-ri Ở Mỹ, Người học tập Washington, Lincoln; ở Pháp nghiên cứu Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền, thích Michelet, Jaurès Chủ nghĩa nhân văn phương Tây cận đại cho dù hạn chế cũng mở ra một khoảng chân trời bởi tính phổ biến (Unversalism) bắt gặp tư tưởng đại đồng Nho giáo.

Trong những năm ở nước ngoài, Người đã tìm hiểu, thâm nhập vào nền văn hóa Pháp, văn hóa Xô-viết, văn hóa dân chủ mới Trung Quốc,… đã đọc W.Shakespeare, Ch.Dickens, V.Hugo, A.France, L.Tolstoy, Lỗ Tấn,… từ nguyên bản Người đã dịch Quốc tế ca của E.Pottier (Pháp), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản của K.Marx - F.Engel, Tinh thần luật pháp của Montesquieu, Tỉnh ủy bí mật của Phedrov (Nga), Tân dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên v.v… ra tiếng Việt[3] Do có nền tảng tri thức phong phú, tầm kiến văn rộng lớn nên ngay sau khi trở về nước chuẩn bị cho cao trào cách mạng mùa Thu năm 1945, nhiều giá trị văn hóa, nhân văn thế giới đã được Người giới thiệu, lan tỏa trong công chúng Trong di sản Hồ Chí Minh, “Các bài thơ, tiểu luận và diễn văn của Người phản ánh một sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn minh nhân loại và một niềm tin chung thủy đối với bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia, kể cả dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới Vì vậy, Người được yêu mến, khâm phục và kính trọng trên toàn thế giới”

Với Hồ Chí Minh, yêu nước đồng nghĩa với thương dân Tình thương của Người với nhân dân không phải từ một đấng bề trên mà là sự đồng cảm, cộng cảm và sự truyền nối những giá trị linh thiêng, máu thịt tự trong hai chữ “đồng bào”. Hiểu thấu nỗi thống khổ của nhân dân, nỗi nhục của một dân tộc mất quyền tự do (mà dân tộc ấy từng đạt được nhiều vinh quang trong quá khứ), Người đã khát khao kiếm tìm một con đường đi mới cho dân tộc, để không chỉ thực hiện sứ mệnh phục hưng quốc thống mà còn nhằm đạt đến những thang bậc, giá trị mới trong tư duy chính trị của thời đại, đem lại ánh sáng, niềm tin cho nhân dân.

Trong nhận thức của Người, thương dân thì điều nhất thiết và trước hết là phải cứu dân thoát khỏi gông cùm nô lệ Nhưng muốn cứu nước, cứu dân thì phải dựa vào dân, huy động sức mạnh nội sinh tự chính dân tộc mình Nhân dân (nhất là nông dân, công nhân ) là lực lượng đông đảo, chủ đạo, mạnh mẽ, kiên định của cách mạng[6] Dựa vào sức mạnh của nhân dân, tinh thần đoàn kết của toàn dân thì Đảng lãnh đạo có thể lật đổ chế độ thống trị của thực dân và ách đô hộ phong kiến. Để làm nên sự nghiệp lớn lao đó, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách làm giàu tri thức của mình bằng những giá trị tinh thần và cách thức đấu tranh của nhiều lãnh tụ cách mạng trên thế giới Do vậy, “Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam, chất cách mạng, chất cộng sản, chất nhân văn, tất cả gặp gỡ, hòa quyện trong một con người và được nâng lên do sứ mệnh lịch sử của con người đó” Nói cách khác, “HồChí Minh đã biết áp dụng một cách tài tình các nguyên lý bất tử của chủ nghĩa Mác

- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và lịch sử đã chứng minh Người đã có lý”

Sự nghiệp cách mạng - Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh gắn liền với những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam Những thành công của cách mạng Việt Nam là những minh chứng giàu sức thuyết phục về tinh thần sáng tạo và sức sống của một mô hình nhà nước mới Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong những người châu Á đầu tiên, bằng trí tuệ, sự nhạy cảm chính trị và lòng yêu nước đã tiếp thu những tư tưởng về đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa của Lê-nin để rồi biến những vũ khí lý luận đó thành lực lượng vật chất cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu Á Nghe theo lời hiệu triệu của Người, tin vào tài năng tổ chức, nhân cách của Người, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh để thiết lập nên Nhà nước Dân chủ, Cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á và tiếp đó đã bảo vệ thành quả cách mạng bằng cuộc kháng chiến bền bỉ chống thực dân Pháp.Với Hồ Chí Minh, lời nói luôn gắn liền với hành động, lý luận luôn đi đối với thực tiễn Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Người là nhà chiến lược thiên tài đồng thời là nhà tổ chức vĩ đại Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên viết “Bản án chế độ thực dân” và cũng chính Người đã cùng với dân tộc thi hành bản án ấy”.

Luận giải về cội nguồn của Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, nhà sử học Trần Văn Giàu cho rằng, Hồ Chí Minh được sinh thành trong một gia đình, vùng quê “địa linh” giàu đậm truyền thống văn hóa và chất nhân văn Vùng quê đó đã sinh ra một Nhân kiệt làm rạng danh cho đất nước Từ Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đến với những tư tưởng vĩ đại của K.Marx - F.Engel, tiếp cận và theo đuổi các mục tiêu đấu tranh vì một chủ nghĩa nhân văn và các giá trị mới: Giải phóng đất nước, giải phóng con người Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát từ cội nguồn dân tộc, quốc tế ấy và thực tế đã đạt đến độ hòa hợp cao với những giá trị chung của khu vực, nhân loại

Trước những thách thức khắc nghiệt của lịch sử, nghe theo lời hiệu triệu:

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, vì sự tồn vong của đất nước và danh dự của chính mình, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù hùng mạnh, hung hãn nhất thế giới Trong sự nghiệp cao cả đó, Hồ Chí Minh “được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.

Vào thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với nhiều đế chế lớn thế giới. Chủ quyền, nền độc lập của dân tộc nhiều lần bị đe doạ nghiêm trọng Chưa có một thế kỷ nào mà trên lãnh thổ Việt Nam lại xuất hiện đồng thời nhiều đội quân xâm lược nước ngoài như thế, và cũng chưa có một thế kỷ nào mà đất nước Việt Nam lại phải chịu nhiều hy sinh, tổn thất như vậy! Nhưng, Việt Nam đã đứng vững, đã từng bước hồi sinh và phát triển Đó là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc có sinh lực văn hóa mạnh mẽ Là người đứng đầu trào lưu đấu tranh của nhân dân Việt Nam,

Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của niềm tin, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần dũng cảm của một dân tộc Khát vọng mạnh mẽ, ham muốn tột bậc của Người về một Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành đã trở thành phương châm hành động, mục tiêu đấu tranh và chất kết tụ toàn dân tộc Hồ Chí Minh đã thành công trong sự nghiệp to lớn đó vì nguyện vọng tối cao của nước, nguyện vọng tha thiết nhất của dân cũng là nguyện vọng, lẽ sống của Người “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”.

Tư tưởng bình đẳng, bác ái và niềm tin ở con người

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, nghiên cứu, kế thừa những tư tưởng lớn của Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn Dân quyền vàNhân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, về quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của nhân dân Việt Nam Đó là chân lý bất tử, là lẽ tự nhiên, sự thật không ai có thể bác bỏ, xâm phạm.Tuy nhiên, trong suốt hơn 8 thập niên độ hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm mọi cách chia rẽ về chính trị, xóa bỏ quyền tự do, dân chủ của nhân dân Về kinh tế “chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người luôn thấm đượm triết luận, chất nhân văn châu Á Theo Người, tính thiện, ác trong mỗi con người không phải bản tính tự nhiên mà là do xã hội, chế độ giáo dục quy định nên Hơn thế, bản tính của con người cũng có thể biến đổi theo thời gian do những tác nhân xã hội và để thích ứng với môi trường xã hội “Người tôn trọng từ bi của đạo Phật như cái gốc của đạo đức và tình cảm ấy hòa hợp với lòng yêu nước, thương dân” Lúc ở trong nước cũng như khi hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh luôn tích cực, chủ động tiếp thu tinh hoa các nền văn hóa để làm giàu thêm vốn tri thức, tinh thần nhân văn và sự hiểu biết về con người Điều mà Hồ Chí Minh luôn quan tâm là vấn đề con người và chính Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho nhân dân, đất nước.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người là giá trị bao trùm, quán xuyến toàn bộ tư tưởng, suy nghĩ và hành động Bản Di chúc là sự chưng cất những suy nghĩ, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và vì con người Con người là vốn quý nhất, là nhân tố trung tâm, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Để thực hiện thành công sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc cần phải có những con người toàn diện Đó là những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc Người từng chỉ rõ: “Đạo đức có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải trái.Giữ vững lập trường Tận trung với nước Tận hiếu với dân” Bất kỳ lúc nào, ở đâu,làm việc gì người cán bộ, đảng viên cũng cần “phải thấm nhuần đạo đức cách mạng” Khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền thì vấn đề đạo đức càng trở nên quan trọng. Ở nhiều bài viết, Người luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cánh mạng Tầm nhìn Hồ Chí Minh về con người không chỉ là giải phóng nhân dân thoát khỏi xích xiềng nô lệ mà còn là việc bảo đảm hạnh phúc thực sự cho người dân Đó chính là giá trị đích thực của nền độc lập, tự do mà bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, nhân dân đã phải hy sinh, đổ máu để giành đoạt lại Hồ Chí Minh nhìn thấy rõ quy luật vận động, phát triển của lịch sử và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo quy luật ấy Người “biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch, con người tĩnh như núi, động như biển, nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ở bất cứ thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam, con người cũng luôn giữ vị trí trung tâm Đào luyện con người là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của mọi kế hoạch, chiến lược phát triển Trong Di chúc, Người thể hiện niềm tin, tình cảm lớn lao với con người bởi sự nghiệp cách mạng, chống đế quốc xâm lược, “giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào”, là “việc chung của cả dân chúng”, là gốc của mọi thành công “Hồ Chí Minh là con người có lòng tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai dân tộc và loài người, vào chủ nghĩa xã hội: Đó là chất không bao giờ biến đổi để ứng phó linh hoạt với muôn vàn biến đổi của một sự nghiệp đầy sóng gió” Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những đóng góp, hy sinh thầm lặng của nhân dân Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thương nhớ da diết miền Nam, nhớ tới cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã và đang quên mình chiến đấu, hy sinh nơi thành đồng Tổ quốc Người từng băn khoăn về việc chưa làm trọn trách nhiệm cách mạng với tiền tuyến lớn và mong ước được sớm trở về Nam sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập.

Một trong những điểm cốt lõi, nổi bật trong Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, vào sức mạnh, phẩm giá cao quý của con người Con người, tự trong bản chất, là những sinh thể sáng tạo, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, quyền sống và chân lý tự do Thấu hiểu những di chứng nặng nền của chế độ thống trị thực dân và những thảm họa do chiến tranh gây ra, Hồ Chí Minh luôn tin vào tư chất, tính sáng tạo, bản lĩnh của con người Việt Nam Chính những giá trị đó đã làm nên những phẩm cách của một Dân tộc anh hùng.

Triết lý nhân văn, tình yêu con người của Hồ Chí Minh đã vượt lên đường biên của một quốc gia để đạt đến tầm mức, giá trị nhân bản phổ quát của nhân loại.

Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến những ngày về với “thế giới người hiền”, Hồ Chí Minh luôn coi Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cách mạng Việt Nam là một bộ phận gắn bó hữu cơ với cách mạng thế giới Vì thế, tất cả các cộng đồng dân tộc trên thế giới, dù thuộc màu da, ngôn ngữ, địa vị kinh tế, xã hội nào cũng luôn bày tỏ tình cảm quý mến, kính trọng Người Là người tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống xâm lược Mỹ, nhưng Hồ Chí Minh luôn tôn trọng nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ và tất cả những ai yêu chuộng hòa bình trên thế giới Tư duy chính trị minh định đó khiến nhân dân thế giới luôn nhận thấy những giá trị

25 đích thực, sự chân tình vì thế đã tin cậy, quý mến, ủng hộ mạnh mẽ cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.

Trong những lời dạy của Người cũng như trong Di chúc, Hồ Chí Minh luôn coi trọng, đề cao phẩm giá con người, kể cả những người có sai khuyết, lầm lạc. Người luôn tin rằng, bằng sức cảm hóa, giáo dục, bằng tấm lòng bao dung chân thành, những con người đó hoàn toàn có thể sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm để trở thành người có ích cho xã hội Hồ Chí Minh luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với tổ chức, với từng công việc nhưng cũng luôn có thái độ khoan dung với những cán bộ dưới quyền, nhân viên phục vụ Lòng nhân ái Hồ Chí Minh thật rộng lớn, sâu sắc nhưng đồng thời cũng rất dung dị, tự nhiên Hằng ngày, ai cũng có thể thấy Bác Hồ yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ

Với con người, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ; thương yêu, chăm lo cho đồng bào miền núi, các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên từng manh áo, bát cơm, hạt muối,… Hồ Chí Minh còn là một biểu tượng sinh động về tính nêu gương Trong Di chúc, Người từng viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” Thấm nhuần triết lý cổ kim, Đông Tây, hiểu rõ hoàn cảnh kinh tế của đất nước, Người đề cao tư tưởng: Cần kiệm liêm chính, , , và coi đó là những phẩm cách cốt yếu của người cán bộ cách mạng Tác giả Việt Phương viết: Không một thứ gì hơi đài các là có thể tồn tại trong nơi ở và làm việc của Người Gường của Bác nằm bao giờ cũng chỉ có chiếu trơn, một cái chăn đơn và một chăn len Bác dùng mùa rét[23] Nhà nghiên cứu Ấn Độ T.N.Kaul cũng có chung nhận xét: “Khi tôi đến thăm Người lần đầu năm 1957 tại cơ quan của Người ở Hà Nội, tôi rất ngạc nhiên về cách ăn mặc giải dị của Người Người mặc bộ đồ bằng vải ka ki, chân đi dép cao su Người đưa tôi đi thăm căn nhà mà Người đang ở Đó là một căn nhà gỗ nhỏ bé,tiện nghi sơ sài, đầy cây xanh Mặc dù giữ chức vụ cao, Hồ Chí Minh vẫn duy trì một nếp sống giản dị, làm cho Người có điều kiện gần gũi với quần chúng và quần chúng cũng đồng cảm với Người”.

Tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính được thể hiện nhất quán, sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh và có sức lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên Lúc sắp qua đời, là người lãnh đạo Đảng và nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân Người muốn được thực hiện thể thức hỏa táng truyền thống để được về với nhân dân ba miền Bắc - Trung - Nam; được về với thiên nhiên trên những ngọn đồi thoáng mát, tiếp tục góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ thế giới tự nhiên, hệ sinh thái và được xum vầy với các tầng lớp nhân dân, với các cụ cao tuổi Con người và thiên nhiên là hai người bạn đời luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với Người

Trong Di chúc, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người hòa quyện với khái niệm nhân dân, đất nước, với các thành phần xã hội, đồng bào miền xuôi, miền ngược, với nhân dân thế giới Ở đó, mỗi con người là một nhân cách, phẩm giá. Nếu tin tưởng giao nhiệm vụ cho họ, biết đoàn kết, hợp tụ họ lại, khích lệ tinh thần và năng lực của họ thì tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng dân tộc ấy sẽ dốc lòng,dốc sức đưa sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đi đến thành công.

Những nghĩ suy về thời hậu chiến

Trong Di chúc, phần bổ sung tháng 5 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương, ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, công việc trọng yếu mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn những vết thương nghiêm trọng do chiến tranh gây ra Người cho rằng, “đó là một

27 công việc to lớn, nặng nề, phức tạp nhưng cũng rất vẻ vang Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.

Như vậy, cùng với việc mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết các thành phố, xây dựng xóm làng, mở mang kinh tế, sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới… điều quan tâm đặc biệt, nỗi trăn trở lớn nhất của Người là công tác chỉnh đốn Đảng, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới Muốn vậy, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, đó là cách tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và điểm mấu chốt là “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Người căn dặn, cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình” Đó là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng Thấm nhuần tư tưởng trong Di chúc, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phân tích: “Về chỉnh đốn Đảng, Bác không coi đó là biện pháp tình thế mà là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển cách mạng Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng thái độ bình tĩnh, sáng suốt, kiên định lập trường, không để rơi vào tình trạng dao động, bi quan; khi cách mạng trên đà thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu; khi Đảng cầm quyền đảng viên rất dễ đánh mất mình, ngày hôm qua vĩ đại, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến nếu họ không trong sáng, sa vào chủ nghĩa cá nhân Vì vậy phải coi trọng chỉnh đốn Đảng”.

Cùng với việc chỉnh đốn Đảng, Người đặc biệt chăm lo đến những diễn chuyển xã hội, con người thời hậu chiến và xác định đó là công việc đầu tiên cần làm. Trong Di chúc, luôn thấy trào dâng một tình cảm lớn lao của Hồ Chí Minh về cuộc sống của từng lớp người, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong những người ở vị trí chiến đấu gian khổ nhất, hy sinh và mất mát nhiều nhất Trả lời phóng viên báo Granma, Cu Ba ngày 14-7-1969, Người bày tỏ:

“Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp tất cả những nổi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” Với HồChí Minh lòng nhân ái, tư tưởng “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước” của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi… dường như luôn thấm nhuần trong suy nghĩ, hành động Người cho rằng, nhân dân ta rất anh hùng, luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng Vì thế, Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời phải không ngừng khơi dậy niềm tin, lòng tự hào và ý chí vươn lên của những con người ấy.

Trong Di chúc, Người căn dặn phải khắc ghi công ơn của các anh hùng, liệt sĩ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ mà thiếu sức lao động, túng thiếu thì chính quyền phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét Người chăm lo đến việc đào tạo, dạy nghề cho các chiến sĩ trẻ tuổi, thanh niên xung phong; quan tâm đến cuộc sống của giai cấp nông dân bởi đây là lực lượng đã hy sinh, đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp “để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” Ở đây, tư tưởng nhân nghĩa của các bậc tiền nhân trong thế ứng xử chính trị sau khi bão táp của các cuộc chiến tranh qua đi lại ngưng kết trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh Người luôn nhớ tới tất cả mọi người và cũng không quên công đức của một ai.Thấu hiểu đặc tính của xã hội Việt Nam, thường xuyên chỉ đạo, dõi theo các phong trào dân tộc, Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, trong chiến đấu và sản xuất Quan điểm bình đẳng nam - nữ; bình đẳng giai cấp, đẳng cấp; không phân biệt “sang, hèn”, sự khác biệt nghề nghiệp; thực sự tin yêu, quý trọng con người là giá trị tiêu biểu trong Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện rõ quan điểm cốt lõi: Đất nước của nhân dân, Đảng của nhân dân và Nhà nước của nhân dân

Sau những diễn tiến chính trị năm 1968-1969, Người đã tiên liệu về những khó khăn, thách thức to lớn mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta chắc chắn sẽ

29 phải tiếp tục vượt qua để đi đến thắng lợi cuối cùng Hồ Chí Minh luôn thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp toàn thắng của dân tộc Về công cuộc tái thiết đất nước, Người chỉ rõ: “Công việc trên là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang” Đó là “cuộc chiến đấu khổng lồ” vì thế cần phải động viên toàn dân,] dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân thì mới giành được thắng lợi

Trong chiến lược xây dựng con người, cùng với việc luôn khuyến khích học tập chính trị, rèn luyện đạo đức, Người cũng rất quan tâm đến việc đào tạo văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật cho thế hệ trẻ, bởi “đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[33] Theo Hồ Chí Minh, mọi người đều phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Mô hình xã hội muốn vươn tới như thế nào thì phải có con người thích ứng và làm chủ mô hình xã hội đó Người luôn coi trọng văn hóa, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân và coi đó là nội dung cơ bản trong chiến lược “trồng người’ vì lợi ích trăm năm và vì sự trường sinh của đất nước.

- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện độc đáo, có ý nghĩa lịch sử và giá trị to lớn, giúp chúng ta hiểu thêm về đất nước, con người, thời đại Di chúc là bản đúc kết lịch sử, gợi mở nhiều suy nghĩ, xác định nhiệm vụ, công việc lớn mà Đảng, Nhà nước cần tập trung lãnh đạo, giải quyết trong bối cảnh đất nước có chiến tranh và cả sau khi sự nghiệp thống nhất thành công Bản Di chúc đã thể hiện tình cảm sâu nặng của Người với nhân dân, đất nước, niềm tin mãnh liệt về sự nghiệp toàn thắng và tiền đồ phát triển của Tổ quốc Việt Nam, của con người và văn hóa Việt Nam Có thể tìm thấy trong những lời dạy bình dị của Người nhiều ý tưởng sâu xa bởi: “Mọi lời nói, mọi việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể, nói là làm, thường làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động”

- Với tầm nhìn của một Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, bản Di chúc đã khắc họa sâu đậm Nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh - Một nhân cách đặc biệt, uyên thâm, ấm áp, dung dị, rộng lớn Chính tầm nhìn chính trị, tầm vóc văn hóa rộng lớn đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được nhân dân thế giới yêu mến, kính trọng Người là biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam, là hiện thân sinh động của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư duy và hành động Cách nhìn và tiếp cận của Người về con người, văn hóa thể hiện chiều sâu truyền thống tư tưởng Việt Nam, Á châu đồng thời chứa đựng nhiều triết lý phát triển lớn của thời đại.

- Được viết cách đây nửa thế kỷ, bối cảnh lịch sử trong nước, quốc tế có nhiều đổi khác nhưng đọc Di chúc, suy nghĩ về những lời dạy của Người luôn thấy tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người thật ân tình, tỏa rạng Tư tưởng về con người luôn quán xuyến trong suy nghĩ, hành động, trong các chủ trương, chính sách và nhiệm vụ cách mạng ở từng thời kỳ Người đã đấu tranh, nâng tầm quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc Mẫu hình con người mà Hồ Chí Minh luôn giáo dục, hướng tới là “trung với Đảng, hiếu với dân”, khiêm tốn, trung thực, sống có lý tưởng, hành động và luôn có tinh thần cầu thị Tình cảm sâu nặng và những tư duy vượt thời đại của Người về đất nước, con người, văn hóa vẫn khắc ghi trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam, tượng trưng “cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam” đồng thời là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai của nhân loại.Những giá trị nhân văn đó giúp chúng ta hiểu thêm về tư tưởng, đức hy sinh, cống hiến “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay.

NỘI DUNG LỊCH SỬ CỦA BẢN DI CHÚC

Giá trị tư tưởng trong Di chúc Hồ Chí Minh

Với tầm nhìn chiến lược, hay như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định:

“Với tầm nhìn của con đại bàng trên đại ngàn hùng vĩ”, Di chúc Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều vấn đề tư tưởng cơ bản, cốt lõi và sâu sắc nhưng cũng hết sức cụ thể, thiết thực và sát hợp với cách mạng Việt Nam.

1.1 Tư tưởng về xây dựng Đảng

Thứ nhất, Hồ Chí Minh chú trọng công tác xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng Mácxít vững mạnh, đã và đang lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi to lớn Để xây dựng Đảng vững mạnh, Người rất coi trọng việc xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng Trong Di chúc để lại trước lúc đi xa, Người đã nhắc nhở, dặn dò cán bộ, đảng viên: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” 1 Theo đó, đoàn kết thống nhất trong Đảng phải trên nguyên tắc tôn trọng và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng Đoàn kết thống nhất vì mục tiêu lý tưởng cách mạng, vì lợi ích của giai cấp, của Đảng, của nhân dân và toàn thể dân tộc, không phải đoàn kết thống nhất để bảo vệ lợi ích cục bộ của một bộ phận hay cá nhân, bất chấp những vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật.

Hồ Chí Minh xem đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhân tố đảm bảo cho Đảng vững mạnh, là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng cách mạng Cũng trong phần nói về Đảng của Di chúc, Người khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” 2

Thứ hai, Hồ Chí Minh chú trọng công tác tự phê bình và phê bình phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm chỉnh

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Mác - Lênin, phương pháp căn bản để tăng cường đoàn kết thống nhất, là vũ khí sắc bén giúp mỗi người phát huy ưu điểm và thành tích, khắc phục khuyết điểm, sai lầm để nâng cao đạo đức cách mạng, để Đảng ngày càng phát triển 3

Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên, tăng cường đoàn kết nội bộ Người chỉ rõ: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên 4 phải thường xuyên tự phê bình và phê bình với ý thức xây dựng, với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình Người phê phán những thái độ lệch lạc, sai trái thường xảy ra trong tự phê bình và phê bình như thiếu trung thực, che giấu khuyết điểm của bản thân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang né tránh, dĩ hoà vi quý, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, đả kích, vùi dập người khác, và như vậy chỉ làm mất đoàn kết nội bộ.

Thứ ba, Hồ Chí Minh coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

Trong Di chúc Bác viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Như vậy, theo Chủ tịch Hồ 5 Chí Minh thì đạo đức cách mạng là cái gốc, cái căn bản nhất của người cách mạng.

Vì Bác cho rằng sự thắng lợi hay thất bại của một cuộc cách mạng phụ thuộc trực tiếp vào bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức của đội tiên phong. Đạo đức cách mạng luôn là một tiêu chuẩn quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào Đạo đức cách mạng là tiền đề, là sức mạnh

33 để người cách mạng thực hiện lý tưởng, mục tiêu cao cả của mình, là giá trị thuộc về nhân cách của mỗi con người Trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Bác quan tâm, bồi dưỡng toàn diện cả vật chất và tinh thần, nhưng Người vẫn đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng về đạo đức cách mạng, về lý tưởng cách mạng.

Bác coi việc suốt đời hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, của cách mạng, trung với nước, hiếu với dân là điều mấu chốt nhất, Bác viết: “Những người Cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới” Cùng với đó, Bác luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên lợi ích của bản thân mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân Người khẳng định: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức lớn của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi con người.

1.2 Tư tưởng về con người và giải phóng con người; chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

Thứ nhất, tư tưởng vì con người và giải phóng con người; luôn quan tâm và chăm lo đến mọi tầng lớp người trong xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người là một hệ thống quan điểm toàn diện, phong phú và sâu sắc, chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ tư tưởng của Người Bởi mục đích cao cả và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người Tình thương yêu con người ấy cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng, mọi con người, tạo nên sức mạnh vĩ đại để giải phóng cho dân tộc, cho mọi người và cho mỗi con người.

Lòng thương yêu con người của Bác không chỉ là sự quan tâm, tin tưởng, giáo dục động viên mà còn phải hành động, làm những việc thiết thực, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của con người Bác đã khẳng định: Chính phủ của ta là công bộc của dân, Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy, việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh, phải chú ý giải quyết hết những vấn đề dầu khó khăn, phức tạp đến đâu.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội Lòng thương yêu con người của Bác không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc mà còn là sự nhắc nhở chăm lo cải tạo và xây dựng con người, nhằm giải phóng con người Bác đã chỉ ra rằng: Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu, có thiện và ác trong lòng, điều này phần lớn do giáo dục mà ra, thái độ của người cách mạng là phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.

Người đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà hy sinh: Theo người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm; đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh” và cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ “có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” , 6 tức là để họ có thể tự mình làm ra tất cả, không ỷ lại, thụ động và bất lực trước hoàn cảnh khó khăn. Đối với nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ Do vậy, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất. Đối với nhân dân lao động nói chung Người căn dặn “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” 7 Đối với phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến việc bồi dưỡng, cất nhắc, giúp đỡ phụ nữ, để họ tiến bộ, bình đẳng và thật sự được giải phóng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” 8 Ngay cả đối với những người Việt Nam lầm lỡ, trước đây làm việc cho chế độ cũ hoặc không lương thiện trong chế độ xã hội cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ coi họ là

“nạn nhân của chế độ xã hội cũ” và nhắc nhở Đảng, Nhà nước phải quan tâm đến họ, hướng thiện và hướng nghiệp cho họ theo tinh thần “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”: “Đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Nhà nước phải vừa dùng giáo dục vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” Đó cũng chính là truyền thống nhân đạo, triết lý 9 khoan dung của dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và làm sâu sắc thêm.

Thứ hai, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, chăm lo sức khỏe của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa mới

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa là một quan điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trách nhiệm to lớn và thường xuyên của Đảng với nhân dân là “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” 10

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w