1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn bảo tàng hồ chí minh chi nhánh thành phố hồ chí minh nhìn từ góc độ kiểm kê hiện vật bảo tàng

107 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Bảo Tàng Hồ Chí Minh Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Góc Độ Kiểm Kê Hiện Vật Bảo Tàng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Văn Hóa
Thể loại luận văn
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 893,36 KB

Nội dung

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày giới thiệu những hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9

8 Bố cục của luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11

1.1 Cơ sở lý luận 11

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 11

1.1.2 Chức năng xã hội của bảo tàng 17

1.2 Tổng quan về Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố 22

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 22

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng 26

Tiểu kết 30

Chương 2 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KIỂM KÊ HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32

2 1 Thực trạng công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 32

2.1.1 Qui trình công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 32

2.1.2 Công tác kiểm kê Bảo tàng góp phần nâng cao giá trị hiện vật 41

Trang 2

2.2 Mối tương quan giữa kiểm kê hiện vật với các hoạt động khác tại bảo tàng

43

2.2.1 Hoạt động nghiên cứu – sưu tầm 44

2.2.2 Hoạt động kiểm kê - bảo quản 49

2.2.3 Hoạt động trưng bày - tuyên truyền giáo dục 51

2.3 Một số hạn chế trong công tác nghiệp vụ của bảo tàng 57

Tiểu kết 66

Chương 3 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM KÊ HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG 69

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 69

3.2 Giải pháp đề xuất 74

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 91

Tiểu kết 93

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 105

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam Sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản văn hóa vĩ đại Đó là tổng hợp tất cả hệ thống tư tưởng lý luận, thể hiện các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp của Người … Tất cả được kết tinh trong những hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng luôn có giá trị vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc gìn giữ

và phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh, giao cho các đơn vị thuộc hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh quản lý, trong

đó có Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị

sự nghiệp, nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh - một đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng luôn gắn liền với lịch sử dân tộc nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày giới thiệu những hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đặc trưng riêng: gắn với sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Hiện vật là cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động trong Bảo tàng Chính vì vậy, việc kiểm kê hiện vật trong bảo tàng không giống như kiểm kê tài sản thông thường Thực chất kiểm kê bảo tàng là tìm ra nội dung, ý nghĩa,

Trang 4

những giá trị ẩn chứa trong từng hiện vật Thông qua quá trình kiểm kê, giá trị (lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học…) của hiện vật được nhân lên Từ đó, hiện vật mới được công nhận là tài sản của quốc gia, được bảo vệ theo luật định và chính thức trở thành hiện vật bảo tàng Giá trị của hiện vật được phát huy trong công tác tuyên truyền giáo dục và thông qua những câu chuyện sinh động ẩn chứa trong từng hiện vật được lưu giữ ở bảo tàng làm cho bảo tàng ngày càng hấp dẫn thu hút hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và giáo dục khoa học của bảo tàng

Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng, kiểm kê hiện vật là một trong những khâu nghiệp vụ rất quan trọng Bởi mọi hoạt động của bảo tàng đều xoay quanh hiện vật gốc, lấy hiện vật gốc làm cơ sở, là nhân tố quan trọng để bảo tàng tồn tại và phát triển Hoạt động kiểm kê tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu công tác khác của bảo tàng

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Bảo tàng Hồ Chí Minh -

chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ kiểm kê hiện vật bảo tàng” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm sáng tỏ những thành quả và hạn chế của công tác kiểm

kê hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó, luận văn đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật nhằm đổi mới các khâu công tác: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày, tuyên truyền giáo dục tại Bảo tàng

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện vật là yếu tố quan trọng trong các khâu công tác nghiệp vụ của Bảo tàng Do vậy, hoạt động của bảo tàng luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm ở các khía cạnh như: kiểm kê, bảo quản, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày và tuyên truyền giáo dục ở các bảo tàng:

Trang 5

Lê Tú Cẩm, 2001, “Thành phố mang tên Bác Hồ với việc bảo tồn, phát

huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh”, tác giả khái quát công tác bảo tồn, phát

huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.[14]

Lê Thị Minh Lý, Luận án Tiến sĩ, năm 2006, “Bảo tàng Việt Nam:

Thực trạng và những giải pháp chính nhằm kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vi cả nước”, tác giả đã nghiên cứu dưới góc độ Quản lý văn hóa khi đề

cập tới chức năng giáo dục của bảo tàng [35, tr 35]

Chu Đức Tính, 2009, “Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh trong hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” và Nguyễn Thị Hoa Xinh, 2009, “Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ba mươi năm nhìn lại”, tác giả nhấn mạnh nhiệm vụ

quan trọng của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

là giữ gìn và phát huy giá trị những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh

để lại - xứng đáng là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về một sự kiện, một địa điểm quan trọng: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.[46]

Trần Viết Ngạc, 1999, “Suy nghĩ thêm về thời điểm và hoàn cảnh

Nguyễn Tất Thành ra đi từ Cảng Sài gòn năm 1911”, tác giả khái quát tình

cảnh đất nước thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Chuyên san: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước [37]

- Nhóm tác giả nghiên cứu về công tác kiểm kê, bảo quản ở các bảo tàng:

Lê Hoàng Yến, 2004, “Bước đầu thực hiện Quản lý hiện vật trên máy

tính tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP Hồ Chí Minh”, Bảo tàng Lịch sử

Việt Nam - TP Hồ Chí Minh - Thông báo khoa học số 4, tác giả đề cập đến

Trang 6

công tác quản lý hiện vật trên máy vi tính tại bảo tàng, giúp quản lý hiện vật khoa học, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ làm công tác kiểm kê, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn [50]

Vũ Thị Hợi, 2005, “Kiểm kê, bảo quản hiện vật của Bảo tàng Thái

Bình”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tác giả phân tích về công tác kiểm kê,

bảo quản trên các loại chất liệu: giấy, vải, phim ảnh và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy công tác kiểm kê và bảo quản hiện vật tại bảo tàng đạt hiệu quả hơn [23]

Dương Thị Hằng, 2005, “Vài nét về kho hiện vật Bảo tàng Phụ nữ Việt

Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tác giả xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào

sử dụng một hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động kho: Quy chế về kiểm kê, bảo quản hiện vật; Quy chế hoạt động của Hội đồng duyệt hiện vật, Nội quy kho bảo quản; Chế độ bảo quản trong kho và trên trưng bày; Quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác băng nghi âm, ghi hình [21]

Trần Ngọc Hà, 2007, “Công tác kiểm kê - bảo quản Bảo tàng Mỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh 20 năm nhìn lại”, Thông báo khoa học - Bảo tàng

Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - 20 năm hình thành và phát triển, tác giả phân tích thành quả và hạn chế về công tác kiểm kê - bảo quản tại bảo tàng [20]

Nhiều tác giả, 2007, “Một số vấn đề công tác kiểm kê hiện vật bảo

tàng”, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa Thông tin, Trường Đại học Văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, các tác giả đánh

giá thực trạng về công tác kiểm kê hiện vật tại các bảo tàng [40]

Nguyễn Thị Hoa Xinh, 2007, “Công tác kiểm kê và thực trạng công tác

kiểm kê tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”, tác

giả phân tích những hạn chế về công tác kiểm kê tại bảo tàng [49,tr.106]

Trang 7

Phòng trưng bày, 2013, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong Bảo tàng

thời kỳ hội nhập”, tác giả phân tích những hạn chế trong việc thực hiện công

tác kiểm kê hiện vật tại các bảo tàng như: thực hiện theo lối truyền thống, thủ

công mất nhiều thời gian và khó khăn trong quá trình tra cứu khai thác thông

tin hiện vật [42]

Chu Thị Ngọc Lan, 2015, “Công tác kiểm kê bảo quản”, tác giả đề cập

đến những công tác nghiệp vụ của kho cơ sở nhằm hoàn thiện công tác kiểm

kê - bảo quản hiện vật theo đúng nguyên tắc của bảo tàng học phát huy tốt hơn di sản Hồ Chí Minh mà bảo tàng đang quản lý và lưu giữ.[30]

Lê Văn Cường, 2018, “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp

bảo tồn phát huy giá trị hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế”,

tác giả phân tích thực trạng về công tác bảo tồn giá trị hiện vật và đưa ra những giải pháp bảo tồn phát huy giá trị hiện vật như: thiết kế phần mềm số hóa thông tin tư liệu hiện vật, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm kê, trùng tu kho cơ sở theo tiêu chuẩn với đầy đủ các thiết bị hiện đại, thường xuyên sử dụng các hóa chất nhằm bảo quản hiện vật hiệu quả hơn.[16]

Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng về

“Công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Trần Ngọc Điệp (2003) Trong chương 2 và chương 3 của khóa luận tác giả phân tích những hạn chế trong công tác kiểm kê hiện vật tại bảo tàng và đưa

ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật Tuy nhiên, trong khóa luận tác giả đề cập sâu đến công tác quản lý hồ sơ hiện vật.[17]

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa “Đổi mới hoạt động

bảo tàng theo hướng xã hội hóa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay” của tác giả Nguyễn Thị Kim Phú

Trang 8

(2015) Trong công trình nghiên cứu, tác giả nghiên cứu xã hội hóa hoạt động

về các khâu công tác của bảo tàng.[43]

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa “Nguồn nhân lực các

bảo tàng danh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Hoàng Nghị

(2015), trong công trình nghiên cứu, tác giả phân tích về thực trạng nguồn nhân lực của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Tôn Đức Thắng.[38]

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, (2016), “Nghiên

cứu, chỉnh lý và bổ sung số kiểm kê cho các di tích tài liệu hiện vật trong Khu

Di tích Phủ Chủ tịch” Trong công trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã cải tiến

mẫu sổ kiểm kê phù hợp với yêu cầu của công tác kiểm kê hiện nay như: thay đổi tiêu đề và nội dung ghi chép 12 cột mục trong sổ Đăng ký hiện vật: cột số

3 bổ sung số hồ sơ di tích, cột thứ 4 bổ sung ghi chép về hiện vật hoặc sưu tập hiện vật, cột thứ 11 thay tên gọi cũ bằng “Số đăng ký và số phân loại hiện vật” Ngoài ra tên gọi di tích được thay bằng tên gọi “hiện vật” vì đây là sổ đăng ký hiện vật [29]

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học “Phát huy di sản văn hóa

Hồ Chí Minh qua hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên (2017) Trong công

trình nghiên cứu, tác giả phân tích về các hoạt động của Bảo tàng nhằm tuyên truyền phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh đến các tầng lớp nhân dân trong

và ngoài nước [31]

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng công tác kiểm kê hiện vật ở các bảo tàng nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về góc độ công tác kiểm kê hiện vật là nhân tố quan trọng trực

Trang 9

tiếp đến các hoạt động của bảo tàng, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các họat động của Bảo tàng ngày càng hoàn thiện hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát huy công tác kiểm kê qua các hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Công tác kiểm kê hiện vật tại bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh

Thành phố Hồ Chí Minh có tầm quan trọng như thế nào?

Các hiện vật được lưu giữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những hiện vật lưu giữ trong kho cơ sở là tài sản vô giá của quốc gia Chúng cần được bảo vệ, bảo quản lâu dài nhằm lưu giữ lại những kỷ vật, hình ảnh, tài liệu, tình cảm, đạo đức và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ rèn luyện và học tập theo tấm gương ngời sáng của Người

Để phát huy những hiện vật về Người đến các tầng lớp nhân dân thì công tác kiểm kê hiện vật có tầm quan trọng trong tất cả các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng Bởi mọi hoạt động của bảo tàng đều dựa trên hiện vật gốc, lấy hiện vật gốc là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của bảo tàng Vì vậy, thực chất của công tác kiểm kê là tìm ra nội dung, ý nghĩa, giá trị và tình trạng bảo quản, từ đó các hiện vật mới được công nhận là tài sản quốc gia và chính thức trở thành hiện vật bảo tàng

Trang 10

- Bảo tàng đã thực hiện kiểm kê hiện vật như thế nào? Giải pháp để

nâng hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là bảo tàng danh nhân Hồ Chí Minh, ra đời và phát triển muộn hơn so với một số bảo tàng khác của Việt Nam và được hình thành từ nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị chứ không bắt đầu từ việc xây dựng các sưu tập hiện vật, không căn

cứ vào mức độ hoàn chỉnh của kho cơ sở đủ khả năng phản ánh nội dung trưng bày phù hợp với loại hình bảo tàng

Do đó quá trình thực hiện công tác kiểm kê của bảo tàng, nhất là kiểm

kê hệ thống cán bộ kiểm kê còn nhiều lúng túng và đôi khi còn bỏ sót một số bước trong quy trình kiểm kê như:

- Sau khi hiện vật được tiếp nhận vào kho thì cán bộ kiểm kê là người tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thêm giá trị ẩn chứa nội dung trong từng hiện vật

để làm tăng giá trị hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày, tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng thông qua hiện vật gốc

- Ngoài ra, cán bộ kiểm kê còn phải nghiên cứu, xây dựng các sưu tập hiện vật (thông qua việc căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, nội dung của bảo tàng và dựa vào nguồn hiện vật có trong kho cơ sở để hình thành các sưu tập, sau đó phối hợp với bộ phòng Sưu Tầm có kế hoạch hoàn thiện các sưu tập, đồng thời xây dựng những sưu tập mới nhằm đáp ứng nhiệm vụ và nhu cầu phát triển của bảo tàng trong hiện tại và trong tương lai

Để nâng cao hiệu quả về công tác kiểm kê, thì bảo tàng cần có những phương hướng, giải pháp về nguồn nhân lực, về hoạt động thực tiễn, … nhằm nâng cao hiệu quả công kiểm kê là tiền đề cho các khâu công tác khác tại bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả hơn

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn những phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:

- Phân tích, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập

- Nghiên cứu tài liệu qua các báo cáo, công văn, kế hoạch, thông báo,… đến các hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng

- Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: logic, lịch sử, phân tích, kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các ngành khoa học khác, làm rõ những nội dung mà luận văn đã đề cập

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu: “Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ

Chí Minh - nhìn từ góc độ kiểm kê hiện vật bảo tàng” với mong muốn đóng

góp một phần nhỏ vào công việc chung của Bảo tàng, nhằm lưu giữ những kỷ vật, hình ảnh, tư liệu, tình cảm, đạo đức và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau học tập, rèn luyện theo tâm nguyện của Người

8 Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo được phân

Chương 2: Vai trò của công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng đối với các hoạt động tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí

Trang 12

Minh Trình bày thực trạng và hạn chế công tác kiểm kê hiện vật của Bảo

tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến các hoạt

động: Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng

Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Đánh giá và đề xuất các giải pháp

thông qua các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 13

Theo Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) định nghĩa: “Bảo tàng là một

cơ quan tổ chức không lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rộng đón công chúng Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục, học tập và thưởng thức Bảo tàng là một bằng chứng xác thực về con người và môi trường xung quanh con người”

Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

định nghĩa về bảo tàng như sau: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng

sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng” [33, tr.35-62]

* Bảo tàng lưu niệm

“Bảo tàng lưu niệm là một khái niệm rộng dùng để chỉ những bảo tàng

có tính chất tiểu sử nhân vật lịch sử vĩ đại (về chính trị, quân sự, khoa học,

Trang 14

văn học, nghệ thuật …) hay sự kiện lịch sử nổi tiếng hoặc những nhà, phòng, địa điểm có liên quan đến cuộc sống và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử vĩ đại hoặc những nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử nổi tiếng Nhằm lưu giữ trong lòng nhân dân những sự kiện lịch sử hoặc công trạng của những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội” [26, tr.255-256]

* Đặc trưng của bảo tàng lưu niệm

Đặc trưng của bảo tàng lưu niệm tức là tìm những dấu hiệu, những đặc điểm riêng biệt để phân biệt bảo tàng lưu niệm với cơ quan văn hóa khác

Vì vậy, hiện vật của bảo tàng lưu niệm được các nhà bảo tàng học chia thành 3 loại như sau:

- Hiện vật gốc có xuất xứ lưu niệm (còn gọi là “hiện vật lưu niệm”,

“hiện vật có nguồn gốc lưu niệm”) Đây là hiện vật gốc quan trọng nhất của kho bảo tàng lưu niệm, bao gồm những tài liệu hiện vật gốc có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử trọng đại, hay cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân như: Đồ đạc, đồ dùng, những kỷ vật riêng, sách vở, bút tích các công trình nghiên cứu, tác phẩm sáng tác… của danh nhân đã sống và làm việc trong nhà hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch sử [24, tr.276-278]

- Hiện vật gốc không có xuất xứ lưu niệm (còn được gọi là hiện vật

đồng thời, “hiện vật gốc đồng thời cùng kiểu của thời đại đó”, “hiện vật gốc đồng thời - cùng kiểu”) … Khi sử dụng hiện vật gốc đồng thời - cùng kiểu phải tiến hành nghiên cứu xác minh những thông tin về đặc điểm bên ngoài của chúng như: Cùng loại, cùng kiểu, cùng thời đại với hiện vật gốc lưu niệm, phải xem xét cả kích thước, hình dáng và chất liệu của chúng, vì nó chỉ giống hiện vật gốc lưu niệm ở cái “bề ngoài” mà thôi

- Hiện vật làm lại khoa học - chính xác từ hiện vật gốc (còn gọi là hiện

vật khoa học bổ trợ, hiện vật phục chế) Trong những trường hợp thật cần thiết trong trưng bày, bảo tàng lưu niệm có thể dùng hiện vật làm lại, khoa

Trang 15

học - chính xác hay còn gọi là hiện vật phục chế Muốn phục chế hiện vật, đòi

hỏi phải tuân theo những quy định của Luật Di sản văn hóa: “Có mục đích rõ

ràng; có bản gốc để đối chiếu; có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc; có

sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; có giấy phép của

cơ quan nhà nước, có thẩm quyền về văn hóa thông tin”

* Hiện vật bảo tàng

Theo Điều 3 Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT, ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ Văn

hóa - Thông tin: “Hiện vật bảo tàng là di sản văn hóa gồm di vật, cổ vật, bảo

vật quốc gia, các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được vật thể hóa và các mẫu vật tự nhiên, thuộc đối tượng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và loại hình bảo tàng” [13]

Từ những nghiên cứu trên, có thể đưa ra kết luận về hiện vật bảo tàng

như sau: “Hiện vật bảo tàng chính là nguồn sử liệu gốc quan trọng hàm chứa

các thông tin gốc về lịch sử xã hội, tự nhiên và con người, nó đã trải qua một quy trình xử lý của khoa học bảo tàng” [25, tr.158]

* Thuộc tính của hiện vật bảo tàng

Hiện vật bảo tàng là những vật thể phản ánh và minh chứng cho các sự kiện lịch sử của một dân tộc, một địa phương, về cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân, về một trường phái văn học nghệ thuật, một ngành cụ thể, hay

là các mẫu vật thiên nhiên có khả năng khái quát về quá trình phát triển và giải thích các hiện tượng thiên nhiên… Mặc dù nó rất đa dạng và phong phú

về loại hình, nhưng nó vẫn có những thuộc tính chung thể hiện bản chất của hiện vật bảo tàng đó là các thuộc tính sau: [27, tr.158-163]

- Thuộc tính thông tin gốc: Là thuộc tính cơ bản quan trọng nhất của

hiện vật bảo tàng và chính nó chi phối các thuộc tính khác Đây cũng là tiêu chuẩn để phân biệt hiện vật đó có phải là hiện vật bảo tàng hay không Chính

Trang 16

là nhờ thuộc tính nguyên gốc, tính xác thực của tư liệu gốc, cung cấp những

thông tin chính xác về các sự kiện lịch sử, văn hóa, khoa học hoặc nghệ thuật, v.v Những lượng thông tin khai thác được là thông qua những đặc điểm biểu

hiện ra bên ngoài như: Hình dáng, chất liệu, kỹ thuật chế tác, thời gian, không gian, tác giả (nhân chứng hay vật cùng tồn tại có liên quan tới nó), môi trường

xã hội, nguồn gốc, công dụng, chức năng, ký hiệu, hình ảnh miêu tả, âm thanh, v.v… và đặc biệt là nội dung lịch sử ẩn chứa bên trong hiện vật

- Thuộc tính biểu cảm: Thuộc tính này được xác định bởi sự thể hiện

tương quan giữa vật chất (tính vật chất) của tư liệu gốc và nội dung thực của

nó Chính nội dung của tư liệu, hiện vật bảo tàng được khám phá đã toát lên giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, ký ức, sự quý hiếm, lạ mà con người không thể thấy ở nơi nào khác ngoài hiện vật bảo tàng và nó sẽ tiếp tục được nghiên cứu, khám phá và sử dụng với vốn tri thức của con người không những trong hiện tại, mà cả trong tương lai Chính tính vật thật và nội dung thông tin của hiện vật bảo tàng đã gây xúc động mạnh đến khách tham quan và các nhà nghiên cứu Trong đó, những hiện vật bảo tàng có tính lưu niệm gắn với cuộc đời và sự nghiệp của các vĩ nhân, các sự kiện đều có những tình tiết gây xúc động mạnh đến người xem

Những tài liệu, hiện vật lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Chiếc vali mây, đôi dép cao su, chiếc áo kaki, máy chữ… là những hiện vật gây xúc động đến trái tim, khối óc các nhà nghiên cứu, những hiện vật đó cho thấy cuộc sống giản dị và sự hy sinh to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước

- Thuộc tính hấp dẫn: Thể hiện ở nội dung thông tin và đặc điểm ngoại

hình, sự quý hiếm của hiện vật, sưu tập lôi cuốn người xem bởi những dấu hiệu của hiện vật như: Hình dáng không bình thường, màu sắc, kích thước,

âm thanh, những ký hiệu đặc biệt, … Song không phải hiện vật nào cũng thể

Trang 17

hiện các thuộc tính giống nhau, mà mức độ thể hiện của các thuộc tính ở mỗi loại hiện vật bảo tàng có sự khác nhau

- Thuộc tính có khả năng bảo quản lâu dài: Để thực hiện tốt vai trò

chức năng của mình, hiện vật bảo tàng phải được gìn giữ lâu dài để phục vụ nghiên cứu khoa học trong tương lai

Đối với khoa học, hiện vật bảo tàng là những thông tin gốc có vị trí, vai trò quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục, phổ biến tri thức cho công chúng Vì vậy, hiện vật bảo tàng cần phải được bảo quản lâu dài, vĩnh viễn Khả năng bảo quản lâu dài của hiện vật bảo tàng đã trở thành thuộc tính không thể thiếu đối với tất cả các loại hình hiện vật bảo tàng Mặt khác, một hiện vật hay một sưu tập hiện vật khi đưa về bảo tàng phải được tạo mọi điều kiện cần thiết để bảo quản, bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ cho chúng

Muốn làm tốt công tác tư liệu hóa hiện vật bảo tàng về mặt pháp lý thì bảo tàng phải tiến hành lập hồ sơ khoa học cho từng hiện vật; đăng ký hiện vật vào Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng, phân loại và sử dụng các trang thiết bị khoa học, các phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại hiện vật

Như vậy, hiện vật bảo tàng có nhiều loại và nhiều dạng khác nhau nhưng đều phải có bốn thuộc tính trên và phải có giá trị bảo tàng Giá trị của hiện vật bảo tàng được quy định bởi hai yếu tố: Giá trị bảo tàng và chất liệu tạo nên hiện vật, trong đó giá trị bảo tàng quan trọng hơn

* Sưu tầm hiện vật Bảo tàng

Sưu tầm hiện vật là công tác nghiệp vụ cơ bản mà bảo tàng căn cứ vào nhu cầu của tính chất và đặc điểm của mình, thông qua mọi con đường để không ngừng bổ sung di vật văn hóa hoặc tiêu bản một cách có mục đích

Hiện vật gốc là cơ sở vật chất đối với các hoạt động nghiệp vụ bảo tàng, các hoạt động giáo dục và phục vụ xã hội, trưng bày, nghiên cứu, biên

Trang 18

tập xuất bản phẩm… đều không thể tách rời hiện vật Số lượng và chất lượng của hiện vật bảo tàng ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ nghiệp vụ và hiệu quả

xã hội của bảo tàng Cho nên, việc xây dựng bảo tàng không những cần tích lũy một số lượng nhất định hiện vật, mà sau khi xây dựng bảo tàng vẫn phải

bổ sung và làm phong phú hiện vật, đảm bảo cho sự phát triển và nâng cao hoạt động nghiệp vụ bảo tàng [44, tr.112]

* Kiểm kê hiện vật

Kiểm kê hiện vật là quá trình nghiên cứu, xác lập thủ tục pháp lý, làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa, giá trị và tình trạng bảo quản của hiện vật nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng hiện vật [13]

Kiểm kê hiện vật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và quản lý hoạt động bảo tàng nói riêng Nhiệm vụ kiểm kê hiện vật bảo tàng là xác định quyền sở hữu nhà nước

về hiện vật bảo tàng, tức là làm “giấy khai sinh” đưa nó vào tài sản của toàn dân nhằm bảo vệ hiện vật về mặt pháp lý, đảm bảo gìn giữ sự toàn vẹn của các di vật lịch sử tự nhiên, các di vật văn hóa được lưu giữ trong kho bảo tàng Nghiên cứu phát hiện và xác định ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật… của hiện vật bảo tàng Tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các hiện vật ấy một cách rộng rãi vào công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục khoa học của bảo tàng và các ngành khoa học khác

* Trưng bày

Trưng bày là hành động hoặc thực tiễn trưng bày các hiện vật, các sưu tập, hoặc thông tin tới công chúng vì mục đích giáo dục, làm sáng tỏ hoặc mục đích giải trí [19, tr.598] Theo Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, “trưng

bày bảo tàng là quần thể hiện vật trưng bày được sắp xếp theo chủ đề, trình tự

và hình thức nghệ thuật nhất định, trong một không gian nhất định nhằm giáo dục trực quan, truyền bá những thông tin văn hóa khoa học và đáp ứng nhu

Trang 19

cầu thưởng thức thẩm mỹ” [44, tr.112]

* Công tác giáo dục bảo tàng

Tất cả các bảo tàng đều có trách nhiệm giáo dục công chúng mà bảo tàng phục vụ Các bảo tàng tạo ra một sự gặp gỡ duy nhất với hiện vật và tạo

ra những quan niệm cho con người thuộc mọi lứa tuổi, sở thích, năng lực và kiến thức Công tác giáo dục bảo tàng củng cố cho sự gặp gỡ đó bằng cách dựng lên các cây cầu giữa sự cảm nghiệm và lòng mong mỏi của khách tham quan; và những sự cảm nghiệm, những quan niệm đó bắt nguồn từ các sưu tập hiện vật của bảo tàng [18, tr.400]

Bảo tàng cần phải phát huy chức năng giáo dục của mình để thu hút nhiều khách tham quan trong cộng động, địa phương hoặc nhóm xã hội mà bảo tàng phục vụ; sự tương tác với cộng đồng và thúc đẩy những giá trị di sản của cộng đồng đó chính là một phần thiết yếu trong chức năng giáo dục của bảo tàng [22, tr.1]

1.1.2 Chức năng xã hội của bảo tàng

Bảo tàng ra đời, tồn tại và phát triển cho đến nay đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội Do đó, bảo tàng có vai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển của xã hội thông qua nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động khoa học có tính đặc trưng của mình Muốn khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và văn hóa, khoa học, giáo dục nói riêng thì phải thấy được sự tồn tại, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng đã thực hiện nhằm giải quyết và đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của xã hội Ngày nay, bảo tàng đóng vai trò là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là nguồn lực phục vụ nhu cầu xã hội tương lai Bàn về chức năng xã hội của bảo tàng, có rất nhiều quan điểm khác nhau [24, tr.124-147]

Theo quan điểm của các học giả bảo tàng học ở Châu Âu như Anh, Pháp cho rằng bảo tàng là một thiết chế xã hội đa chức năng bao gồm:

Trang 20

+ Chức năng nghiên cứu khoa học

+ Chức năng giáo dục tuyên truyền

+ Chức năng thông tin, vui chơi, giải trí

Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York (Mỹ) đưa ra bảo tàng có ba chức năng:

+ Chức năng nghiên cứu khoa học

+ Chức năng giáo dục tuyên truyền

+ Chức năng tìm tòi, khám phá

Tại hội nghị ICOM và tổ chức quốc tế UNESCO diễn ra thường niên, trong nội dung của hội nghị cũng đề cập đến việc nghiên cứu chức năng xã hội của bảo tàng Gần đây nhất hội nghị ICOM đã ấn định những nguyên tắc

cơ bản của bảo tàng như sau:

+ Chức năng nghiên cứu khoa học

+ Chức năng giáo dục

+ Chức năng bảo tồn và thưởng thức

Ở Việt Nam, chức năng và nhiệm vụ của bảo tàng được đề cập tại Điều

47, 48 trong Luật Di sản văn hóa đã quy định:

+ Chức năng nghiên cứu khoa học

+ Chức năng giáo dục tuyên truyền

+ Chức năng phục vụ tham quan hưởng thụ văn hóa của nhân dân Các chức năng này có mối qua hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau Nếu bảo tàng thực hiện tốt và đầy đủ các chức năng trên sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng như: Lợi ích văn hóa - xã hội, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích tập thể

Chức năng nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là chức năng có vị trí rất quan trọng của mỗi bảo tàng Nghiên cứu khoa học là tiền đề bắt buộc để có bảo tàng, đồng thời là cơ

Trang 21

sở cho hoạt động bảo tàng Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ xuyên suốt ở tất

cả các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng Nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và sâu sắc mới bảo tồn các di sản vô giá của nhân loại Qua đó giá trị khoa học, giá trị lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật chứa đựng trong hiện vật được làm rõ Công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng phải luôn gắn bó với bộ môn khoa học tương ứng phù hợp với loại hình hay đối tượng trưng bày của bảo tàng

Công tác nghiên cứu khoa học của các bảo tàng hiện nay đòi hỏi cao hơn, chi tiết hơn để cung cấp được nhiều thông tin khoa học, đưa ra những giải pháp trưng bày hiệu quả nhằm phát huy hết các giá trị di sản văn hoá ở mỗi bảo tàng Nghiên cứu khoa học trong bảo tàng được tiến hành chủ yếu trên cơ sở hiện vật và sưu tập hiện vật bảo tàng Qua đó, các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật… của hiện vật, sưu tập và mối quan hệ của

chúng với môi trường tồn tại xung quanh hay những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong lịch sử tự nhiên và xã hội được “tái hiện” Nghiên cứu hiện vật, sưu tập hiện vật nhằm khai thác những thông tin gốc hàm chứa trong chúng,

từ đó có thể hệ thống hóa những thông tin ẩn chứa trong hiện vật phục vụ công tác trưng bày, tuyên truyền – giáo dục đến công chúng

Chức năng giáo dục tuyên truyền

Bảo tàng là cơ quan giáo dục cộng đồng Bên cạnh đó, bảo tàng còn là nơi lưu giữ những ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa Bảo tàng góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày nay, bảo tàng được quan niệm như một trung tâm thông tin có lượng thông tin nguyên gốc chính xác, phong phú, dễ tiếp cận, là học đường đặc biệt hướng vào thế hệ trẻ Cùng với nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện… bảo tàng thuộc hệ thống giáo dục văn hóa ngoài nhà trường có chức năng,

Trang 22

nhiệm vụ giáo dục tuyên truyền góp phần hoàn thiện nhân cách con người

Nhiệm vụ giáo dục con người là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Do đó, “tất

cả các bảo tàng đều có trách nhiệm giáo dục công chúng mà bảo tàng phục vụ”

Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định vai trò, chức năng giáo dục của bảo tàng trong đời sống xã hội,

đồng thời khẳng định nhiệm vụ của bảo tàng phải “tổ chức phát huy giá trị di

sản văn hóa phục vụ lợi ích của toàn xã hội”

Bảo tàng được đánh giá là cơ quan có khả năng giúp con người tự hoàn thiện và cảm nhận giá trị của xã hội hiện tại Công tác tuyên truyền, giáo dục được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, văn hoá cho nhân dân Chính vì vậy, nhiều bảo tàng được quan tâm đầu tư phát triển phục vụ công chúng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, làm giàu cuộc sống văn hoá tinh thần, hưởng thụ giá trị văn hóa của nhân dân, đồng thời bảo tàng phải tổ chức các hoạt động văn hóa để lôi cuốn thu hút công chúng đến bảo tàng giải trí, thưởng thức, học tập và tham quan

Chức năng thông tin, giải trí và thưởng thức

Trưng bày bảo tàng là một sản phẩm văn hoá đặc biệt Ngoài chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thông qua nghiên cứu giáo dục, sản phẩm văn hoá đó ngày càng trở nên cần thiết là phục vụ nhu cầu giải trí và thưởng thức của công chúng Khi điều kiện sống và trình độ dân trí ngày càng cao, đòi hỏi nhu cầu giải trí văn hóa và tinh thần cũng phải nâng cao Chính vì vậy, các thiết chế văn hoá, các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hệ thống các bảo tàng phục vụ thiết thực cho nhu cầu vui chơi giải trí rất có hiệu quả

Trang 23

Chức năng bảo quản di sản văn hóa

Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu và giáo dục khoa học có nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn, bảo quản và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Đây là một chức năng quan trọng không thể thiếu mà xã hội giao cho bảo tàng Bảo quản di sản văn hóa là gìn giữ hiện vật, sưu tập hiện vật trong tình trạng ổn định lâu dài nhằm kéo dài tuổi thọ hiện vật và sưu tập hiện vật, tránh sự hủy hoại của các yếu tố môi trường, sinh học và thảm họa thiên nhiên

và con người gây ra

Nhận thức về vị trí, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa Hiện nay trên thế giới đã ra nhiều công ước, hiến chương về khuyến cáo các nước cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hóa Trong cuốn “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ICOM” được phê chuẩn bởi Đại hội đồng lần thứ 15 ICOM tháng 11/1986 và đã được chỉnh sửa lại tại Đại hội đồng lần thứ 21 vào ngày 8/10/2004 họp tại Seoul như sau: “Bảo tàng chịu trách nhiệm bảo tồn, giới thiệu phát huy đối với các di sản vật thể và phi vật thể, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của nhân loại…”

Chức năng tài liệu hóa khoa học

Để thực hiện tốt chức năng này, bảo tàng phải tiến hành nghiên cứu những sự kiện lịch sử, hiện tượng tự nhiên, hay nghiên cứu thân thế sự nghiệp của một danh nhân… Qua đó, bảo tàng tiến hành sưu tầm, thu thập và lựa chọn những tài liệu, hiện vật gốc có giá trị bảo tàng và ghi chép, lập hồ sơ khoa học, pháp lý cho hiện vật Bên cạnh đó, cán bộ bảo tàng phải làm đầy đủ các thủ tục, nguyên tắc của bảo tàng học cho hiện vật, như: đăng ký, vào sổ kiểm kê, đánh số hiện vật, xây dựng sưu tập và bảo quản hiện vật theo chất liệu nhằm gìn giữ di sản văn hóa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và phổ biến tri thức khoa học cho mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng

Trang 24

1.2 Tổng quan về Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố

Năm 1983, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa - Thông tin, hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được thành lập Hiện nay, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch

Hồ Chí Minh bao gồm Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu hệ và 14 đơn vị: Khu Di tích Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng; Di tích 48 Hàng Ngang, Hà Nội – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập; Di tích - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội; Khu di tích Kim Liên; Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Quân khu V; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Gia Lai

và Kon Tum; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long; Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; Khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang; Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ

An

Trang 25

Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh vốn là trụ

sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) trước đây Đây là một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn Công trình được xây dựng từ giữa năm

1862, đến cuối năm 1863 thì hoàn thành Với kiến trúc 03 tầng, hình chữ nhật dài 35m, rộng 27m, mỗi tầng có hành lang rộng 4m chạy bao bọc xung quanh Mái nhà lợp bằng ngói, tường sơn màu gạch đỏ

Ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây, trên nóc nhà gắn hai con rồng bằng gốm men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ

“Lưỡng long chầu nguyệt” Mỗi góc mái nhà đều trang trí cá hóa long Đây là

mô típ trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế được gọi là Nhà Rồng

và bến cảng cũng mang tên bến cảng Nhà Rồng

Năm 1870, Công ty vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) đổi thành Công ty vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes Nhưng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động không thay đổi Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu tượng: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa (vương miện tượng trưng cho hoàng gia, mỏ neo tượng trưng cho tàu biển, đầu ngựa tượng trưng cho vận tải trên bộ) Vì vậy, công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa

Năm 1955, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý Họ đã tu bổ lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra ngoài

Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ

Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng thuộc Cục Đường biển Việt Nam quản lý

Trang 26

Theo dòng lịch sử (ngày 05 tháng 6 năm 1911), Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) đã xin làm phụ bếp trên con tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn ra đi tìm đường giải phóng dân tộc Người đã đi nhiều nước, qua nhiều châu lục khác nhau Sau 30 năm trở lại đất nước, Người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc

Từ sự kiện lịch sử trọng đại đó, cùng với tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 09/7/1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 1315/QĐ-UB điều chỉnh sử dụng khu nhà số 1 Nguyễn Tất Thành làm khu di tích lịch sử của Bác Hồ Ngày 03 tháng 09 năm 1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Người, nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)” [Phụ lục 3, hình 01] Ngày 20 tháng 9 năm 1982, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 236/QĐ-UB thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh [Phụ lục 3, hình 02]

Sau hơn 10 năm hoạt động, ngày 30 tháng 10 năm 1995, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 7412/QĐ-UB/NCVX chính thức đổi Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh [Phụ lục 3, hình 03]

Ngày 15 tháng 6 năm 2011, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

ra Quyết định số 2671/QĐ-UBND công nhận Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Tỉnh, Thành phố

* Quá trình phát triển của Bảo tàng

Năm 1979, sau khi cải tạo, sửa chữa ngôi nhà Rồng, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 27

mở cửa đón khách tham quan gồm 03 phòng trưng bày với trên 400 tài liệu hiện vật (chủ yếu là hiện vật phục chế) liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1911 - 1941) do Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp Lúc này, các hoạt động nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật ở Bảo tàng chưa được thực hiện

Năm 1995, sau khi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định chuyển Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thì chính quyền Thành phố rất quan tâm đến hoạt động của Bảo tàng, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Bảo tàng Hồ Chí Minh, các hoạt động nghiệp vụ đã dần dần được thực hiện theo các tiêu chí và quy trình bảo tàng học, trong đó hoạt động kiểm

kê hiện vật bảo tàng Thời gian này, phòng Nghiệp vụ được tách thành hai phòng: Phòng Trưng bày và công tác quần chúng và phòng Sưu tầm - Kiểm

kê - Bảo quản Phòng Trưng bày và công tác quần chúng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trưng bày và thuyết minh hướng dẫn khách tham quan Phòng Sưu tầm - Kiểm kê - Bảo quản thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê và bảo quản hiện vật Năm 2012, phòng Trưng bày và công tác quần chúng, phòng Sưu tầm - Kiểm kê - Bảo quản tách thành ba phòng: Phòng Tuyên truyền - Giáo dục, Phòng Sưu tầm - Trưng bày và phòng Kiểm kê - Bảo quản

* Công tác trưng bày

Thời gian đầu mới mở cửa phục vụ khách tham quan, Bảo tàng trưng bày khoảng trên 400 hiện vật về hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch

Hồ Chí Minh Qua 04 lần chỉnh lý lớn vào các năm 1982, 1990, 1995, 2008, Bảo tàng xây dựng 04 phòng trưng bày cố định các hiện vật về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 02 phòng trưng bày cố định về

chủ đề “Bác Hồ với miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ” và 06 gian trưng bày

các chuyên đề thời sự phục vụ nhiệm vụ chính trị trong các ngày lễ Hiện nay,

Trang 28

đơn vị đang ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chỉnh lý, đổi mới trưng bày cố định nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút công chúng Ngoài ra, mỗi năm Bảo tàng còn tổ chức từ 5 đến 10 cuộc trưng bày các chuyên đề mang tính thời sự tại Bảo tàng và từ 10 đến 25 cuộc trưng bày lưu động kết hợp với

tổ chức nhiều chương trình giáo dục ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa

* Công tác tuyên truyền - giáo dục

Bên cạnh việc thuyết minh hướng dẫn công chúng tham quan Bảo tàng

và lưu động, Bảo tàng còn tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, chiếu phim

tư liệu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên tập xuất bản các ấn phẩm, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, phổ thông giảng dạy lịch sử tại các phòng trưng bày Việc giảng dạy lý thuyết kết hợp với việc quan sát trực quan các hiện vật bảo tàng

đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh

* Công tác kiểm kê

Khi mới mở cửa phục vụ khách tham quan (năm 1979), Bảo tàng mới

có trên 400 hiện vật phục chế do Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp Đến nay, Bảo tàng có 3.578 hiện vật gốc (theo sổ đăng ký hiện vật) đạt tiêu chuẩn đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có 05 bộ sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và 20.357 tài liệu khoa học bổ trợ Do là bảo tàng chi nhánh trong hệ thống các bảo tàng và

di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nên số hiện vật gốc rất ít Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Bảo tàng đã sử dụng rất nhiều hiện vật khoa học bổ trợ phục vụ công tác trưng bày

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng

Theo Điều 2, Quyết định số 7412/QĐ-UB-NCVX ngày 30 tháng 10 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển Khu

Trang 29

lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng có chức năng sau:

- Nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày hệ thống thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chuyên đề có liên quan đến Chủ tịch

Hồ Chí Minh, đặc biệt là những chuyên đề mang tính đặc trưng của miền Nam và nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ

- Kiểm kê, bảo quản, lưu trữ và quản lý các hiện vật, tư liệu, phim ảnh,

di tích, sự kiện lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đúng quy định Nhà nước đối với các cơ quan Bảo tàng

- Phục vụ, hướng dẫn nhân dân trong nước và khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, hội thảo về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền giới thiệu hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ năng lực và đạo đức phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị

- Giữ gìn, bảo quản và từng bước nghiên cứu và khôi phục ngôi Nhà Rồng hiện nay để làm biểu trưng cho nơi bến cảng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

- Tổ chức bảo vệ an toàn theo đúng quy định của Chính phủ về lưu trữ

tư liệu, hiện vật, phim ảnh thuộc Bảo tàng quản lý; quản lý, sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, tiền vốn và tài sản của cơ quan Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên của cơ quan

Trên cơ sở đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có đặc trưng riêng gắn với sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, Bác Hồ ra

đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng và tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam - tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ

Trang 30

Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế Tổ chức

và hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng; căn

cứ Quyết định số 7412/QĐ-UB-NCVX ngày 30 tháng 10 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển Khu lưu niệm Chủ tịch

Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2018, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1574/QĐ-SVHTT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng

* Giám đốc: Là người đứng đầu Bảo tàng, quyết định, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Bảo tàng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và trước pháp

Giám đốc

Phòng Kiểm kê - Bảo quản

Phòng Sưu tầm

- Trưng bày

Phòng Tuyên truyền - Giáo dục Phòng

Trang 31

luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo tàng; chịu trách nhiệm về quyết định quản lý, điều hành của mình trước cơ quan quản lý cấp trên

* Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các lĩnh vực được phân công Bảo tàng có 02 Phó Giám đốc:

* Phó Giám đốc phụ trách công tác hành chính - quản trị: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý, điều hành các hoạt động hỗ trợ, phục vụ

* Phó Giám đốc phụ trách công tác nghiệp vụ: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý, điều hành các hoạt động nghề nghiệp

* Phòng Kiểm kê - Bảo quản: Xác lập các thủ tục pháp lý và lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật thuộc bảo tàng

* Phòng Sưu tầm - Trưng bày: Nghiên cứu chuyên sâu các sử liệu, hiện vật về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng đề cương trưng bày cố định, chuyên đề Tổ chức các chuyến khảo cứu điền giã, sưu tầm hiện vật Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế ma két, thi công trưng bày, triển lãm tại Bảo tàng và lưu động

* Phòng Tuyên truyền - Giáo dục: Nghiên cứu sử liệu, hiện vật, đề cương trưng bày biên tập đề cương thuyết minh, các ấn phẩm Thuyết minh hướng dẫn khách tham quan Tổ chức các chương trình giáo dục, các hội thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Chiếu phim tư liệu phục vụ công chúng

* Phòng Hành chính - Tổng hợp: Đảm bảo cung cấp mọi nguồn lực về tài chính, con người, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ các hoạt động nghiệp vụ Bảo vệ an toàn hiện vật, các tài sản khác của nhà nước và khách tham quan

* Công tác cán bộ

Trong những năm qua, Ban Giám đốc Bảo Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

Trang 32

công chức về nhiều lĩnh vực như: Đào tạo trên đại học và đại học, ngoại ngữ, tin học, chính trị, quản lý nhà nước…Hiện nay, Bảo tàng có 45 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó hoạt động nghiệp vụ 20 người có trình độ từ đại học trở lên (07 thạc sĩ, 13 cử nhân); hoạt động hỗ trợ phục vụ 25 người 100% viên chức hoạt động nghiệp vụ được đào tạo chuyên ngành lịch sử và bảo tàng học, trong đó có 5 viên chức làm công tác kiểm kê – bảo quản

Tiểu kết

Lịch sử đã chứng minh hoạt động bảo tàng là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống của con người Ngày nay bảo tàng là thiết chế thông tin, cơ quan nghiên cứu khoa học và tác nghiệp, thiết chế văn hóa giải trí, một

tổ chức đáp ứng nhu cầu của xã hội

Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có rất nhiều bảo tàng và di tích với rất nhiều hiện vật mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc vùng miền qua các thời kỳ Mỗi bảo tàng đều mang ý nghĩa đặc trưng riêng, trong đó có hai bảo tàng danh nhân trưng bày những hiện vật về hai vị lãnh tụ của dân tộc đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) và Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bảo tàng Tôn Đức Thắng)

Nhìn chung, các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh có bước phát triển khá đa dạng, đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đất Nam bộ

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa và giải trí của công chúng, các bảo tàng phải chủ động

Trang 33

nâng cao chất lượng dịch vụ để trở thành điểm lựa chọn tham quan lý tưởng của công chúng trong và ngoài nước khi đến Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, nội dung hoạt động của Bảo tàng còn nhiều vấn đề bất cập, các hoạt động chưa thật sự thu hút, hấp dẫn khách tham quan Hoạt động chuyên môn của Bảo tàng mặc

dù thực hiện theo kế hoạch nhưng chưa chú trọng đúng mức đối với việc nghiên cứu nhu cầu công chúng, vì vậy nhiều “sản phẩm” ra đời chưa được công chúng biết đến

Trang 34

Chương 2 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KIỂM KÊ HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH

* Các bước thực hiện qui trình kiểm kê hiện vật

Trong các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng thì công tác kiểm kê hiện

vật có vị trí vai trò quan trọng trong tất cả các khâu công tác khác của bảo tàng Nếu coi hệ thống trưng bày là bộ mặt của bảo tàng, kho hiện vật là xương sống của mỗi bảo tàng, thì công tác kiểm kê được coi như là bộ não của bảo tàng Thông qua công tác kiểm kê, quản lý được toàn bộ quy trình xuất, nhập hiện vật, biết được tình trạng biến động của hiện vật, biết chính xác số lượng, chất lượng toàn bộ hiện vật lưu giữ trong bảo tàng Qua công tác kiểm kê, thấy được cần phải đi sưu tầm bổ sung cho bộ sưu tập, trưng bày nhằm phát huy giá trị hiện vật

Công tác kiểm kê hiện vật hiểu theo nghĩa thông thường là quản lý số lượng, chất lượng, tình hình hiện vật có trong Bảo tàng Năm 2006, Bộ văn

hóa Thông tin đã ban hành “Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng” Nội dung Quy chế nêu rõ: “Kiểm kê hiện vật là quá trình nghiên cứu, xác lập thủ tục

pháp lý, làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa, giá trị và tình trạng bảo quản của hiện vật nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng hiện vật” Theo quy chế thì hoạt động kiểm kê hiện vật bảo tàng gồm 5 phần việc

được quy định tại Điều 2 như sau:

Trang 35

1 Tiếp nhận, đăng ký, sắp xếp, theo dõi tình hình xuất nhập và tình trạng bảo quản hiện vật

2 Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến hiện vật

3 Tổ chức thẩm định bổ sung thông tin hiện vật

4 Nghiên cứu xây dựng sưu tập

5 Xây dựng hệ thống phiếu tra cứu hiện vật

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm kê hiện vật, nên trong những năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh luôn đề cao công tác kiểm kê hiện vật là nhiệm vụ quan trọng của Bảo tàng:

Hiện vật sau khi sưu tầm về, Bảo tàng xây dựng hồ sơ với đầy đủ các thông tin về hiện vật Sau đó, Trưởng phòng Sưu tầm và Trưởng phòng Kiểm

kê đề xuất danh sách hiện vật cần nhập (kèm hồ sơ sưu tầm hiện vật), trình Hội đồng khoa học của Bảo tàng xem xét và thẩm định Trên cơ sở văn bản thẩm định của Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Sưu tầm và Trưởng phòng Kiểm kê - Bảo quản thống nhất nội dung và ký xác nhận trên Biên bản bàn giao hiện vật, trình Giám đốc Bảo tàng ra quyết định nhập kho Bảo tàng với các hồ sơ kèm theo Sau đó cán bộ kiểm kê được giao nhiệm vụ tiếp nhận hiện vật, xem xét, đối chiếu với đặc điểm, hiện trạng của hiện vật với các hồ

sơ kèm theo và làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký hiện vật, sắp xếp vào kho bảo quản Quy trình kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được tiến hành khoa học theo các bước:

+ Kiểm kê bước đầu

Mục đích là xác lập các thủ tục pháp lý cho hiện vật, biến sở hữu hiện vật của một cá nhân hoặc của một tập thể thành sở hữu của quốc gia

Trang 36

Công tác này bao gồm hai bước: Lập biên bản giao nhận giữa chủ nhân

và lãnh đạo của Bảo tàng; Đăng ký hiện vật vào Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng

và đánh số sơ bộ cho hiện vật

Thực tế tại Bảo tàng, hiện vật trước khi nhập kho sẽ được phân loại sơ

bộ và ghi vào Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng đối với những hiện vật gốc phù hợp loại hình của bảo tàng, với những hiện vật không đầy đủ hồ sơ, hiện vật làm lại, hiện vật phục chế để phục vụ cho công tác trưng bày được cán bộ bảo tàng ghi vào Sổ tài liệu khoa học bổ trợ và được lưu giữ ở Kho tham khảo, với những tư liệu sao chép của các cơ quan, cá nhân tặng, thuộc chất liệu giấy thì được sử dụng là tài liệu khoa học phụ và lưu giữ ở Kho tài liệu; đối với các hiện vật (phim, ảnh) làm lại, sao chép, scan là khoa học phụ và lưu ở Kho ảnh Đối với những hiện vật phục chế để phục vụ trong các cuộc trưng bày chuyên đề và những hiện vật không đầy đủ hồ sơ khoa học, không phải bản gốc nhưng có giá trị về bảo tàng được lưu giữ ở Kho tham khảo

+ Kiểm kê hệ thống và phân loại khoa học

Sau khi đăng ký, đánh số, các hiện vật mới sưu tầm được sắp xếp vào các kho bảo quản theo chất liệu tương ứng và được sắp xếp trên giá, kệ, tủ; lập hồ sơ địa hình; lập phiếu kiểm kê khoa học, nhập dữ liệu quản lý thông tin

về hiện vật trên máy tính

Hiện nay, Bảo tàng ghi ký hiệu hiện vật và sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu khoa học được áp dụng theo quy chế kiểm kê cũng như theo mẫu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt như sau:

- Ghi ký hiệu hiện vật: Theo quy chế về công tác kiểm kê hiện vật bảo

tàng thì số hiệu hiện vật là ký hiệu của hiện vật, bao gồm: Tên viết tắt của bảo

tàng, số đăng ký hiện vật và số phân loại hiện vật Bảo tàng Hồ Chí Minh –

chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ghi ký hiệu hiện vật như sau:

Trang 37

BTHCM-CNTP.HCM 1020/Gi.225

Số hiện vật được viết bằng loại mực không bay màu, vị trí ghi số thích hợp đối với mỗi hiện vật, đảm bảo ở chỗ khuất, dễ tìm nhưng không che lấp những nét trang trí, hoa văn, dấu hiệu đặc trưng của hiện vật Nhìn vào ký hiệu này chúng ta nhận biết đây là hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, số thứ tự trong Sổ đăng ký hiện vật là 1020, chất liệu Giấy và số thứ tự trong sổ phân loại là 225

- Sổ đăng ký hiện vật: Đây là quyển sổ quan trọng nhất được hình thành

trong quá trình kiểm kê Là loại sổ duy nhất đăng ký tất cả hiện vật gốc thuộc bảo tàng kể từ khi thành lập, giúp bảo tàng nắm chính xác hiện vật có trong bảo tàng

Cùng với biên bản giao - nhận, Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng là căn cứ pháp lý xác định tư cách của hiện vật trong bảo tàng Sau khi hiện vật được đăng ký vào cuốn sổ này, thì hiện vật chính thức trở thành tài sản quốc gia và được bảo vệ theo luật định

Hiện vật đăng ký vào cuốn sổ này phải đảm bảo nguyên tắc: Theo thứ

tự thời gian và chỉ đăng ký những hiện vật được nhập kho có đủ các giấy tờ cần thiết như bản ghi chép hiện vật, biên bản giao - nhận và các loại giấy tờ liên quan đến hiện vật…

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, thời kỳ đầu mới thành lập, cán bộ nghiệp vụ ít và cũng chưa được đào tạo về chuyên môn Năm 2000, Bảo tàng cử cán bộ học lớp đại học chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng Năm 2001, Bảo tàng bắt đầu in các loại sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác kiểm kê hiện vật Thời kỳ đầu, công tác kiểm kê chỉ có một người, vừa làm công tác sưu tầm vừa làm công tác kiểm kê, kiêm công tác bảo quản

Vì vậy, không có thời gian làm hồ sơ hiện vật mới sưu tầm Do đó, hiện nay Bảo tàng còn tồn đọng nhiều hiện vật gốc lưu niệm không đủ hồ sơ pháp lý để

Trang 38

được công nhận là hiện vật bảo tàng; nhiều hiện vật bị ghi kí hiệu phân loại chưa đúng, gây khó khăn cho cán bộ kiểm kê sau này

Hiện nay, việc vào Sổ đăng ký hiện vật, ghi ký hiệu cho hiện vật và vào

Sổ phân loại hiện vật được tiến hành đồng bộ và có chất lượng hơn

- Sổ phân loại hiện vật: Là một văn bản mang tính pháp lý của công tác

kiểm kê giai đoạn 2 các hiện vật bảo tàng Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hiện vật được đăng kí vào Sổ phân loại theo từng chất liệu: Gỗ, kim loại, gốm sứ, … Cuối mỗi trang của Sổ phân loại có cột cộng số lượng; khi sang trang có phần cộng mang sang, nên cán bộ kiểm

kê có thể nắm số lượng của từng chất liệu hiện vật được lưu giữ trong kho bảo tàng

- Sổ đăng ký hiện vật tạm thời: Đây cũng là một văn bản mang tính

pháp lý của Bảo tàng Theo nguyên tắc, hiện vật sau khi sưu tầm về bảo tàng, được xây dựng hồ sơ hiện vật; đăng ký vào Sổ đăng ký hiện vật tạm thời với đầy đủ các thông tin về hiện vật để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi tình trạng hiện vật Trong thời gian này, cán bộ sưu tầm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hồ hơ khoa học cho hiện vật để trình Hội đồng khoa học phê duyệt, lựa chọn những hiện vật đủ điều kiện phù hợp với đặc trưng của Bảo tàng, quyết định nhập kho cơ sở Trước khi nhập kho cơ sở, cán bộ sưu tầm phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý: Biên bản họp Hội đồng khoa học, Quyết định của Hội đồng khoa học chọn hiện vật nhập kho cơ sở, Lý lịch hiện vật, Biên bản bàn giao giữa cán bộ sưu tầm với cán bộ kiểm kê Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hiện vật và hiện vật, cán bộ kiểm kê vào Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng

Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh không có Sổ đăng ký hiện vật tạm thời Những hiện vật mới sưu tầm về được đăng ký vào Sổ Tài liệu khoa học tạm thời (Sổ sưu tầm)

Trang 39

- Phiếu kiểm kê khoa học: Xây dựng phiếu kiểm kê khoa học là một

bước không thể thiếu trong công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng Phiếu kiểm kê khoa học ghi những thông tin về nội dung lịch sử, tình trạng, dấu hiệu đặc trưng nhất và hình ảnh của hiện vật Phiếu kiểm kê khoa học là cơ sở quan trọng để phân loại, đánh giá, xây dựng các sưu tập hiện vật, nhằm giúp công tác kiểm kê, bảo quản và di chuyển hiện vật được khoa học, thuận lợi, phục

vụ đắc lực công việc tra cứu, nghiên cứu và trưng bày hiện vật Hiện nay, Bảo tàng đang xây dựng hệ thống phiếu kiểm kê khoa học cho các hiện vật trong kho

Ngoài những loại sổ chính như trên, Bảo tàng còn lập Sổ tài liệu khoa học bổ trợ, Sổ theo dõi xuất - nhập hiện vật, Phiếu xuất nhập hiện vật

Năm 2009, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

đã tiếp nhận và triển khai sử dụng phần mềm “Quản lý thông tin hiện vật tại

các bảo tàng và di tích lịch sử văn hóa” của Cục Di sản văn hóa Việc ứng

dụng phần mềm này trong công tác kiểm kê hiện vật tại Bảo tàng đã giúp quản lý hiện vật bảo tàng một cách hệ thống hóa: phản ánh đầy đủ, khoa học các cơ sở dữ liệu về từng hiện vật và theo hệ thống phân loại; đảm bảo thuận lợi trong việc cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu hiện vật, lập các loại báo cáo …

Tuy nhiên, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

là một bảo tàng chi nhánh trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nên số hiện vật gốc lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhiều (2758 hiện vật - số liệu năm 2018), nhưng do việc thay đổi về nhân sự quản lý, tình trạng trang thiết bị hư hỏng, nên hiện nay, Bảo tàng đang nhập lại các tài liệu, hiện vật gốc đã đăng ký trong Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng vào phần mềm quản lý hiện vật của Cục Di sản văn hóa Những hiện vật đã được số hóa từ trước, còn thiếu thông tin, chưa được cập nhật kịp thời

Trang 40

Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin hiện vật phục vụ công tác quản lý, công tác nghiên cứu khoa học…

Hoạt động kiểm kê hiện vật bảo tàng đã chứng minh rằng khi công tác kiểm kê được tiến hành khoa học thì sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm chính xác số lượng, chất lượng, tình trạng của toàn bộ hiện vật trong bảo tàng; để từ

đó có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động chuyên môn khác

Trong những năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng Hoạt động kiểm kê đã đi vào nề nếp, đã có sự thống nhất trong việc sử dụng các loại sổ sách, phích phiếu

Để thực hiện tốt công tác kiểm kê hiện vật, Bảo tàng cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị cho công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật; quan tâm đào tạo cán bộ chuyên môn về công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật bằng biện pháp kỹ thuật Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác kiểm kê tham dự các lớp tập huấn chuyên ngành để cập nhật, trao đổi, kinh nghiệm về kỹ năng quản lý và xây dựng các sưu tập hiện vật; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học; đề xuất định hướng sưu tầm hiện vật đối với những mảng còn trống, từ

đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác sưu tầm, nhất là khâu ghi chép, lập

hồ sơ khoa học cho hiện vật; xây dựng hệ thống kho bảo quản phù hợp với chất liệu hiện vật để khắc phục tình trạng một kho chứa nhiều hiện vật với các chất liệu khác nhau, rất khó thiết lập chế độ bảo quản đối với từng loại hiện vật theo chất liệu; thiếu không gian để sắp xếp hiện vật một cách khoa học, thẩm mỹ, gây khó khăn cho công tác kiểm kê, bảo quản Trong tương lai, cần xây dựng mới hệ thống kho chuyên trách bảo quản theo chất liệu hiện vật bảo tàng, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị để bảo quản hiện vật được tốt hơn, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ để hướng đến hệ thống kho mở

Ngày đăng: 16/11/2023, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w