Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhândân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tại: Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN
Mã sinh viên : 21111014478
Khóa : 11 (2021-2025)
HÀ NỘI – 10/10/2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang 3MỞ ĐẦU
Có câu: “Học đi đôi với hành” Tức là trong việc học tập, ngoài việc học những lý thuyết, thu nhặt những kiến thức trong sách vở, từ giáo viên giảng dạy
ra thì việc thực hành là một phần tất yếu và quan trọng Bởi lẽ, công việc cũng như cuộc sống ở ngoài đời thực, không như trong sách vở, không mượt mà, suôn sẻ, không rõ ràng và đơn giản như trong lý thuyết
Đối với sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, khoa Kinh tế Tài nguyên Môi trường, chuyến đi thăm bảo tàng này cũng đóng một phần rất quan trọng trong việc đưa những kiến thức ở trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn Sau chuyến đi có thể thấy được những giọt mồ hôi, những giọt máu của ông cha ta đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc, vì hòa bình, vì hạnh phúc toàn dân Vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta đã bôn ba nhiều năm bên nước ngoài và Người đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Từ chuyến đi học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội, tôi thấy hiểu sâu hơn về những gì ông cha ta đã trải qua, xương máu mà ông cha ta đã để lại cùng với đường lối đúng đắn của Hồ Chí Minh đã gây dựng và thành lập nên mảnh đất nước hình chữ S – Việt Nam văn minh, đẹp đẽ này
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin giử lời cảm ơn chân thành của mình đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đạo điều kiện cho chúng tôi đi học tập trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn tới người giảng viên nhiệt huyết đã nhiệt tình hướng dẫn trong khắp chuyến đi đó là cô – Hoàng Thị Ngọc Minh Sau chuyến đi, tôi đã nhận được nhiều bài học có ích cho cuộc sống, càng hiểu sâu hơn về quá trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua đó, tôi cần phải biết ơn vạn vật xung quanh mình hơn bởi sự hy sinh cao cả của những thế hệ đi trước
đã mang lại cuốc sống hòa bình và ấm no cho thế hệ ngày nay
Trang 4PHẦN I: MỘT NÉT VỀ TIỂU SỬ HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890
trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc
nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên
cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân
phong kiến
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến
nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu
Phi, châu Mỹ Người hòa mình với những công
nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động
để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng
Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng
Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác
Hình 1.1: Chân dung của Chủ tịch
Hồ Chí Minh (Nguồn: Internet)
Trang 5của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước
và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tập Hội nghị thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào Đại hội
đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam
Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc
Trang 6Việt Nam Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết Miền Bắc Việt Nam được giải phóng Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Tháng 9/1960, Đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công
lý trên thế giới
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990
Trang 7PHẦN II: MỘT VÀI NÉT VỀ BẢO TẢNG HỒ CHÍ MINH TẠI HÀ NỘI.
Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành còn là kết quả đóng góp của nhiều ngành, nhiều địa phương thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu và sự quan tâm đến giáo dục tấm gương của Người cho mọi thế hệ người Việt Nam mai sau
Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới
Tòa nhà bảo tàng là khối hình vuông vát góc, đặt chéo, cao gần 20m, mỗi chiều dài 70m mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà, Phố Nguyễn Thái Học
Hình 2.1: Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội
(Nguồn: Internet)
Trang 8Chính những sự cách điệu từ 4 khối hình vuông này đã gắn kết kiến trúc của công trình với cảnh quan thiên nhiên chung quanh Từ đường Hùng Vương theo phố Chùa Một Cột dẫn tới cửa chính của Bảo tàng, Con đường như gạch nối giữa truyền thống lịch sử với thời đại Hồ Chí Minh Mặt trước Bảo tàng, trên hình vuông 8m mỗi cạnh là bức phù điêu lớn hình quốc kỳ và búa liềm đan quyện vào nhau thể hiện tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – mục tiêu con đường mà Bác, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang đi tới Bảo tàng được khánh thành ngày 19/5/1990 Hồ nước tròn nhân tạo có đường kính 18m với hòn non bộ bằng đá thiên nhiên vùng Hoa Lư cao hơn 7m cạnh tòa nhà tạo thêm khung cảnh khu bảo tàng thêm sống động, gần gũi Với
và hiện đại nhất nước ta Tầng trưng bày gồm 3 không gian chính có quan hệ mật thiết với nhau:
1 Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện
Di chúc của Người.
2 Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập.
3 Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay ảnh hưởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cách mạng Việt Nam.
Ba nội dung trên đây là một tổng thể không tách rời nhau nhằm thể hiện Bảo tàng như một trung tâm thông tin và tuyên truyền về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
- gắn với dân tộc, đất nước và thời đại
Trang 9Gian long trọng có chiều cao hơn 9m, trần vòm tượng trương cho bầu trời, sàn trang trí hoa lá 4 mùa đất nước Trung tâm đặt tượng đồng toàn thân đứng của Hồ Chủ tịch Tượng cao 3m5, trên bệ 0,6m, nặng 3 tấn
Từ gian mở đầu nhìn về hai phía cánh của gian có hai tác phẩm nghệ thuật khái quát truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Hình tượng tiêu biểu là “bọc trăm trứng” với “Rồng vàng”, “Thánh Gióng” và
“Rùa vàng dâng gươm”
Hình 2.2: Tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh được
đặt ở trung tâm (Nguồn: Internet)
Hình 2.3: Hình tượng “Bọc trăm trứng và Rồng vàng” Biểu tượng truyền thống dựng nước của dân tộc Việt Nam (Nguồn: Internet)
Trang 10a Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người
Trên hành trình tham quan này, những tài liệu, hiện vật liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh được trưng bày qua từng hiện vật cụ thể Các
sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong mối liên hệ với lịch sử cách mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới Về cơ bản, mỗi vấn đề và mỗi cụm vấn đề các tài liệu, hiện vật được thể hiện theo ba lớp:
Lớp 1: Trưng bày những tấm ảnh 1m x 1m hoặc những minh họa bằng mỹ thuật
về từng giai đoạn lịch sử phù hợp với nội dung về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, gây ấn tượng với người xem Đây có thể hiểu như là lớp “phông” cho các tài liệu trưng bày của hai lớp trưng bày sau
Lớp 2: Lớp trọng tâm của phần tiểu sử Các tài liệu, hiện vật đưa ra trưng bày
được chọn lọc gồm: ảnh, bút tích và hiện vật thể khối về hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh Đồng thời, đó cũng là những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch
sử không chỉ đối với cuộc đời của Người mà còn ghi dấu về những bước phát triển quan trọng trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Lớp 3: Hệ thống các quyển sách mở (tuốc-ni-kê) Lớp này bổ sung trực tiếp cho
lớp hai trọng tâm Các tài liệu trưng bày trong các quyển sách mở được phân theo các nội dung phù hợp với từng nội dung trưng bày của phần trọng tâm và
đó là phần rất quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu các vấn đề đưa ra trưng bày
Toàn bộ phần tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm tám chủ đề được trưng bày một cách hệ thống, giữa các chủ đề được phân biệt với nhau bằng các giải pháp mỹ thuật trưng bày khác nhau Tám chủ đề gồm:
- Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 - 1911)
Trang 11- Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
chân lý của thời đại (1911 - 1920)
- Chủ đề thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ, vận dụng sáng
tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
- Chủ đề thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam (1924-1930)
- Chủ đề thứ năm: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám Sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á (1930-1945)
- Chủ đề thứ sáu: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954)
- Chủ đề thứ bảy: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nước nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954-1969)
- Chủ đề thứ tám: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bổ trợ cho việc nghiên cứu tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh là hệ thống tám màn video được bố trí trên trục tham quan chính Đó là tám bộ phim tư liệu về các giai đoạn lịch sử đáng nhớ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam:
Ra đi tìm đường cứu nước
Lần đầu tiên trên đất nước V.I Lênin
Cách mạng Tháng Tám và ngày 2 tháng 9 ở Hà Nội
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Pháp (1946)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc
Hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1954-1960)
Bác Hồ sống mãi
Toàn thắng
Trang 12
Hình 2.4: Một vài hình ảnh và tờ báo nói về Bác
Hình 2.5: Những ngày cuối đời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Nguồn: Internet)
Hình 2.6: Một phần trưng bày chủ đề VI: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 – 1954)
(Nguồn: Internet)
Trang 13b Phầ hắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phần này được bố trí phía bên phải của hành trình tham quan chính Đây là những nội dung bổ sung trực tiếp cho phần trưng bày tiểu sử, góp phần chứng minh tư tưởng của Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc qua thực tế cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong thời đại của Người Hình thức trưng bày ở phần này được thể hiện dưới dạng các tổ hợp mỹ thuật
hợp có giải pháp riêng phù hợp với tính chất lịch sử của từng sự kiện, từng thời
kỳ lịch sử của cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam Mỗi tổ hợp không gian hình tượng được nối với phần trưng bày tiểu sử bằng một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc (trong kịch bản trưng bày gọi là điểm nhấn xúc cảm tư tưởng) miêu tả thắng lợi của nhân dân Việt Nam Điểm nhấn đó cùng với tổ hợp không gian hình tượng và trọng tâm của phần tiểu sử tạo thành một tổ hợp trưng bày sống động về sự gắn bó giữa Hồ Chí Minh với nhân dân để làm nên chiến
thắng Các tổ hợp không gian hình tượng đó là:
1 Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2 Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
3 Pác Bó cách mạng.
4 Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chiến thắng Điện Biên Phủ.
5 Bác Hồ viết Di chúc.
6 Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
7 Kháng chiến chống Mỹ xâm lược và chiến thắng mùa xuân 1975.