GIAI ĐOẠN 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng
Trang 1KHOA: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-o0o -BÁO -o0o -BÁO MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LỚP: AV185 – AC2101 (Phần thực hành “điển cứu”)
BÁO CÁO THAM QUAN BẾN NHÀ RỒNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
Thành viên nhóm: 1 Dương Bình Nguyên - 2154030479
2 Lê Thị Ngân - 2154030428
3 Phạm Hoàng Thảo Ngân - 2154030442
4 Nguyễn Lê Minh Châu - 2154032004
5 Lê Lý Anh Đào - 2154030139
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin giới thiệu với cô về bài báo cáo “BẾN NHÀ RỒNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” Chúng em xin cam
đoan những nội dung trong bài tiểu luận là kết quả tìm tòi và nghiên cứu của cả nhóm vềnhững sự thật lịch sử, không mang tính công kích, xuyên tạc Nội dung được trình bàytrong bài tiểu luận này không phải bản sao chép từ bất kỳ bài tiểu luận nào trước đó Tàiliệu tham khảo, thông tin trích dẫn, hình ảnh đã được ghi rõ nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.Chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về bất kỳ sai sót nào từ bài tiểu luận này
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót và hạnchế nhất định về kiến thức, kinh nghiệm Chúng em mong có những đóng góp ý kiến từ
cô để bài tiểu luận trở nên hoàn chỉnh hơn
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Đặt vấn đề 4
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu 5
2.1 Mục đích nghiên cứu 5
2.2 Đối tượng nghiên cứu 5
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
Phần 2: NỘI DUNG 5
I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẾN NHÀ RỒNG - BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 5
II/ XUẤT THÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 7
III/ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 10
1 GIAI ĐOẠN 1: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920) 10
2 GIAI ĐOẠN 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930) 13
3 GIAI ĐOẠN 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954) 15
4 GIAI ĐOẠN 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954-1969) 19
IV/ CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN 23
Phần TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Người đặt nền móng cho sự độc lập dân tộc ở Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minhthân yêu Việc tìm hiểu, nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục về cuộc đời, sự nghiệpCách mạng của Bác đây đã là một phần không thể thiếu trong mỗi con người Việt Nam ỞBác ta tìm được lòng quyết tâm về một đất nước độc lập, một lòng hướng về dân về sựnghiệp Cách mạng Bến nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi ghi dấu sự kiện lịch sửquan trọng trong hành trình giải phóng dân tộc của Người Chính vì lẽ đó, để góp phầnđược hiểu rõ và sâu sắc hơn ngoài những giáo trình và tài liệu trên internet, cũng như yêucầu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nên nhóm em đã làm bài báo cáo về Bảo tàng
Phân tích vai trò, vị trí của Bảo Tàng Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa
Trau dồi giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị của di sản văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh, trong đó bao gồm cả giátrị văn hóa vật thể và phi vật thể
3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Phạm vi trong khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chủ đề: Bản thân Bảo tàng Hồ Chí Minh và giá trị nó mang lại Sơ lược vềcuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp logic, phương pháp lịch sử và sự kết hợp hai phương pháp
Phương pháp lịch sử
Phương pháp chuyên ngành, liên ngành
Trang 5Phần 2: NỘI DUNG
I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẾN NHÀ RỒNG - BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4,với khuôn viên rộng trên 12.000 ha Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở củaTổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trìnhđầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn Ngôi nhà được xâydựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưngtrên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầunguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam Với kiểu kiến trúc độcđáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales)
còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn - trong
đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý Năm
1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợquân sự Mỹ Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảngSài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý
Tại đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành
đã ra đi tìm đường cứu nước Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trởthành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng ThángTám, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đấtnước thống nhất, nơi đây được giữ lại làm Di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm
1995, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi Khu lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh"
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lầnchỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời Trong 09phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồmnhững tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của
Trang 6Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.
Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hướng ra sôngSài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia PhạmMười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đitìm đường cứu nước
Ảnh nhóm chụp trước bức tượng NGUYỄN TẤT THÀNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU
NƯỚC ngày 5 tháng 6 năm 1911
II/ XUẤT THÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung (phát âm là Coọng theo giọng địa phương) Tuynhiên, một số tài liệu ghi rằng tên thuở nhỏ của Bác Hồ là Nguyễn Sinh Côn Bác Hồcũng đã khẳng định điều này bằng chính chữ viết của mình trong một bài viết năm 1954.Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen) Làng Kim Liên là một làng quê nghèokhó Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố
Trang 7nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố Bác được sinh ra ở quê ngoại làlàng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây chođến năm 1895 Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc thuộc tổng LâmThịnh, huyện Nam Đàn
Thân phụ Người là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ Phó bảng Thân mẫu
là bà Hoàng Thị Loan Người có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh làNguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm làNguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin)
Ảnh: GIA ĐÌNH BÁC HỒ
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên Sau khi
mẹ mất, Người về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn Vào năm 1901 khi cha củaNgười đậu học vị Phó bảng, ông đã đưa hai người con trai của mình trở lại quê nội làLàng Sen Theo tục lệ trong làng thì ông đã làm lễ nhập làng và đổi tên con trai đầuNguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, đổi tên Người, Nguyễn Sinh Cung thànhNguyễn Tất Thành với một mong muốn là hai người con trai của mình sau này lớn lên sẽthành đạt Hơn 5 tuổi Nguyễn Tất Thành được cha gửi vào học tại trường Tiểu học Vạn
Sư Vinh và Người đã được học tiếng Pháp
Trang 8Tháng 9 năm 1907, Người vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vàocuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ Cha Người bị triềuđình khiển trách vì "hành vi của hai con trai" Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giámsát chặt chẽ Người quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình
Ảnh: TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ, NƠI NGUYỄN TẤT THÀNH THEO HỌC NIÊN
KHÓA (1908-1909).
Đến năm 1910, khi Người 20 tuổi thì Người đã rời quê hương và đi vào Phan Thiết.Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh củaHội Liên Thành Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhânhàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng kỹthuật Cao Thắng) Ở đây, Người học được 3 tháng Sau đó, quyết định sẽ tìm một côngviệc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài Với tinh thần yêu nước nồngnàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân
Trang 9thành bại của các phong trào yêu nước thời bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúngđắn để cứu dân, cứu nước.
III/ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1 GIAI ĐOẠN 1: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920).
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đãchứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xahoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết
tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, người khẳng định: “Tôi muốn ra nước
ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc
mất quyền độc lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranhgiành lại quyền độc lập
Trang 10Ảnh: NHÀ SỐ 5, ĐƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM, QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NƠI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ Ở TRƯỚC KHI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.
Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 5/6/1911, Người lên con tàu Đô đốc LatútsơTơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời
Tổ quốc đi sang Pháp Người vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các họcthuyết cách mạng
Trang 11Mô hình: TÀU AMIRAL LATOUCHE TRÉVILLE, NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI TÊN VĂN
BA LÀM PHỤ BẾP TRÊN TÀU NGÀY 5/6/1911 ĐÃ TẠM BIỆT TỔ QUỐC ĐI SANG
PHÁP VÀ PHƯƠNG TÂY TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.
Từ năm 1911-1918, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ
đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩathực dân Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủnghĩa thực dân
Năm 1919, Người tham gia “Hội những người Việt Nam yêu nước”, vào Đảng Xã hộiPháp - đảng của giai cấp công nhân Pháp, Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt
Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị
Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam Người viết: “Muốn được giảiphóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thânmình”
Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L’Humanité (Nhân Đạo) Người đã tìm
thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản, trong đó có cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốcđến với chủ nghĩa Lênin, từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt
Trang 12Nam đầu tiên Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng củaNgười.
2 GIAI ĐOẠN 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930).
Đầu thời kỳ này, Hồ Chí Minh có một số bài báo đáng chú ý như: Vấn đề dân bản xứ,
báo L'Humanité 8/1919, Ở Đông Dương, báo L'Humanité 4/11/1920, v,v…Cùng vớinhững nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, năm 1921 Hồ Chí Minh tham
gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria bằng tiếng Pháp vào năm
1922
Mô hình: NHÀ SỐ 9 NGÕ COMPOINT, QUẬN 17, PARIS NƠI ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI
QUỐC Ở TỪ 14/7/1921 ĐẾN 14/3/1923.
Trang 13Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội ác
của chủ nghĩa thực dân Pháp Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minhtích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam
Tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh sáng lập Hội Việt Nam thanh niên Cách mạng (tháng
6/1925), ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt
Nam nhằm từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận cách mạng cho nhữngngười yêu nước và công nhân Người mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ đưa vềnước hoạt động
Tranh: Nguyễn Ái Quốc giảng bài tại Lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.
Năm 1930, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam,thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Thông qua các văn kiện do Người khởi thảo, các văn
kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc
Trang 14Tranh: Quang cảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/02/1930.
3 GIAI ĐOẠN 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954)
Những thử thách lớn với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ phía kẻ thù, mà còn từtrong nội bộ những người cách mạng Do chịu quan điểm giáo điều tả khuynh, không nắmvững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương; Quốc tế Cộng sản đã phê phán vàchỉ trích đường lối của Hồ Chí Minh
Hội nghị Trung ương họp tháng 10/1930 ra Án nghị quyết: “Thủ tiêu chánh cương,sách lược và điều lệ Đảng”; bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sảnĐông Dương
Ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chỉ đạocách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên
Trang 15Ảnh: NGUYỄN ÁI QUỐC (VICTO) - THƯ GỬI QUỐC TẾ CỘNG SẢN, NĂM 1931.
Ngày 6 tháng 6 năm 1938, Hồ Chí Minh gửi thư cho Quốc tế Cộng sản, đề nghị chophép trở về nước hoạt động, trong đó, có đoạn viết: “Đừng để tôi sống quá lâu trong tìnhtrạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”
Ngày 28/01/1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm xa cách
Tháng 05/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (CaoBằng) Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Ngày 19/5/1941, Hồ Chí Minh sáng lập Mặt trận Việt Minh; ngày 22/12/1944, ViệtNam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam Ngày 18/8/1945, chớp đúng thời cơ, Người ra Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật
đổ ách thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc Đây là thắng lợi to lớnđầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh