1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THAM QUAN BẾN NHÀ RỒNG

13 815 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam

  • Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu

Nội dung

Email: vltt4374@gmail.com Trường Đại học Mở TP.HCM Bài báo cáo BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH(Chi nhánh TP.HCM – Bến Nhà Rồng)Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh GVBM: thầy Trần Duy MỹI. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẾN NHÀ RỒNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Hình 1. Toàn cảnh Bến Nhà Rồng Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, với khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn, không gian rộng rãi, thoáng mát. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ Lưỡng long chầu nguyệt một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng biểu tượng của cảng Sài Gòn thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.Vào ngày 561911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TP HCM, hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 562003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Hình 2. Tượng của Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nướcVới chất liệu bằng kim loại cao 330cm, nặng 1000 kg. Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi đến với bảo tàng.II. NỘI DUNG 1.Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh• Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19051890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước. Trong thời gian 10 năm sống ở Huế, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước. Hình 3. Gia đình Bác HồSống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp. Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định: Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc mất quyền độc lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranh giành lại quyền độc lập.•Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920 Hình 4. Hành trình đi tìm đường cứu nướcĐể thực hiện hoài bão của mình, ngày 05061911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Người vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân. Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.Năm 1919, Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước vào Đảng Xã hội Pháp đảng của giai cấp công nhân Pháp, Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Người viết: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.Tháng 71920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo LHumanité (Nhân Đạo). Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó có cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin, từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.•Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922. Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa. Tại Quảng Châu, Người thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và lý luận cách mạng cho những người yêu nước. Các bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập hợp in thành cuốn Đường Cách mệnh (1927) đề cập nhiều nội dung, nhiều vấn đề trong đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam sau này, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.Người khẳng định: Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải có đảng lãnh đạo, có chủ nghĩa MácLênin làm nòng cốt. Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một Đảng Cộng sản thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Người đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở thành Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.•Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 19301931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào mà còn ngăn chặn sự đàn áp đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.Tháng 101934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa MácLênin. Năm 1938, Người đã gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng được về nước.Trước khi về nước, trong thời gian khi còn hoạt động ở nước ngoài, dù đã từng bị tù đầy trong lao tù đế quốc vượt qua bao khó khăn gian khổ nhưng Người vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn là giải phóng dân tộc. Người vẫn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 28011941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài.Tháng 051941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh vào ngày 19051941. Ngày 22121944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18081945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết: Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của dân tộc vừa là sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa MácLênin và sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ngày 02091945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi vốn đã được Người phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở thành hiện thực cách mạng đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc Việt Nam. •Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược Việt Nam. Vận mệnh dân tộc lúc đó như ngàn cân treo sợi tóc trước tình thế đó, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm bạn, bớt thù, dĩ bất biến, ứng vạn biến, với những nhân nhượng cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Người đề ra đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đồng thời Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc với ý chí Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới, Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ lịch sử (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Tháng 71954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.Ngày 02091969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện mục tiêu: Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Hình 5. Bác Hồ viết bản Di chúc Ảnh tư liệu của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nướcChủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng, Người đã vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người luôn là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập và noi theo. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.2.Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcNhắc đến Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Nơi đây, ngày 561911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm. Hình 6. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 561911Bác Hồ lựa chọn Sài Gòn là nơi để ra nước ngoài sau này cũng được nhiều nhà nghiên cứu lý giải bởi lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ, nơi đây có những công ty tàu biển lớn chạy tuyến Pháp Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là vùng đất tự do hơn so với các xứ khác ở Việt Nam thời bấy giờ, thuận lợi cho việc sang Pháp và các nước để xem họ “làm như thế nào”. Về ý nghĩa Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, trong các hội thảo cấp quốc gia, các chuyên gia đều khẳng định: Sự kiện Ngày 561911 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra thế giới tìm được con đường cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là sự kiện mở ra quá trình Việt Nam từng bước hội nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân loại dưới sự dẫn dắt của Người.Việc Người chọn nghề phụ bếp trên tàu Latouche Tréville cũng có tính mục đích rất rõ ràng, bởi chỉ trên chiếc tàu viễn dương, người thanh niên yêu nước này mới có điều kiện đến nhiều nước khác nhau; tiếp nhận được những tư tưởng tiến bộ ở khắp năm châu bốn biển. Đó là nhận thức về Tự do Bình đẳng Bác ái ở châu Âu và châu Mỹ; được tiếp xúc với tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người trong Bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ và Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp đã giúp Người tìm đến tư tưởng đấu tranh giành tự do, dân chủ, mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, đây là kim chỉ nam để Người tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin, học thuyết dẫn đường, đưa lối cho Người lãnh đạo cách mạng đất nước ta thành công.3.Tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.•Tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền NamSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Bác nói: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”.Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với một quyết tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Đặc biệt là sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng, từng bước khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng để thống nhất đất nước. Bác viết thư gửi bộ đội và gia đình cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (tháng 91954):“Đến ngày hòa bình đã được củng cố, thống nhất được thực hiện, độc lập dân chủ đã hoàn thành, đồng bào sẽ vui vẻ trở về quê cũ. Lúc đó rất có thể tôi sẽ cùng đồng bào vào thăm miền Nam yêu quý của chúng ta”.Năm 1969, khi tiếp nhà báo Marta Rojas (Báo Granma cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba) Bác từng nói những câu xúc động: “Ở miền Nam, mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng. Gộp nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”.Bác luôn trăn trở:“Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.Tại Hội nghị Việt Pháp ở Fontainebleau, Bác tuyên bố: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.Trong lời tuyên bố với quốc dân khi từ Pháp về, Bác khẳng định: “Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”.Trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc, Bác đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam, cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải trải qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.Mỗi lần nhớ về Bác, nhớ những tình cảm thiêng liêng, bao la rộng lớn Bác dành cho dân tộc Việt Nam, cho miền Nam làm xúc động triệu triệu trái tim. Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, đất nước đang trên đà đổi mới, hội nhập và phát triển, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác hằng mong muốn.•Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu“Bác Hồ là vị cha chungLà sao Bắc Đẩu là vầng Thái Dương”Bác Hồ của chúng ta yêu thương dân bằng tấm lòng của người cha, yêu đất nước bao la như lòng mẹ. Sinh thời Bác Hồ đã từng tâm sự: “Mình sinh ra ở xứ Nghệ An, ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Qua Pháp, qua Anh, qua Mỹ, các nước châu Phi, đến Liên Xô rồi về Trung Quốc, thế mà đến nay mới vào đến Đồng Hới, chưa được vào tới miền Nam”. Đáp lại tình cảm thiêng liêng của Bác, mỗi chiến sĩ trước khi ra trận đều khắc sâu hình bóng của Bác nơi trái tim mình. Nhiều chiến sĩ nói: Mỗi lần nhận nhiệm vụ hay trước một trận đánh lớn, nhớ tới Bác Hồ là chúng tôi lại thấy như được tiếp thêm sức mạnh. Khi đấu tranh với kẻ thù, người chiến sỹ có trái tim, trái tim mang hình Bác thiêng liêng rực rỡ.Đối với đồng bào miền Nam, dù chưa một lần được gặp Bác nhưng luôn hướng về Người với nỗi nhớ mong da diết. Tấm lòng bao dung, nhân ái, sự hy sinh cao cả của Người luôn luôn là biểu tượng cao đẹp nhất của ý chí độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Quân dân miền Nam mong muốn cháy bỏng và quyết tâm mau đánh thắng giặc Mỹ, đất nước thống nhất, để được đón Bác vào thăm. Tình cảm đó thiêng liêng, sâu nặng như tình mẫu tử “miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.III. KẾT LUẬN Bảo tàng Hồ Chí Minh Bến Nhà Rồng là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Với tình hình dịch Covid19 vẫn còn diễn ra hiện nay, việc đến tham quan trực tiếp tại bảo tàng là một điều vô vùng khó khăn và nguy hiểm, thế nên nhóm đã có sự lựa chọn cho một buổi tham quan online tại Bến Nhà Rồng vào 13h30 15h30 ngày 25202021 (https:bennharong.hochiminh.vn website dành cho du khách tham quan Bảo tàng Bến Nhà Rồng trực tuyến). Chúng em cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra trong thời đại công nghệ tiên tiến để có thể tiếp cận nhiều tri thức một cách chủ động như thế này.Tham quan hết một lượt của Bảo tàng, điều để lại ấn tượng sâu đậm cho chúng em chính là những văn kiện cũng như những bức tượng và những mô hình tái hiện lại những giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác cho em dễ dàng hiểu kỹ và sâu hơn về Bác – một con người vĩ đại của cả dân tộc: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa,…” Hồ Chí Minh, 1969 Người hi sinh hết cuộc đời mình để đấu tranh, nỗ lực học tập, phấn đấu không ngừng nghỉ để giành lại độc lập của Tổ Quốc. Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Những “chuyến đi” tìm hiểu lịch sử như vậy là dịp để chúng em nhìn nhận lại hiện tại. Từ đó, chúng em nhận thức được rằng lớp trẻ chúng ta cần phải tích cực học tập, trau dồi khả năng học tập của bản thân không ngừng, tham gia các hoạt động tuyên truyền về lòng yêu nước, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng trong đời sống, học tập và làm việc, tu dưỡng đạo đức, đề cao tinh thần tự học không ngừng nghỉ… Đồng thời, lên án những thế lực, bè phái chống phá Đảng và Nhà nước; cũng như bài trừ những văn hoá phẩm đồi truỵ, xuyên tạc lịch sử Việt Nam,...Để thật sự trở thành một người cháu của Bác Hồ chúng em cần phải phấn đấu nỗ lực nhiều hơn thế nữa.Thay lời kết thúc bản báo cáo, em xin được trích dẫn một câu nói bất hủ của Người: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢOInternet:1 Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 3D.Link: https:bennharong.hochiminh.vn2 Bến Nhà Rồng nơi in dấu chân bác.Link: https:dangcongsan.vntutuongvanhoabai1bennharongnoiindauchanbac582415.html 3 Tiểu sử sự nghiệp Hồ Chí Minh.Link: http:baotanghochiminhnr.vntieususunghiep.html 4 Bến Nhà Rồng.Link: http:www.quan4.hochiminhcity.gov.vnpagesbennharong.aspx 5 Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.•Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bvhttdl.gov.vn)•CUỘC ĐỜI, THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Tin tức Sự kiện Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình (hochiminhcity.gov.vn)•Cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Báo Quảng Bình điện tử (baoquangbinh.vn)Video tham khảo:6 Bến Nhà Rồng – Nơi ghi dấu chặng đường cứu nước của Bác Hồ. Link: https:youtu.beEPLk3r0Roz8 7 Phim Tài Liệu Hồ Chí Minh: Một Nét Danh Nhân.Link: https:youtu.be10jZIwVAwig

Ngày đăng: 29/11/2021, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w