1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch CCLL môn tư tưởng Hồ Chí Minh

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 60,59 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết thúc với lời kêu gọi “Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.”

Trang 1

VIỆN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG

BÀI THU HOẠCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên học viên:

Mã số học viên:

Lớp : Cao cấp lý luận chính trị

Khóa học:

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

Trang LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

1 3

1 Đối tượng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kêu

2 Các nguồn lực được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

3 Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, lời kêu gọi trong Nghị

quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn đơn vị công tác 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Người ta vẫn thường nói rằng, con cái trong gia đình đều chịu sự ảnh hưởng, đều tự khắc học tập tư tưởng của người cha, người mẹ trong gia đình Và không nằm ngoài quy luật đó, tôi tin rằng bất kể một người con nào của đất nước Việt Nam cũng đều sẽ có sự ảnh hưởng nhất định từ tư tưởng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của tầng tầng lớp lớp con người Việt Nam Ngay từ thuở nhỏ, khi mới chập chững bắt đầu có thể nhận thức được thì các bạn nhỏ cùng trang lứa chúng tôi đều đã thuộc làu bài hát “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam Mong sao Bác sống muôn đời để dẫn dắt nhi đồng thành người và kiến thiết nước nhà bằng Người ” Có thể chúng tôi không nhớ được tác giả bài hát,

có thể chúng tôi không biết nguồn gốc bài hát nhưng những câu hát đó đã cho thấy tâm tư nguyện vọng của hàng triệu triệu thiếu niên nhi đồng của Việt Nam Khi đi học, không có một sự ép buộc nào cả nhưng tự khắc bản thân mỗi đứa nhỏ chúng tôi cũng như hàng trăm triệu trẻ em khác đã thuộc làu 5 điều bác

Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “Một là, Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Hai là, Học tập tốt, lao động tốt; Ba là, Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Bốn là, Giữ gìn vệ sinh tốt; Năm là, Thật thà, dũng cảm”

Và rồi, trong cuộc sống, trong các câu chuyện hàng ngày ông bà, cha mẹ kể cho con, cháu nghe đều có những câu chuyện về “Bác Hồ”, còn trong những bài học hàng ngày từ các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học, Cao học và cả Cao cấp lý luận chính trị và hàng triệu chương trình học khác, chúng ta đều được học những bài học về Bác mà nếu nói vui khi trên thế giới có các môn học toán học, văn học thì mỗi người con Việt Nam chúng ta sẽ được học thêm một môn học là môn “Hồ Chí Minh học” còn trong giới hạn chương trình “cao cấp lý luận chính trị” mỗi cán bộ đảng viên sẽ được học môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” – môn học trang bị cho học viên những kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh với những giá trị khoa học, cách

Trang 4

mạng, cao đẹp, bền vững, ánh sáng soi đường dẫn dắt cách mạng Việt Nam phát triển đi lên

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết thúc với

lời kêu gọi “Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, vai trò của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.”

Trong khuôn khổ bài tiểu luận kết thúc môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” với nội dung của 7 bài học, tôi xin phép vận dụng những gì mình đã thu thập được thông qua nội dung 07 bài giảng của các thầy, cô trong quá trình giảng dạy trên lớp K72.A05 và những gì bản thân nhận thức được để phân tích, đánh giá

sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong “Lời kêu gọi” của Đảng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII để từ đó vận dụng hiệu quả trong hoạt động công tác tại cơ quan, đơn vị đang công tác

Trang 5

NỘI DUNG

I Đối tượng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kêu gọi

Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ

Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” 1 Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quắc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta đồng sức, đồng lòng, chiến đấu hy sinh, kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn Trong lời kêu

gọi đó, Người dùng từ cụm từ “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, Hễ là người Việt Nam ” những

đối tượng mà Người kêu gọi ở đây là toàn bộ người dân, cứ là “người Việt Nam” thì đều phải chung sức, đồng lòng cùng thực hiện mục tiêu chung của toàn quốc Cũng vận dụng tư tưởng về vấn đề dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh,

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài”

Đối tượng đầu tiên mà Đại hội Đại biểu kêu gọi trước tiên là “toàn Đảng”

– đó là toàn bộ Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là đối tượng đầu tiên được

đề cập đến để thấy được sự tiên phong, sự đi đầu của Đảng luôn được đặt lên hàng đầu, một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò dẫn dắt, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, vai trò tiên phong, đi đầu trong mọi hoạt động

Đối tượng thứ hai mà Đại hội kêu gọi là “toàn dân” – toàn dân ở đây được

hiểu là toàn bộ nhân dân, hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là toàn bộ, là “Bất

kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc” Cứ “Hễ là người Việt Nam” thì là “toàn dân” trong lời kêu gọi của

Đảng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr534.

Trang 6

Đối tượng thứ ba mà Đại hội kêu gọi là “toàn quân” – Toàn quân ở đây là huy động sức mạnh của toàn quân đội, không phải chỉ được hiểu là yếu tố con người mà toàn quân ở đây là sự kêu gọi cả sức mạnh, cả kỷ luật, cả tinh thần, sức chiến đấu kiên cường, bền bỉ để mỗi dân đều là một chiến sỹ trang bị cho mình một tinh thần thép, một ý chí quật cường, một sự bền bỉ, dẻo dai nhưng vô cùng khôn khéo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước mới

Đối tượng thứ tư mà Đại hội nhắc đến là “đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài” – nếu hiểu một cách chung nhất đây không phải đối tượng thứ tư

mà là đối tượng được Đại hội nhắc đến một cách nhấn mạnh để tăng thêm phần quan trọng, bởi khi theo cách vận dự tư tưởng Hồ Chí Minh, nói đến “toàn dân”

thì đã bao gồm cả “đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài” Nhưng Đảng ta

lại dành nguyên cả một cụm từ để nhấn mạnh, kêu gọi đồng bào cả trong nước

và đồng bào ở nước ngoài Điều này cho thấy chủ trương vô cùng đúng đắn của Đảng trong việc vận dụng triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó đồng bào ở nước ngoài không thể tách rời với cộng đồng, với đồng bào ở trong nước Và khi được nhấn mạnh như vậy, cũng để khích lệ tinh thần yêu nước, khích lệ tính tự tôn dân tộc và tư tưởng hướng về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam ở khắp mọi châu lục trên thế giới, khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực to lớn của đồng bào ở nước ngoài cùng hướng về quê hương, đất nước, cùng thực hiện mục tiêu chung của quê hương, đất nước

2 Các nguồn lực được Đại hội Đảng kêu gọi phát huy

2.1 Trước hết, đó là “lòng yêu nước, tinh thần dân tộc” Vận dụng triệt

để, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần yêu nước, nguồn lực mà Đảng ta cần phải đẩy mạnh phát huy mạnh mẽ nhất đó là “lòng yêu nước, tinh thần dân

tộc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả

Trang 7

lũ bán nước và lũ cướp nước” 2 và "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước"

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kết quả của việc quy tụ, khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam là chúng ta đã giành độc lập Không chỉ dừng lại đó, trong cả quá trình xây dựng đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy tinh thần yêu nước để quy tụ sức mạnh,

để xây dựng khối đại đoàn kết của tầng tầng lớp nhân dân trong cả nước, với nhi đồng, trong bức thư thứ 2 gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 22/9), Người dặn dò các em nhỏ phát

huy tinh thần yêu nước bằng một câu nói hết sức chân thật “Các em phải thương yêu nước ta Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do” 3 Còn trong bức thư gửi các cụ bô lão, Người lại nhấn mạnh, khơi gợi tinh thần yêu nước trong mỗi người bằng câu nói: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tên tuổi già mà chịu ngồi không Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng.” 4 Còn với đồng bào ở nước ngoài, người đã nhiều lần khơi gợi về cội

nguồn để thúc đẩy tinh thần yêu nước, khơi gợi lòng hướng về quê cha, đất tổ của kiều bào ta ở nước ngoài, trong đó, trong thư chúc Tết kiều bào, Người đã

nói "Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng Ðó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà như thế" 5 Và thực tiễn trong cả nghìn năm lịch sử xây dựng đất nước,

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.38

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.4, tr.26

4 Thư gửi các vị phụ lão, ngày 21- 9-1945, sđd, t.4, tr 24.

5 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.4, tr.139-140.

Trang 8

“Lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc” luôn là những nguồn lực, giá trị cốt lõi để thúc đẩy, huy động các nguồn lực khác trong công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước

2.2 “dân chủ xã hội chủ nghĩa”

Nói về Nhà nước dân chủm nhân dân ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân

cử ra, Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” 6 Cũng từ những quan điểm đó, Đảng ta luôn

đặt ra vấn đề dân chủ là một vấn đề cốt lõi luôn cần phải phát huy Chỉ có khi dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, được hiện hữu thì khi đó chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta mới thực sự hiện hữu Tuy nhiên, ở một số nơi, nhận thức và thực hành về dân chủ còn hạn chế, thực hiện dân chủ cơ sở còn hình thức, quyền làm chủ của nhân dân chưa hoàn toàn được tôn trọng và phát huy, chưa có cơ chế đầy đủ bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của quyền lực Trên cơ sở đó, Đảng ta đặc biệt kêu gọi phát huy tính dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân theo đúng định hướng, đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra

2.3 Sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” 7 Chỉ có đoàn kết mới mang lại thành công Cũng với nhận định đó, đại đoàn kết là một nội dung nổi bật, xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đại đoàn kết của chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một biện pháp nhất thời, mà là chiến lược tập hợp mọi lực lượng, nhằm huy động sức mạnh của tẩt cả các giai tầng trong xã hội trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc, của giai cấp vì mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân Theo đó, Hồ

Chí Minh cho rằng: “Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng

6 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232.

7 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.119.

Trang 9

chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến thắng lợi Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam chúng tôi nhất định sẽ thống nhất”8

Kết quả thực tiễn cho đến nay đã chứng minh, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, có thể và cần thiết có sự điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến tác động trực tiếp đến các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

như“Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới” Bên cạnh đó, tác

động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia dân tộc Những vấn đề toàn cầu nổi lên như: thiên tai, đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, nhiều vấn đề xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, tiếp tục diễn biến phức tạp9 Hay những đánh giá về tình hình trong nước, đặc biệt là những đánh giá về những khó khăn,

thách thức, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến bối cảnh trong nước như: “Nguy

cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biên phức tạp Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phả Đảng, Nhà nước và đất nước ta Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi

8 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.11, tr.272.

9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb chính trị quốc gia sự thật, H.2021, t1, tr105-106-107

Trang 10

trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biển đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết đối với nước ta” 10

Trên cơ sở những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với những đánh giá về tình hình thế giới, tình hình trong nước trong giai đoạn hiện nay, Đại

hội XIII của Đảng tiếp tục kêu gọi phát huy tinh thần Đoàn kết toàn dân tộc để

cùng thực hiện các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

2.4 Giá trị văn hoá

Một dân tộc sau một ngàn năm bị áp bức, đồng hóa, nhưng vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, để rồi nhiều lần đứng lên giành lấy độc lập, xây dựng một quốc gia tự do, đó là sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam Sức mạnh ấy có cội nguồn từ những giá trị văn hóa truyền thông tốt đẹp của cả dân tộc Sức mạnh truyền thống tốt đẹp đó với những giá trị căn bản được duy trì và tồn tại, nó hiện thân vào tổ chức, văn hóa của làng, xã Việt Nam đã vượt qua một ngàn nàm nô lệ của thời kỳ Bắc thuộc,

để bảo tồn được dân tộc với một nền văn hóa riêng và đã thành công trong việc giành lại nền độc lập của dân tộc

Tính đa dạng của văn hóa được thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam Từ năm 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng "Mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật", suy rộng ra trong văn hóa đó chính là vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Tính đa dạng của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam được thể hiện qua nhiều cấp độ: ở mối quan hệ quốc tế đó là luận điểm tiếp thu văn hóa tiến bộ trên thế giới, gìn giữ, chắt lọc văn hóa truyền thống dân tộc; ở cấp độ quốc gia, đó là mối quan hệ giữa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Còn hiện tại, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, cũng như tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, chúng ta rất

dễ dàng tiếp cận và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những bản sắc văn hóa khắp

10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb chính trị quốc gia sự thật, H.2021, t1, tr108

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:19

w