1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch CCLLCT môn Quan hệ quốc tế

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Môn Quan Hệ Quốc Tế
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 80,77 KB

Nội dung

Đất nước Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, cả dân tộc đang ra sức xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, để bảo vệ đất nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy thì còn cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sử dụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngoài và do đó, đối ngoại có tầm rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn là môn học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu rộng. Ngoài ra, nó còn giúp làm sáng tỏ những lý luận về đối ngoại nói chung và về chính sách đối ngoại với các nước lớn của Việt Nam nói riêng.

Trang 1

VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI THU HOẠCH MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI 2

1 Một số khái niệm về đường lối đối ngoại 2

2 Cơ sở hoạch định đường đối đối ngoại thời kỳ đổi mới 2

II NHŨNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1 Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ 3

2 Phương châm đối ngoại 4

III THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI 7

1 Thành tựu 7

2 Hạn chế 8

3 Một số bài học trong thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới 9

IV THỰC TIỄN MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 10

1 Thực tiễn thực hiện các chính sách đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 10

2 Đánh giá chung về kết quả hoạt động ngoại giao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban công tác liên hợp 19

3 Một số giải pháp nâng cao quan hệ hợp tác đối ngoại 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách đối ngoại chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống chínhsách công và là một trong nhiều bộ phận cấu thành nên đường lối chính trị củaViệt Nam Thực hiện đúng chính sách đối ngoại không chỉ tạo môi trường quốc

tế thuận lợi mà còn tạo ra nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Đất nước Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, cả dân tộc đang ra sứcxây dựng đất nước Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, để bảo vệ đấtnước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từkhi nước còn chưa nguy thì còn cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại, sử dụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngoài và do đó,đối ngoại có tầm rất quan trọng Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoạicủa Việt Nam với các nước lớn là môn học có giá trị lý luận và thực tiễn sâurộng Ngoài ra, nó còn giúp làm sáng tỏ những lý luận về đối ngoại nói chung và

về chính sách đối ngoại với các nước lớn của Việt Nam nói riêng

Năm 1986, Đảng ta thực hiện tập trung phát triển kinh tế-xã hội, mở rộngquan hệ đối ngoại, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, phá thế bịbao vây, cấm vận và cô lập Qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, về cơbản, ngoại giao Việt Nam xử lý tốt mối quan hệ với các nước lớn Chính vì vậyHọc viên chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay” làm tiểu luận Chính trị học để có thể nghiên cứu sâu hơn về nội dung này

và vận dụng thực tiễn vào hoạt động công tác hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

1 Một số khái niệm về đường lối đối ngoại

Quan hệ quốc tế (international relations) là loại hình quan hệ xã hội đặc

thù nảy sinh qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người vượt ra khỏi phạm

vi biên giới quốc gia; là hệ quả của các hoạt động, tương tác, trao đổi mang tínhxuyên quốc gia giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực đa dạng củađời sổng quốc tế

Đối ngoại là một từ ghép Hán-Việt trong đó “đối” tức là đối phó, đối xử,

đối sách, ứng đối, ứng xử… “ngoại” là bên ngoài Hiện nay, thuật ngữ đối ngoạidùng để chỉ cách thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong mối quan hệ quốc

tế với các nước khác và tổ chức quốc tế

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống quan điểm về

mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm chỉ đạo hoạt độngcủa nước ta với bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc chính, đồng thờigóp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu của thờiđại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Đường lối đối ngoại của một quốc gia thực chất là nhằm bảo vệ lợi ích củaquốc gia đó trên trường quốc tế do đó các chính sách đối ngoại luôn luôn phảixuất phát từ mục tiêu và nhu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước

2 Cơ sở hoạch định đường đối đối ngoại thời kỳ đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã thông qua đườnglối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới lĩnh vực hoạt động đối ngoại Đườnglối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới được hoạch định trênnhững cơ sở chủ yếu gồm: (1) Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềđối ngoại (thể hiện trên các vấn đề lớn, mang tính chiến lược như: độc lập dântộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; ngoại giao tâm công; ngoạigiao hòa hiếu với các dân tộc khác; ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; ngoạigiao nẳm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước (2) truyền thống ngoại giaocủa dân tộc; thực tiễn tình hình nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ và tìnhhình thực tiễn các nước trên thế giới và trong khu vực

Trang 5

II NHŨNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ

1.1 Mục tiêu

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơbản các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế,bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh; phấn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Như vậy, Đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định mụctiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dântộc Lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc xuyênsuốt của đối ngoại Đối ngoại vì lợi ích quốc gia dân tộc thể hiện qua các nhiệm

vụ như: Đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đông đảo người Việt Nam trong vàngoài nước, phát huy tối đa nguồn lực trong nước, đồng thời huy động có hiệuquả nguồn lực nước ngoài vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết quốc tế, tác động tích cực tới

nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vì mục tiêu hòa bình, hợp tác vàphát triển; nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định mục tiêu,

lý tưởng của Đảng ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc

1.2 Nguyên tắc

Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồngthời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp vớihoàn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thếgiới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác Trong xử lý tình huống,cần “ba tránh: tránh bị cô lập, tránh xung đột và tránh đổi đầu

Nguyên tắc cụ thể bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không dùng vũ lực hoặc đedoạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Giải quyết các bất đồng và tranh chấp

Trang 6

thông qua thương lượng hòa bình và Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có

lợi

1.3 Nhiệm vụ đối ngoại

Chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành đường lối chung, là sự tiếptục chính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đối nội Xuất phát từnhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những biến độngcủa tình hình thế giới thời gian gần đây, Đại hội XIII của Đảng đã xác định:

“Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.

Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề:

Thứ nhất, đối ngoại vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình,

ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước

Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên

trường quốc tế

Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam

vẫn luôn kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

2 Phương châm đối ngoại

2.1 Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực

Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm cả cácyếu tố sức mạnh “cứng” như kinh tể, quân sự, con người , các nguồn lực có thểhuy động ở trong nước và các yếu tố của sức mạnh “mềm” như văn hóa, truyềnthống Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cần được vận dụng, kết hợp một cáchhiệu quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc

Trang 7

Nội hàm sức mạnh thời đại bao gồm: lựa chọn con đường phát triển phùhợp với nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay và những nhân tố mới trong giaiđoạn hiện nay là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; xu thế toàn cầu hóa,hợp tác liên kết khu vực; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển

Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngàynay cũng có nhiều thay đổi Hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới ngàynay luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra phươngthức hữu hiệu để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong từng vấn

đề cụ thể là nhân tố quyết định thành bại của phương châm này

2.2 Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh

Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đadạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức

tư bên ngoài cũng gia tăng Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác vàđấu tranh, Đảng ta nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu tranh nhằm thúcđẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực không thân thiệnvới Việt Nam lợi dụng sơ hở để đẩy ta vào thế cô lập, đặc biệt là tránh một cuộcxung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang

Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm lợi dụng mâu thuẫn và

sự cạnh tranh giữa các đối tác có quan hệ với nước ta, nhất là giữa các nước lớn,tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được, phân hóa và thu hẹp đến mức

có thể được các thế lực chống đổi hoặc không thân thiện với Việt Nam

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuầnnhuyễn hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranhmột chiều, cả hai khuynh hưởng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước,cần phải tỉnh táo, có sách lược khôn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mởrộng được quan hệ đối ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững môi trường hòabình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển đất nước

2.3 Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước

Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nướcViệt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn

Trang 8

định, phát triển ở khu vực và trên thế giới Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệtchú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo mộtmôi trường hòa bình, ổn định lâu dài Việc tạo lập được mối quan hệ hợp táctrên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nướctrong khu vực sẽ là sự bảo đảm hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xáclập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.

Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng

và khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiét phải

mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâmkinh tế lớn, vì đó là những lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh vàphát triển của khu vực và của Việt Nam Với các nước lớn, phải coi trọng giữquan hệ cân bằng, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này nhằm tạođược thế cân bằng chiến lược, tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh

tế và đảm bảo an ninh quốc phòng

Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tựchủ, tránh không để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liênminh với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác

2.4 Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả

Đây là phương châm, đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về đốingoại của Đại hội XIII của Đảng Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo,hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệuquả đối ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lượcphục vụ cho hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vàochiều sâu, ổn định, bền vững

2.5 Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc làthiêng liêng, không thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranhbảo vệ Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn, phứctạp, liên quan đến nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc, cho nên giải quyếtvấn đề này phải kiên trì, cần có thời gian, không thể nóng vội Kiên quyết, kiên

Trang 9

trì đấu tranh phải trên cơ sở giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho pháttriển đất nước.

III THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trênbiển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản

lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòabình, ổn định trong khu vực

Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mangtính xây dựng cho xu thế hòa bình, hợp tác Thông qua các hoạt động cụ thể như

tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, Hội nghịcấp cao ASEM, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2010 và năm 2020, ủy

Trang 10

viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 vànhiệm kỳ 2020-2021, là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 vànăm 2017 Việt Nam cũng đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới

và khu vực, trong đó có việc Việt Nam cùng các nước khác trong ASEAN kýDOC giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 11-2002 và ký kết khung coc giữaASEAN và Trung Quốc tháng 8-2017 - bước tiến tích cực cho tiến trình đàmphán thực chất coc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực; tham giavới tư cách khách mời Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Canada và NhậtBản, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức Với những đóng góp tích cực, đầytinh thần trách nhiệm và mang tính xây dựng, tiếng nói của Việt Nam được cộngđồng quốc tế coi trọng, lắng nghe, qua đó mà không ngừng nâng cao vị thế củaViệt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế

2 Hạn chế

Một là, yếu kém trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược.Công tác này trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đápứng tốt yêu cầu, có lúc còn thiếu tính chủ động, chưa theo kịp diễn biến của tìnhhình, chưa lường hết những tác động bất lợi, thiếu sự phối hợp điều hành thốngnhất, đồng bộ; “hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưatheo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi”

Hai là, trong quan hệ với một số đối tác quan trọng, mức độ tin cậy vẫnchưa cao, chưa đồng đều và chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huyhiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng Cho đến nay,Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên nhiềulĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát triển chiều sâu, bềnvững do chưa xây dựng các khuôn khổ quan hệ hoặc chưa cụ thể hóa các thỏathuận đã ký kết Một số đối tác lớn của Việt Nam như Nga, Ấn Độ, hợp tác kinh

tế còn khá nhiều hạn chế, chưa toàn diện Việc bảo đảm quan hệ Việt - Trungphát triển ổn định, lành mạnh cũng gặp không ít trở ngại từ vấn đề Biển Đông

Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý Trong những nămqua, hoạt động đối ngoại là khá sôi động, song không ít các hoạt động tính hiệuquả thấp, thậm chí còn gây lãng phí Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự

Trang 11

quản lý công tác đối ngoại trong nhiều trường hợp vẫn còn thiếu nhịp nhàng, ănkhóp

3 Một số bài học trong thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới

Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc.Đây là vấn đề có tính nguyên tắc Đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia - dân tộc vớimục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ và chế độ xã hội chủ nghĩa trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựngmôi trường quốc tể thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Thứ hai, kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dân tộcvới quốc tế Trong sự kết hợp này, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định,được thể hiện ở sức mạnh tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần Đó là sự pháttriển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; sức mạnh quốc phòng toàn dân ngàycàng hiện đại đáp ứng được yêu cầu của bảo vệ Tổ quốc; sự ổn định chính trị -

xã hội vững chắc; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo vệ và phát huy; sức mạnhcủa khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường

Thứ ba, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế Kinh nghiệmlịch sử của cách mạng Việt Nam cho thấy rằng chỉ có thể thực hiện thắng lợinhững mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng khi Đảng và Nhà nước Việt Nam kiênđịnh tinh thần độc lập, tự chủ, tự mình quyết định công việc của mình Tuynhiên, trong bối cảnh thể giới ngày nay, khi hòa bình, hợp tác, phát triển trởthành xu thế lớn và trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ hiện đại (hiện nay là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0) và toàn cầuhóa, độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa với bên ngoài, mà trái lại phảicoi trọng và tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, thựchiện chính sách ngoại giao rộng mở, thêm bạn bớt thù, không đi với nước nàychống lại nước kia, không tham gia các liên minh gây đối đầu, căng thẳng

Thứ tư, kiên định về nguyên tắc chiến lược nhưng mềm dẻo, cơ động, linhhoạt, sáng tạo trong xử lý tình huống theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.Thứ năm, triển khai hoạt động đối ngoại một cách toàn diện Trong thế giớingày nay, quá trình toàn cầu hóa tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Do

Trang 12

đó, hoạt động đối ngoại sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực và đòi hỏi có sự phối hợpchặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằmtạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại dưới sự lãnh đạo trực tiếp,thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước.

IV THỰC TIỄN MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

1 Thực tiễn thực hiện các chính sách đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đườngbiên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 253km, qua địa bàn 5 huyện, 20

xã và một thị trấn biên giới So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệthống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt điqua và sang Trung Quốc Đặc biệt, Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩuquốc gia thông thương với Trung Quốc bằng hệ thống đường bộ và đường sắtnối liền Chính sách đối ngoại giữa Lạng Sơn – Trung Quốc được xây dựng dựatrên cơ sở đối ngoại gắn với việc quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới, gìn giữ anninh trật tự, giao lưu hữu nghị hợp tác phát triển ở khu vực biên giới

Hàng năm, Bí thư Tỉnh ủy 04 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, HàGiang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây(Trung Quốc) đều thực hiện các chương trình gặp gỡ đầu Xuân để trao đổi phốihợp phát triển quan hệ ngoại giao Theo đó, 6 tháng đầu năm 2020, đã ký kết 02bản thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh và 01 thỏa thuận quốc tế cấp sở, ngành: Biênbản Hội đàm Gặp gỡ đầu Xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, LạngSơn, Cao Bằng, Hà Giang với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc); Bản ghinhớ Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban công tác liên hợp; Bản ghi nhớ giao lưu hợp tác

về phòng chống dịch bệnh giữa thành phố Sùng Tả, Trung Quốc và Sở Y tế, tỉnhLạng Sơn Qua triển khai đã đạt được một số kết quả:

Thứ nhất, Về tăng cường giao lưu hữu nghị cấp cao: Tỉnh Lạng Sơn, Việt

Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực duytrì các hoạt động giao lưu tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo hai tỉnh - khu, cùngquan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện, thị biên giới của hai bên tăng cường

Trang 13

thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực Từ đầu năm 2020, dịchbệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tổ chứcchương trình hoạt động đối ngoại chung của tỉnh, hầu hết các hoạt động giaolưu, hợp tác, trao đổi đoàn của tỉnh Lạng Sơn với các nước đều phải tạm dừng.Trước tình hình đó, tỉnh Lạng Sơn vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị vớicác địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là với Khu tự trị dân tộc ChoangQuảng Tây, Trung Quốc; chủ động kết nối, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tìnhhình dịch bệnh và thiết lập các cơ chế hợp tác phòng chống dịch; thay đổi linhhoạt hình thức trao đổi, hội đàm, đàm phán (trực tuyến, trực tiếp trên biên giới,cửa khẩu), điện đàm nhằm tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác theo kếhoạch với Quảng Tây, Trung Quốc.

Đặc biệt, trong tháng 01/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, cáchuyện, thành phố phối hợp chặt chẽ tổ chức Đoàn đại biểu của tỉnh tham dựChương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2020 và Hội nghị 11 Uỷ ban công tác liên hợptại thành phố Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc bảo đảm trọng thị, chu đáođúng thông lệ quốc tế Thông qua đó đã góp phần củng cố và tăng cường hơnnữa quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa 04tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Quảng Tây(Trung Quốc), tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong duy trì và phát triểnmối quan hệ hữu nghị láng giềng, hợp tác thực chất, hiệu quả, góp phần làmphong phú nội hàm hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - TrungQuốc

Thứ hai, kết quả hợp tác trên các lĩnh vực trọng điểm:

Một là, Tăng cường hợp tác xây dựng, kết nối giao thông: Tỉnh Lạng Sơn

đã tổ chức thông xe, đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc đoạn Bắc Giang - ChiLăng thuộc Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; tiếp tục báo cáo và kiếnnghị Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh

Dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc Dự án cao tốc Bắc Giang– Lạng Sơn về công tác huy động nguồn vốn và tích cực kiến nghị Chính phủ và

Bộ Giao thông vận tải xem xét chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp tuyếnđường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thành đường sắt tốc độ cao, giai đoạn sau năm

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w