1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch CCLLCT môn chính trị học

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi trong tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Học Viên
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 81,73 KB

Nội dung

Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của một giai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lý tưởng của giai cấp, của chính đảng phù hợp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc như ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Người dạy “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới kính ta, yêu ta.” Nhân dân giao quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc có sự phân công và phối hợp để bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân và Nhân dân kiểm soát việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước.

Trang 1

VIỆN CHÍNH TRỊ HỌC

BÀI THU HOẠCH MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Họ và tên học viên:

Mã số học viên:

Lớp :

Khóa học: 2021 - 2022

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI 3

1 Khái niệm quyền lực, quyền lực chính trị 3

2 Các yếu tố tác động đến sự biến đổi quyền lực chính trị hiện nay 3

3 Các biến đổi của quyền lực chính trị 4

3.1 Biển đổi về cơ sở thực tiễn của quyền lực chính trị 4

3.2 Biến đổi về cấu trúc phân bổ quyền lực chính trị 5

3.3 Biến đổi trong phương thức thực thi quyền lực chính trị 5

3.4 Biến đổi trong phương thức kiểm soát quyền lực chính trị 6

II CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TỔ CHỨC, THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1 Cơ chế thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam 7

2 Một số biến đổi trong tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay 7

2.1 Quyền lực chính trị ngày càng được thể chế hóa 7

2.2 Sự gia tăng mức độ phân cấp, phân quyền, chuyển một phần quyền lực từ Nhà nước sang cho người dân 8

2.3 Tăng cường các biện pháp kiểm soát quyền lực chính trị 9

3 Liên hệ về cơ chế kiểm soát quyền lực đối với Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hiện nay 11

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quyền lực chính trị là vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Khi xã hội đã xuất hiện giai cấp và Nhà nước thì cái cơ bản nhất trong đời sống chính trị xã hội là vấn đề quyền lực Vì vậy, các giai cấp thường tìm cách nắm lấy quyền lực hoặc tham gia thực hiện quyền lực Không nắm được quyền lực Nhà nước và không tham gia thực hiện quyền lực Nhà nước thì không một giai cấp nào có thể thực hiện và bảo vệ quyền lực của mình Lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh gay gắt nhằm giành chính quyền và ngay cả trong tổ chức thực hiện quyền lực

Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của một giai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lý tưởng của giai cấp, của chính đảng phù hợp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc như ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Người dạy “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới kính ta, yêu ta.” Nhân dân giao quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc có sự phân công

và phối hợp để bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân và Nhân dân kiểm soát việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước

Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn và về nội dung bài học quyền

lực chính trị trong xã hội hiện đại, do đó em lựa chọn chủ đề “Biến đổi trong tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay” để làm bài thu

hoạch môn Chính trị học

Trang 4

NỘI DUNG

I CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1 Khái niệm quyền lực, quyền lực chính trị

Quyền lực là mối quan hệ diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội Mọi tổ chức, kể cả tổ chức phi chính trị đều có thể coi là một tổ chức quyền lực với phương thức hoạt động riêng (bao gồm cách thức ra quyết định và thi hành quyết định) Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quyền lực, tùy cách tiếp cận

mà các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau Dù các định nghĩa

về quyền lực đều hàm chứa và phản ánh các phương diện khác nhau, nhưng ý tưởng căn bản là: Quyền lực là năng lực của một chủ thể, buộc chủ thể khác phải hành động theo ý chí của mình

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, liên quan đến việc cầm quyền, cai trị - việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị (quyền lực của nhà nước)

Quyền lực chính trị là năng lực của một chủ thể chính trị (giai cấp, lực lượng xã hội, ) trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đổi với các chủ thể khác trong xã hội nhằm hiện thực hóa lợi ích của bản thân

2 Các yếu tố tác động đến sự biến đổi quyền lực chính trị hiện nay

Quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư mang nhiều đặc điểm nổi bật chưa từng có trong lịch sử nhân loại Về bản chất, toàn cầu hóa chính là sự mở rộng hệ thống phân công lao động tất yếu

ra toàn cầu dẫn tới sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ Nó tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức và các quốc gia trên quy

mô toàn cầu, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình tồn tại, phát triển Quá trình này, như Mác đã từng nhận xét là “kéo dài vô tận” và khiển tính xã hội của quá trình tái sản xuất ngày càng cao

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa là sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề có tính toàn cầu Những vấn đề mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế đang phải giải quyết như: dịch bệnh, môi trường, tội

Trang 5

phạm xuyên biên giới, khủng bố Đối với các vấn đề này, không một quốc gia nào tự mình có thể giải quyết, mà cần có sự hợp tác, tham gia của nhiều nước

Do đó, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức, các thể chế quốc tế liên kết giữa các quốc gia một cách chính thức hoặc phi chính thức để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm vi quốc gia

Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ chúng ta đang

sống trong một thế giới mà sự phát triển của khoa học công nghệ đã có những bước phát triển nhảy vọt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi về cơ bản phương thức sản xuất của con người và được dự báo sẽ tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, tác động tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Từ góc độ vĩ mô, sự phát triển của internet và mạng xã hội cũng tạo ra những áp lực lên các chủ thể quyền lực chính trị ở các quốc gia Quá trình này đồng thời đang tạo ra những thách thức cho cạc cơ quan quyền lực nhà nước

Quá trình dân chủ hóa dân chủ hóa đang là một xu hướng chính trị mạnh

mẽ trên thế giới Ngày nay, chính quyền trung ương với nguồn lực hạn chế của mình chắc chắn sẽ không thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu của xã hội Bên cạnh

đó, cùng với trình độ nhận thức ngày càng cao, ý thức và nhu cầu của người dân

về các quyền công dân, quyền con người ngày càng lớn Người dân ngày càng mong muốn được tham gia nhiều hơn vào các quyết định chính trị, ở cả cấp trung ương và địa phương Do vậy, xu hướng phân cấp, phân quyền cho các địa phương cùng với việc mở rộng các quyền dân chủ cho người dân ngày càng trở nên cấp bách

3 Các biến đổi của quyền lực chính trị

3.1 Biển đổi về cơ sở thực tiễn của quyền lực chính trị

Trong lịch sử, quyền lực chính trị của mỗi quốc gia chủ yếu dựa trên cơ sở sức mạnh quẫn sự và sức mạnh kinh tế Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, với nền kinh tế tri thức, các quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào trí tuệ, vào tri thức của con người Chính tri thức chứ không phải các nguồn lực hữu hình ngày càng chiêm tỷ trọng cao trong việc tạo ra các công nghệ mang tính đột phá, tạo ra của cải vật chất và quyết định sự phát triển của một quốc gia Trước đây chủ thể cầm

Trang 6

quyền có thể chủ yếu dựa trên cơ sở quyền lực “cứng”, dựa trên sức mạnh bạo lực, sức mạnh kinh tế để giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, thì ngày nay chủ thể cầm quyền cần phải dựa trên cả cơ sở quyền lực “mềm”, dựa trên sức mạnh của tri thức, thông tin Do đó, kiến tạo tri thức, quản trị thông tin, phát huy dân chủ là những nội dung mới cần được tính đến để thực thi quyền lực một cách hiệu quả

3.2 Biến đổi về cấu trúc phân bổ quyền lực chính trị

- Sự dịch chuyển quyền lực giữa các nhà nước - quốc gia: Trong thế giới

đương đại, quyền lực không chỉ tập trung vào một vài siêu cường như trước đây

mà có sự dịch chuyển sang nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia mới nổi (nhóm các quốc gia mói nổi viết tắt là khối BRICS bao gồm Braxin, Nga, Ấn

Độ, Trung Quốc, Nam Phi) Bên cạnh đó, các quốc gia được biết đến như các nền kinh tể có thứ hạng cao là Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu, cũng không ngừng gia tăng ảnh hưởng của mình

- Sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các nhà nước với các chủ thể phi nhà nước: Một xu hướng cũng tương đối rõ trong xã hội hiện đại là sự phân tán

quyền lực chính trị giữa các nhà nước với các chủ thể phi nhà nước Điều này thể hiện ở việc quyền lực từ chỗ chỉ tập trung trong tay nhà nước như trước đây đang có xu hướng được chia sẻ một phần cho các chủ thể quyền lực ngoài nhà nước (như các thể chế quốc tế - IOS, các tổ chức phi chính phủ - NGOs và các tập đoàn xuyên quốc gia - TNCs)

- Sự dịch chuyển quyền lực trong từng nhà nước: Ở cấp độ quốc gia, đặc

biệt là các quốc gia đang phát triển, xu hướng phân tán quyền lực còn được thể hiện ở quá trình phân cấp, phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền các địa phương Mặt khác, ở từng quốc gia, vai trò của nhà nước cũng đang ngày càng được nhận thức lại, theo đó nhà nước chỉ tập trung vào khắc phục sự kém hiệu quả của thị trường; những việc thị trường làm tốt, nhà nước sẽ không làm

3.3 Biến đổi trong phương thức thực thi quyền lực chính trị

Trong xã hội hiện đại, trong các phương thức thực thi quyền lực chính trị

Trang 7

thì phương thức dựa trên thẩm quyền chính thức và hợp pháp đang dần trở thành, cơ chế chủ đạo Điều này đồng nghĩa với tính pháp chế trong thực thi quyền lực ngày càng cao hơn Pháp luật ngày càng được coi là chuẩn mực trong các ứng xử chính trị Hệ thống pháp luật được xây dựng và chi phối toàn bộ đời sống xã hội, từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các quan hệ

xã hội Việc đưa ra khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề phát sinh trong quan

hệ xã hội vốn ngày càng đa dạng và phức tạp, đáp ứng yêu cầu quản lý là hết sức cần thiết Một hệ thống pháp luật đồng bộ và đầy đủ sẽ tạo cơ sở cho việc thực thi quyền lực chính trị một cách khách quan, công bằng

3.4 Biến đổi trong phương thức kiểm soát quyền lực chính trị

Khi nói tới các phương thức kiểm soát quyền lực chính trị hiện nay phải

kể tới các phương thức chính như: sự tự kiểm soát của các chủ thể quyền lực, kiểm soát giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và kiểm soát của các chủ thể ngoài nhà nước Trong các phương thức kiểm soát quyền lực kể trên thì phương thức kiểm soát thông qua hệ thống thể chế (kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) được xem là căn bản nhất Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, phương thức kiểm soát quyền lực chính trị đã có những biến đổi nhất định:

Xu hướng tăng cường kiểm soát quyền lực chính trị từ các chủ thể bên ngoài nhà nước: Ngày nay, với trình độ dân trí ngày càng cao, cùng với sự trợ

giúp của khoa học công nghệ, yêu cầu về sự kiểm soát quyền lực chính trị từ bên ngoài nhà nước, từ phía xã hội ngày một gia tăng Các chủ thể quyền lực bên ngoài nhà nước như các đảng chính trị (đảng đối lập); các tổ chức truyền thông; các tổ chức xã hội; từ người dân - đã thể hiện rõ tính hiệu quả trong phản biện, gây áp lực, buộc các cơ quan nhà nước phải đảm bảo sự liêm chính, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động

Xu hướng tập trung vào kiểm soát quyền lực chính trị cao nhất: Trung tâm

của hệ thống chính trị là nhà nước, do vậy, kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế hệ thống ở hầu hết các quốc gia dân chủ Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu chỉ nhấn mạnh vào kiểm soát quyền lực nhà nước là chưa đủ, mà cần phải hướng tới kiểm soát quyền lực cao nhất Điều này

Trang 8

đặt ra yêu cầu phải xác định rõ chủ thể nào nắm quyền lực chính trị cao nhất trong một quốc gia trên thực tế

II CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TỔ CHỨC, THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Cơ chế thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò khác nhau và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống chính trị, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung của hệ thống chính trị là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Các bộ phận trên gắn bổ chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống chính trị thống nhất, vận hành theo cơ chế chủ đạo: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý, nhân dân làm chủ”

- Đảng lãnh đạo: Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội nhằm phát huy, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

- Nhà nước quản lý: Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, là tổ

chức quyền lực công đại diện cho lợi ích của nhân dân và dân tộc Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Nhân dân làm chủ: Trong Hiến pháp Việt Nam, tinh thần “tất cả quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân” cũng được khẳng định như một nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và

Trang 9

dân chủ đại diện.

2 Một số biến đổi trong tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay

2.1 Quyền lực chính trị ngày càng được thể chế hóa

Sự chuyển đổi từ hệ thống chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị, từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền đã đánh dấu sự thay đổi rõ nét về các phương thức thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam Là chủ thể lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức

rõ hơn sự cần thiết phải nâng cao tính chính đáng quyền lực của mình trong đời sống xã hội Có thể thấy, chưa khi nào Đảng lại ban hành đồng bộ các quy định, quy chế như hiện nay, từ các nội dung về đổi mới hệ thống chính trị; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược; thực hiện trách nhiệm người đứng đầu, Cùng với việc ban hành hệ thống quy chế là quyết tâm chính trị trong việc phát hiện, xử lý nghiêm minh các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, các sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên theo tình thần "không có ngoại lệ, không có vùng cấm, bất kể đó là ai"

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng làm gia tăng đáng kể quá trình thể chế hóa các quan hệ quyền lực Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn thiện theo tiêu chí của một Nhà nước pháp quyền Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, toàn diện và đồng bộ, phù hợp hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Trong thời gian tới, Quốc hội cần tiếp tục “Đẩy mạnh việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có sức cạnh tranh quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân” Công việc cụ thể không chỉ là việc ban hành đủ, đồng bộ và kịp thời các bộ luật và văn bản dưới luật, mà còn bao gồm

cả việc nâng cao nhận thức xã hội về ý thức tôn trọng pháp luật cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội Biến khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp

Trang 10

luật” thành một nét của văn hóa công dân.

2.2 Sự gia tăng mức độ phân cấp, phân quyền, chuyển một phần quyền lực từ Nhà nước sang cho người dân

Quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta trong những năm qua cho thấy sự chuyển đổi dần từ mô hình tập trung sang mô hình phi tập trung quyền lực Từ thực tiễn Việt Nam, có thể hiểu sự phân cấp quản lý nhà nước là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia nói chung, các

tổ chức nói riêng Đây chính là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp

Quá trình này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển dân chủ thông qua việc cung cấp những cơ hội tốt hơn để người dân tham gia trực tiếp vào các quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước; tăng cường hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ công; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự am hiểu chính xác điều kiện kinh tế - xã hội và các đặc điểm về địa lý, dân cư của chính quyền địa phương

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải “Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của Trung ương và địa phương” Đây cũng là một trong những yêu cầu trong phát triển hiện nay

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch một phần quyên lực nhà nước sang cho người dân và xã hội cũng tương đối rõ nét trong những năm gần đây Cụ thể, phạm vi quyền lực nhà nước đã có sự điều chỉnh Quyền lực nhà nước, các nguồn lực của nhà nước được ưu tiên sử dụng để khắc phục các thất bại của thị trường và nhằm thực hiện những mục tiêu của Nhà nước

Đối với những vấn đề của người dân ở cơ sở, trước đây, Nhà nước là chủ thể chính đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện Từ khi Quy chế dân chủ cơ sở

ra đời, Nhà nước đã chuyển quyền quyết định đó sang cho người dân Với phương châm, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, người dân có một vai trò ngày càng quan trọng trong việc quyết định những vấn đề liên

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w