Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình phát triển không phải một sớm một chiều, mà phải trải qua thời gian khá nhiều năm. Việc bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho quá trình này là rất cần thiết và đây chính là điều kiện kiên quyết để phát triển. Thực hiện đồng bộ quyết liệt và hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức và kinh tế số ở Việt Nam sẽ sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Trang 1VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC
BÀI THU HOẠCH
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Trang 2MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số ở Việt Nam là nhiệm vụ cốt yếu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đấu tranh chống những tư tưởng đơn giản, chủ quan, duy ý chí, không coi trọng cơ sở khoa học là con đường phát triển này Bởi vậy, đưa ra điều kiện và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu mà Việt Nam sẽ phải trải qua Trên thực tế, nền kinh tế tri thức đã hình thành, đã là hiện thực ở nhiều nước Đó là xu thế tất yếu của quá trình phát triển sức sản xuất, là thành tựu quan trọng của loài người mà chủ nghĩa xã hội phải nắm lấy và vận dụng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Nhiều nước đang phát triển đã, đang đi nhanh vào nền kinh tế tri thức và đây cũng là thời cơ và thách thức hết sức to lớn, quyết liệt
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình phát triển không phải một sớm một chiều, mà phải trải qua thời gian khá nhiều năm Việc bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho quá trình này là rất cần thiết và đây chính là điều kiện kiên quyết để phát triển Thực hiện đồng bộ quyết liệt và hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức và kinh tế số ở Việt Nam sẽ sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
NỘI DUNG1 Một số vấn đề lý luận cơ bản
1.1 Khái niệm
* Công nghiệp hóa là một giai đoạn phát triển có tính chất lịch sử Đó là
quá trình không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà còn bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên công nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp Đây chính là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành
Trang 3kinh tế quốc dân Công nghiệp hóa không chỉ giới hạn trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, mà còn trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và thường được gọi là công nghiệp hóa đất nước
* Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã
hội mang tính chất và trình độ tiên tiến nhất của thời đại hiện nay Đối với nước ta, hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch trình độ văn minh
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nước ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
* Tri thức là những hiểu biểt của con người về hiện thực được thu thập
thông qua trải nghiệm hoặc giáo dục, tìm hiểu và khám phá Tri thức của nhân loại là tọàn bộ những hiểu biết do trí tuệ của con người sáng tạo ra từ trước tới nay Nó bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng , trong đó tri thức về khoa học, kỹ thuật và quản lý là những bộ phận quan trọng nhất Trong những năm gần đây, tri thức đã được công nhận là một yếu tố sản xuất theo cách thức riêng của nó dùng để phân biệt với các yếu tố sản xuất khác như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên Với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày nay, các tri thức đều có thể được số hóa.
* Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân
phối và sử dụng tri thức, thông tin.
Trang 4* Khoa học là hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy Đó là những tri thức mới, tốt hơn, có thể thay thế những “cái” cũ, không còn phù hợp Tuy nhiên, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới có thể phát huy được tác dụng, nghĩa là các tri thức khoa học chỉ trở thành yếu tố trực tiếp tác động vào quá trình sản xuất và đời sống của xã hội khi được kết tinh vào công nghệ.
* Công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hòa các tri thức khoa học vào thực
tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật được dùng vào biến đổi các nguồn lực để tạo ra sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ ) cụ thể Công nghệ bao gồm 4 thành phần chính: kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức
1.2 Sự cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kỉnh tế tri thức và kỉnh tế sổ ở Việt Nam
Bên cạnh xu hướng có tính quy luật của công nghiệp hóa rút ngắn ở các nước đi sau, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số của Việt Nam còn là cần thiết, được bắt nguồn từ:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tể tri thức và kinh tế sế là sự lựa chọn tối ưu đễ rút ngắn khoảng cách tụt hậu: Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội Trong điều kiện mới, gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tể tri thức và kinh tế số là xu hướng lựa chọn tối iu của các nước đang phát triển.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số là đòi hỏi bắt buộc để phát triển sức sản xuất của chả nghĩa xã hội hiện thực.
Trang 5Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức và kinh tế số là đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất mỗi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số đo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Do bản thân những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trì thức và kinh tế số trong đời sống xã hội.
Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ: “Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyên đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số”.
2 Điều kiện và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóagắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số ở Việt Nam
2.1 Điều kiện đảm bảo đẩy mạnh cống nghiệp hóa, hiện đại hóa gánvới phát triển kinh tế tri thức và kinh tế sổ ở Việt Nam
Ồn định về chính trị: là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ
chính trị hiện hành Một xã hội ổn định là một xã hội trong đó người dân hài lòng với đảng cầm quyền và hệ thống quản lý của các cấp chính quyền nhà nước Ổn định về chính trị có vai trò đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, làm cho quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở nên có ý nghĩa và sâu sắc hơn.
Ổn định chính trị được thể hiện ở tính nhất quán, tính đồng bộ và ổn định lâu dài của đường lối, phải có tầm nhìn dài hạn, phải xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh, tức là phải có chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Phải ổn định luật pháp, chính sách, nhất là luật pháp, chính sách kinh tế (luật kinh tế, chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, phát triển ngoại thương, an toàn thực phẩm, môi trường, chính sách đất đai, tài chính công, ngân hàng, ngoại hối ).
Trang 6Ổn định về kinh tế: là sự ổn định về mồi trường sản xuất, kinh doanh của
nền kinh tế Nó được thể hiện ở sự ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó trước hết là sự ổn định thị trường, ổn định tài chính, tiền tệ, giá cả, việc làm, thu nhập Điều kiện để duy trì sự ổn định này là Nhà nước phải duy trì được cân bằng tổng cung - tổng cầu, phải kiểm soát được lạm phát, xây dựng và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh
Ổn định về xã hội là sự cân bằng xã hội, trong đó mọi người hợp lại với nhau cùng hướng đến một xã hội an toàn, đồng thuận và phát triển Nó đòi hỏi sự hợp tác giữa các thành viên tập trung vào việc làm thế nào để tất cả các bộ phận trong xã hội hợp tác với nhau.
Sự ổn định về xã hội khi đã được duy trì thường xuyên, lâu bền thì nó là nhân tố quan trọng kích thích tiến bộ xã hội Ổn định về xã hội là một điều kiện tiên quyết cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cho thực hiện các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển của Đảng và Nhà nước nói riêng Chỉ có ổn định xã hội thì người dân, các chủ doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh và mới thu hút được các chủ doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hợp tác đầu tư Mọi sự bất ổn về xã hội đều dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển.
Bởi vậy, phải coi việc tạo sự đồng thuận, duy trì, giữ vững sự ổn định về xã hội là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta Điều kiện tối cần thiết để giữ vững ổn định về xã hội là Đảng và Nhà nước phải coi trọng dân chủ, trong đó quyền và lợi ích cơ bản của tuyệt đại đa số tầng lớp nhân dân được bảo vệ.
Bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, xét về thực chất, đó là bảo đảm sự ổn định về môi trường đầu tư Một nền kinh tế không thể phát triển được nếu môi trường đầu tư ở tình trạng bất ổn Chỉ có sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội thì mới khuyến khích được tính tích cực của người dân phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài nguyên trí lực vào tìm kiếm dự án và đầu tư vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 72.2 Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức và kỉnh tế số ở Việt Nam
2.2.1 Giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô là việc bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, từ đó tạo ra triển vọng tăng trưởng bền vững
Sự ổn định về kinh tế vĩ mô có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ kinh tế và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Có ổn định kinh tế vĩ mô thì doanh nghiệp, người dân mới yên tâm đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, mới thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Ổn định kinh tế vĩ mô mới có điều kiện để thực hiện các chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn và giải pháp ngắn hạn
Giải pháp chủ yếu để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô là chính sách kinh tế của Nhà nước phải nhất quán, không chồng chéo, không được mâu thuẫn, loại trừ nhau và phải duy trì ổn định lâu dài
Tiếp tục nghiên cứu để ban hành và thực thi một loạt các giải pháp: cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030.
Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Trang 82.2.2 Giải pháp xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường dựa trên tiến bộcủa khoa học, công nghệ, trì thức và nền tảng số
Thể chế kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khi đã được tạo lập và hoàn thiện đồng bộ ở trình độ hiện đại thì có vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số
Nội dung chủ yếu của giải pháp:
Hoàn thiện thể chế về sở hữu theo hướng thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên; pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công; về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ.
Hoàn thiện thể chế về phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp theo hướng nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế; hoàn thiện các thể chế về đầu tư, kinh doanh và thể chế phát triển các thành phần kinh tế.
Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường tạo sự đồng bộ, bảo đảm vận hành thông suốt các thị trường.
Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trang 9Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.3 Giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên trí lực
Do tầm quan trọng của nó, việc chăm lo phát triển nguồn tài nguyên trí lực luôn được đặt ra trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế “xã hội của Đảng và Nhà nước Trong bối cảnh nhân loại đang chuyển mạnh sang phát triển kinh tế tri thức, tiến vào nền văn minh trí tuệ như hiện nay, thì nguồn tài nguyên trí lực lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Nội dung của giải pháp:
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người.
Một là, xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả
chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phưong thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt chú
trọng giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân đều được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Đa dạng hóa các loại hình đào tạo Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời Đẩy mạnh tư chủ đại học
Trang 10Ba là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bản của định hưởng xã hội chủ nghĩa
Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh.
Năm là, đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội đi liền với đổi mới
mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Sáu là, cùng với việc gia tăng nguồn vốn và hiệu quả đầu tư của Nhà
nước cho giáo dục và đào tạo, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo đúng hướng, hợp lý Đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao; có chính sách đầu tư đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo
Bảy là, xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiên lược hợp tác và hội
nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.
2.2.4 Giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ